Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 15/03/2010 19:04
Có 1 người thích
Cuộc thi thơ lần III được tổ chức vào đầu năm 2006, do hội VHNT tỉnh Long An đăng cai tổ chức từ kinh phí đóng góp của tất cả các hội VHNT còn lại trong khu vực. Cuộc thi có quy chế đề tài: “Viết về đất nước và người ĐBSCL hôm qua và hôm nay, xuyên qua quá trình từ khi khai phá vùng đất phương Nam trải qua thời kỳ chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Khuyến khích những tác phẩm giới thiệu những hình tượng điển hình trong lao động sản xuất, chiến đấu của con người ĐBSCL trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, phù hợp với xu thế thời đại: Hội nhập - phát triển”.
Có nghĩa chủ đề cho cuộc thi chính là quá khứ và hiện tại của vùng đất ĐBSCL gắn liền với thực tiễn lao động dựng xây và chiến đấu, bảo vệ của bao thế hệ con người từng sống và đang sống ở bên trên nó. Thế nhưng, khi kết quả được công bố thì 2 bài thơ được tặng thưởng giải nhất lại thuộc về dạng “thơ tình”: Lỡ có xa đồng bằng và Quán của người tên V. của tác giả Cao Thoại Châu - Long An.(?!). Chẳng những thế, bấy giờ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tín, đại diện Hội đồng chung khảo, còn phát biểu tại buổi lễ tổng kết và trao giải thưởng rằng: “Chúng tôi rất lấy làm mừng vì thấy thơ tình vẫn còn lên ngôi trong cuộc thi này của chúng ta” (?).
Ngoài ra, tại lời tựa cho tập thơ “Đôi dòng sông dang tay”, được in ra từ các bài thơ vào chung kết cuộc thi, nhà thơ Nguyễn Trọng Tín còn có mấy dòng “biện bạch trước” cùng ca ngợi hai bài thơ được chấm và trao giải nhất như sau: “Thật đáng mừng là sau khi đọc sáu mươi bốn bài thơ của hai mươi lăm tác giả vào chung khảo cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long năm 2006, cả ba thành viên Ban chung khảo đều bị thuyết phục trước hai bài thơ “Lỡ có xa đồng bằng” và “Quán của người tên V”của tác giả mang mã số K8. Dù việc chấm được thực hiện một cách độc lập, nhưng số điểm mỗi thành viên dành cho hai bài thơ này đều gần đạt đến điểm tuyệt đối. Và, thật thú vị, đây lại là hai bài thơ tình”.(?!)
Rõ ràng, qua sự vụ trên, ai cũng có thể nhận thấy một điều: Chẳng hề có vị nào trong Hội đồng chung khảo từng có ý thức rõ và trước cùng nhau rằng mình đang tham gia chấm điểm chọn giải cho một cuộc thi đã và đang có quy chế đề tài rất minh bạch và cụ thể. Buồn cười là tình huống này vẫn diễn ra trơn tru, trôi chảy trong sự vui mừng rộn rã tưng bừng của đơn vị tổ chức đăng cai. (Lý do: Người Long An, thơ Long An vừa được lên ngôi trong cuộc thi). Nó thể hiện sự “không cần hoặc không thèm biết tới ” quy chế cuộc thi nói chung và quy chế đề tài trong cuộc thi nói riêng của những người nhận lãnh nhiệm vụ đăng cai tổ chức lẫn tham gia cầm bút đỏ chấm điểm cho cuộc thi thơ.
Hai năm sau,một cuộc thi thơ cấp khu vực ĐBSCL lần IV, có thời hạn trong vòng 10 tháng, kéo dài từ đầu tháng 2/2009 đến cuối tháng 10/2009, lại được mở ra. Cuộc thi do Liên Hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ đăng cai tổ chức. Nó có quy chế đề tài y hệt cuộc thi trước dù câu chữ diễn đạt có phần ngắn gọn hơn: “Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ: mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập”. Trong cuộc thi này, khi kết quả được công bố, giới quan sát thấy rằng không còn xảy ra vấn đề trao giải nhất cho thơ tham dự lạc quy chế đề tài như lần III (Giải nhất lần IV này thuộc về Hoàng Tường Phong - Cần Thơ. Nghĩa là lại tới lượt thơ Cần Thơ lên ngôi!). Điều đáng nói là ở cuộc thi lần thứ 2 do Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre đăng cai thì giải nhất cuộc thi cũng thuộc về người Bến Tre. Đây quả là một trùng hợp khá thú vị khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi về quá trình làm việc của ban giám khảo.
Ở cuộc thi lần IV này, vị trưởng ban sơ khảo cũng đồng thời là ủy viên ban chung khảo. Trưởng ban sơ khảo Trịnh Bửu Hoài “xin được” như vậy hay là phải chịu sự “bố trí phân công” như vậy? Hoặc là ngẫu nhiên có cả hai? Và thật thù vị trong cuộc thi này, bài thơ đạt giải nhất tuy trùng hợp với quy chế đề tài nhưng bài thơ đạt giải nhì, bài “Sương Hồ” của tác giả Lê Thanh My, đương kim tổng biên tập tạp chí văn nghệ Thất Sơn (Hội VHNT tỉnh An Giang),do chính nhà thơ Trịnh Bửu Hoài làm chủ tịch, thì vẫn tiếp tục lại là một bài thơ tình thuần túy, có hẳn nội dung không hề theo sát, không hề tuân thủ đúng quy chế đề tài cuộc thi như nhiều bài đạt giải thấp hơn còn lại. (Ở đây không bàn tới phần chất lượng nghệ thuật độc lập của bài thơ Sương Hồ này lẫn trong thế đối sánh với các bài thơ đạt giải thấp hơn còn lại). Bài thơ “Sương hồ”, nếu xét về mặt quy chế đề tài, đã lạc đề. Nó chỉ là bài thơ tìnhtrai gái, diễn ta nỗi niềm cùng thân phận yêu đương trắc trở ngậm ngùi, có phần lãng mạn thống ca, của một bên là anh, một bên là em; một bên là “Sương”: “Mang cả mùa đông trên áo / Chiếc xuồng nhỏ đầy khoang mộng ảo …” và một bên là “Hồ”: “Vai giang hồ - túi rỗng - mộng đầy trăng…”. Điều này làm chúng ta nhớ lại kinh nghiệm của một cuộc thi nọ cũng ở trong khu vực ĐBSCL: Thi bút ký nhưng “không hiểu sao” lại chấm điểm rồi trao giải nhất cho một tác phẩm truyện ngắn thuần túy đến nỗi sau đó phải phân công người đi đòi lại tiền thưởng. Ngoài bài “Sương hồ” đạt giải nhì, trong cuộc thi này tỉnh An Giang (có vị chủ tịch hội là trưởng ban sơ khảo và thành viên ban chung khảo) còn có 1 giải ba và một giải khuyến khích, chiếm tỉ lệ 3/11 giải. Sự trùng hợp này lại đặt cho nhiều người những dấu hỏi.
Một điều khá bất thường, tại phiên họp khởi động thứ nhất giữa Ban tổ chức và 2 vị trưởng ban nói trên, với tư cách đồng nghiệp: Phó chủ tịch Hội nhà Văn VN kiêm chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, ông Lê Văn Thảo có thể tham dự và hứa tài trợ giải nhất cho cuộc thi. Nhưng việc ông Thảo tiếp tục có mặt trong phiên họp ngày 20/2/2009, để “cùng tham dự” trong việc “thảo luận, đánh giá điểm chấm 60 bài dự thi của ba giám khảo vòng chung khảo” (như tin của website Văn nghệ Sông Cửu Long đã đưa), trong khi “Nhà tài trợ” vốn có sở trường chính về truyện ngắn chớ không phải thơ và trước cũng như ngay lúc đó ông không hề có tên trong Ban tổ chức lẫn hai Ban giám khảo đã được công bố.
Xin để bạn đọc tự suy ngẫm trước những dấu hiệu bất thường nêu trên.
Tại đây, chỉ dám mong rằng, nếu còn tổ chức được cuộc thi thơ ĐBSCL lần V trong tương lai, để “Nhằm nâng cao chất lượng sáng tác thơ ca ĐBSCL” thì Ban Tổ chức của nó hãy gắng nhớ lại nhiều hơn những bất tường đã xảy ra trong 2 cuộc thi lần III và IV vừa qua, để khỏi có những thông báo với những lời mang tính cầu xin và van vỉ sau đây như cuộc thi lần IV này vừa có:
“THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 2009” (website VNSCL ngày 20.05.2009 03:39): Tính từ ngày phát động cuộc thi Thơ ĐBSCL lần thư 4 - 2009 (1 - 2 - 2009) đến nay (18- 5- 2009),(Là đã nửa chặng đường thi -NV), Ban tổ chức đã nhận được gần 100 bài của các tác giả trong khu vực ĐBSCL gửi tham dự. Chỉ còn 5 tháng nữa là kết thúc nhận bài (31- 10- 2009), rất mong các nhà thơ chuyên và không chuyên trong khu vực gửi bài tham gia dự thi để cuộc thi đạt kết quả tốt”.
Cấm Sơn
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 15/03/2010 19:07
Thư gửi hội Nhà văn Việt Nam
SGTT - Ngày 9.3, hội Nhà văn Việt Nam nhận được lá thư sau:
Kính thưa quý hội, tôi tên Trần Thị X., là vợ một gia đình nhiều năm liền nhận danh hiệu “gia đình văn hoá”, là một người mẹ chưa bao giờ vắng buổi họp phụ huynh nào, là một đoàn viên phụ trách nữ công từng hoà giải thành nhiều công vụ xích mích trong gia đình đồng nghiệp. Tôi chính là một minh chứng cho sự thành công của cuộc đấu tranh bình đẳng giới.
Hôm nay tám tháng ba, để thiết thực chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ, tôi viết thư này bày tỏ sự đồng tình của mình với các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Cần Thơ khi yêu cầu ban giám khảo cuộc thi thơ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không trao giải nhất cho bài thơ Trăng nghẹn. Đúng như một quan chức nhận định, đã là trăng thì phải sáng, làm sao trăng lại có thể nghẹn được! Bài thơ này là chính là một “cánh đồng bất tận” bằng văn vần. Đặc biệt xúc phạm chị em là hai câu nói về “cái nhất” của vùng châu thổ này: Đầu tư văn hoá thấp và khó nghèo cũng nhất/ Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chưa hết, từ trường hợp này tôi đề nghị hội phải xoá tên một nhà thơ nổi tiếng mà tôi tin chắc là hội viên của hội. Nhà thơ này không làm cho trăng nghẹn nhưng đối xử với trăng cực kỳ bạo lực (chắc hẳn ông ta phải là một người chồng vũ phu, một người cha thường cho con xơi đòn): ông ta dám đem trăng ra... xẻ làm đôi! Tên ông ấy là Nguyễn Du!
Chào đoàn kết và thắng lợi.
Ngày gửi: 16/03/2010 10:38
Có 1 người thích
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 16/03/2010 17:49
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 16/03/2010 17:50
Có 1 người thích
Nhặt lá mùa xưa
Ngày gửi: 16/03/2010 19:26
Ngày gửi: 16/03/2010 20:16
Ngày gửi: 16/03/2010 20:49
Ngày gửi: 16/03/2010 20:57
Nhặt lá mùa xưa
Ngày gửi: 16/03/2010 21:01
vịt anh đã viết:@Vịt Anh: Vậy mới đáng chán! Tỉ chưa chấm thi Thơ bao giờ nhưng chấm thi văn nghệ, thể thao thì hơi bị nhiều, và luôn cố gắng tuân thủ một nguyên tắc cơ bản: khách quan. Thậm chí có khi còn bị phê phán là "thiếu tế nhị" khi không chịu "cơ cấu giải" cho một địa phương "trung tâm", còn bị họ doạ sẽ "vận động" để... cho nghỉ hiu sớm!
Chuyện này là khá bình thường,nhan nhản nữa í chứ Như nhà thơ Thanh Thảo nói:"Chuyện các tác giả vận động, lobby là chuyện bình thường. Thế giới người ta vẫn làm như vậy. Mình phải chấp nhận chuyện đó. Người ta vận động hành lang- mình nghe thì nghe, không nghe thì thôi."
Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối