Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 26/10/2018 15:19
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lõi táo cắn dở vào 26/10/2018 15:26
Nhưng xin lỗi, Lăng không yêu thơ Vạc vừa phải
Dù gai nhọn và dòng triều bờ bãi, một lần đau chưa trải, chân trần gót chưa chai
Yêu vừa phải giống như đi tiệc, chỉ lơ ngơ đứng mãi ở cửa ngoài
Như ca sĩ véo von giọng hát, bỗng nhiên im bặt ở giữa bài
Như họa sĩ với bức tranh đang vẽ, chưa dừng nét cọ đã vội sửa sai
Nên Lăng sẽ không yêu thơ Vạc vừa phải. :D
Ngày gửi: 27/10/2018 07:51
Có 2 người thích
Ngày gửi: 27/10/2018 07:53
Có 2 người thích
Ngày gửi: 27/10/2018 07:59
Có 2 người thích
Ngày gửi: 27/10/2018 12:08
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi VẠC ĂN ĐÊM vào 27/10/2018 12:33
Có 2 người thích
Ngày gửi: 27/10/2018 17:16
Có 2 người thích
Ngày gửi: 28/10/2018 04:34
Có 2 người thích
Ngày gửi: 28/10/2018 10:41
Có 2 người thích
Ngày gửi: 28/10/2018 11:15
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lõi táo cắn dở vào 28/10/2018 11:18
MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ĐƠN ĐIỆU KHÔNG VẦN
______________________________________________________________________
Khi rải xuống nắm thóc trong công viên biếu bầy chim đói
hòng chúng tránh khỏi chiếc bẫy rập
nghĩa là ta đang tiến hành một cuộc cách mạng.
Khi dừng lại để giúp một người
loay hoay cùng chiếc xe hỏng hóc bên đường
nghĩa là ta đang tiến hành một cuộc cách mạng.
Khi bước sang nhà hàng xóm bất hạnh
hỏi han đôi lời, kèm món gạo tiền
nghĩa là ta đang tiến hành một cuộc cách mạng.
Khi bỏ dỡ bữa ăn trưa ngon miệng
vào bệnh viện tắm cho một người già nghèo khó neo đơn
nghĩa là ta đang tiến hành một cuộc cách mạng.
Khi dành ra đôi phút kiên nhẫn ngồi lắng nghe
những ca cẩm của ai đó, bị đồng loại ruồng bỏ
nghĩa là ta đang tiến hành một cuộc cách mạng.
Khi ta cất lên tiếng nói vì quyền lợi
của những ai đang bị chà đạp, ngược đãi
nghĩa là ta đang tiến hành một cuộc cách mạng.
Khi ta vẫn chăm chút quan tâm
lúc mọi người lảng tránh ngại ngần
nghĩa là ta đang viết về một cuộc cách mạng
không cần vần điệu ...
ĐCĐ
Lục Lăng có mấy lời về vần điệu gửi đến Vạc
- Vần điệu có tự bao giờ, có từ ngàn xưa, mang tính phổ biến, vì tiếng nói có trước khi có chữ viết.
Thơ ca ở bất kỳ hệ thống ngôn ngữ, chữ viết nào đều có vần điệu. Vần điệu có chức năng và đời sống của riêng nó.
- Vần điệu không chỉ là hình thức. Vần điệu là đúc kết ngàn năm của thực tế, có nội dung, và đời sống của riêng nó. Tuổi đời, tri thức vốn có của vần điệu thậm chí còn lớn hơn tuổi đời của nghệ sĩ.
Không phải tự nhiên mà "nghèo" thì vần "teo", "bèo", "queo" và "cao rộng" thì vần "hào phóng". Nó là cả một thế giới âm thanh sống động, là một thế giới thực, tồn tại tự ngàn xưa, do ông cha đúc kết, mô phỏng ra từ Khuôn Miệng mình thành Chữ Viết. Nghệ sĩ mình chỉ làm công việc ngược lại, là đi từ chữ viết, từ con vần để bắt lấy âm thanh, bắt lấy thực tế đấy.
- Vần điệu không phải hình thức hợm hĩnh của nghệ sĩ, ngược lại nó chứng tỏ sự khiêm nhường của người nghệ sĩ.
Anh từ bỏ suy nghĩ chủ quan, và bước vào cả một thế giới âm thanh huyền bí, từ bỏ kiểm soát để cho tri thức ngàn năm dẫn dắt mình.
- Nhờ vần điệu, nghệ sĩ thoát tục, có được bước nhảy vọt của nhận thức. "Lá thu rơi xào xạc, con nai vàng ngơ ngác", nhưng anh không thấy rạo rực bởi thế giới vần điệu sao? anh từ bỏ cả gia tài của ông cha để dùng mỗi tri nhức và niềm kiêu hãnh của mình thôi sao?
- Cách mạng không vần điệu như một đội quân không có đồng phục và quốc ca. Mạnh ai nấy chạy, không có chiến lược và chiến thuật, khác chi một nhóm đánh thuê vô kỷ luật.
- Cách mạng không vần điệu, dù tinh thần có cao đến mấy cũng thất bại, vì đấy là cách tiếp cận sai, thể hiện sự hợm hĩnh, tự kiêu của người nghệ sĩ, bỏ qua kho tàng vũ khí của ông cha để lại.
Ngày gửi: 28/10/2018 16:26
Có 2 người thích
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối