Gửi Singuyen: " Thơ tôi viết vốn chẳng hay Dăm vần lục bát giải bày tâm tư..." Cảm ơn bạn đã có những ngợi khen cho những cảm xúc của tôi. Không phải là người khiêm tốn đâu, mọi người coi những cảm xúc ấy là thơ thực sự là Trần Tâm mừng rồi. Tôi vốn là dân Tự Nhiên nên thực sự Thơ ca không tường tận mấy đâu, chỉ viết theo quán tính của cảm xúc thôi.
Nhiều lúc cảm giác như mình là một chú chim lạc bầy? Tính đến năm nay Trần Tâm đã tròn 8 năm sống xa gia đình, bắt đầu cuộc sống sinh viên từ năm 2002 và đến giờ đi công tác vẫn cuộc sống ấy....
LỜI CỦA ÁNH MẮT ---------------------------------------- Trần Tâm
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt em Có những vì sao cô đơn Lạc giữa bầu trời bao la rộng lớn Nên chẳng bao giờ xích lại gần nhau
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt em Có những buổi chiều xa vắng Hoàng hôn rơi trên những cánh rừng già Như nỗi nhớ vỡ òa trong ký ức
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt em Có những đêm mưa thầm lặng Người xa quê văng vẳng tiếng cố hương Như tiếng " Cuốc" lạc trong đêm thanh vắng
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt em Có những buổi trưa hè oi ả Thấy con sông, lũ bạn và tuổi thơ Cả cánh diều nâng ước mơ ngày ấy
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt em Có bóng mẹ, dáng cha tần tảo Dậy sớm thức khuya bao tháng bao ngày Để giấc em ngon say mỗi tối
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt em Có nỗi ưu tư xen lẫn muộn phiền Của quá khứ, tương lai và hiện tại Ánh mắt em đã nói lên câu chuyện dài vô tận ... Ngày 10.9.2010
Note: Người ta vẫn thường nói " Ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn " theo tôi điều đó hoàn toàn chính xác. Với riêng tôi khi nhìn chăm chú vào đôi mắt của người khác có thể đoán được họ đang có tâm trạng vui hay buồn, họ là người nhân hậu hay tính toán, họ là người thật thà hay gian dối,... Đặc biệt đối với người sống nội tâm thường rất khó đoán những gì họ suy nghỉ thì giải pháp chon " cửa sổ tâm hồn " để phán đoán là một điều khá hợp lý. bài thơ: " Lời của ánh mắt " của tôi xin được tặng một cô bạn thân hồi đại học. Hy vọng những phán đoán của tôi khi nhìn vào mắt của cô ấy là tường đối chính xác...
NGƯỜI MẸ THÁI ---------------------------------------- Trần Tâm Người mẹ Thái... Chúng con vẫn gọi là "Êm" Mẹ quê nơi bản nghèo Tuần Giáo Có đèo Pha - Đin với tận trời cao Nơi bốn mùa mây, gió, sương bao Núi chỉ thấy mờ ảo trong nắng sớm Trưa lũ gà buông tiếng gáy tưởng đêm
Người mẹ Thái... Chúng con vẫn gọi là " Bà Tiên " Tóc trắng như mây, đầu quấn " Tẳng cẩu" Vòng bạc quấn quanh như con đường quanh núi Lưng mẹ cong như vầng trăng non đầu tháng Nhưng mắt mẹ vẫn sáng như vì sao hôm... Vầng trán da nhăn chỉ thấy khi mẹ cười
Người mẹ Thái mà tôi vẫn gặp Mỗi sáng thức dậy khi đón bình minh Tôi như thấy bóng mẹ mình trong đấy Cũng tảo tần như bao mẹ Việt Nam... Ngày 13.10.2010 Note: Công tác trên vùng cao Tây Bắc đã 4 năm, tôi có cơ hội sống làm việc tiếp xúc với người địa phương rất nhiều. Người H'mông, người Thái hai dân tộc anh em chiếm đa số nơi tôi đang sống chính vì vậy đã từ lâu họ đã trở thành đồng chí, đồng đội, bạn bè, người thân mình lúc nào không hay... Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán khác nhau từ nếp nhà ở, văn hóa ẩm thực, cách ăn mặc... Người H'mông thường chọn những vùng núi cao để ở ngược lại người Thái thì hay sinh sống ở khu vực ven sông suối nói chung là ở khu vực thấp hơn so với người H'mông. Người dân tộc Thái Điện Biên những nét văn hóa rất đặc sắc. Điểm phân biệt giữa người phụ nữ đã có gia đình với người chưa gia đình có thể dựa vào mái tóc. Đầu cuốn " Tằng cẩu '' là người đã có gia đình ( Kiểu tóc búi tròn và tôi đẻ ý thấy có một chiếc châm cài bằng bạc cài cùng ). Người Thái cũng có ngôn ngữ viết và nói riêng, ví dụ: Mẹ tiếng thái gọi là " Êm ",... Bài thơ:" Người Mẹ Thái " của tôi xuất phát từ những tình cảm của cá nhân đối với người phụ nữ dân tộc Thái, xin được dành tặng cho người phụ nữ dân tộc Thái Tây Bắc nói chung và những bà mẹ Thái tôi đã gặp gỡ và giao lưu nói riêng.
NGƯỜI MẸ THÁI ---------------------------------------- Trần Tâm Người mẹ Thái... Chúng con vẫn gọi là "Êm" Mẹ quê nơi bản nghèo Tuần Giáo Có đèo Pha - Đin tới tận trời cao Nơi bốn mùa mây, gió, sương bao Núi chỉ thấy mờ ảo trong nắng sớm Trưa lũ gà buông tiếng gáy tưởng đêm
Người mẹ Thái... Chúng con vẫn gọi " Bà Tiên " Tóc trắng như mây, đầu quấn " Tẳng cẩu" Vòng bạc quấn quanh như con đường quanh núi Lưng mẹ cong như vầng trăng non đầu tháng Nhưng mắt mẹ vẫn sáng như vì sao hôm... Vầng trán da nhăn chỉ thấy khi mẹ cười
Người mẹ Thái mà tôi vẫn gặp Mỗi sáng thức dậy khi đón bình minh Tôi như thấy bóng mẹ mình trong đấy Cũng tảo tần như bao mẹ Việt Nam... Ngày 13.10.2010 Note: Công tác trên vùng cao Tây Bắc đã 4 năm, tôi có cơ hội sống làm việc tiếp xúc với người địa phương rất nhiều. Người H'mông, người Thái hai dân tộc anh em chiếm đa số nơi tôi đang sống chính vì vậy đã từ lâu họ đã trở thành đồng chí, đồng đội, bạn bè, người thân mình lúc nào không hay... Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán khác nhau từ nếp nhà ở, văn hóa ẩm thực, cách ăn mặc... Người H'mông thường chọn những vùng núi cao để ở ngược lại người Thái thì hay sinh sống ở khu vực ven sông suối nói chung là ở khu vực thấp hơn so với người H'mông. Người dân tộc Thái Điện Biên những nét văn hóa rất đặc sắc. Điểm phân biệt giữa người phụ nữ đã có gia đình với người chưa gia đình có thể dựa vào mái tóc. Đầu cuốn " Tằng cẩu '' là người đã có gia đình ( Kiểu tóc búi tròn và tôi đẻ ý thấy có một chiếc châm cài bằng bạc cài cùng ). Người Thái cũng có ngôn ngữ viết và nói riêng, ví dụ: Mẹ tiếng thái gọi là " Êm ",... Bài thơ:" Người Mẹ Thái " của tôi xuất phát từ những tình cảm của cá nhân đối với người phụ nữ dân tộc Thái, xin được dành tặng cho người phụ nữ dân tộc Thái Tây Bắc nói chung và những bà mẹ Thái tôi đã gặp gỡ và giao lưu nói riêng.
KHÚC RUỘT ĐAU THƯƠNG --------------------------- Trần Tâm Miền Trung quê tôi... Khúc ruột thân thương Khúc ruột nhỏ bé Khúc ruột đau thương của cả nước Lũ lại về rồi... Cuốn đi tất cả
Nghệ An, Hà Tĩnh ơi! Quãng Bình yêu dấu Quê tôi chìm trong biển nước Cha đâu rồi? Các em tôi đâu? Hỡi dòng lũ hung ác Hãy trả lại cho tôi...
Đôi bàn tay của Mẹ Sao gầy guộc và xanh xao quá Đôi mắt của Bà Vẫn trũng sâu và thâm đến thế Mõi mòn nhìn theo dòng nước mênh mông Ôi Miền Trung! Sao thương thế Miền Trung ơi... Ngày 24.10.2010 Note: Hơn hai mươi ngày qua, hàng triệu người dân Việt Nam " Ăn không ngon, ngủ không yên " vì xót xa cho đồng bào, đồng chí của mình với bao mất mát, đau thương về tài sản, con người và tinh thần. Khúc ruột Miền Trung lại một lần nữa dầm mình trong dòng lũ hung ác, lớn nhất trong một thế kỷ qua. Người Miền Trung vốn đã gày gò, nhỏ bé nay lại càng hốc hác hơn vì những ngày không ăn không ngủ và lo sợ. Nghệ An, Hà tĩnh và Quãng Bình là những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt lũ vừa rồi. Lũ gối lên lũ, nước trận lên nước chỉ một màu trắng mênh mông,... Là một người con của Miền Trung sống xa quê, mặc dù đợt lũ vừa qua quê nhà không việc gì nhưng cũng giống mọi người tôi cũng thấy xót xa trước những mất mát của đồng bào. Bài thơ: " Khúc đau thương" là sáng tác của tôi chia sẽ những mất mát của đồng bào Miền Trung trong đợt lũ tháng 10 vừa qua.
CHUYẾN ĐÒ MUỘN ----------------------- 15.12.2010 Em tôi lỡ chuyến đò chiều… Hoàng hôn rơi ướt cánh diều theo sau Sông quê con nước đổi màu Những làn sóng cuộn xô nhau theo đò? Kẻ chèo lái vốn sĩ nho Đôi tay hờ hững, con đò chông chênh Em nhìn dòng nước dập dềnh Khẽ buông câu hát bồng bềnh qua sông Tháng ngày em đợi, em trông… Cuối cùng em cũng qua sông theo đò Thả buồn cho kẻ sĩ nho Gác đôi chèo cũ làm đò tái tê./.
Note: Cảm xúc để sáng tác bài thơ “ Chuyến đò muộn ” không biết xuất phát từ đâu và nhân vật chính là ai? Đúng là thơ với trả thẩn, nhiều lúc thẩn thơ… he.e.e Nói vậy thôi nhưng giới thiệu với mọi người một chút về bài thơ này nhé, đọc qua ta có thể hình dung ra đấy là một bức tranh với cảnh sông nước. Hình ảnh con sông, những chuyến đò chòng chành. Bắt gặp bóng dáng một thiếu nữ qua sông vào một buổi chiều làm kẻ lái dò xao xuyến… Tiếc quá mình là người rừng, không biết bơi và cũng trả biết lái đò nếu không đã háo thân thành nhân vật…he