Trang trong tổng số 93 trang (922 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

NanLan

Thầy trò Calisto thật là tuyệt vời. Chúc mừng đội tuyển Việt Nam.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thắng rồi vẫn thấy lo lo
Ngon ăn cơ hội bỏ qua cũng nhiều.
Hàng thủ lắm lúc hơi liều
Tạo ra lỗ hổng để chiều đối phương.
Vui thì vui, chớ coi thường
Mianmar đá quá thường, quá non.
Muốn giành nguyệt quế huy hoàng
Phải chăm luyện tập, kỷ cương giữ gìn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Thắng là thích rồi
Vô địch để mai kia tính
Nhìn hai đối thủ chính
Hoà đã thấy sảng khoái hả hê
Ai ngờ mình lại mang về
Một trần cầu no nê bàn thắng
Đông Nam Á vốn ao tù nước đọng
Châu Á,với thế giới mặc kệ người ta
Riêng AFF thì ta chẳng có tha
Làm vua xứ mù còn hơn làm thằng ngu xứ mạnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Mãi mãi một giấc mơ con

(Nguồn TTVH online)



Bóng đá Đông Nam Á quay đi quẩn lại cũng mấy ông thầy đến rồi ăn dầm ở dề vùng trũng. Khi LĐBĐ Thái Lan ký hợp đồng với huyền thoại M.U  Bryan Robson với mức lương khủng (1,6 triệu USD/năm), có thể thấy quyết tâm rất rõ ràng: đưa nền bóng đá này thực sự thoát ra khỏi cái ao làng Đông Nam Á.
Mọi người chờ sự thay đổi tích cực từ thương vụ này, bởi người Thái đã 9 lần vô địch SEA Games, 3 lần quán quân ở đấu trường AFF Cup. Họ cũng đã từng sử dụng hai HLV người Anh là Peter Withe và Peter Reid.

Vậy mà, đến nay Bryan Robson vẫn chưa cho thấy mình thực sự  đáng “đồng tiền, bát gạo”. Tối qua, ông góp phần đưa bóng đá Thái Lan lập kỷ lục mới: để Lào cầm chân trong thế bị dẫn trước. Có gì đó bất ổn, như việc ông xây dựng lối chơi dựa vào một tiền vệ 37 tuổi như Chaiman. Ngay lập tức, lối chơi của Thái Lan hết sức xơ cứng. 2 bàn thắng đều nhờ phút lóe sáng của cá nhân, hơn là hệ quả lạc quan của một dây chuyền mang dấu ấn từ triết lý Bryan Robson. Xét về vị thế, Thái Lan còn đau hơn tất cả các đối thủ, khi bây giờ họ lại đang vật vã tìm về một chiếc Cúp khu vực đã có lúc tưởng “ngán” đến tận cổ.

Mới đây thôi, người Malaysia tôn vinh HLV Rajagobal R.Krishnasamy đã giúp U23 nước này đăng quang ngôi vô địch SEA Games 25. Cả đất nước hẳn tràn trề trước khi bước vào AFF Suzuki Cup 2010. Rất nhanh chóng, sự lạc quan đó bị nhuốm một màu đen, bằng thảm bại 1-5 trước Indonessia.

Chỉ 2 trận đấu nhưng khán giả Đông Nam Á đã bội thực bàn thắng: 10 bàn (trung bình 5 bàn/trận). Nó cho thấy sự bất ổn, phập phù của một khu vực bóng đá trình độ còn thấp. Nếu nói ông A.Riedl hay thì chưa hẳn, vì năng lực cùng bản lĩnh đã chứng minh ở VN quá rõ rồi. Nói ông may thì chính xác hơn, khi sở hữu đội bóng có khát vọng thực sự (chưa một lần vô địch), có “hồ” (lực lượng rất tốt, nhất là cầu thủ nhập tịch) cùng một cái sân như Hỏa Diệm Sơn.

Hôm nay, đến lượt HLV Calisto và HLV Avramovic xuất quân. Một bên  run run lo bảo vệ ngôi vô địch, còn bên kia cố gắng lấy lại tư thế của một kẻ đã từng 3 lần vô địch rồi lao dốc.

Cuộc chạy đua vô địch Đông Nam Á cứ thế không có điểm dừng. Thái Lan hô to nhất sẽ tấn công ra biển, rốt cuộc họ cũng chỉ là hổ giấy để rồi phải quay về vạch xuất phát. Một biểu tượng còn thế, thì trách gì các đội làng nhàng khác trong khu vực cứ mãi đeo đuổi một giấc mơ con.


NGỌC HÒA
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Sau Myanmar thì đội tuyển Việt Nam sẽ gặp ai thế Vịt Em?
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Gặp Philippines chị ạ


Ngày 2/12
17:00 Singapore v Philippines (Sân Mỹ Đình)
19:30 Việt Nam v Myanmar (Sân Mỹ Đình)

Ngày 5/12
17:00 Singapore v Myanmar (Sân Mỹ Đình)
19:30 Philippines v Việt Nam (Sân Mỹ Đình)

Ngày 8/12
19:30 Myanmar v Philippines (Sân Thiên Trường, Nam Định)
19:30 Việt Nam v Singapore (Sân Mỹ Đình)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Cám ơn em!
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Huyền Thoại FC Barcelona là người Philippines

http://www.fcbarcelona.com/web/thumbnails/199_150/Imatges/club/historia/jugadors_llegenda/alcantara_retrat.jpg

Họ tên đầy đủ : Paulino Alcántara Riestrá
Sinh ngày : 07 tháng 10 năm 1896
Mất năm: 13-02-1964
Vị trí : Tiền đạo

Sự nghiệp cầu thủ

FC Barcelona (1912-1916)
Bohemians Sporting CLub ( Manila ) (1916-1918)
FC Barcelona (1918 - 1927) 37 trận với 34 bàn thắng

Theo thống kê, trong 357 lần ra sân trong màu áo Barcelona Alcantara ghi được tới 357 bàn.

Danh hiệu :

Copa del Rey: 5
1912-1913, 1919-1920, 1921-1922, 1924-1925 and 1925-1926

Championat de Catalunya: 10

1912-1913, 1915-1916, 1918-1919, 1919-1920, 1920-1921, 1921-1922, 1923-1924, 1924-1925, 1925-1926 and 1926-1927

Philippine Football Federation Men's Open Championship: 2
1916-1917 and 1917-1918

1. Tiểu sử và xuất xứ

Paulino Alcántara Riestrá được sinh ra tại Iloilo - Philipine và chuyển đến Tây Ban Nha chơi cho FC Galeno trước khi ông được phát hiện bởi Joan Gamper và gia nhập FC Barcelona.

2. Tại CLB Bohemian - Philippine

Trong những năm 1916-1918, ông quay về Philipine , Alcántara chơi cho Bohemian Sporting Club. Ông được triệu tập vào đội tuyển bóng đá quốc gia Philippines năm 1917 và đại diện cho quốc gia của ông tại Viễn Đông : Giải vô địch Tokyo, giúp họ đánh bại Nhật Bản 15-2 .Đây là thành tích cao nhất của Philippne trong 1 giải bóng đá quốc tế. Trong khi đó, Barcelona đã không thành công trong cuộc đua giành chức vô địch khi thiếu vắng ông.

3. Trở thành huyền thoại tại Barcelona.



Ông bắt đầu sự nghiệp khi mới 15 tuổi 4 tháng.
Năm 18 tuổi , ông xuất hiện vào ngày 25 Tháng 2 năm 1912 trong trận đấu với Català SC trong Championat de Catalunya và FC Barcelona đã thắng 9-0 , Alcántara lập hattrick đầu tiên của mình. Ông được biệt danh "el Rompe redes" (Máy dội bom ) do khả năng ghi bàn của mình.

Sau khi trở về Barcelona, huấn luyện viên Jack Greenwell thử nghiệm Alcántara như là một hậu vệ nhưng không đạt được thành công .
Jack đã nhận ra sai lầm và trả lại vị trí tiền đạo cho ông.
Năm 1919, ông đã giúp câu lạc bộ giành chiến thắng một Championat de Catalunya. Barca cũng vào đến chung kết Copa del Rey, nhưng cuối cùng bị thua tới 5-2 trước CLB Arenas Club de Getxo.
Năm 1920 Barca giành cú double : Copa del Rey và Championat de Catalunya và Alcántara ghi bàn trong chiến thắng 2-0 trên Athletic Bilbao trong trận chung kết Copa.
Cùng với Ricardo Zamora, Josep Samitier và Félix Sesúmaga đã mở ra 1 thời kỳ vàng son cho CLB.Họ thống trị cả Championat de Catalunya và giải Copa del Rey. Alcántara ghi hai bàn trong trận chung kết Copa 1922, khi Barcelona đánh bại Real Unión 5-1 và ghi bàn thắng trong chiến thắng 3-2 trước Atlético Madrid trong trận chung kết 1926.

4. Sự nghiệp quốc tế


Năm 1915 , Alcántara xuất hiện lần đầu tiên của ông với ĐT Catalonia và năm 1924 ông thi đấu 6 trận và ghi được 4 bàn thắng cho ĐT.Ông còn khoác áo ĐT Philippne và Tây Ban Nha ở cấp độ quốc tế. Năm 1920 Alcántara, cùng với Zamora, Samitier và Sesúmaga đã được triệu tập để đại diện Tây Ban Nha tại Thế Vận Hội. Tuy nhiên, Alcántara đã phải ở nhà khi không vượt qua cuộc kiểm tra y tế của mình. Ông chơi trận đầu tiên của mình cho Tây Ban Nha ngày 07 tháng mười 1921 ở tuổi 25 với Bỉ và ghi cả 2 bàn trong trận thắng 2-0. Ông đã 5 lần thi đấu và ghi được 6 bàn thắng cho Tây Ban Nha giữa 1921 và 1923.

Ông có vinh dự là người ghi bàn thắng đầu tiên trên sân Les Corts( sân VĐ cũ của Barcelona) ngày 20/05/1922. Một kỷ niệm đáng nhớ khác là bàn thắng sấm sét được ghi từ cự ly 35 yard vào lưới đội tuyển Pháp trong trận đấu giữa Tây Ban Nha và Pháp vào ngày 30/04/1922.


5.Tổng kết


Năm 1927 ở tuổi 31 ông quyết định giải nghệ và hành nghề bác sĩ.
Vào ngày 05 tháng 7 năm 1927 ông xuất hiện trong trận Barcelona chơi với Tây Ban Nha để vinh danh ông .Sau này ông tiếp tục gắn bó với Barcelona với một giám đốc điều hành câu lạc bộ vào những năm 1931 và 1934.
Năm 1951 Alcántara đã trở thành huấn luyện viên ĐT Tây Ban Nha chỉ trong 3 trận đấu.


Ông là người châu Á duy nhất chơi tại FC Barcelona và người châu Á đầu tiên chơi cho 1 CLB Châu Âu. Alcantara nổi danh trong lịch sử FC Barcelona không chỉ bởi kỹ năng chơi bóng tuyệt vời mà còn là một chân sút thượng hạng.

Ông qua đời tại thành phố Barcelona 13 tháng 2 năm 1964 (- 67 tuổi).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Hà nội sau trận thắng 7/1 của VN trước Myanmar



Sài Gòn cũng ngất ngây theo...Tại Nhà văn hóa Thanh Niên (quận 1, TP HCM), dưới màn ảnh 300 inch, khoảng 3.000 bạn trẻ tập trung để cổ vũ cuồng nhiệt cho tuyển Việt Nam trước Myanmar.






(Ảnh sưu tầm)

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Nga được FiFa cho đăng cai giải bóng đá WC 2018 rồi. Hà Lan và Bỉ đã đang đau khổ và không hiểu tại sao lại không được các thành viên bỏ phiếu ủng hộ nhiều. Thật lạ và ngạc nhiên quá. Nga là nước Đông Âu đầu tiên được đăng cai một giải bóng đá lớn như vậy Chúc mừng đất nước Nga.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 93 trang (922 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối