Trang trong tổng số 3 trang (24 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]
Ngày gửi: 04/02/2012 16:21
Có 2 người thích
nghiemxuanduc đã viết:ĐỜI TRÁI TIM TI GÔN
Lá Ti gôn hình trái tim xanh
Đu đưa nhí nhảnh vẫy trên cành
Hồn nhiên với bướm màu sặc sỡ
Với gió và tiếng hót Vàng Anh
Hoa Ti gôn trái tim nát tan
Dàn leo xoắn mối tình đa đoan
Cánh hoa hồng lá thư nước mắt
Mỗi lời hoa vọng khúc oán than
Hạt Ti gôn một trái tim khô
Đóa hoa nâu ôm ấp nấm mồ
Khối gỗ Bạch Đàn hồn lẩn khuất
Những mối tình tan vỡ từ xưa...
TỰ HỎI BÊN HỒ GƯƠM
Trời sáng trong, sao nước hồ xanh đục
Ông Nguyễn Siêu rửa bút ở đây?
Cái Đài Nghiên mực đen có còn đầy?
Sao ông phải viết lên trời xanh thắm?
Sào Phủ – Hứa Do, chuyện xa xưa lắm
Rửa tai thôi cũng làm bẩn nước trong
Đến con trâu cũng phải uống ở đầu dòng
Chuyện Ông viết chỉ cho trời ngự lãm.
Người đời không xem. Nhưng nước hồ ảm đạm
Các Cụ Rùa vẫn uống đã bao năm?
Sao Tháp Rùa rêu mốc cô đơn?
Sao hoa li ti mà cây lộc vừng chín gốc?
Những lứa đôi say nhìn cầu Thê Húc
Vào Đền Ngọc Sơn khấn vái điều chi?
Đức Thánh Trần đang vỗ gối nghĩ gì
Bên đám chọi gà, đánh cờ huyên náo?
Gươm trả rồi, bạt phủ lên nòng pháo
Người cựu binh tóc bạc bước trầm tư
Chưa sang Thu, sao hồ thoáng sương mù ?[/quote]
Ngày gửi: 04/02/2012 16:39
Có 2 người thích
nghiemxuanduc đã viết:Chữ Tâm
Vành trăng khuyết, ba ngôi sao trên trời
Sáng điều tốt đẹp giữa tình người
Trong ngực đập trái tim nhân hậu
Thiện-Ac , Thị –Phi tự biết thôi...
Làng quê Quan họ
Quê mình Liền Chị với Liền Anh
Rực rỡ thuyền hoa lướt sóng xanh
Khẩu trầu cánh phượng, môi đào thắm
Nón ba tầm nghiêng mắt long lanh
Mớ ba mớ bảy xoè cánh mộng
Lời hát bay trên bến dưới thuyền
Bà bán vàng hương, ông thợ mộc
Đầu ngõ thôn mình bỗng hóa tiên
Lời hát như rễ đa bám đất
Chằng chịt thẳm sâu số phận đời người
Kẻ tha hương bỗng quay về sự thật
Nguồn cội đáy lòng ấp ủ khôn nguôi...
Cánh én đầu tiên
Một con én không làm nên mùa xuân
( Ngạn ngử Pháp)
Một chim én cô đơn
Báo sớm mùa xuân đến
Cánh xập xòe trên bến
Sông vắng, đồng không hoa
Nước vẫn lặng như tờ
Gíó bấc, trời u ám
Dưới những vầng mây xám
Trơ trụi hàng cây khô
Én bảo đông đã qua
Hết những ngày giá lạnh
Trong hạt mầm thúc mạnh
Cành sẽ nảy chồi tơ
Hàng năm tôi đợi chờ
Con én quen đến sớm
Run rẩy và dũng cảm
Ríu rít báo xuân sang
Rồi cả đàn én về
Khi mặt trời sáng tỏ
Ai nhớ niềm vui nhỏ
Với cánh én đầu tiên
Hỏi những dòng sông
Hỏi sông Hồng
Tám trăm cây số trên đất Việt
Lắng phù sa cho nguồn cội văn minh
Sao cuộn sóng đỏ ngầu hung dữ
Bao giờ nguôi cơn oán giận Thủy Tinh?
Hỏi sông Cầu
Lời tuyên ngôn của Sơn Hà Nam Quốc
Tên lửa và vó ngựa đá Nghĩa quân
Khi giặc đến tụ về đây giữ nước
Chiến luỹ ven sông còn dựng đến bao lần?
Hỏi sông Gianh
Tháng Tám Sáu Tư ta đánh giặc trên sông
Nam Bắc cắt chia nhưng sông chỉ một lòng
Sông có đau hai trăm năm nội chiến
Khi Đàng Ngoài cừu địch với Đàng Trong?
Hỏi sông Cửu Long
Sông êm ả chảy qua sáu nước
Lễ Cầu Mùa đâu cũng vui tươi
Sông làm gì cho lời chúc phúc
Nối vòng tay hòa hiếu giữa bao người?
Hỏi sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang
Hỡi đôi sông Kỳ Cùng và Bằng giang
Sao hướng về xứ bạn chảy lang thang
Phải chăng muốn gửi về đất Bắc
Đôi lời nhắn nhủ của phương Nam?
Anh và Em
Con bọ hung và con hươu
Bộ sừng đều kềnh càng
Anh là con nào ?
Anh không biết được !
Chỉ có em bảo anh là hạt thóc
Và giã
Và xay
Và nấu thành cơm
Chỉ có em bảo anh là con cóc
Và bảo nghiến răng
để cầu nước
cho đời
Trăng trôi
Trăng thề còn đó giữa trời
Non cao biển rộng, lòng ng¬ười ở đâu
Bụi hồng gió cuốn xa nhau
U hoài tìm hỏi trăng sao trên trời
Lời xưa hẹn d¬ưới trăng trôi
Trăng mang lời hẹn theo ng¬ười trôi xa...
Dỗ dành xuôi ngược
Anh dỗ em xuôi dòng sông đến vùng cửa biển
Nơi nước và mây hòa quyện chân trời xa
Anh dỗ em ngược con đường lên miền núi thẳm
Thác ghềnh thành dòng sông chảy hiền hoà
Anh dỗ em xuôi thời gian đến ngày đầu bạc
Tay trong tay ta vẫn bên nhau
Anh dỗ em ngược cuộc đời về thời thơ ấu
Ngựa trúc, mơ xanh e ấp tình đầu
Nhưng em vẫn giận hờn anh mãi
Mặt hồ cau có rợn sóng thu
Thuyền anh chao đảo trong gió lạnh
Chèo mãi mà không cập bến bờ
Hay ta lại xuôi dòng em nhé
Về miền Cực Lạc, xứ Thiên Thai
Hay ta lại ngược thời Tiền sử
Để thấy Khủng long, Dương xỉ muôn loài
Cứ ngược xuôi hoài rồi cũng gặp Ê va
Dỗ A đam ăn trái cấm vườn nhà
Em nghe đỏ má cười e lệ
Trong vườn bừng nở một bông hoa[/quote]
Ngày gửi: 15/04/2012 14:47
Có 2 người thích
Thương nhớ Jôn Đrap pơ
Tôi đã về quê bạn
Ôxtrâylia xa xôi
Bạn bảo đó là hoa và biển
Lâu đài và sa mạc, núi đồi
Bạn bảo tầng ô-zôn đã thủng
Tia tím đang chiếu rọi da người
Bạn bảo thổ dân cơ cực lắm
Họ lạc trong văn minh xa xôi.
Bạn say mê điều tra Nhân học
Hỏi thuyết Âm - Dương, ngắm tượng nhà mồ
Tiếng Việt chênh vênh, lời mộc mạc
Vẫn tìm ra những tâm sự mơ hồ
Chúng tôi biết bạn là Huân tước
Tìm niềm vui nhân đạo xứ xa
Vội vã trao nhanh từng tri thức
Sợ tháng ngày vô ích trôi qua
Bạn chạy đua với ung thư da
Yêu đất này chẳng nỡ rời xa
Tôi oán tầng ô zôn thủng lỗ
Cướp trong tay ta một đoá hoa.
Hoa và Quả
Hoa rực rỡ muôn màu
Quả chỉ trầm tĩnh đỏ
Hương hoa bay theo gió
Quả nằm lặng trong tay
Quả lắng đọng đêm ngày
Hoa khoe hương vội vã
Hoa lả lơi buông thả
Quả nhận hết về mình
Trăm hoa đậu một quả
Ong bướm nào ghi danh
Ngày gửi: 15/04/2012 15:13
Có 2 người thích
Đọc thơ Anh Chế
Anh đi ra từ Vườn Lan
Của người Chàm
Sờ soạng sự Điêu Tàn
Những Tháp gầy mòn
Và Đền xưa đổ nát
Bóng ma Hời khóc ngày xưa đã mất
Cùng “ sưong xây mồ bạc “
Giấu lớp người đã mất quê hương
Rồi Anh nhìn ra
Hoa nở ngày thường
Thấy Cửa Việt hai bờ xa vắng
Muốn Anh Sáng thành Phù Sa lắng đọng
Hồi sinh trong tuổi mới hào hoa
Biến cái hôn rực lửa giữa đôi ta
Thành vũ khí mười năm đánh giặc
Lời chau chuốt từ tim hay từ óc
Cảm xúc với suy tư đều bay bổng thành thơ
Triết Lý – Thi Ca duyên phận hững hờ
Trong Vườn Lan bỗng thành đôi bất tử
Tỉnh
Mây Tần khoá kín song the
Buị hồng liệu nẻo đi về chiêm bao
Tuần trăng khuyết , đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt , lòng ngao ngán lòng...
( Truyện Kiều – câu 249-252)
Chiêm bao còn thấy bụi hồng
Thấy trăng khuyết, thấy mây bồng bềnh trôi
Song the còn thoáng mặt người
Tỉnh ra ngơ ngẩn , đâu rồi giấc mơ...
Trang trong tổng số 3 trang (24 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]