Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [30] [31] [32] [33] [34] [35] [36] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Yêu cầu báo cáo khẩn về việc người Trung Quốc “đóng bè” trên vịnh Cam Ranh

Bài đăng trên Thanh Niên 01/06/2012 3:13

Ai cũng biết, Cam Ranh là một quân cảng “nhạy cảm” về chiến lược quân sự, nhưng từ những bè cá của người Trung Quốc này có thể “nhòm” khá rõ quân cảng.

Chiều 31.5, trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Thành ủy Cam Ranh cho biết, đã chỉ đạo UBND thành phố rà soát lại các hoạt động kinh doanh, thu mua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP.Cam Ranh. Qua đó, những cơ sở, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/HNam/16/be-ca.jpg
Bè nuôi cá của người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh - Ảnh: Nguyễn Chung



Cùng ngày, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản khẩn số 2912/UBND-VX, yêu cầu TP.Cam Ranh báo cáo công tác quản lý hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn Cam Ranh cho UBND tỉnh trước ngày 8.6.

Không cấp phép nuôi trồng thủy sản

Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Ớt, Phó phòng Kinh tế TP.Cam Ranh cho biết: “Hiện tại vịnh Cam Ranh có đến 800 ha nuôi trồng thủy sản, khoảng 11.400 lồng nuôi, chủ yếu là nuôi trồng tự phát. Không một cá nhân hay doanh nghiệp nào được cấp phép nuôi trồng thủy sản trên vịnh này”. Đây quả là một kiểu quản lý khó hiểu của chính quyền địa phương.

Ông Ớt cũng thông báo rằng, những trường hợp vi phạm, người địa phương cũng như người nước ngoài đều sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc người Trung Quốc thu mua hải sản, nuôi cá trên vịnh Cam Ranh có bị phạt không thì ông Ớt từ chối cung cấp thông tin.

Được biết, tại Cam Ranh có 4 cơ sở thu mua hải sản và 1 cơ sở nuôi bè với rất nhiều lồng cá là của người Trung Quốc, nhưng “núp bóng” công ty của người Việt Nam. Trong đó cơ sở nuôi bè trên biển là của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Song Phong (TP.HCM). Ông Ớt cho biết, năm 2007, công ty này đã bị xử phạt vì không có giấy phép hoạt động, nhưng đến nay họ vẫn chưa chấp hành.

Rất gần quân cảng Cam Ranh

Những người dân ở P.Cam Linh, TP.Cam Ranh đều nhẵn mặt với những cái tên A Giót, A Xìu từ gần 10 năm trước, giờ lại thêm A Cang, A Ngán, A Keng, A Hải… Từ chỗ nói tiếng Việt “bằng tay”, giờ một số đã nhuần nhuyễn tiếng Việt khi trao đổi, mua bán. Thậm chí như A Giót đã lấy vợ là người Cam Ranh này.

Bè nuôi cá của người Trung Quốc nằm cách cảng Cam Ranh khoảng 300 m về phía đông, có những ngôi nhà lợp tôn được thiết kế kiên cố, mỗi bè rộng khoảng 100 m2, có hàng chục lồng nuôi cá được kết với nhau. Anh Công nói: “Bè cá của mấy người Trung Quốc lớn nhất nhì ở đây. Họ thu mua cá nhỏ của người dân, sau đó đưa về “vỗ béo” xong mới cho xuất”.

Từ những gã thương hồ lang thang, giờ những người Trung Quốc này thành những ông chủ, thuê hẳn một đội quân khá đông người Việt làm công cho họ.  Từ những bè cá của người Trung Quốc này có thể “nhòm” khá rõ quân cảng Cam Ranh.

Nguyễn  Chung
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bạn đọc viết

Ba biện pháp đối phó với “chiêu mới” của Trung Quốc ở Biển Đông



SGTT.VN - Gần đây, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các phương thức mới nhằm ngăn cản không cho ngư dân Việt Nam tiếp cận các ngư trường khai thác thuỷ sản tại các khu vực tranh chấp (Trung Quốc tung “chiêu” mới, ngư dân Việt Nam lao đao). Các lực lượng Trung Quốc đã dùng trực thăng áp sát các tàu cá Việt Nam, đập phá hết tài sản, ngư cụ cũng như hàng tấn hải sản của ngư dân. Điều này nhằm khiến cho ngư dân sợ hãi và không dám ra khơi. Qua đó, Trung Quốc đã phần nào thành công trong chiến lược phong toả của mình, biến các vùng Hoàng Sa, Trường Sa thành vùng biển của riêng Trung Quốc.

Trong khi đó, ngư dân Việt Nam hiện nay thông thường ra khơi với rất ít sự trợ giúp cần thiết từ các cơ quan chức năng trong vấn đề đối phó lại với sự phá hoại từ phía Trung Quốc.

Đối phó với vấn đề này cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các bộ ngành và địa phương cũng như từ phía ngư dân. Trước tiên cần có một chiến lược dài hơi đầu tư vào ngành ngư nghiệp, mà việc làm đầu tiên chính là nâng cấp đóng mới các tàu cá của ngư dân. Tăng cường sức chịu đựng, tốc độ cũng như khả năng định vị trên biển là những việc ưu tiên. Hiện nay, Việt Nam đã có vệ tinh trên quỹ đạo, nên sử dụng công nghệ GPS và các đài thông tin duyên hải hiện có, nhằm thông tin kịp thời các diễn biến có thể xảy ra. Việc này áp dụng cho các tỉnh có các ngư đội đang đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa trước tiên, sau đó có thể nhân rộng ra những nơi khác. Việc thành lập dân quân biển cũng là một cách thức hay nhằm tăng cường sự tự vệ trong quá trình xảy ra tranh chấp.

Thứ hai là đổi mới các phương thức đánh bắt xa bờ, đặc biệt là ở các ngư trường ở Hoàng Sa, Trường Sa và DK1. Hình thức “tàu mẹ tàu con” cũng là một ví dụ tốt để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, Nhà nước cần đứng ra trợ giá sản phẩm cho công ty nếu tiến hành xã hội hoá. Thậm chí cần thành lập hẳn một cơ chế chuyên hỗ trợ ngư dân về mặt hậu cần và thu mua các sản phẩm mà họ đánh bắt được ngay trên biển. Mô hình “tàu mẹ tàu con” này sẽ giúp tạo ra một nhóm ngư dân đông đảo cùng với một tàu lớn đi kèm theo, có nhiệm vụ vừa cảnh giới vừa hoạt động mua bán. Điều này sẽ khiến ngư dân có thể an tâm hơn khi ra biển. Chính “tàu mẹ” cũng có thể ứng dụng các phương tiện theo dõi và liên lạc hiện đại nhằm phát hiện trước bất cứ nguy cơ nào xảy ra, và bước đầu tiến hành đối phó với máy bay của Trung Quốc. Đáng chú ý hơn là các “tàu mẹ” này có thể làm nhiệm vụ tương tự như hải giám hay ngư chính của Trung Quốc, có thể trực thuộc luôn bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ ba chính là nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát biển và hải quân. Đây là hai lực lượng chấp pháp chính của Việt Nam trên biển. Tuy quá trình hiện đại hoá hai lực lượng này vẫn còn chậm nhưng đang được đẩy nhanh. Hiện tại, với cách thức mà Trung Quốc đang sử dụng hiện nay là dùng các tàu phi vũ trang xâm nhập quấy rối thì việc sử dụng các tàu chiến được trang bị vũ khí để đối phó là một hạ sách. Các tàu của cảnh sát biển có thể được sử dụng như là một biện pháp đối phó khá hiệu quả, vì được trang bị nhẹ là chủ yếu. Song do mới thành lập từ năm 2008, nên lực lượng cảnh sát biển Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều về trang thiết bị hỗ trợ. Theo báo Quân đội nhân dân, hiện tại, biên chế cảnh sát biển chủ yếu là các tàu dưới 1.000 tấn, tàu lớn nhất khoảng 2.200 tấn đang trong giai đoạn hoàn thiện với công nghệ của Hà Lan.

Báo The Saigon Times tường thuật: Trong tương lai, cảnh sát biển Việt Nam cũng sẽ nhận được một loạt các máy bay do thám và tuần tra biển CASA được trang bị rađa hiện đại. Các máy bay này sẽ kết nối với các đài rađa duyên hải cũng như hệ thống vệ tinh nhằm thông tin kịp thời nhất tới các “tàu mẹ” hay tàu cá của ngư dân hoạt động trên biển. Hải quân hiện nay cũng đã thành lập lực lượng không quân hải quân, với biên chế là các loại máy bay trực thăng và máy bay tuần tra trên biển. Nhiệm vụ của hải quân phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác, với ngư dân, thiết lập đường dây nóng hoặc một mạng lưới thông tin liên lạc hiệu quả, thông qua VINASAT, thông qua các nhà giàn và các trạm liên lạc trên các đảo tiền tiêu.

Các biện pháp trên cần thời gian, trong bối cảnh tiềm lực còn hạn chế. Tuy nhiên, nên đặt ưu tiên là nâng cấp tàu cá cho ngư dân với hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, cộng với hình thức đánh bắt theo nhóm. Đồng thời, hiện đại hoá các lực lượng như cảnh sát biển hay hải quân, sẵn sàng cơ động khi có tranh chấp. Đồng bộ hoá và tăng cường sự phối hợp giữa tất cả các lực lượng là bước đầu tiên để giảm thiểu các nguy cơ tổn thất, trước khi đi đến một chiến lược tổng thể hơn trong việc bảo vệ quyền tài phán và chủ quyền của nước ta trên Biển Đông.

Nguyễn Thế Phương

Các biện pháp kể trên, các ngài đều biết cả. Chỉ là không dám làm thôi.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ba câu hỏi dành cho ông Leon Panetta



SGTT.VN - Từ hôm nay 1.6, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt đầu chuyến công du châu Á tại ba nước: Singapore (để dự đối thoại quốc phòng thường niên Shangri-La), Việt Nam và Ấn Độ. Qua chuyến đi này, bộ trưởng Panetta tiếp tục thể hiện cam kết của Mỹ về chú trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tạp chí Foreign Policy đặt ra cho ông Panetta ba câu hỏi lớn cần phải trả lời khi tới khu vực này.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175340
Việc Mỹ sớm thông qua UNCLOS là hành động cụ thể cho chính sách hướng về châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Reuter



Vấn đề đầu tiên mà ông Panetta phải đối mặt: nước Mỹ thực sự hướng đến châu Á – Thái Bình Dương tới đâu. Khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chuyển trọng tâm từ Trung Đông “quay trở lại” châu Á đã được nhiều quốc gia nơi đây hoan nghênh, đặc biệt với sự hiện diện năng nổ của ngoại trưởng Hillary Clinton tại khu vực này và sự kiện ông Obama lần đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, sau những tháng có vẻ nhộn nhịp đó, các nước bây giờ hoài nghi hành động cụ thể của Mỹ là ở đâu?

Kế hoạch cắt giảm 50 tỉ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong mười năm tới của Mỹ có thể được thông cảm. Nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược châu Á bền vững của Mỹ. Các bộ trưởng quốc phòng trong khu vực đều hay tin hải quân Mỹ dự định giảm biên chế một tàu sân bay, nằm trong kế hoạch giảm ngân sách quốc phòng (nhưng điều này không được thực hiện). Tuy nhiên, giảm ngân sách sẽ không thể tránh khỏi giảm số lượng tàu trong hạm đội. Điều mà ông Panetta cần phải chuẩn bị, đó là liệu nước Mỹ đã thực sự cam kết vai trò cường quốc dẫn đầu ở châu Á vượt ra khỏi các cuộc họp đa phương hay chưa.

Mỹ thích nghi với châu Á đến đâu là tựa một bài viết trên tạp chí The Diplomat cũng bàn về hành động cụ thể của Mỹ tại khu vực châu Á. Theo The Diplomat, cách tiếp cận của Mỹ thường chủ yếu thúc đẩy bởi các quan ngại và quan điểm truyền thống về an ninh. Hệ quả là nước này chủ yếu dựa vào những đồng minh song phương (như Hàn Quốc, Nhật, Úc) và lơ là những cơ chế và tổ chức khác. Trong khi Mỹ thường nhấn mạnh sự phát triển song song hoặc bổ sung của các cơ chế hợp tác đa phương và song phương, Mỹ thường quay trở về những cơ chế song phương do các mối quan tâm cơ bản truyền thống của mình. Tuy nhiên, những quốc gia trong khu vực thì còn nhiều vấn đề khác chứ không chỉ là an ninh, và họ có thể tìm kiếm những cơ chế thay thế có thể giải quyết thích hợp các vấn đề an ninh mới nổi.

Bài viết trên The Diplomat nhận định Mỹ cần thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ thông qua các cam kết bằng miệng, mà còn bằng những hành động cụ thể. Nước này nên xây dựng “hệ thống của những hệ thống” trong hợp tác và hội nhập khu vực, tăng cường sự tham gia và đóng góp vào các diễn đàn đa phương để trở thành một cường quốc thường trú thực sự ở đây.

Câu hỏi thứ hai mà tạp chí Foreign Policy đặt ra: Mỹ sẽ giải quyết học thuyết hai đường vành đai đảo của Trung Quốc như thế nào? Học thuyết này thể hiện rõ ý định của quân đội Trung Quốc không chỉ là thiết lập hệ thống chống xâm nhập không chỉ ở đường vành đai thứ nhất (từ Okinawa xuống tận Philippines trên Biển Đông) mà còn vươn tới cả vành đai thứ hai (kéo dài thẳng từ Nhật Bản tới Guam).

Trong năm yếu tố trong chính sách hướng về châu Á của Mỹ được The Diplomat nhắc lại có yếu tố: quản lý và phát triển mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Vào đầu tháng tới, tổng thống Philippines sẽ thăm Mỹ, khi đó bộ trưởng Panetta phải vừa tỏ ra ủng hộ Philippines, vừa giữ được quan điểm trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh hải để chứng tỏ sự tin cậy với Bắc Kinh. Mặc dù công việc cân bằng là khó khăn, nhưng Foreign Policy nhận định chính quyền Mỹ cần phải có dấu hiệu rõ ràng rằng những hành động hung hăng gần đây trên biển của Trung Quốc đã đẩy nước Mỹ xích lại gần hơn các đồng minh và bạn bè trong khu vực của mình.

Liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, một vấn đề mà Mỹ có thể thực hiện ngay để chứng tỏ sự cam kết trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của mình: Mỹ phải sớm thông qua UNCLOS. Vì như ngoại trưởng Clinton đã nói: Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở những vùng nước thuộc Biển Đông vượt quá những gì mà UNCLOS quy định. Mỹ ủng hộ các nước bị những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc “đe doạ”. Vì là một bên không có tranh chấp, nên bà Clinton nói Mỹ phải để cho Trung Quốc ở “cửa trên” về mặt pháp lý. Mỹ bị đặt vào thế chống đỡ và không đủ mạnh để bênh vực cho các bạn bè và đồng minh của Mỹ trong khu vực như điều mà bà mong muốn.

Câu hỏi cuối cùng mà Foreign Policy đặt ra cho ông Panetta là tầm nhìn chiến lược về Ấn Độ của ông như thế nào? Từ khi Tổng thống George W. Bush mãn nhiệm thì quan hệ quốc phòng Mỹ – Ấn Độ có chiều “ngược gió”. Về phía Ấn Độ, vấn đề bắt nguồn từ sự suy yếu trong chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh và kỳ vọng không thực tế về sự sẵn sàng chuyển giao công nghệ vũ khí Mỹ cho Ấn Độ. Việc không quân Ấn Độ từ chối mua máy bay F-16 của Lockeed và F-18 của Boeing là điều khiến Mỹ rất thất vọng. Chính quyền New Delhi cũng đặc biệt lo ngại về những hậu quả mà Ấn Độ sẽ đối phó sau khi lính Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Vì lợi ích chiến lược của Mỹ và Ấn Độ ở khu vực châu Á mà những quan chức cao cấp như bộ trưởng Panetta cần phải đặt ra tầm nhìn rõ ràng và xa rộng trong mối quan hệ quốc phòng.

Cảnh Toàn (Foreign Policy, The Diplomat, Philstar)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Yêu cầu báo cáo khẩn về việc người Trung Quốc “đóng bè” trên vịnh Cam Ranh

Bài đăng trên Thanh Niên 01/06/2012 3:13

Ai cũng biết, Cam Ranh là một quân cảng “nhạy cảm” về chiến lược quân sự, nhưng từ những bè cá của người Trung Quốc này có thể “nhòm” khá rõ quân cảng.

Chiều 31.5, trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Thành ủy Cam Ranh cho biết, đã chỉ đạo UBND thành phố rà soát lại các hoạt động kinh doanh, thu mua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP.Cam Ranh. Qua đó, những cơ sở, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/HNam/16/be-ca.jpg
Bè nuôi cá của người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh - Ảnh: Nguyễn Chung



Cùng ngày, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản khẩn số 2912/UBND-VX, yêu cầu TP.Cam Ranh báo cáo công tác quản lý hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn Cam Ranh cho UBND tỉnh trước ngày 8.6.

Không cấp phép nuôi trồng thủy sản

Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Ớt, Phó phòng Kinh tế TP.Cam Ranh cho biết: “Hiện tại vịnh Cam Ranh có đến 800 ha nuôi trồng thủy sản, khoảng 11.400 lồng nuôi, chủ yếu là nuôi trồng tự phát. Không một cá nhân hay doanh nghiệp nào được cấp phép nuôi trồng thủy sản trên vịnh này”. Đây quả là một kiểu quản lý khó hiểu của chính quyền địa phương.

Ông Ớt cũng thông báo rằng, những trường hợp vi phạm, người địa phương cũng như người nước ngoài đều sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc người Trung Quốc thu mua hải sản, nuôi cá trên vịnh Cam Ranh có bị phạt không thì ông Ớt từ chối cung cấp thông tin.

Được biết, tại Cam Ranh có 4 cơ sở thu mua hải sản và 1 cơ sở nuôi bè với rất nhiều lồng cá là của người Trung Quốc, nhưng “núp bóng” công ty của người Việt Nam. Trong đó cơ sở nuôi bè trên biển là của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Song Phong (TP.HCM). Ông Ớt cho biết, năm 2007, công ty này đã bị xử phạt vì không có giấy phép hoạt động, nhưng đến nay họ vẫn chưa chấp hành.

Rất gần quân cảng Cam Ranh

Những người dân ở P.Cam Linh, TP.Cam Ranh đều nhẵn mặt với những cái tên A Giót, A Xìu từ gần 10 năm trước, giờ lại thêm A Cang, A Ngán, A Keng, A Hải… Từ chỗ nói tiếng Việt “bằng tay”, giờ một số đã nhuần nhuyễn tiếng Việt khi trao đổi, mua bán. Thậm chí như A Giót đã lấy vợ là người Cam Ranh này.

Bè nuôi cá của người Trung Quốc nằm cách cảng Cam Ranh khoảng 300 m về phía đông, có những ngôi nhà lợp tôn được thiết kế kiên cố, mỗi bè rộng khoảng 100 m2, có hàng chục lồng nuôi cá được kết với nhau. Anh Công nói: “Bè cá của mấy người Trung Quốc lớn nhất nhì ở đây. Họ thu mua cá nhỏ của người dân, sau đó đưa về “vỗ béo” xong mới cho xuất”.

Từ những gã thương hồ lang thang, giờ những người Trung Quốc này thành những ông chủ, thuê hẳn một đội quân khá đông người Việt làm công cho họ.  Từ những bè cá của người Trung Quốc này có thể “nhòm” khá rõ quân cảng Cam Ranh.

Nguyễn  Chung
Chỗ nào cũng thi nhau cõng rắn về nhà thì còn gà nào sống được ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:

Chỗ nào cũng thi nhau cõng rắn về nhà thì còn gà nào sống được?
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Chinh%20tri%20-%20Celebs/Communistpigchinese.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nói thật nhé: chủ động cõng rắn cũng còn được rắn nó phục vụ mình chút đỉnh, cũng còn gọi là khôn. Để rắn nó hồn nhiên ăn hết cả gà nhà mà vẫn "không biết tại sao" thì mới khổ, mới ngu, mới nhục ơi là nhục!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói không dối lòng: Thằng cõng được lợi nên nó chủ ý cõng đấy. Loại này trong đầu không bao giờ có khái niệm nhục vinh, xấu tốt, đất nước, quê hương... Nó chỉ một suy nghĩ và hành động duy nhất: Làm thế nào kiếm được nhiều tiền.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khởi công nhà máy tàu quân sự tại Cam Ranh

Bài đăng trên Pháp Luật tp HCM 01/06/2012 - 02:50

(PL)- Ngày 31-5, tại căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân khởi công xây dựng Nhà máy X52, nhà máy sửa chữa tàu biển lớn nhất từ trước tới nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nhà máy có nhiệm vụ sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật tàu chiến của Quân chủng Hải quân, tàu thuyền quân sự hoạt động tại khu vực biển miền Trung, Trường Sa, DK. Nhà máy còn liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước sửa chữa tàu thuyền quân sự và dân sự.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh việc xây dựng Nhà máy X52 đánh dấu bước phát triển mới Quân chủng Hải quân. Đồng thời, nhà máy đi vào hoạt động sẽ phát huy tối đa lợi thế của khu vực trong phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển cỡ lớn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu hội nhập quốc tế của ngành đóng và sửa chữa tàu biển Việt Nam.

T.NGUYỄN - T.LỘC
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Haithanhsl

Trời ơi! thật dễ hiểu thôi vì khu biển ấy người ta không xây nổi khu đô thị sinh thái đấy. Nếu được, dân ta  họ còn cưỡng chế chứ họ ngán gì dân Tàu...
Thời gian rồi sẽ trôi qua
Nghĩa tình bè bạn mặn mà chẳng phai
Ai lên phố núi hỡi Ai
Khi về nhớ mãi mắt Ai dõi nhìn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [30] [31] [32] [33] [34] [35] [36] ... ›Trang sau »Trang cuối