Trang trong tổng số 4 trang (34 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

13ternal

Lâu lắm rồi mới quay lại diễn đàn. Không ngờ có nhiều bài viết thế!
Lửa đã viết:
Sao yêu Toán mà lại nói suông thế bạn ? Mấy hôm nay đang chờ đợi bài viết Toán của bạn mà chẳng thấy đâu ? :( Cụt hứng !
Vì đang chán. Bao giờ rảnh và ... hết chán, mình sẽ post đề thi Olympic Toán (08 - 09) HN - Ams lên cho. Đảm bảo đề đúng 100%.
«Может, впервые за тысячу лет
дайте до детства плацкартный билет!..»
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiên Khúc

Hihi...Thiên Khúc vốn là dân toán mà! Xin phép copy bài từ diendantoanhoc.net sang topic này để mọi người cùng đọc cho vui.Chúc tất cả mọi người một tối cuối tuần vui vẻ.

Máy tính nhận biết nét quyến rũ của phụ nữ
PDF. In Email
 

 
 
 
 
 
 
http://satterfield.jocelyn.googlepages.com/girl-computer.jpg/girl-computer-full.jpg
 
 
 


"Vẻ đẹp", theo ngạn ngữ xưa, "là trong con mắt của khán giả". Nhưng liệu khán giả ở đây có nhất thiết phải là con người?


 
 
 
 
 
 
"Không nhất thiết là như thế, đó là nhận định được đưa ra của các nhà khoa học ở đại học Tel Aviv. Amit Kagian, người có bằng tốt nghiệp của trường khoa học máy tính TAU, đã thành công trong việc “dạy” một máy tính làm thế nào nhận ra nét quyến rũ của phụ nữ. Tuy nhiên, tính nghiêm túc cho vấn đề này chỉ ở mức độ chủ quan. Phát minh này là một bước để tiến gần đến sự phát triển trí thông minh nhân tạo trong máy tính. Ngoài ra phần mềm này có thể được ứng dụng trong tạo hình, trong phẩu thuật tái tạo và trong các chương trình nhận dạng của máy tính như kĩ thuật nhận dạng khuôn mặt.
 
 
 
Từ toán học đến mỹ học
 
 
 
“Cho đến bây giờ máy tính đã được dạy cách nhận dạng các đặc tính của khuôn mặt cơ bản như là sự khác nhau giữa phụ nữ và đàn ông cũng như có thể dò tìm các biểu hiện trên khuôn mặt”, theo lời của Kagian. “Nhưng phần mềm của chúng tôi còn cho phép đánh giá về vẻ đẹp. Dựa trên cảm giác và quá trình tư duy trừu tượng, con người có thể đưa ra một đánh giá nhưng nhìn chung chính họ cũng không hiểu họ đã đưa đến những kết luận như vậy như thế nào.”

Bước đầu nghiên cứu, 30 đàn ông và phụ nữ được giới thiệu với 100 khuôn mặt phụ nữ khác nhau thuộc chủng tộc da trắng với số tuổi gần như nhau và họ đã được yêu cầu đánh giá vẻ đẹp của từng khuôn mặt. Những bức ảnh các khuôn mặt này sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 7 và không cần giải thích tại sao họ lại lựa chọn một sự đánh giá nào đó. Sau đó, Kagian và các cộng sự của ông sẽ đưa lên máy tính xử lí và đồ họa dạng hình học những nét trên khuôn mặt theo quy tắc toán học.

Các điểm đặc trưng như sự cân đối của khuôn mặt, sự mềm mại của làn da, màu tóc cũng được đưa vào trong phân tích. Dựa vào những yêu thích của con người, máy móc sẽ “học” mối liên quan giữa khuôn mặt với sức hút của các đánh giá và sau đó thí nghiệm trên một chuỗi các khuôn mặt mới. Kagian chỉ ra, “máy tính đưa ra những kết quả đầy xúc cảm-bảng xếp hạng của nó rất tương đồng với bảng xếp hạng con người đưa ra”. Điều này được xem như một thành tựu đáng lưu ý, Kagian tin tưởng, bởi vì như thể máy tính đã “học” ngầm được cách đánh giá vẻ đẹp bằng sự biến đổi những dữ liệu chúng nhận được trước đó.

Vẻ đẹp là vàng

Khái niệm rằng vẻ đẹp có thể qui về những dữ liệu nhị phân và biểu diễn bằng mô hình toán học không có gì mới mẻ. Hơn 2000 năm trước, nhà thần bí học, triết học và toán học Hi Lạp Pythagore đã quan sát mối liên hệ giữa toán học, hình học và vẻ đẹp. Ông đã lập luận rằng những đặc điểm cơ thể tương ứng với “tỷ số vàng” là những đặc điểm được đánh giá có sức lôi cuốn nhất.

“Tôi biết rằng Plato đã kết nối điều tốt lành với vẻ đẹp”, Kagian nói. ”Cá nhân, tôi tin rằng một vài loại hình của vũ trụ đúng với vẻ đẹp tồn tại trong tự nhiên, một sự biểu diễn mỹ học của chân lý vũ trụ. Nhưng bởi vì mỗi chúng ta đã mắc vào cái bẫy của chính những thành kiến con người và cá nhân hoá góc nhìn, điều này có lẽ đã gây cản trở cho chúng ta trong việc tìm kiếm công thức cuối cùng để có một sự hiểu biết trọn vẹn về vẻ đẹp.”

Kagian, người đã được học theo chương trình rèn luyện trí óc Adi Lautman cho những sinh viên nổi bật của trường đại học Tel Aviv, khẳng định rằng có thể bước tiếp theo sẽ là dạy cho máy tính làm thế nào nhận biết “vẻ đẹp” của đàn ông. Điều này có lẽ khó khăn hơn. Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng có rất ít đồng tình với cái gọi là “vẻ đẹp nam giới” trong số các chủ đề con người. Và chân dung cá nhân của đàn ông, Kagian đùa, sẽ không phải là một phần của cuộc thí nghiệm.

“Hầu như chắc chắn tôi sẽ khuếch trương máy móc”, ông nói.

Kagian đã công bố những khám phá của mình trong tạp chí khoa học Vision Research. Đồng tác giả trong công việc đã từng là những người giám sát của Kagian, giáo sư Eytan Ruppin và giáo sư Gideon Dror.
 
 
 
Nguồn : Sciencedaily.com


Ổi thơm em nửa quả
Còn lại anh gửi thơ
Để những lúc mong chờ
Ngửi thơ và nhớ nhỏ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

13ternal

Thực ra mình chưa hết chán đâu! Nhưng hôm nay định post bài lên thì quên mất Thi Viện mình không hỗ trợ gõ CT Toán học. Vậy nên mình đành... chịu!!!
«Может, впервые за тысячу лет
дайте до детства плацкартный билет!..»
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiên Khúc

Bài toán Con Đường Màu đã được giải PDF. In Email
    (Diễn đàn toán học)

Nhà toán học Avraham Trakhtman, 63 tuổi, vừa giải quyết được một trong những bài toán thú vị nhất của lĩnh vực toán tổ hợp hiện đại mang tên, bài toán Con Đường Mầu (Road coloring problem). Lời giải chính thức của bài toán sẽ được đăng trên tạp chí toán học Israel số tới. Bài toán Con đường màulần đầu tiên được đề xuất bởi nhà toán học người Israel Binyamin Weiss năm 1970. Bài toán liên quan đến các chỉ dẫn đồng bộ và được diễn giải ngắn gọn như sau :

"Một anh chàng đi đến một thị trấn mà anh ta chưa từng đặt chân đến bao giờ để tìm nhà người bạn gái thâm niên của mình. Mặc dù các đoạn đường trong thị trấn đều không có gắn tên, người bạn gái của anh an ủi anh cứ yên tâm đi theo chỉ dẫn của mình thì anh sẽ đến được đúng nơi, sau một tập hợp các thao tác ( rẽ trái, rẽ phải, rẽ phải ...). Bài toán Con đường màu đặt giả thuyết rằng, dù bắt đầu từ đâu trong thị trấn, đông tây bắc nam, sẽ có một tập hợp các thao tác ( rẽ trái, rẽ phải) dẫn anh chàng đi đến đúng nhà chị bạn cũ."
 
 
 
Một phiên bản khác đó là bài toán email bị thất lạc, người gửi muốn chắc chắn bức thư điện tử đó đến được đúng nơi, ngay cả khi thao tác ban đầu bị nhầm lẫn. Hình vẽ dưới đây là một ví dụ,

Bất kể bạn bắt nguồn từ đâu, bằng việc đi theo chỉ dẫn Xanh-Đỏ-Đỏ--- Xanh-Đỏ -Đỏ --- Xanh-Đỏ-Đỏ, bạn sẽ đến được đỉnh màu Vàng. Bài toán ban đầu là một giả thuyết, cho rằng luôn có một chỉ dẫn tổng quát để đến một vị trí cần đến, trong một hệ đóng mà ở đó không có con đường nào rẽ ra ngoài.

Bài toán này có nhiều điểm giống với Định lý Bốn Màu (Four Colour Theorem) chưa được chứng minh, ở đó cho rằng bạn chỉ cần duy nhất 4 màu để có thể tô vào mỗi tỉnh thành một màu sao cho hai tỉnh kề nhau sẽ có hai màu khác nhau. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về bài toán này qua bài viết bằng tiếng Anh The origins of proof IV: The philosophy of proof. Bài toán này lần đầu tiên được sự quan tâm rộng rãi là vào năm 1852; và năm 1879 Alfred Kempe đã công bố " chứng minh" của mình trên tạp chí Nature và cả tạp chí toán học Mỹ, American Journal of Mathematics. Đáng tiếc, năm 1890, Percy Heawood đã tìm ra một lỗi sai ở chứng minh trên, và phải đợi 86 năm sau, Kenneth Appel và Wolfgang Haken mới đưa ra được một chứng minh liên quan đến bài toán này bằng phép tương phản. Chứng minh bắt đầu bằng giả thuyết có nhiều bản đồ địa lý 5 màu, bạn luôn có thể chọn ra một bản đồ có số tỉnh thành là nhỏ nhất. Sau đó họ chỉ ra rằng tấm bản đồ đó phải chứa một trong số 1936 cấu hình khả năng, và họ chứng minh được rằng mỗi câu hình đó có thể rút gọn để tạo thành các mẫu nhỏ hơn, và có thể được tô bằng 5 nằm khác nhau. Điều này là mâu thuẫn bởi vì chúng ta đã đặt ra giả thuyết rằng tấm bản đồ năm màu ban đầu là nhỏ nhất.

Vấn đề với chứng minh của họ đó là sử dụng máy tính để phân tích 1936 cấu hình khả năng của bản đồ. Chứng minh đó nếu in ra sẽ rất dài và không nhà toán học nào có thời gian và khả năng để đọc hết được bản in này. Nếu một chứng minh mà không được kiếm chứng, thì đa số các nhà toán học cho rằng nó không phải là một lời giải tường minh.

Ngược lại với chứng minh của Định lý 4 màu, lời giải bài toán Con đường màucủa Trakhtman được xem là đơn giản, tao nhã và tinh tế. Trakhtman đã giải bài toán bằng phương pháp truyền thống - không sử dụng đến máy tính - mà bằng bút chi và giấy trắng. Công trình của Trakhtman còn có ý nghĩa hơn vì nhờ nó mà ông được công nhận là giáo sư toán học tại trường đại học Bar-Ilan. Là một nhà khoa học Nga, nhập cư vào Israel năm 1990, Trakhtman đã phải làm việc không mệt mỏi để duy trì vị trí của ông, nhằm nhận được biên chế chính thức của trường đại học. Lời giải của bài toán này còn có nhiều ứng dụng cho lĩnh vực bản đồ cũng như khoa học máy tính. Bạn có thể xem trước lời giải của Trakhtman trên trang dự bị arXiv.

Nguồn : plus.maths.org

Ổi thơm em nửa quả
Còn lại anh gửi thơ
Để những lúc mong chờ
Ngửi thơ và nhớ nhỏ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lares

Bach duong đã viết:
Đen ta bằng ba tây trắng.Bị mắng chạy chốn hình sin.Sin cộng sin hai sin cốt.Cốt cộng cốt học dốt lắm tiền.hì hì hì.Tích phân là hiện tượng bị táo....(Chết thật nhiễm cái bệnh ăn nói luyên thuyên của anh phờ quờ)
Cốt cộng cốt bă`ng đốt sống lưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiên Khúc

Cái này vui quá mọi người ơi !

1/ những chấm tròn này màu gì ?


2/ Những đường ngang trong hình này có thẳng ko ?


3/ Mấy cái chữ này nó méo méo thế nào ấy nhỉ ?


4/ Những Hạt màu xanh và màu nâu này có di chuyển ko ?




Ổi thơm em nửa quả
Còn lại anh gửi thơ
Để những lúc mong chờ
Ngửi thơ và nhớ nhỏ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiên Khúc

Đây là một cách đoán ngày sinh của người khác hihi...Mọi người làm thử xem đúng không nhé


Bước 1: Hỏi tháng sinh của người ta. (Vd tháng 1 = 1, tháng 2 = 1)
Bước 2: Nhân với 5.
Bước 3: Sau đó cộng cho 6
Bước 4: Rồi nhân kết quả cho 4.
Bước 5: Sau đó cộng 9.
Bước 6: Nhân kết quả cho 5.
Bước 7: Cuối cùng, bạn để cho người đó cộng ngày sinh vào tổng số đó (sau bước 6). (Vd: Nếu sinh ngày 12 thì cộng 12 vào)

Lấy kết quả sau khi người đó đã cộng ngày sinh vào, trừ cho 165 sẽ ra tháng và ngày người đó sinh ra.


Để TK thử xem nhé:

B1:Tháng 10
B2:50
B3:56
B4:56*4=224
B5:224+9=233
B6:233*5=1165
B7:1165+19=1184 ( ngày sinh là 19)

1184-165=10 19

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

Ổi thơm em nửa quả
Còn lại anh gửi thơ
Để những lúc mong chờ
Ngửi thơ và nhớ nhỏ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

ĐỐ VUI

Có 39 viên bi, trong đó chỉ có 1 viên có trọng lượng khác những viên kia. Với 1 cái cân thăng bằng (2 đĩa),hãy tìm ra viên bi kia sau 4 lần cân.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

13ternal

Thiên Khúc đã viết:
Đây là một cách đoán ngày sinh của người khác hihi...Mọi người làm thử xem đúng không nhé


Bước 1: Hỏi tháng sinh của người ta. (Vd tháng 1 = 1, tháng 2 = 1)
Bước 2: Nhân với 5.
Bước 3: Sau đó cộng cho 6
Bước 4: Rồi nhân kết quả cho 4.
Bước 5: Sau đó cộng 9.
Bước 6: Nhân kết quả cho 5.
Bước 7: Cuối cùng, bạn để cho người đó cộng ngày sinh vào tổng số đó (sau bước 6). (Vd: Nếu sinh ngày 12 thì cộng 12 vào)

Lấy kết quả sau khi người đó đã cộng ngày sinh vào, trừ cho 165 sẽ ra tháng và ngày người đó sinh ra.


Để TK thử xem nhé:

B1:Tháng 10
B2:50
B3:56
B4:56*4=224
B5:224+9=233
B6:233*5=1165
B7:1165+19=1184 ( ngày sinh là 19)

1184-165=10 19

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

Vậy nếu em ra là 109 thì đâu là tháng, đâu là ngày ạ?
«Может, впервые за тысячу лет
дайте до детства плацкартный билет!..»
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

...!!!...

@-)Hoa cả mắt 8-}chóng cả mặt và đau cả đầu #-o (dốt toán nhất làng là vậy :|)
"Điên để trắng và đen không đảo ngược
Điên để tình và hận mãi song đôi"
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (34 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối