-Cám ơn các bạn đưa thêm những tư liệu để rộng đường dư luận thì càng tốt và phong phú cho chủ đề...Xin nhắc lại là mọi ý kiến đều là tâm huyết và đáng trân trọng.
-Xin post tiếp, cuối cùng sẽ đúc kết...
------------------------
Phần III:-Hiện tình thơ ca ở các CLB Thơ HT trong cả nước.
(sẽ post sau...sorry)
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 09:32, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)
1/-Về sách Thơ ĐL thì tôi còn có duyên với tác giả Trần Đình Sử qua bài viết"Thi pháp Thơ Đường-Mối tình thủy chung của Quách Tấn"(1999)và quyển "Nghệ thuật-Ngôn ngữ Thơ Đường"(2000)của 2 tác giả người Mỹ gốc Trung Quốc tập hợp nhiều tiểu luận.Tác giả TĐS cũng chịu khó
nghiên cứu,dịch thuật và giới thiệu 2 tài liệu trên để làm phong phú thêm kho sách Thơ ca VN nói chung và Thơ ĐL nói riêng,nhưng không biết ông TĐS có làm Thơ ĐL không,thì tôi chưa rõ.
Theo thiển ý thì sách của cụ Lạc Nam viết tốt(dễ hiểu hơn sách của cụ Quách Tấn)và dạy nhiều thể thơ chứ không chỉ có Thơ ĐL và dành cho ai mới bắt đầu làm quen với Thơ ca,đặc biệt là Thơ ĐL.Sách "NT-NN Thơ Đường"(2000)thì nặng về ngữ pháp hơn là thi pháp,nên phải có
trình độ cao mới tiếp thu được.Nhưng tôi nghĩ Thơ ĐL/VN thì không cần cầu kỳ theo kiểu quá cổ của Đường thi Trung Quốc.
Cụ LN nói đơn giản"Thơ hay cần phải có hồn",...phải đổi mới cách viết,...ý từ phải đi vào thực tiển của cuộc sống...không chỉ than mây khóc gió,vịnh nguyệt đề hoa(cùng ý với Bác Hồ,nhưng Bác Hồ còn có ý mạnh hơn là"trong thơ nên có thép",cùng ý với cụ Đồ Chiểu là"bút chẳng tà",như ta đã rõ,nhưng chắc cũng không nên tất cả Thơ ca phải như thế).
2/-Qua những Tuyển tập Thơ HT&NCT hoặc Thơ trẻ thì ai cũng muốn định nghĩa Thơ theo chủ quan của mình và "tùy hứng qua cầu"(Thơ là...Thơ là...v.v...và v.v...)
Tôi thấy định nghĩa Thơ trong Đại từ điển tiếng Việt của Gs-PTs Nguyễn Như Ý là đúng giáo khoa.Thơ là"hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh,có nhịp điệu,vần điệu để thể hiện ý tưởng,cảm xúc nào đó của tác giả,một cách hàm súc",cũng na ná định nghĩa của Từ điển LAROUSSE.Nhưng theo tôi thì cần bổ sung Thơ là tiếng lòng và phải có ích cho xã hội hướng tới Chân,Thiện,Mỹ.
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 07:01, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)
(Vì bị trục trặc kỹ thuật ADSL nên type hết đoạn 2/-nhưng bị mất hết nên type lại từng đoạn ngắn cho chắc ăn)
Rõ ràng Thơ(luôn cả Nhạc)của 2 thời kỳ Kháng chiến chống Pháp và Mỹ
đã đáp ứng và hổ trợ không nhỏ cho công cuộc chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược.Hoàn toàn không có Thơ ủy mị như sau này và đang tràn ngập báo đài của Nhà nước như đã nói ở Phần I.Các tác giả chạy theo Thơ tình như là mốt thời thượng.Không viết Thơ tình thì không là "Nhà thơ".Thơ càng ủy mị thì được cho là hay!!Càng tối nghĩa("Đại ngôn chọn chữ,Bí hiểm dùng văn")là"siêu"!!
Rất nhiều ý kiến ở các CLB Thơ HT&NCT là Thơ trên báo đài,thực tình không hiểu nỗi tác giả muốn nói gì và bài thơ có ích lợi gì cho cuộc sống với kiểu ủy mị,tối nghĩa như thế?!Các báo đài đối chiếu lại xem thế nào?Các Nhà thơ chính hiệu cũng tự soi rọi lại xem thơ mình như thế nào?!
Chắc ai cũng phải thống nhát là Thơ cần có tư tưởng,nếu Thơ không có tư tưởng là "Thơ vô hồn" thì xã hội cần gì loại Thơ này?!Bản thân tôi cũng xin chịu thua vì chưa đủ trình độ để hiểu"Thơ vô hồn" nhan nhản trên báo chí!
3/-Lâu nay Tuyển tập Thơ các CLB hoặc cá nhân xuất bản có phép hoặc "lưu hành nội bộ"...(sẽ post tiếp cho chắc...sorry)
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 07:33, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)
...thì rất và quá nhiều,thường là"tình cho không,biếu không".Chủ trương"học bạn,nâng tay bút"cũng rất tốt cho các Thi hữu nghiệp dư.Số này rất đông và cũng rất say mê sáng tác,xướng họa giao lưu,ngâm vịnh.Sân chơi các CLB là nên khuyến khích và nên giúp đở
thêm nữa.
Về chủ đề thơ thì có thể chia thành 3 cấp:
a/-Thơ "tức cảnh,sanh tình",thơ giao lưu xướng họa,viết về tình bạn,tình yêu,...về Nàng thơ(viết hoài không biết chán!)
b/-Thơ chính trị,ca ngợi Bác Đảng,mừng Xuân,mừng các lễ hội,v,v...
c/-Thơ châm biếm,trào phúng,triết lý nhân sinh,...
Nói chung"Văn là người".Thơ của vị nào thì thể hiện trình độ của vị đó.Qua các Tuyển tập tôi không dám chủ quan nhưng cũng đánh giá được đa số là"lục lục thường tài"...chỉ có thể viết được 2 dạng trên.Dạng thứ ba phải có trình độ văn hóa tương đối cao thì mới viết được,cở Đại học trở lên thì càng hiếm.Chứ không thể đánh đồng"cá mè một lứa"(theo tâm lý chung thì ai cũng cho là thơ mình là nhất!)Dù là dạng nào thì...làm thơ cho vui tuổi già.Thế thôi,như đã nói trên...
4/-Về các Tuyển tập thì có 2 dạng.Một là"góp gạo nấu cơm chung" và lưu hành nội bộ thì rất nhiều.Hai là dạng Chủ biên kinh doanh thơ của bạn bè,ai nộp tiền đủ thì in vào Tuyển tập,ai không đóng tiền thì không in,Thành ra thơ hay,thơ không hay(không dám nói thơ dở)cũng cứ in ra và tặng nhau.còn cá nhân nào đủ khả năng tài chánh thì làm Tuyển tập riêng để...tặng bạn bè,gia đình.Dạng này cũng bộn bộn và cũng dễ thông qua Nhà xuất bản chính thức.
Năm 2003 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh VĩnhLong có duyệt cho xuất bản Tuyển tập"Thơ mang màu sắc Hồ Xuân Hương",theo tôi thì tương đối có giá trị vì quy tụ được hầu hết các tay bút có tầm cở về Thơ ĐL(và Thơ cổ truyền khác)trong cả nước,Thơ dạng này là khó nhất.
Cuối cùng chuyện ai cũng biết là Thơ của Bác Hồ thì rõ ràng tất cả đều là Thơ tứ tuyệt(đa phần),Thơ ĐL,Thơ lục bát(chỉ một ít)và được đánh giá như thế nào...xin miễn nhắc lại đây.
Qua bài viết này"Vì sao tôi thích làm Thơ ĐL"là như thế...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)