Khi chú Gà còn chưa gáy... Hạt sương ngủ quên không chạy chốn mưa Cái lạnh vùng cao cũng thừa Làm sao ngăn bước sớm trưa tảo tần Cô giáo vùng cao! Ân cần... Cõng chữ lên Non bàn chân dớm máu Tóc đen nay đã nhuộm màu Bụi phấn, sương đêm đua nhau đọng lại
Thương bầy trò nhỏ tóc xanh Áo mong manh trong cái lạnh vùng Biên Cái bụng vẫn đói triền miên Làm sao nâng bước qua triền núi cao Cũng vì nghiệp giáo đã trao Các cô đi đến biết bao bản làng Tuyên truyền vận động không màng Bao nhiêu gian khó bẽ bàng đớn đau Cũng vì thế hệ mai sau Mong em đến lớp cùng nhau học bài Thương cô! Em nhớ dùi mài... Chăm lo đèn sách nên tài mới thôi! Ngày 19.11.2008. T/giả: Trần Tâm
Note: Nghề Giáo là một nghề cao quý nhưng cũng đầy rẫy những nhọc nhằn, khó khăn và vất vả. Tôi đã có điều kiện đi tới nhiều nơi, nhiều bản làng của Điện Biên và đã được chứng kiến những khó khăn, vất vả của các thầy cô giáo cũng như của học sinh vùng cao nơi đây. Bài thơ: “ Cô giáo vùng cao ” là sáng tác nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2008 và là món quà nhỏ dành tặng những người bạn của tôi hiện đang là các thầy giáo, cô giáo công tác tại các vùng cao của Tổ quốc!
Từ ngày Ban Quản Lý Rừng Chuyển từ Đặc Sản nửa mừng nửa lo… Trụ sở thì vẫn chưa to Nhưng mà xe đẹp đi cho đã đời... Máy tính nối mạng Nét rồi Lên còn tra cứu trau rồi thông tin Đi qua ai cũng muốn nhìn Sân cầu rộng dãi công trình mới thôi… Chiều nào cũng có khách chơi Thường xuyên thi đấu nói cười hê ha… Giám Đốc vì thế trẻ ra Tuần nào cũng tập dăm ba bốn lần Trưởng Phòng kỹ thuật cũng “ mần” Dăm ba bảy séc nên dần khỏe ra Đoàn viên ai cũng tham gia Thường xuyên luyện tập dần là giỏi lên… Ai ơi! khi đến chớ quên Thăm Ban quản lý ở trên Mường chà./. Ngày 04.12.2009. T/giả: Trần Tâm
Note: Ban Quản Lý Rừng phòng hộ huyện Mường chà được thành lập theo QĐ số: 159/QĐ - UBND ngày 08/2/2007 của UBND tỉnh Điện Biên. Chuyển đổi từ Lâm trường Đặc sản Điện Biên, Từ một đơn vị Doanh nghiệp quốc doanh nay trở thành một đơn vị sự nghiệp công lập. Về Ban Quản lý Rừng công tác chưa đầy 1 năm ( Tính đến thời điểm này ) Nhưng tôi đã chứng kiến nhiều sự đổi mới của cơ quan, hy vọng trong thời gian tới Ban QLR sẽ là đơn vị vững mạnh và điển hình của địa phương cũng như của sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Điện Biên. Bài thơ: " Cơn gió mới " là sáng tác của tôi viết về những sự thay đổi ấy và cũng là lời động viên, cổ vũ đến phong trào rèn luyện TDTT của ĐVTN trong cơ quan./.
Gửi em chút nắng vùng cao Nơi tôi công tác đã bao tháng ngày Nắng vùng cao ở trên này Đâu như cái nắng tháng ngày quê ta Miền Trung! Nắng cháy thịt da Mang hơi biển mặn, xót xa lòng người Vùng cao! Nắng thật rạng ngời Mang hơi thở đất, sắc trời biên cương
Gửi em chút nắng nhớ thương Của Miền Tây Bắc trong sương xa vời Nắng nơi đây! Ấm tình người… Đâu như cái nắng, oi nơi phố phường Nắng làm khô những nẻo đường Đêm qua thấm ướt vì sương rơi đầy Nắng vui đùa với gió mây Cơn mưa chưa tạnh đã vây kín đồi
Gửi em vạt nắng bên đồi Làm duyên cô gái, mắt môi thắm hồng Nắng làm đỏ má bé H’mông Tung tăng đến lớp như bông hoa rừng Nắng làm sắc thắm, hương lừng… Tháng ba Ban nở trên từng nẻo nương Nắng anh gửi ấm tình thương Vì còn nhung nhớ, vấn vương quê nhà Gửi em chút để làm quà… Thêm yêu Tây Bắc xa mà nên thơ./. Ngày 13.5.2009 T/giả: Trần Tâm
Note: Cái nắng của vùng cao gần như làm bạn với tôi trong sinh hoạt hàng ngày và gắn bó chúng tôi trong công việc. Trên vùng Tây Bắc có nơi một ngày có tới bốn mùa, cái nắng, cái gió, mây, mưa…. Những yếu tố thời tiết theo một quy luật đặc biệt không như ở những vùng khác. Có lẽ điều đó đã làm nên nét đặc sắc của khí hậu trên này… Bài thơ: “ Chút Tình Của Nắng ” là cảm nhận của riêng tôi về cái nắng trên này. Sau khi đọc qua, hy vọng mọi người có thêm một cảm nhận mới nữa về yếu tố thời tiết này./.
Ngày gửi: 15/05/2009 20:07 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đồ Nghệ vào 15/05/2009 20:23
Cảm ơn những bài thơ ấm tình người và yêu đời của bạn. Tôi cứ ước được như bạn...nhưng không thể, nhưng đọc thơ bạn thấy đời vui hơn, tươi hơn lên và ấm áp tình thiên nhiên hoà quyện tình người. Mong sẽ được đọc nhiều hơn nữa những bài thơ trong trẻo và tràn đầy tình cảm của bạn với vùng đất và con người nơi bạn đang sống và công tác.
... Все пройдет и печаль и радость Все пройдет так устроен свет Все пройдет только верить надо Что любовь не проходит нет ..
Mùa mưa Tây Bắc đến rồi Tôi nghe tiếng sấm liên hồi đêm qua Sáng nay bỗng thấy từ xa Những làn mây trắng chắc là đem mưa? Tắm cho những mãnh rừng thưa Gồng mình chống lửa những trưa nắng hồng
Mưa cho mát bản người H’mông Mưa đem sự sống, ruộng đồng thêm xanh Nương ngô mai sẽ tốt nhanh Kịp còn ra bắp chắc nanh đầy bồ Mưa cho đầy nước sông hồ Đem dòng điện đến, sáng vô tận rừng Mưa cho cây lá tưng bừng Cho hoa nở rộ, ong mừng sướng vui Mưa trôi đi hết ngậm ngùi… Cho người bản nhỏ niềm vui đong đầy
Nhưng mưa làm dốc thêm lầy Đi còn xa lắm, vắt vây kín đường Thương em nhỏ vẫn đến trường Nhà thì xa lớp, chặng đường gian nan Chắc là em chẳng thở than…? Vì người Tây Bắc đôi bàn chân to Đã quen dẫm những cam go Từ thời chống Pháp chẳng lo mưa rừng Nên mưa đi nhé! Mưa rừng… Để rơi no ấm trên từng bản xa./. Đêm mưa! Ngày 16.5.2009 T/giả: Trần Tâm
Note: Mùa mưa ở Điện biên nói riêng và Vùng Tây Bắc nói chung hình như đến sớm hơn những vùng miền khác. Khi ở những tỉnh, thành dưới đồng bằng mới bắt đầu chớm hạ, Thỉnh thoảng ta mới bắt gặp những con mưa rào bất chợt, còn lại là cả một thời gian dài nóng nực với cái nắng đỏ rực như màu hoa phượng thì trên này đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mùa mưa ở Điên biên thường bắt đầu từ cuối tháng 5 kéo dài đến tháng 8, tháng 9, có năm đến tận tháng 10 với những con mưa lớn kéo dài nhiều ngày thành một đợt. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, thơ ca viết về mưa rừng. Nhưng bài thơ: “ Mùa Mưa rừng ” là những cảm xúc của riêng tôi viết về mưa rừng và cũng là những rung động của tôi khi mùa mưa trên Điện Biên đang bắt đầu./.
Đồ Nghệ đã viết: Cảm ơn những bài thơ ấm tình người và yêu đời của bạn. Tôi cứ ước được như bạn...nhưng không thể, nhưng đọc thơ bạn thấy đời vui hơn, tươi hơn lên và ấm áp tình thiên nhiên hoà quyện tình người. Mong sẽ được đọc nhiều hơn nữa những bài thơ trong trẻo và tràn đầy tình cảm của bạn với vùng đất và con người nơi bạn đang sống và công tác.
Xin cảm Ơn Ông Đồ Nghệ! Đã có những động viên, khích lệ tới những sáng tác của tôi. Vâng, đúng như thế sự cảm nhận của tôi trong những bài thơ vừa qua là sự chia sẽ tới khó khăn của người dân trên này và không thiếu được những cảnh đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này. Hy vọng tới gian tới, tiếp tục nhân được sự chia sẽ góp ý của ông ./.
Cảm ơn LeHuongNhu! Bạn đã tâm sự với tôi bằng một bài thơ rất hay " Cái chữ Vùng Cao "... Thực ra tôi không phải là một thầy giáo và nghề nghiệp cũng không hề liên quan đến công việc này. Nhưng tôi có điều kiện chứng kiến những khó khăn, vất vả của thầy cô giáo và học sinh nơi vùng cao... Nếu các thầy cô giáo và học sinh ở đồng bằng vất vả một thì trên vùng cao phải gấp rất nhiều lần. Vì thế theo tôi họ phải có một nghị lực và quyết tâm phi thường mới bám trụ được với nghề giáo cũng như theo học cái chữ. Tôi và bạn chắc có điểm chung là có sự đồng cảm và chia sẽ với những khó khăn đó của họ, đúng không? Hy vọng trong thời gian tới chúng ta tiếp tục có những đồng cảm khác! Trần Tâm
Đêm qua nghe tiếng khóc rên… Núi cao buồn nhớ gọi tên rừng già Ngày xưa thề chẳng lìa xa Rừng đâu núi đấy dẫu là xa xôi Trách ai nỡ để chia phôi Màu xanh đâu mất núi ngồi khóc thương Chỉ còn lại với vấn vương Nhớ mùa Ban nở gọi sương sớm chiều
Ngày xưa bạn núi thật nhiều Đêm trăng Công đến múa kêu bạn tình Hoẵng, nai cũng đến nở sinh Đàn con đông đúc gia đinhg yên vui Giờ còn lại với ngậm ngùi Chỉ một thân núi sụt sùi đêm mưa Không còn một mãnh rừng thưa Dang tay che chắn gió mưa hãi hùng Rừng là tấm áo lụa nhung Đem hơi ấm đến tận vùng núi cao
Nay lên thử hỏi trăng sao… Vì sao rừng bỏ núi cao một mình? Chốn này nay bỗng lặng thinh Thiếu tiếng chim hót, gia đình hoẵng nai… Thiếu gà gáy những sớm mai Màu hoa đào, cúc, lan, mai… đâu rồi? Mỗi màu vàng xám mà thôi Chắc khi xuân đến núi đồi buồn đây Lấy gì tiếp đón xuân đây? Nghe thương, tiếc, nhớ, buồn lây núi rừng./. Ngày 14.5.2009 T/giả: Trần Tâm Note: Khi nói đến rừng ở Việt Nam người ta sẽ liên tưởng ngay tới núi. Do địa hình ở Việt Nam đặc trưng, 3/4 là diện tích đồi núi nên hầu hết diện tích rừng gắn liền với vùng đồi núi. Cũng giống như những vùng nhiệt đới khác trên thế giới rừng ở Việt Nam có tính Đa dạng sinh học rất cao, Không chỉ đa dạng về số loài, kiểu gien mà số lượng các loài sinh vật cũng rất lớn. Ngày nay sự đa dạng đó đang nhanh trong giảm sút, số lượng các loài động thực vật và vi sinh vật giảm đáng kể không những thế nhiều loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng. Một trong những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do diện tích rừng giảm sút, làm các loài mất dần sinh cảnh sống. Nếu bạn có cơ hội lên vùng Tây bắc một lần, bạn sẽ thấy những điều tôi nói là sự thật ! Nhìn những ngọn núi trọc trơ, không một màu xanh, không một bóng cây khiến cho bất có một ai khi nghiên cứu về sinh thái rừng hay yêu mến thiên nhiên hoang dã phải bàng hoàng, sững sốt và thương tiếc. Bài thơ: “ Tiếng khóc của núi ” của xin bày tỏ những trăn trở đấy của cá nhân tôi và tiếng khóc của núi./.
Con sông Nậm mức hiền hòa Đẹp như một dãi lụa hoa sắc màu Bốn mùa nước chảy trắng phau... Khi mùa mưa đến thêm màu phù sa Nên sông đẹp đến kiêu sa Như người thiếu nữ mặn mà vùng cao Những con gió cũng lao xao... Dừng chân ngắm nghía, quên chào nắng trưa Sông nguồn từ bản người thưa Mang tên Nậm Mức xa xưa lắm rồi Nơi dòng nước bỗng chia đôi Từ dòng nước lớn êm trôi Sông Đà
Những nơi sông đã chảy qua Từ vùng Sá Tổng mượt mà Trẩu, Thông ... Rồi Pa Ham cũng ngóng trông Đón dòng nước mát của sông thỏa lòng Qua Hừa ngài lại xuôi dòng Na Sang bản Thái rộng lòng đón sông Mường mươn nước mát ruộng đồng Tung tăng cá lượn, ngô trồng tốt tươi Hòa cùng dòng nước mát tươi Nậm Mươn suối nhỏ gọi mời từ lâu Mường Chà huyện nhỏ vùng sâu Có Sông Nậm Mức nặng sâu nghĩa tình... Sá Tổng, ngày 12.6.2009 T/giả: Trần Tâm
Note: Sông Nậm Mức là một nhánh nhỏ của Sông Đà, đoạn chảy qua tỉnh Điện Biên. Tại bản nhỏ Nậm Mức thuộc xã Sá Tổng, nơi có bạt ngàn những rừng Thông, rừng Trẩu xanh ngát dòng nước Sông Đà qua đây bỗng nhiên chia đôi. Nhánh chảy qua huyện Mường Chà tạo thành con sông Nậm Mức, từ Sá Tổng chảy qua Pa Ham, xuống Hừa Ngài, Na Sang và Cuối cùng sông chảy qua xã Mường Mươn. Trước khi ra khỏi địa bàn huyện Mường Chà, sông hòa cùng dòng nước của sông nhỏ Nậm Mươn để tạo thành một dòng nước lớn hơn và mạnh hơn. Chúng tôi, những người làm công tác: Trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ cho con sông Nậm Mức hơn ai hết am hiểu tường tận, yêu quý và thấy được tầm quan trọng cũng như vẽ đẹp, nét thơ mộng của con sông này. Bài thơ: “ Sông Nậm Mức ” là đôi lời giới thiệu của tôi về con sông này, đấy cũng là sự bày tỏ lòng yêu mến của không chỉ tôi mà còn của cả những con người đang sống, làm việc tại đây đối với sông Nậm Mức./.