"Thơ vịnh sử vốn là một đề tài khá quen thuộc trong văn học cổ điển ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Đời Đường không lưu lại một tập thơ hoàn chỉnh nào, nhưng mỗi tác giả thỉnh thoảng cũng làm vài bài. Các nhà thơ miêu tả một di tích (Đồng Tước đài của Lưu Đình Kỳ), hoặc tái hiện một sự kiện (Cai Hạ của Trừ Tự Tông), hoặc thông thường là bình phẩm về một nhân vật (Vịnh Vũ Hầu của Nguyên Chẩn).
Thơ vịnh sử không chỉ là những mẩu ký sự đơn thuần thuật lại một biến cố, một nhân vật trong quá khứ xa gần, mà thông qua biến cố hay nhân vật ấy, các tác giả bộc lộ tình cảm, tư tưởng của mình về nhiều phương diện. Nhà thơ thường đối chiếu quá khứ với hiện tại bằng cái nhìn triết lý, nêu bật sự trôi chảy của thời gian, dùng một hình tượng lịch sử cụ thể để nói lên sự thiên biến của cuộc đời.
Ví dụ:
Tây Giang còn lại vầng trăng bạc
Từng chiếu cung Ngô gái Việt xưa
(Lý Bạch - Tô Đài lãm cổ)
Cũng từ cái nhìn lịch sử, nhiều nhà thơ dùng quá khứ làm đèn chiếu soi vào hiện tại. Họ phê phán giai cấp thống trị u mê dốt nát, không biết trọng nhân tài để xây dựng đất nước, hay xa hoa dâm đãng, vùi đầu vào các cuộc truy hoan gây nên bao mối hoạ hoạn cho nhân dân. Ngược lại họ khen ngợi các nhân vật có công tích lớn lao, có tài năng, xuất chúng, có phẩm chất tốt đẹp như Quản Trọng, Khuất Nguyên."
Trên đây đã điểm qua một số nét về thơ vịnh sử do dịch giả Lê Nguyễn Lưu trong tập Đường thi tuyển dịch viết.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook