Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Nhờ mọi người giúp dùm trả lời câu hỏi trên. Hoa bim bim xin cám ơn nhiều!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Hic! Chẳng có ai trả lời hết. Chờ mỏi cổ quá các huynh ơi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Đọc xong câu hỏi này của em, lão chẳng hiểu gì cả, bởi vậy không dám trả lời.
Chắc là cũng có nhiều người đọc rồi nhưng chẳng biết trả lời thế nào nên câu hỏi của em bị bỏ đói.
Nói chung những kiến thức dạng này rất khó nuốt nên nhiều người chỉ học để đối phó giống kiệu mấy anh chị sinh viên đại học bị nhồi nhét mớ kiến thức lạc hậu về cái gọi là chủ nghĩa gì gì đó...


Hoa bim bim đã viết:
Hiện nay, trong môn Tiếng Việt, có rất nhiều vấn đề vướng mắc. Ví dụ như Câu đơn, câu ghép. Có hai câu sau:
1) Nếu chịu khó học hành thì Hà đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Hoặc Nếu chịu khó học hành, Hà đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
2) Nếu Hà chịu khó học hành thì Hà đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Câu 2 thì chắc chắn là câu ghép rồi, nhưng với câu có dạng tương tự như câu 1 thì có nhiều ý kiến khác nhau: Có sách cho rằng đó là câu ghép đã lược bỏ chủ ngữ của vế 1, có sách lại cho rằng đó là một câu đơn, tổ hợp từ "nếu chịu khó học hành" là trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết.Tương tự như vậy cũng có những câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích.
    Ý kiến các anh chị thế nào xin giúp em với. Tài liệu nào được xem là chuẩn?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@HPL: Tỉ cũng đọc rồi nhưng thật khó để trả lời, vì rằng câu hỏi này có lẽ là chỉ có những thầy cô giáo ngữ văn đang đứng trên bục giảng mới có thể "căn cứ vào Sách giáo khoa hiện hành" để trả lời thôi!:) Kiến thức ngày còn đứng lớp của tỉ trôi sạch cả rồi, chả nhớ những khái niệm và định nghĩa về câu, phân loại câu mà trả lời nữa, thêm vào đó, chắc kiến thức hồi tỉ dạy nó cũng đã lạc hậu theo thời đại sách giáo khoa sửa đổi, cải cách xoành xoành trong hơn hai chục năm qua! :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Cám ơn anh Hoa Phong Lan và chị Nguyệt Thu đã nhiệt tình, giờ thì chẳng biết tính sao. Thôi để đó khi nào các anh chị gặp được tài liệu nào về vấn đề này thì mách dùm cho bim bim với nhé. Chúc các anh chị một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thật thoải mái, thật vui.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Hôm bữa, em có coi hình chụp đường hoa ở Hà Nội ấy, có cái cuốn sách mở to, người ta ghi một chữ "thiên" trên đấy, bảo là tượng trưng cho "Thiên đô chiếu" của Lý Thái Tổ. Nhưng hình như chữ "thiên" ấy không phải là chữ "thiên" trong "Thiên đô chiếu" thì phải.
Với bạn Phụng vũ cửu thiên:
Đúng đấy, Chữ bạn thấy ở chợ hoa bên hồ Hoàn kiếm vào tết, đấy là chữ Thiên 天 có nghĩa là Trời, không phải là chữ Thiên 遷 (viết phồn thể) hoặc 迁 (viết giản thể), có nghĩa là di dời, là chữ nằm trong từ Thiên đô chiếu 遷 都 詔 (Chiếu dời đô).

Hà Như.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

salomon đã viết:
Cháu chào các bác.Các bác cho cháu hỏi một câu mà cháu thấy thắc mắc đã lâu:
Trong các đám cưới ở quê cháu,lúc đọc lời cảm ơn,cháu thường nghe "Trọng kính cha già kính yêu của chúng con...". Hai từ " Trọng kính" như thế dùng đã đúng chưa ạ?Cháu tra từ điển Vietlex 2009 mà không thấy hai từ đấy.
Với bạn salomon:
Theo cấu trúc ngữ pháp, thì chữ Kính, giống như chữ Bạch có nghĩa là thưa, xin thưa.
Trọng kính có thể hiểu là: Trân trọng thưa Cha già...
Cũng như ta thường thấy, ở nhà chùa, dùng từ Bạch thầy (thưa thầy)
Theo tôi nghĩ đây là lối nói có từ lâu, trước khi chúng ta thiết lập hệ thống ngữ pháp hiện đại.

Hà Như.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Hoa Phong Lan đã viết:
Đồ Nghệ đã viết:
@Nguyệt Thu: Mình ra phố hôm qua và đụng ngay tấm biển "Các món chuyên... bò" của một quán ăn gần nhà, lại nghĩ về chủ đề "Tiếng Việt" này trên Thi Viện và nhớ ra ý định từ lâu là chụp lại những điều "mắt thấy" để gửi lên TV. Hay là gửi vào chủ đề này thì hợp chăng?
À... đúng đấy bác Đồ. Chụp lại bằng hình những kiểu dùng tiếng Việt "sáng tạo" rồi đưa vô đây mổ xẻ cũng thú vị lắm
http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/StctrchcangictdngKhuhiu.jpg
Gửi tạm một lối ngắt câu, xuống dòng đầy...sáng tạo!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Tôi là người Việt. Tất nhiên, tôi yêu tiếng Việt! Yêu nồng nàn, yêu say đắm. Bất kể là ngôn ngữ vùng miền nào. Nếu âm sắc lạ, thể nào cũng có sự bỡ ngỡ, lạ lùng. Khi ở giữa những ngôn ngữ lạ đó ít lâu, thấm dần vào máu...Rồi cũng sẽ yêu...tha thiết, da diết thôi. Vì một điều rất đơn giản. Đó là tiếng Việt của quê huơng tôi.

Cái tính tôi "nó" hay...lòng vòng! muốn nói chuyện này thì lại "lòng vòng" ở những chuyện đâu đâu...Người thuơng thì nói...văn hoa bóng bẩy, người không thuơng hoặc..cà rỡn thì cho là...nhiều chiện! Mà nghĩ cho cùng tôi cũng THIỆT là nhiều chiện, THẬT là...BA HOA Chích Choè phải không các bạn...?

He he ...Nếu bạn gật đầu công nhận những điều trên ngay tắp lự thì có nghĩa bạn chưa biết thâm ý của Chằn này. Còn nếu bạn "chống cằm" suy nghĩ tí thôi thì có lẽ bạn đã hiểu mình đang nói về các từ: THIỆT, THẬT & BA HOA....

Ở miền Nam khi BÁN tín, BÁN nghi điều chi đó người ta hay hỏi gặng lại: THIỆT hả? Bạn ở miền Bắc mà nói thế chắc chắn dân địa phuơng sẽ biết tỏng bạn là dân miền Nam. Ở trường hợp đó họ sẽ nói thế này: THẬT ư? - Hoặc ở trường hợp khác: THẬT là..., THIỆT là...THẬT lòng, THIỆT lòng... Hai từ khác âm đồng nghĩa: THẬT, THIỆT xét cho cùng chỉ đúng trong một số trường hợp. Thí dụ trong một bản tin:

" Vụ TNGT đã làm THIỆT mạng 2 người...."
Nếu có " KÝ RỞM" nào ghi:
" Vụ TNGT làm THẬT mạng 2 người..." Thì ...quá buồn cười phải không?:P
Hôm nay tôi tự nhiên lại BA HOA đến vậy! Nhưng lỡ rùi nên nói luôn về chữ BA HOA. Chắc từ này chả cần giải thích . Nhưng tôi vẫn cứ thú vị về nguồn gốc từ VIỆT. Đố bạn giải thích được nguồn gốc của từ ấy? Tôi thử diễn giải theo cách rất...Chằn như sau:

Các cụ liệt kê những con người ưa màu mè, hoa lá ...héo, khoe khoang bằng một từ rất ...tượng hình! Có những BA bông HOA thì ...màu sắc ...khỏi bàn rùi! Hic!:D Nhiều màu xanh đỏ tím vàng thì có nước gôm đủ BA, BỐN bông HOA may ra ta: Hoa lá, hành hẹ được.

Rời ...đầm lầy tản bộ, Chằn nghĩ được có bấy nhiêu. Nhường sự góp ý cao kiến của các chư hiền sĩ về những từ rất chi phong phú của VN ta.=:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Thấy anh Chằn đưa ra một số ví dụ thật là chí lí, Hoa bim bim cũng góp chuyện một chút cho vui. Bàn về từ "thiệt" mà anh Chằn đưa ra, "thiệt" và "thật" là hai từ đồng nghĩa, đúng như anh đã nói. Thú vị hơn là "thiệt" trong "thiệt lòng" và "thiệt" trong "thiệt mạng" là hai từ đồng âm (có âm giống nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa). Thiệt trong thiệt lòng (hay thiệt thà)có nghĩa là ngay thẳng, không giả dối không tham lam (đồng nghĩa với thật); nhưng thiệt trong thiệt mạng là bị mất mát(hoàn toàn không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ thật) nên không thể thay "thiệt mạng" bằng "thật mạng". Hiện tượng đồng âm này tạo ra nhiều thú vị trong tiếng Việt. Người ta thường dùng từ đồng âm để chơi chữ nhằm tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ hứng thú cho người đọc. Ví dụ câu "Hổ mang bò lên núi", có thể hiểu "(Con) hổ mang (con) bò lên núi", nhưng cũng có thể hiểu "(Con rắn) hổ mang (nó) bò lên núi". Sở dĩ có hai cách hiểu trên là do hiện tượng đồng âm: từ "hổ mang" (chỉ tên một loại rắn) đồng âm với cụm từ "hổ mang" (chỉ một hoạt động của con hổ). Hoặc một số câu nói thú vị khác như "Con ngựa đá con ngựa đá. Con ngựa đá không đá con ngựa" (Được hiểu "Con ngựa (thật)đá con ngựa (bằng) đá. Con ngựa (bằng) đá không đá con ngựa (thật)". Bài thơ "Rắn đầu biếng học" của Lê Quý Đôn đã dùng từ đồng âm để chơi chữ thật thú vị...(Không ngủ được viết lan man một chút, bà con TV thông cảm!)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối