Sưu tầm được bài viết này, xin giới thiệu với các bạn. Nếu các bạn thích, sẽ post lên thêm vì bài quá dài.
vien thanh
CLB/THT: Tân hình thức là một phong trào thơ Mỹ, khởi đầu từ thập niên 1980 và phát triển vào những năm 1990, cao điểm với tuyển tập đầu tiên Rebel Angels (Những thiên thần nổi loạn), xuất bản 1996, tái bản 1998, chủ trương bởi một số những nhà thơ trẻ sáng tác theo thể luật truyền thống. Họ phản ứng với thơ tự do, phát triển mạnh mẽ ở Mỹ sau Thế chiến II, thời kỳ hậu chiến, với rất nhiều phong trào tiền phong, bị cạn kiệt và làm mất người đọc vào cuối thế kỷ.
Thơ Tân Hình Thức Việt xuất hiện lần đầu tiên với số đặc biệt Tạp chí Thơ, mùa Xuân 2000, chào đón thiên niên kỷ mới. Nhưng khác với Tân Hình Thức Mỹ, những nhà thơ Việt chỉ mượn thuật ngữ “tân hình thức” để giới thiệu và du nhập vào thơ Việt thể thơ không vần của thơ tiếng Anh. Với những đặc tính như sau: dùng kỹ thuật vắt dòng, lập lại câu chữ để tạo nhịp điệu mới, tính truyện và ngôn ngữ đời thường.
Thơ tân hình thức Việt chỉ giống thơ Mỹ ở một điểm: sử dụng ngôn ngữ và cách nói thông thường, để chuyển đời sống thực tại, xảy ra trong sinh hoạt thường ngày vào thơ.
Đối với thơ tiếng Anh thì không có gì trở ngại vì tiếng Anh là một ngôn ngữ đa âm, nhiều vần nên khi vắt dòng và đưa ngôn ngữ thông thường vào thơ dễ dàng, dù cuối dòng có vần hay không. Còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm, khó mang những câu nói thông thường vào thơ vì vướng phải luật vần. Nên khi bỏ vần, phải thay bằng kỹ thuật vắt dòng mới đưa ngôn ngữ thông thường vào thơ được.
Thơ thể luật tiếng anh có 2 loại, có vần và không vần, trong khi thơ Việt chỉ có thơ vần. Như vậy, khi dùng kỹ thuật lập lại và vắt dòng, chuyển những thể thơ truyền thống như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát thành những thể thơ không vần, chúng ta chỉ bổ khuyết thêm cho thơ truyền thống Việt, để có cả thơ vần lẫn không vần như thơ tiếng Anh.
Thơ tân hình thức Việt không phải là một phong trào, hay nói khác, chỉ mượn cách xuất hiện như một phong trào để tiếp nhận một thể thơ mới cho thơ Việt, phù hợp với sự thay đổi đời sống xã hội, và đưa thơ Việt giao lưu với những nền thơ khác, qua dịch thuật. Vì cách làm thơ này, với kỹ thuật lập lại, khi dịch ra ngôn ngữ khác vẫn giữ được nhịp điệu của thơ, thành thơ, và người đọc khác ngôn ngữ và văn hóa sẽ đọc như một bài thơ sáng tác chứ không phải như một bài thơ dịch. Tuyển tập thơ song ngữ Không Vần xuất bản 2006 và Thơ kể xuất bản 2010 đã chứng minh điều đó.
Thơ Tân Hình Thức Việt đã được 10 năm, nhưng vẫn chưa được sự chú ý cả ở trong lẫn ngoài nước. Có lẽ một phần là do sự bùng nổ thông tin, con người bận tâm tới quá nhiều vấn đề. Hơn nữa, cái mới cần thời gian để làm quen, không phải chỉ một sớm một chiều là được chấp nhận. Quí bạn đọc muốn tìm hiểu loại thơ này xin vào web site
www.thotanhinhthuc.org. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số tác giả tiêu biểu của dòng thơ này, trải dài trong 10 năm qua, bằng song ngữ Anh và Việt.
Khế Iêm
TÂN HÌNH THỨC
VÀ CÂU CHUYỆN KỂ
Khi tôi ngồi uống cà phê ngoài lề
đường và kể lại câu chuyện đã được
kể lại, từ nhiều đời mà đời nào
cũng giống đời nào, mà lời nào cũng
giống lời nào, về người đàn bà và
đàn con nheo nhóc (nơi góc phố được
gọi là chỗ chết, nơi góc phố được
gọi là chỗ sống), kẻ những đường kẻ
bằng than đen; gãy góc, xấu xí như
cái bóng trong tấm hình cũ, như dĩ
nhiên hôm nay ngày mai ngày mốt, như
thế thôi thì thế thôi, biết đâu chừng
nhưng người đàn bà và đàn con nheo
nhóc, vẫn kể lại câu chuyện đã được
kể lại, như người khác đã từng kể
lại, dù chẳng để lại gì ngoài câu
chuyện đã kể, bởi câu chuyện đang tự
kể lại, và không ai, ngay cả người
đàn bà và đàn con nheo nhóc, bước
ra ngoài câu chuyện đã được kể lại.
NEW FORMALISM AND A STORY
By Khe Iem
Translated by DoVinh
While I sit sipping my coffee
on the curbside and telling my
story passed down the generations
telling a story like the story
told by every generation,
about a woman and her sorry
brood (on a corner of a city
known as the place of death, on a
corner known as the place of life),
drawn in by dark lines of charcoal;
broken curves, ugly shadows of
old photographs, like today and
tomorrow and the day after
tomorrow, and that’s about it,
who knows if the woman and her
sorry brood, still telling the story
that has been told by so many
others, nothing different from
the story, the story that tells
itself, even though there is no-
thing beside the story that tells
itself, including the woman
and her sorry brood, stepping out-
side of the story being told.
Khế Iêm
CON MÈO ĐEN
Con mèo đen có linh hồn và chiếc
xương sườn của tôi, mỗi buổi sáng thức
dậy không bao giờ rửa mặt, mỗi buổi
sáng thức dậy không bao giờ đánh răng;
con mèo đen có đôi mắt bằng đất
sét, mở ra và nhắm lại, hay cứ
mở ra và không bao giờ nhắm lại,
trong lúc lên thang xuống thang, mang theo
linh hồn và chiếc xương sườn của tôi,
mà quên rằng, tôi đã sống những ngày
hôn ám biết bao, tự thuở nào và
tại sao thì tôi đành chôn kín, trong
cái túi đựng đầy những đoạn chú thích,
được lượm lặt từ rất nhiều mẩu chuyện,
để cấu thành câu chuyện về con mèo
đen, mang linh hồn và chiếc xương sườn
của tôi; dĩ nhiên, đó là con mèo
đen có đôi mắt bằng đất sét, chứ
không phải bất cứ đôi mắt nào khác;
mù đặc, trong lúc lên thang xuống thang.
Ghi Chú
Bài thơ “Con Mèo Đen”, bản tiếng Anh “The Black Cat” được đề cử và công nhận là 1 trong 3 bài thơ hay nhất trong tháng 12 năm 2007 của diễn đàn thơ Mỹ
www.poetry.about.com THE BLACK CAT
By Khe Iem
Translated by DoVinh
The black cat with my soul and a piece of
my rib, wakes up every morning not
washing its face, every morning not
brushing its teeth; the black cat with clay-like
eyes, opening and closing, or open-
ing and never closing, as it climbs up
and down the stairs, dragging with it my soul
and a piece of my rib, forgetting that
i had lived much darker days, since when and
why it was i had buried them in my
pocket full of notes gathered from
many different tales, strung together
to make up this story about the black
cat with my soul and a piece of my rib;
of course, that is the black cat with clay-like
eyes, not any other kind of eyes; even
as the black cat climbs up and down the stairs.
Gyảng Anh Iên
VIẾT CHO NHỮNG NỖI BUỒN VIỄN CŨ
Tặng Tú Trinh
ly cà fê cũng bắt đầu học
cách thơm ngậy hơn giữa một mưa
Sàigòn để kéo chân nỗi buồn
ngồi lỳ nơi quán vắng có cỏ
và có cả gió máy lạnh thổi
buốt thay mùa đông câu chuyện mỗi
ngày đi vòng quanh nỗi buồn viễn
cũ và bất tận khói thuốc bất
tận ngả đầu nơi góc riêng, có
cọng tóc nào triết lý về sự
bạc màu của gốc đầu nơi sinh
ra những nơ-ron bạc nhược để
thay em thay ta nhắn tin cho
nỗi buồn ngày hôm qua và hẹn
nỗi buồn ngày mai ở một quán
vắng khác có cỏ và có cả
gió máy lạnh thổi buốt thay mùa
đông. Câu chuyện cứ thế mỗi ngày
đi vòng quanh nỗi buồn viễn cũ
và bất tận như sự học của
ly cà fê về cách thơm
ngậy hơn giữa một mưa Sàigòn.
WRITTEN FOR REMOTE PAST SADNESS
By Gyang Anh Ien
Translated by DoVinh
For Tú Trinh
a cup of coffee also begins to learn
how to be even more aromatic in between
a Sàigòn rain pushing in the feet of sadness
sitting idly in a vacant shop with grass
and with air conditioning blowing coldly
replaces the winter, and daily stories
circulated like remote past sadness that is as
endless as the cigarette smoke from tilted heads
leaning in a private corner, which is
hair thinking deeply about the white heads
whence weak neurons are born, to substitute
for you and for me to send a message to
the sadness of yesterday to appoint
the sadness of tomorrow at another vacant shop
with grass and with air conditioning blowing coldly
replaces the winter. The same stories
circulated like remote past sadness that are as
endless as a cup of coffee learning how to be
more aromatic in the middle of a Sàigòn rain.
Gyảng Anh Iên
BÚN RIÊU
Làm sao hắn có thể
hiểu bằng cách nào chiếc
xe đạp của mười năm
trước lại sộc vào trí
nhớ của hắn khi hắn
đang ngồi ăn bát bún
riêu bên lề đường mà
cách đây cũng đúng mười
năm hắn đã đạp xe
đến trường mà khi đó
bà bán bún riêu còn
chưa lấy chồng và béo
nầng nẫng như bây giờ
đang đon đả chào khách
để mau chóng bán hết
gánh bún riêu khi cơn
giông buổi chiều đang lừ
đừ kéo đến trong trí
nhớ của hắn với chiếc
áo sơ mi trắng ướt
sũng mưa mà chiếc xe
đạp không còn biết lăn
bánh về đâu ngang qua
con đường hắn đang ngồi
ăn bát bún riêu của
mười năm sau và không
hiểu bằng cách nào hắn
đã ăn hết cả trí nhớ.
CRAB-MEAT NOODLE SOUP
By Gyang Anh Ien
Translated by DoVinh
How can he understand, how
the bicycle of ten years ago
again rushes into his memory,
when he sits and eats a bowl
of crab-meat noodle soup on
the sidewalk, which exactly
ten years before he rode his
bicycle to school, at the
time the lady selling crab-
meat noodle soup was yet to
get married and fat like now
and, was welcoming guesses with
alacrity so that (she)
could quickly sell the load of
crab-meat noodles, while the after-
noon tornado was dragging
into his memory, with
the white shirt dripping wet, but
he no longer knew where to
stroll, crossed the road where he’s
sitting and eating the crab-
meat noodle soup of ten years
later, and doesn’t know how
he had eaten all the memories.