Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền

Bài đăng trên VnExpress Thứ năm, 23/2/2012, 17:24 GMT+7

Việt Nam phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi nhiều quan chức Trung Quốc đến hoặc công bố các dự án đối với hai quần đảo.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/30/95/IMG_9064.jpg
Hải quân Việt Nam đứng gác trên đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng



Báo chí Trung Quốc gần đây đăng tải nhiều thông tin về một số hoạt động của các cơ quan Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa để thị sát tàu Hải Tuần. Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa để khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao.

Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương "Nam Hải" đã thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa. Cục trưởng Cục ngư chính khu "Nam Hải" của Trung Quốc thì cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng như xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.

"Những hoạt động như vậy trái với thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, cũng như không phù hợp với Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và các cam kết duy trì hòa bình ổn định trên biển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.

Theo ông Nghị, Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, mọi hoạt động thuộc khu vực của hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đồng thời làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình tại Biển Đông.

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động này và hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC", ông Nghị nhấn mạnh.

Giữa năm ngoái, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nóng lên với các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát địa chấn Việt Nam hay tàu Trung Quốc va chạm với các tàu của Philippines. Tình hình dần lắng dịu, đặc biệt sau các hội nghị giữa ASEAN và Trung Quốc hồi tháng 7/2011 tại Bali, Indonesia.

Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng cấp chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thông tin. Trong chuyến thăm chính thức mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tới Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc cùng khẳng định mọi bất đồng trên biển sẽ được hai bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Phan Lê
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ký thì nó vẫn ký
Xâm phạm nó vẫn xâm
Miệng nó luôn ní hảo
Tay lại vung giao đâm...

Nó vạch mười sáu chữ
Đọc rì rầm khắp nơi
Ngày xưa mẹo gửi rể
Ngày nay ru à ơi...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Nó đi bươi, chọt khắp nơi
Đẻ như rươi, ăn như rác
Biển Đông nuôi bao kẻ khát
Kể gì một nhúm đầu đen.

Chân tay ta đã hạ quèn
Lại thêm đầy hơi, chướng bụng
Không lo, đời sau ai túng
Chui đầu trong nệm, gối êm.

Tội trong chồng chất nhiều thêm
Giặc ngoài vây như kiến, mối
Dẹp ngay, đừng lo, bối rối
May phần một phận vĩnh yên.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Một tàu cá bị tàu Trung Quốc uy hiếp, tịch thu đồ đạc

Bài đăng trên Tiền Phong 08:00 25/02/2012

TP - Ngày 24-2, trở về với con tàu rỗng không, 11 ngư dân nước da đen nhẻm bước xuống tàu với vẻ mệt mỏi. Thân tàu bị thủng vì đạn cháy. Chủ tàu Đặng Tằm nói: “Bám biển Hoàng Sa bị tàu tuần tra Trung Quốc thu hết đồ đạc”. Sau đây là lời kể của các ngư dân do chúng tôi ghi lại được.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=156672&Width=400
Vết đạn trên tàu.



Lấy sạch

7h 30 phút sáng 24-2, tàu QNG 90281 TS của ông Đặng Tằm (ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đưa 11 ngư dân trở về cửa biển Sa Kỳ trong sự mệt mỏi. Các ngư dân bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ ở đảo Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa chiều 22 - 2.

Chân thấp, chân cao bước lên bờ, ngư dân Đặng Tự cho biết, anh bị liệt nhẹ 2 chân nên anh em giao cầm lái. Khi tàu tuần tra sáp tới, anh Tự quyết định chơi kiểu nai chọi sư tử.

Anh Tự lặng thinh cho tàu nổ máy chạy. Thế nhưng, đạn lửa bên tàu tuần tra nã sang ầm ầm. Một viên đạn xọc thẳng vào ca-bin. Những loạt đạn khác dội lắc cắc trên thân tàu nghe sởn da gà.

Khi tàu tuần tra kè sát tàu cá, 6 tuần tra viên đồng loạt nhảy qua tàu. Nhanh như cắt, họ hốt chùm mũi tên trên tàu cá ném xuống biển thật nhanh vì sợ những mũi tên này trở thành vũ khí trong tay những ngư dân nghèo. Đây là mũi tên mà ngư dân sử dụng để bắn cá.

Trước khi nhảy qua tàu, các tuần tra viên kéo vòi rồng chữa cháy ra boong tàu và xả vào ngư dân. Ngư dân phải cuộn mình, day lưng và bám vào nhau để chống chọi vòi rồng.

Năm 2010 bị bắt lần thứ nhất, giờ là lần 2 nên các ngư dân đều giữ bình tĩnh và quan sát nhất cử nhất động của tuần tra viên trên tàu cá. Nhiều ngư dân thì thào cho rằng, chắc sẽ bị bắt giữ và đưa về đảo Phú Lâm phạt tiền.

Một tuần tra viên nhào vào ca-bin, tháo hết máy dò, Icom, định vị. Số khác lục đục xúc cá trong hầm, một tuần tra viên hốt quần áo ném xuống biển.

Các tuần tra viên kéo dây hơi ra sàn tàu và dùng dao băm nát, quăng xuống biển. Sau tàu còn gần 1.000 lít dầu cũng bị đổ xuống biển. Các tuần tra viên chỉ để lại một ít dầu đủ để cho tàu trở về quê.

Đẩy đuổi

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=156673&Width=400
Dây hơi bị băm nát.



Các ngư dân trên tàu chuyên lặn đêm để bắt hải sâm, cá mó, cá mú và tôm hùm. Vừa ra tới đảo, tàu đã bị tàu tuần tra xua đuổi và kè theo vài chục hải lý.

Sập tối, tàu lẳng lặng tiến ngược vào vùng biển Hoàng Sa. Thời tiết diễn biến xấu, các ngư dân cho tàu lọt vào lạch của đảo Xà Cừ chống chọi sóng gió. Sau đó, tàu tiếp tục hành nghề thì bị tàu tuần tra bắt giữ.

Khi thu hết đồ đạc, các tuần tra viên yêu cầu tàu ngư dân chạy theo về phía Phú Lâm. Nhưng đi được một quãng, họ đổi ý thả tàu ngư dân trở về. Không có định vị, các ngư dân mò mẫm và về quê bằng la bàn.

Đụng tàu tuần tra, ông Tằm bàng hoàng nhớ lại câu chuyện cách đây hơn 1 năm. Tàu cá bị bắt lôi vào đảo, thuyền viên bị nhốt vào một căn phòng trên đảo Phú Lâm. Ngày nào cũng có phiên dịch tới bảo gửi tiền phạt qua.

Lần đầu tiên bị bắt, quá sợ hãi, ông Tằm vội gọi vợ gửi 70 ngàn nhân dân tệ qua để chuộc người. Tổng số tiền ông bị thiệt hại trong chuyến đi đó là 600 triệu đồng.

Còn lần đụng chạm này, theo ông Tằm, nếu bị bắt giữ thì sẽ không nộp tiền. Tổng số thiết bị và cá bị thu giữ trên tàu lần này vào khoảng 300 triệu đồng.

Gõ vào thành tàu, ông Tằm nói, lần này, tàu hứng đạn rào rào. Theo tay ông chỉ, một vết đạn cháy xuyên thủng phía trước tàu, một vết đạn khác ăn xuyên qua cánh cửa gỗ, lọt hẳn vào cabin.

“Anh em tôi ra Hoàng Sa mà te tua hết như vầy đây. Nhưng mà Hoàng Sa chúng tôi vẫn cứ đi”, ngư dân Trần Công Nở nói.

Đối với ngư dân xã Bình Châu, câu chuyện về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa giờ đây không còn là chuyện chỉ liên quan đến mấy ông ngư dân. Cả cộng đồng ngư dân hành nghề ở Hoàng Sa đều ý thức rằng, đây là mảnh đất máu thịt không thể tách rời.

Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ và Đồn Biên phòng 288 đã lập biên bản ghi dấu những thiệt hại và dấu vết để lại trên tàu.

Theo các ngư dân, đây không phải là vụ đầu tiên tàu ngư dân ra Hoàng Sa bị phun nước và bắn đạn cháy. Trước đó một tàu bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn đạn làm cháy toàn bộ hành lý trong ca-bin.


Hải Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

      CHỬI CƯỚP

Mẹ bố tổ sư quân thối tha
Rặt quân ăn cướp trước sân nhà
Làm sao chống lại? Làm sao nhỉ?
Chẳng lẽ dân mình chỉ biết la? :-< :-<         
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Xuân Hoàng và bài thơ Trường Sa súng đã nổ



Nhà thơ Xuân Hoàng, quê ở Bình Định, sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, tham gia cách mạng từ năm 20 tuổi. Ông dạy học, làm văn nghệ ở Quảng Bình, Liên khu IV, rồi làm báo, làm thơ ở chiến trường Bình Trị Thiên những năm chống Pháp, ở khu IV những năm chống Mỹ. Ông là người có công sáng lập và lãnh đạo Hội Văn nghệ Quảng Bình mấy chục năm liền.
Tác phẩm chính của ông có Tiếng hát quê hương(1959); Du kích sông Lam(1963), Miền Trung(1967), Hương đất biển(1971); Biển và bờ(1974); Dải đất vùng trời(1970); Về một miền gió thổi(1983); Từ tiếng võng làng Sen(1983); Quảng cách lặng im(1984); Thời gian và quảng cách(1990); Hoa quê bác(1991); Thơ tình gửi Huế(1995); Âm vang thời chưa xa(1996).
Xuân hoàng mất năm 2004. Nhớ ông, chúng tôi đăng lại bài thơ Trường sa súng đã nổ viết năm 1988 của ông khi ngoại bang gây hấn dã man ở Trường sa.
Tôi xin  giới thiệu lại bài thơ này của ông cùng bạn đọc để tưởng nhớ nhà thơ và các anh hùng đã hy sinh vì TỔ QUỐC.

TRƯỜNG SA SÚNG ĐÃ NỔ

Trường Sa,súng đã nổ:
San hô đẫm máu người!
Tàu chiến dập tên lửa,
Lửa cháy ba ngày trời!

(Ta:ba tàu vận tải,
Mấy trung đội trên bờ
Địch:có một hạm đội,
Âm mưu sắp từng giờ

Những chiến sĩ Trường Sa
Giữ ngọn cờ Tổ quốc
Ngã xuống thành tượng đài
Giữa muôn trùng sấmchớp

Hỡi ơi,người anh hùng,
Bao tháng ngày giữ đảo!
Trời xanh và phong ba,
San hô và chim bão...

Tổ quốc như thế đấy!
Một tấc cũng giữ gìn:
Từ tim,chuyền máu chảy,
Máu lại trở về tim.

Ứa lệ đọc dòng tin:
Đau cưa và giận cắt
Thơ viết mấy  lần liền
Vẫn chưa vừa ý đặt!

Hậu phương đây gian khổ,
Bão tố ở Trường Sa:
Cái thời ta chịu đựng
Mai sau có chói lòa?


26-3-1988
Xuân Hoàng
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Biết la cũng là người đáng trọng
Hơn mắt nhắm, bịt tai, miệng lại câm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

.

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (  www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".
Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?

Chủ quyền không thể chối cãi

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/sodotanconghaichienHoangSa19-1-1974.jpg

Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974



Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự  của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư  trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách  Phủ Biên Tạp Lục  của bác học Lê Quý Đôn (1776)...

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ  thì ghi chú rất rõ địa danh  Bãi Cát Vàng  trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển  Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa  và các huyện  Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới  "Đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng  Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ  vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là  "Vạn lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần  Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách  Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "Đội Hoàng Sa".

Bộ chính sử  Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét và đo đạc thuỷ trình" (quyển 50,52...đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về hình thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách  Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết : "Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v...
Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành quản lý Hoàng Sa - Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.

Chủ quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.
Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Dưới đây là một vài bằng chứng:
Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.
Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài Gòn trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).
Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.
Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v...
Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Định Hải vào xã Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.
Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài Gòn tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.
Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974
Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.
Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối việc Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài Gòn bắt giữ trong một thời gian 82 "ngư dân" Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 13-7-1971 Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10-7-1971.
Đỉnh điểm xung đột xảy ra vào tháng 1/1974, khi nhiều tàu chiến của quân đội Trung Quốc tiến hành đánh chiếm cụm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 11-1-1974  khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc
Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.
Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.
Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.
Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.
Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.
Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau: 30 phút và 35 năm - Nguồn: Tuổi Trẻ).
Trận hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh.
Ngày  20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.

Nguồn: vnn.vn
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://culangcat.blogspot...n-hoang-sa-thuoc-chu.html

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

aquariuspharma

DÁNG ANH



Mũ gắn ngôi sao xinh

Áo xanh màu lá biếc

Chân tuần tra mãi miết

Súng cầm chắc trong tay

 ***

Xuân về anh có hay

Sao vàng tươi nhấp nháy

Cành non giơ tay vẫy

Hòa màu xanh áo anh

***

Bầu trời cao trong xanh

Áng mây hồng lơ đãng

Ngọn gió nào bãng lãng

Hôn nhẹ rất tình cờ

***

Lăn tăn sóng vỗ bờ

Rì rầm tình tự mãi

Dáng anh thật vững chãi

Giữa biển trời bao la.

   Ngọc Diệp



(Ảnh sưu tầm)

Bài họa: DÁNG EM
Bài thơ gởi người em gái hậu phương tên Diệp
(LÁ THƯ CỦA NGƯỜI LÍNH ĐẢO)

Sao lấp lánh trên tóc
Áo dài phất phơ bay
Em như nàng tiên nhỏ
Kiếm phấn vạch trời mây
.
Lòng anh đau đáu nhớ
Đất liền em có hay
Vì em và đất Tổ
Anh nguyện giữ đảo này
..
Trời xanh như em thấy
Hồng phúc của đời nay
Gió tri thức em gắng
Truyền trẻ em thơ ngây
...
Long lanh mắt trẻ sáng
Thoăn thoắt cô trình bày
Em cùng anh cố gắng
Rồng Việt cất cánh bay!
                          PHI
(Ảnh nguồn internet. Lính Đảo tập làm thơ mong các nhà thơ đừng cười nhé!)
☰0☷
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối