Trang trong tổng số 8 trang (72 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy


NGHE EM HÁT



Em đã về đây giữa tiết xuân
Câu ca quan họ cất trong ngần
Em về xuân cũng như trẻ lại
Mấy dặm đường xa bỗng hóa gần.

Giếng Ngọc làng em mãi mát trong
Nước chảy trăm năm chẳng cạn dòng
Thảo nào giọng hát em như ngọc
Khơi dậy lòng anh bao ước mong.

Em hát anh nghe khúc trữ tình
Mắt em vời vợi ánh lung linh
Thấy thêm thương lắm miền quê ấy
Thương cả vầng trăng gác mái đình.

Bao giờ đến hẹn em lên nhé
Giá mà quan họ chẳng tàn canh.
Lời thương lời nhớ em trao gửi
Cho phút chia ly mãi chẳng đành.

Anh đã đi mòn gót lãng du
Vẫn nhớ Sông Cầu một cõi mơ
Em đi vương lại ngàn nhung nhớ
Vương cả lòng anh bao ý thơ.


TT
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyen ngoat

THƯƠNG CÂU QUAN HỌ QUÊ MÌNH

Thương câu quan họ quê mình
Biết bao kỉ niệm đinh ninh lời thề
Người ơi ngời ở đừng về
Mắt em lúng liếng đê mê sóng tình
yếm đào gợi dáng trúc xinh
Tôi buông lạc điêụ tang tình cây đa
Hồn người trong khúc dân ca
Ngàn sau vẫn mãi thiết tha cõi lòng
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


VỀ LẠI CHÂU GIANG



Nay về thăm lại bến Châu Giang
Cảnh sắc xem ra đã rộn ràng
Quất nảy chồi non chờ tết đến
Đào ươm nụ thắm đợi xuân sang.
Ba lần cây bưởi đơm hoa trắng
Sáu vụ đồng chiêm trổ hạt vàng
Chốn cũ ngày nào ghi ước hẹn
Người giờ còn nhớ tới ta chăng.


TT
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


LỜI BÌNH CỦA HƯƠNG NHU:

VỀ LẠI CHÂU GIANG - MS008/GK
Nay về gặp lại bến Châu Giang
Cảnh sắc xem ra đã rộn ràng
Quất nảy chồi non chờ tết đến
Đào ươm nụ thắm đợi xuân sang.
Ba lần cây bưởi đơm hoa trắng
Sáu vụ đồng chiêm trổ hạt vàng
Chốn cũ ngày nào ghi ước hẹn
Người giờ còn nhớ tới ta chăng.



Hnhu tẩn mẩn đọc lại từng bài của BGK. HNhu muốn cái click chuột của HNhu thật công tâm và sáng suốt. Khó. Bài nào cũng có những điều thích cũng như có chỗ chưa ưng với ý HNhu. Bài nào cũng rất tình. Tình xuân. Tình thân. Tình yêu.
Còn đọc nữa!

Giờ thì đọc bài này, của vị GK MS8.
Lục lọi chong đầu, chong đủ mọi ngóc ngách tim, gan, mề, mật. Tự hỏi, bến Châu Giang ở đâu dzậy cà? Có gần bến My Lăng? Có họ hàng dzới bến Tô Châu?... hay đâu đó trong lời ca " chiều trên bến cô liêu. Bến sông xưa tiêu điều..." ?
Lạc đề gùi HNhu ơi. Bến Châu Giang là một danh từ riêng. Bến cô liêu có thuộc tính của một tính từ. À, há, nhưng, chính dzì bến Châu Giang, làm cho HNhu liên tưởng bến cô liêu!
Có chút gì bâng khuâng rộn nhẹ trong HNhu khi chỉ mới đọc đề tựa bài thơ:
Nay về gặp lại bến Châu Giang
Cảnh sắc xem ra đã rộn ràng

Dzẩy a! Tha hương nhân chùn gối mỏi chưn giã từ phiêu bạt tìm về cố hương. Bến Châu Giang đương xuân. Hai từ rộn ràng làm HNhu háo hức dấn thân sâu vào bài thơ:
Quất nảy chồi non chờ tết đến
Đào ươm nụ thắm đợi xuân sang.
Ba lần cây bưởi đơm hoa trắng
Sáu vụ đồng chiêm trổ hạt vàng

Bến Châu Giang xuân thật rồi! Những đào, những quất khoe thì mơn mởn.
Lại trở về với câu hỏi thường trực trong đầu HNhu nãy giờ: Bến Châu Giang ở đâu?
Miền Tây sông nước của HNhu hông nghe nói vụ chiêm. Vụ chiêm chín vàng có lẽ là vụ đông - xuân của Bắc Bộ. Phía Bắc nổi tiếng với bưởi Đoan Hùng. Bến Châu Giang liên quan với những địa danh này chăng?!
Hhihihi, đoán già, đoán non, thôi thì chờ it bữa nữa sẽ hỏi thẳng tác giả về lai lịch của bến Châu Giang. Cứ để HNhu đoán mò một hồi là thành...trớt quớt. Chiên dziên đoán sai mừ!
Có điều làm HNhu thắc mắc. Bưởi trổ bông theo mùa, hai mùa một năm. Ba lần bưỡi trổ bông hết một năm gưỡi. ( Hông tính bưởi bị thúc. Hoa quanh năm. )
Sáu vụ lúa chiêm chín, vị chi là sáu vụ đông - xuân. Sáu năm!
Dzậy, tác giả đã xa bến Châu Giang bao lâu ạ? ( Hihihi, bắt giò tác giả chỗ này, cho té cái đụi chơi. )
Chốn cũ ngày nào ghi ước hẹn
Người giờ còn nhớ tới ta chăng.

Tác giả đi xa trở lại. Bến cũ còn nhớ người cũ chăng? Người cũ còn nhớ người cũ chăng? Hà, lại chộn rộn cảm xúc bâng khuâng chong HNhu.
Liệu những gì của ngày xưa, có còn dành giữ cho nhau? Hay, thời gian đã phủ dày bụi lãng quên?
Hoài cổ!
Bài thơ nhẹ nhàng. Khi rộn ràng vui. Khi gợi nhớ xa xăm.
Dù gì, cũng chúc mừng người đã trở về bên bến Châu Giang.

( HNhu đoán bài này của...vị GK ở Miền Bắc. Có hai vị. Cô Thuphong cùng chú Thỏ.
Hihih, lại đoán đồng tác giả. Khỏi áy náy "nhứt bên trọng, nhứt bên không" )
:):):):)

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


I


Bây giờ thì tác giả trò chuyện với Hương Nhu được rồi.

Bến Châu Giang ở đâu ư? Xin nói ngay: cái bến ấy do tác giả đặt, nó ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Làng Đại Hoàng chính là quê hương nhà văn Nam Cao, nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo. Nơi ấy có chiếc cầu phao nối hai bờ sông Châu, nhưng TG thích gọi là Châu Giang hơn (bây giờ người ta thay bằng cầu xi măng chưa thì chú cũng ứ biết :D:D)

Sông Châu xanh, đẹp và thanh bình lắm. Dòng sông này Nam Cao đã tả trong truyện ngắn Chí Phèo. Hai bờ sông xanh um cây lá, trong đó có vườn chuối đã cho ra đời và chứng kiến tình sử Chí Phèo – Thị Nở. Chính tình sử này đã nâng vị thế của Việt Nam lên thành “cường quốc tình yêu” (theo bài văn thi vào đại học của một thí sinh).:D

Lý Nhân là vũng chiêm trũng, gọi chung là đồng chiêm. Trước đây đồng chiêm chỉ cấy được một vụ, một vụ ngập nước không canh tác được, nhưng sau này do công tác thủy lợi tiến bộ nên đã cấy được hai vụ.
Sáu vụ đồng chiêm có nghĩa là ba năm.Tính như Hương Nhu sáu vụ sáu năm là nói đến cái thời chưa trị thủy được.
Không biết bưởi ở đâu trổ hoa hai lần trong một năm nhưng bưởi ở đây chỉ ra hoa một lần vào mùa xuân. Đến tháng tám âm lịch có thể hái quả, bày cỗ trung thu xong còn bao nhiêu thì cứ để trên cây chờ đến tết, nó ứ chín rụng đâu mà lo. :D Trong bài “Dấu thu”, TG viết:

Bưởi còn dành trái trên cây
Mùi hoa cải cứ ngất ngây nồng nàn


Vậy ba vụ bưởi, sáu vụ chiêm có nghĩa là ba năm đã qua.
Nhưng thực ra, tác giả xa lâu hơn thế.

Và mắc mớ chi mà TG ở Hà Nội nhưng lại có bài thơ về vùng đất ấy.
Kỳ sau, chú sẽ kể cho cháu nghe về Tình sử Châu Giang nhé.:D


Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Hihihi, HNhu lại tặng thơ cho cô Lụa ở...bên kia!
Chú đến là...rối ạ! :D
Người thì chỉ có một thân. Xây cho lắm nhà.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


Hì hì, tại HN nhanh tay quá đấy mà, đọc trước cả bản thảo của chú


II


TÌNH SỬ CHÂU GIANG
(Cái ni có gọi là truyện ngắn được không nhỉ :D)

Phần trên đã nói, thực ra tác giả (không phải tác thật) xa lâu hơn thế.
Ngày xưa, chàng có một mối tình rất lãng mạn nơi đây (nhưng không thể sánh được với mối tình hai cụ Chí – Nở :D)
Nguyên là hồi còn chiến tranh, chàng về đây thi đại học, ở trọ đúng làng Đại Hoàng của nhà văn Nam Cao. Nhà chàng trọ có cô con gái rất xinh đẹp, tới mức chàng phải lòng ngay lập tức. Ngoài 3 môn, 9 giờ ngồi ở phòng thi, chàng dồn thời gian vào việc … chinh phục nàng. Hồi ấy, chắc chàng cũng phải đẹp giai lắm nên chỉ sau 3 ngày, trước khi về Nam Định, chàng có được một lời hẹn ước.

Cho đến vừa rồi …
Niềm riêng mở cuộc thi thơ xuân. Không thể ngồi ở phòng máy để bịa ra thơ. Như thế làm sao tránh khỏi cho ra đời những bài thơ vô hồn, thiếu cảm xúc.  Chàng mới quyết định thực hiện những chuyến đi thực tế. Đi sáu tỉnh, làm được sáu bài thơ (giá thành đắt quá phải không). Và bài thơ “Về lại Châu Giang” ra đời khi đang trên đường trở lại vùng quê ấy.

Dĩ nhiên, nơi đầu tiên chàng tìm đến là nhà trọ ngày xưa
Chàng nhẹ nhàng bước vào ngõ, tránh gây tiếng động, rồi đứng vào một góc khuất quan sát.
Vẫn ngôi nhà ấy, chỉ khác là thêm một ít trang bị của nền văn mình hiện đai mới thập thò đến những vùng quê cổ kính.
Nàng đấy.
Nàng đang ngồi gội đầu bên giếng nước trong vắt. Cạnh chỗ nàng ngồi là một chậu nước bồ kết, một nắm lá hương nhu.
Nhà có vẻ như không có ai ngoài nàng. Mẹ nàng chắc đi dệt vải.
Không thấy có chiếc xe máy nào dựng ngoài sân. Cũng không thấy quần áo đàn ông trên dây phơi.
Chàng ngẩn người ra chiêm ngưỡng:  Nàng vẫn như xưa, Vẫn mái tóc đen dài và mượt. Vẫn làn da trắng nõn nà, cái cổ thanh tú, đôi bờ vai đầy đặn của người con gái dậy thì.
Vẫn áo học trò.
Hệt như trong ký ức của chàng.
Chắc là nàng chưa cùng ai.
Vậy mà chưa chi chàng đã băn khoăn “Người giờ còn nhớ đến ta chăng”.
Còn chàng đã lập gia đình, lại có tới ba đứa con lớn nhỏ, có đứa trông còn già và không đẹp bằng nàng. Thật là không phải với nàng. Chàng thầm phỉ báng cho cái lòng thiếu chung thủy của mình.
Thoáng một ý nghĩ: Hay là mình quay về … bỏ vợ đã. :D
Không kìm nén được hơn nữa, chàng bước tới.
Nàng đứng dậy nhìn khách. Vẫn đôi mắt ấy, đen tròn, trong và thơ mộng, làn môi vẫn thắm đỏ như xưa.
Chàng bước gần lại, thổn thức:
-  Em!
Rồi dang cả hai tay ra.
Chợt nàng lùi lại sợ hãi:
- Chú … Chú làm cái gì thế.
Vậy là nàng không nhận ra mình. Chàng rối rít:
- Kìa em! Anh … anh Tường đây mà!  
- Không, cháu không biết chú cũng chẳng quen ai có tên ấy cả
Mấy chục năm rồi, nàng không nhận ra là phải. Chàng cố gợi lại kỷ niêm:
- Kìa Lụa! Em quên anh rồi sao. Hồi ấy anh về thi đại học, em nhớ ra chưa … Cái hôm sáng giăng ở vườn chuối, chúng mình đã hẹn …
Nhưng nàng vẫn không chịu nhớ ra cái gì:
- Lụa là tên mẹ cháu. Chú cần gặp mẹ cháu thì mời chú vào nhà uống nước rồi chờ. Mẹ cháu đi dệt vải. Lát nữa mẹ cháu về.

:D:D:D
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


NHẬN XÉT CỦA NHÂN ÁI:


VỀ LẠI CHÂU GIANG - MS008/GK
Bài thơ ngắn ngủi thứ 2 trong 9 bài.
Điểm chung của 2 bài này, đó là sự từng trải.
Với bài số 3 (Xuân của mẹ), NA cảm thấy có sự truyền tải tình yêu mạnh mẽ mang mầu sắc cổ điển của đất Bắc. Với bài thơ này, NA cảm thấy sự trải nghiệm mang tính phổ quát. Cảm thấy qua bao tháng năm, thăng trầm… “ta” đã đi xa, đã “nhìn” và thấu hiểu. Đó là sự hào sảng của người phương Nam! Ngẫm trong thơ, chan chứa tình yêu quê hương.

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

 
CHẠY TRỐN



Đừng yêu nhau anh nhé
Hứa với em đi nào

Mắt em thì ngấn lệ
Lòng anh thì đớn đau.

Đừng gần nhau anh nhé
Nhỡ thương thật thì sao
Em sợ không bắt nổi
Con tim thôi dạt dào.


Dằn lòng buông lời hứa
Nghe gió bay phương nào
Trời xui duyên hai đứa
Bóng lay nghiêng nắng chiều.

Chúng mình trốn tình yêu
Chạy vòng quanh  bờ giếng
Liệu ái tình im tiếng
Hay ngã vào lòng nhau.


TT

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Tuyết Tuyết

http://cC5.upanh.com/27.98.34356264.uZo0/hoalocvung.jpg

Chị Tuyết Tuyết tặng Chi Lan nha

Lộc thu rực rỡ trong mắt ai
Vừng hồng ai nhuộm lúc ban mai
Đỏ như màu máu con tim vậy
Thắm mãi tình ta chẳng hề phai


25/8/2011
N.T.T
Em không xinh ,chẳng nõn nà
Cứ như cây lúa đồng nhà trổ bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (72 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối