Trang trong tổng số 33 trang (322 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cả nhà ơi,
Vào Diễn đàn thấy vắng vẻ quá, mình nghĩ có khi nên lập một topic gì đó cho đời thêm tươi, để ai đó ghé vào đây cũng kiếm được nụ cười trước khi làm các việc khác trong ngày. Có ai biết những bài thơ Bút Tre không nhỉ.. Hãy chia sẻ với Diễn đàn đi nào!
Mình thích câu này, thích từ hồi còn bé tí, chả hiểu có phải thơ Bút Tre không:

Ruồi là một giống hiểm nguy
Bốn chân của nó rất vi trùng nhiều...

Gì nữa nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
12.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Cả nhà ơi,
Vào Diễn đàn thấy vắng vẻ quá, mình nghĩ có khi nên lập một topic gì đó cho đời thêm tươi, để ai đó ghé vào đây cũng kiếm được nụ cười trước khi làm các việc khác trong ngày. Có ai biết những bài thơ Bút Tre không nhỉ.. Hãy chia sẻ với Diễn đàn đi nào!
Mình thích câu này, thích từ hồi còn bé tí, chả hiểu có phải thơ Bút Tre không:

Ruồi là một giống hiểm nguy
Bốn chân của nó rất vi trùng nhiều...

Gì nữa nhỉ?
Thơ Bút Tre tôi cũng đọc và thuộc nhiều nhưng chỉ là trường phái Thơ Bút Tre thôi chứ không phải của Cụ Bút Tre.
Xin Đăng một số câu của cụ để hưởng ứng topic

Trăm năm ở một làng vè
Nghìn câu lục bát mấy đề vè hôm
Khi khuya sáng, lúc hoàng hôn
Bà con kể lại, xóm thôn vọng lời
Bút Tre nối bước những ai
Một dòng thơ, mở đường quai kể vè
Năm năm dân dã lắng nghe
Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng.
Bản chất dân gian ham nghệ thuật
Tự nhiên xã hội hẳn trường tồn
Có ngôn ngữ hẳn ca vè có
Sàng lọc truyền ngôn với nước non
----------

Bút Tre văn nghệ không thừa nhận
Thêm bao bịa đặt cá nhân xuyên
Nỗi oan trái đâu cần ai rửa
Ánh trăng vằng vặc góc trời riêng.
----------

Di chúc của của Cụ Hà Văn Đăng

Tôi dặn, tiễn tôi tới suối vàng
Thưa kèn, giảm trống, chẳng đò ngàng
Dứt đường Tây Trúc, kinh thôi tụng
Buông sách Thọ Mai, lễ chẳng màng
Xã hội, cơ quan ngừng phúng viếng
Họ hàng thân thuộc chút khăn tang
Hương thơm, đèn sáng, vòng hoa trắng
Trầm mặc, cử hành đám lễ tang
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hi! Lâu lắm không gặp! Cảm ơn Biennho đã ủng hộ topic này, không thì lâu quá chẳng ai ngó ngàng giao lưu với nhau cả. Có nhẽ nên đổi topic thành Thơ theo trường phái Bút Tre, cả thơ tự sáng tác cũng được, chứ như mình cũng chả biết bài nào thật sự của cụ Bút Tre, bài nào là mọi người làm "ăn theo" kiểu của cụ nữa.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Em nghĩ là cụm từ "Thơ Bút Tre" đã được dùng để chỉ cả những bài thơ theo trường phái Bút Tre rồi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Hi! Lâu lắm không gặp! Cảm ơn Biennho đã ủng hộ topic này, không thì lâu quá chẳng ai ngó ngàng giao lưu với nhau cả. Có nhẽ nên đổi topic thành Thơ theo trường phái Bút Tre, cả thơ tự sáng tác cũng được, chứ như mình cũng chả biết bài nào thật sự của cụ Bút Tre, bài nào là mọi người làm "ăn theo" kiểu của cụ nữa.
_____________

Chào HXT, Chúc bạn một mùa Xuân mới tràn đầy nhựa sống. Mình đã đọc và rất thích những bài của OB mà HXT đã dịch, Bạn dịch OB thật hay đó.
Dạo này công việc của Tôi cũng đôi chút chộn rộn nên không ít có dịp vào Thi Viện thường xuyên các bạn thông cảm nha.
ĐLH nói rất đúng đó: Cụm từ "Thơ Bút Tre" là rất đúng và đầy đủ rồi mà, dòng thơ Bút Tre tôi cũng rất thích nhưng chỉ những câu dung tục vui vẻ tếu táo mang lại tiếng cười sảng khoái và một chút châm biếm mỉa mai đả kích... chứ tôi dị ứng với những câu thơ Bút Tre bịa đặt xuyên tạc trắng trợn mang mầu sắc chính trị lồng ghép vào trong đó.
ĐLH cho tôi đăng thêm tác giả "Xương Rồng Đen" vào Thi Viện nhé, Thơ XRĐ cũng rất hay, một chút trách móc giận hờn nhẹ nhàng da diết và cũng rất nồng nàn đôi khi tinh nghịch (Đó là nhận định chủ quan của tôi thôi).
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bạn có thể đổi tác giả thành tên thật hoặc bút danh được không? Xương Rồng Đen chỉ là một nickname và nghe hơi phản cảm khi đưa lên danh sách tác giả. Mình xin lỗi nhưng đó là quy định của Thi Viện.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

GAIGIA

Gái xin được góp vài bài nhé !

Năm 1954, tin thắng trận Điện biên vang động cả nước, Bút tre viết:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện biên trở về.

Năm 1958, báo chí đưa tin Gagarin bay vào Vũ trụ, khi ấy Bút tre đang rạo trong vườn thú liền ứng khẩu:
Hôm qua thế giới xôn xao
Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru
Ngoài vườn con khỉ đánh đu
Thằng Ngô Đình Diệm mút ... Bác Hồ.

Năm 1960 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về Vĩnh tường (Vĩnh phúc), phát động phong trào Đi vàng về xanh. Ngay sau đó, ven các trục đường xuất hiện nhiều hố ủ phân. Bút tre viết:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy đường.

Năm 1961, nhiều cán bộ miền Bắc được cử vào Nam công tác. Trong một buổi tiễn cán bộ đi B, Bút tre viết liền hai bài:
Anh đi công tác Pờ lây
Cu dài dằng dặc, biết ngày nào ra.

Chia tay có một buồng chuồi
Liên hoan chỉ có cái buồi hôm nay. (buổi hôm nay

Tạm thế đã nhé ! Đừng bảo mụ già thiếu văn hoá. Mình chỉ sưu tầm và liều mạng post cho vui một tí. Diễn đàn nghiêm túc quá, buồn lắm.
Gaigia.
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
24.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Việt Nam ăn sắn ăn mì
Tuân lên vũ trụ làm gì hở Tuân
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

GAIGIA

THÊM MỘT CHÚT VỀ THƠ BÚT TRE
Giới thiệu sơ lược  
Bút tre ên thật là Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911 tại xã Đồng Lương, Sông Thao, Vĩnh Phú. Thời niên thiếu, ông theo học chương trình giáo dục của Pháp và đến khi trưởng thành, được bổ nhiệm làm giáo học tại Tuyên Quang.
Sau khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945, ông Đặng Văn Đăng tham gia hàng ngũ kháng chiến và đến năm sau, được kết nạp vào đảng. Năm 1962, ông được cất nhắc làm trưởng ty văn hóa Phú Thọ và giữ chức vụ này cho đến năm 1968. Ông về hưu năm 1970 và mất năm 1987.
Trong thời gian giữ chức trưởng ty văn hóa Phú Thọ, ông Đăng cao hứng cho in tập “Thơ Bút Tre”, chủ yếu để lưu hành nội bộ trong ty và tặng thân hữu.  Điểm đáng nói là tuy thơ của ông  có vẻ ngô nghê, luộm thuộm ; nhưng khi người đọc ngẫm nghĩ ra ắt phải phì cười và thắm thía nhiều điều , thí dụ :

Bây giờ đang đứng trưởng ty
Bút Tre thơ phú tôi thì có sau
Cuối cùng xin nhắc một câu:
Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta

Ý ông muốn nhắc nhở thuộc cấp cần phải đặt văn hóa cơ sở lên hàng đầu trong các sinh hoạt quần chúng.
Trong một bài ca ngợi hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương, “nhà thơ” đã đặt bút viết :

Nhìn lên đỉnh núi con Voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng như người, voi sản xuất
Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai …

Năm đặc điểm thơ Bút Tre dân gian
Một cách tổng quát, dòng thơ Bút Tre dân gian mang năm đặc điểm sau:
1)-Chia cắt hai chữ mà lẽ ra phải được nối liền nhau:  Một chữ đặt ở cuối câu “lục” và chữ kia ở đầu câu “bát” . Chẳng hạn như:
Chị em nô nức đặt vòng
Hoa mồ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn
hoặc:
Chị em mặc váy đánh cầu
Lông bay phơ phất trên đầu các anh

Anh đi chiến dịch Ban Mê
Thuột xong vài bữa rồi về với em

Anh đi chiến dịch bản Mường
Tè xong rồi lại tìm đường về xuôi

Anh đi chiến dịch đảo Côn
Lôn em ở lại xóm thôn vui vầy

Bốn ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chệ bên thùng bia hơi  

Email anh viết thật bay
Bướm em mong đợi cả ngày lẫn đêm

Mời anh vào quán Kara
O.K. em đã mở ra sẵn sàng

Cái tên được ngắt làm đôi, như câu thơ ngợi khen cậu Nguyễn Trùng Dương đã chiến thắng trong một giải đô vật :

Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng
Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh

2)- Thêm hay bớt, hoặc đổi dấu ở những chữ phải hiệp vần trong thơ

Liên xô rất đỗi tự hào
Anh Ga Ra Rỉn bay vào vũ tru

Mừng ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ chúng ta vung lền

hoặc:

Phụ nữ nhiều cô rất lười
Riêng em, anh thấy là người cần cu

hoặc

Trung ương chỉ thị ba cùng
Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân
...
(Còn tiếp)
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

GAIGIA

THÊM MỘT CHÚT VỀ THƠ BÚT TRE (Tiếp theo và hết)

3)-Câu thơ thiếu một chữ

Anh đi em ở lại nhà
Cửa mình em mở người ra kẻ vào  (cửa nhà mình)
hoặc:
Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình (cửa nhà mình)

(4) Cố ý dùng chữ không đúng với luật bằng trắc của thơ lục bát khiến người đọc phải liên tưởng đến một chữ khác cho phù hợp

Đồng Xuân nô nức tiếng đồn
Có cô bán trứng vịt lộn rất to

hoặc

Khoai luộc tiếp tế chiến khu
Chị em bóc thử một củ ăn liền

5)- Mượn cảnh quan , sự việc , gói ghém hình ảnh hoặc ý dung tục

Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra

hoặc như trong hai câu tả chị em du kích:

Má kề nòng súng thẳng đơ
Tay thuôn chị cứ bóp cò sướng chưa?

Mời em ăn một quả chuồi
Để em nhớ mãi cái buổi hôm nay

Mừng ngày bầu cử tự do
Những ai xứng đáng thì cho vào hòm

Giờ đây , thơ Bút Tre ngày càng  được nhiều người tìm đọc và bắt chước làm theo . Còn các bạn khi đọc xong bài giới thiệu này , cũng nên đặt vài câu thơ kiểu Bút Tre . Tôi nghĩ lòng bạn sẽ vui dẫu cuộc đời chưa thật đẹp.

Kỳ sao ai cũng thích nghe
Cứ nghe mà biết Bút Tre là cười
Bao nhiêu Bút Sắt mòn rồi ,
Bút Tre vẫn để cho đời nguồn vui.
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 33 trang (322 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối