Trang trong tổng số 70 trang (698 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
-Những bài tiếp theo về Truyện Kiều - Nguyễn Du...
5-KHÔNG NGUÔI TÌNH CHỊ
(Họa đảo vận bài GẶP của Cụ cử Khánh Kỵ U>80
/thông gia Cụ cử Vũ Văn Thăng, đã có dịp giới thiệu)
-Lẩy Kiều "Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?"
-Khoán thủ, chuyển đề.

TRĂM cay nghìn đắng phận Kiều nương
NĂM tuổi cặp kê dạ cảm thương
BIẾT khóc mồ hoang chôn mệnh bạc
CÓ sang vườn thuý gặp lân hương
DUYÊN thề dang dở do gia biến
GÌ-ơi đất ghét ghen lẽ thế thường
HAY được chuyện nàng...oà lệ máu
KHÔNG nguôi tình chị...sóng trùng dương...

Thiềng Đức-2/1/2001
(Nương vận, chuyển đề)
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
Trước lầu Ngưng Bích

Buồn trông cửa bể buổi chiều hôm
Thấp thoáng xa xa một cánh buồm
Ngọn nước mới sa kề nội cỏ
Cánh hoa trôi dạt cạnh bờ mom
Mây bay mặt đất lòng man mác
Gió cuốn cuối ghềnh dạ sắt son
Tiếng sóng ầm ầm nào có biết?
Trước lầu Ngưng Bích lệ sầu tuôn...

Thiềng Đức-17/12/2006
(theo Truyện Kiều từ câu 851)
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Chào mừng Ngày 8/3/2012...

Trích đoạn:  tietkimquyduc

Thơ nịnh vợ

 Cám ơn bà xã của tôi
Cả nhà hạnh phúc tuyệt vời quanh năm
 Cơm no, áo ấm, chỗ nằm
Yêu cầu đơn giản, chẳng cần cao sang
 
 Tinh thần, vật chất nhịp nhàng
       Trong ngoài văn hóa, yêu thương thật lòng
 Tuổi cao gương mẫu sống chung
Cháu con, hàng xóm tưng bừng vui tươi

 Mừng Ngày Mười bốn tháng hai
Tháng ba Mùng tám kéo dài mộng mơ…


– 14/2/2012
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
Theo dòng suy tư Truyện Kiều
“Trời xanh ghen ghét má hồng đánh ghen”

MÔT CHƯƠNG BẠC MỆNH
(Họa thơ bạn, đồng cảm)

Tội tình con gái phải buôn hương
Cái đức ông bô đã rõ đường
Nàng Đạm một thì vang bóng sắc
Ả Kiều mấy lượt trổi cung thương
Má hồng môi đỏ trời ghen ghét
Hoa thắm liễu xanh đất nhún nhường
Quy luật muôn đời... cha quá mặn
Nữ nhi mệnh bạc bấy nhiêu chương ...

TĐ-2/12/99
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
NỖi RIÊNG
(Thơ chiết cành số 26 từ THANH HIÊN THI TẬP,
thơ Nguyễn Du, Nhà XB Đồng Nai)

-Ghi chú 'Thơ chiết cành', phía dưới.

Trăm năm thấm thoát qua như chớp
Bơ phờ tóc bạc gió chiều bay
Sống thác...con người ai tránh khỏi
Nỗi riêng u uất chửa từng khuây


Cái nghiệp văn chương nghèo đến chết (1)
Gió trong trăng sáng lặng không lời
Tâm sự biết ai cùng giãi tỏ
Trằn trọc thâu đêm nghĩ quẩn hoài


Người đến đường cùng buồn mộng mị
Cơm áo ngờ đâu phải luỵ người
Đèn khêu riêng cảm đêm dài dặt
Ngày tháng vần xoay tóc bạc rồi


Trăng dõi niềm quê ngơ ngẩn bóng
Trăm năm thân thế gió sương lồng
Nước chảy non cao ai biết đó?
Hàng liễu âm thầm đứng trước song...

TĐ -26/12/2002
(1) Cụ Đào Duy Anh dịch

-Thơ chiết cành là kiểu Chơi thơ riêng của TĐ từ 1/2001
(phát triển lối chơi thơ cũng đã có từ lâu) bằng cách chọn
những câu thơ hay trong một số bài thơ Đường luật của bạn
về một đề tài, rồi ghép lại thành một bài thơ mới,
có cùng đề tài với thơ bạn, vì bạn đã nói hết ý rồi,
không còn ý nào hay hơn nữa. Cái cần thiết là phải
đọc kỷ thơ bạn (thế mới là tri âm, tri kỷ).
Xin cám ơn những Thi hữu mà tôi có mượn câu, ý thơ tôi tâm đắc.
Thơ chưa tâm đắc thì không thể chiết cành được.
-Tôi cũng chỉ hoạ thơ ĐL nào mình tâm đắc, dù tác giả chưa quen,
sau khi nâng cấp thơ bạn (nếu thấy cần).
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-NÀNG CẦM TÊN GỌI (1)
(Cảm tác theo Tiểu dẫn của Nguyễn Du)

Người đẹp đàn hay dáng trữ tình
Nàng Cầm tên gọi đất Long Thành (2)
Tây Sơn nổi dậy dân lưu lạc
Đàn Nguyễn còn duyên vẫn nổi danh

Hai mươi năm lẻ qua hồ Giám (3)
Bạn hữu tiển chân vẳng nhạc xưa
Đúng thật cố nhân ... lòng trắc ẩn
Bồi hồi ... sao thế ? ! Nhận không ra !

Cảm thương khôn nén trang tài sắc
Nghĩ cảnh cổ kim xót dạ ta
Vinh nhục vui buồn … sao phận bạc ?!
Chuyện nàng ... viết tặng một bài ca ...

TĐ-21/3/2008
(1) Long Thành cầm giả ca
(2) Thăng Long
(3) Hồ Gươm
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

Khà khà,ô la la sao mà có người làm thơ hay quá ta!^^,Bái phục,bái phục!Một fan thứ thiệt của cụ Nguyễn Du đây mà,cho cháu "bắt tay xa" một cái hay mấy cái cũng được nha Bác Thiềng Đức.Khoản thơ "chiết cành" ni cháu chưa được nghe và chưa được học nên chưa hoạ một sớm một chiều được,xá tội cho cháu không có gì tặng bác khi ghé thăm,ngại quá!Thôi thì :

Nghe tên đã thấy người hiền
"Đức",tài đi lẫn thâm niên trong nghề
Chiết cành thơ đọc đê mê
Ngây ra một lúc rồi thề học ngay!
^^
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin cám ơn bạn Bạch Phủ Du đã ghé thăm quán thơ TĐ và có ý kiến enjoyed... Xin có ý kiến thêm về Thơ chiết cành...
--------------------------
Thơ chưa tâm đắc thì không thể chiết cành được.
TĐ đã có 40 bài Thơ chiết cành. Bốn chục Thi hữu có thơ được chiết cành đều hoan hỉ. Xin mời các cao thủ cứ thử... xem sao?
-Nhờ có tư liệu “Bút hoa thi tập”, TĐ mới biết kiểu chơi Thơ chiết cành của mình chỉ là kiểu chơi đã có từ xưa, nhưng không rõ căn cứ ở đâu, nay thì đã rõ rồi và tác giả Phan Mạnh Danh chính là tổ sư của TĐ đó. Và chính nhờ có tác giả Khánh Trung đã sưu tầm được và đưa ra tư liệu quý này.
Cụ Nguyễn Du cũng đã chiết cành hết sức độc đáo.
Thí dụ 2 câu:

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không

là chiết cành và dịch ra từ 2 câu:

Vô đoan giải cấu thành tương tri (Trụ xuân viên)
Bách tuế lương duyên tạm hoán thì (Ỷ lâu mộng)

(Còn nhiều nữa, xin xem “Bút hoa thi tập”)

Ghi chú thêm: “Thơ chiết cành” thì phải viết theo Thể thơ mà TĐ tạm gọi là Thơ Tân Đường luật (Mỗi câu 7 chữ, chỉ cần Luật bằng trắc, mà không cần Niêm, không cần Đối)

4/-Ý kiến về Thơ Tân Đường luật (TTĐL).
Thơ Đường luật thì khó viết nên tôi nghĩ ra cách đơn giản để cho ai viết cũng được, nhất là bước đầu mới chơi Thơ ĐL, xin gọi là Thơ Tân Đường luật (Thơ ĐL cải tiến) kết hợp Thơ tứ cú liên khúc, Thơ cổ phong.
Cứ viết từng khổ 4 câu 7 chữ, chỉ giữ Luật bằng trắc trong từng câu, 2 hoặc 3 vần bằng trong một khổ 4 câu, không cần Niêm, không cần Đối.
Văn hay chẳng luận đặt dài. Tập trung vào chủ đề, viết 4, 8, 12, 16 câu, thậm chí 10, 14 câu cũng được. Bài thơ viết trên 20 câu đọc thấy ngán và dễ lạc đề.
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
-NÀNG CẦM TÊN GỌI (1)
(Cảm tác theo Tiểu dẫn của Nguyễn Du)

Người đẹp đàn hay dáng trữ tình
Nàng Cầm tên gọi đất Long Thành (2)
Tây Sơn nổi dậy dân lưu lạc
Đàn Nguyễn còn duyên vẫn nổi danh

Hai mươi năm lẻ qua hồ Giám (3)
Bạn hữu tiển chân vẳng nhạc xưa
Đúng thật cố nhân ... lòng trắc ẩn
Bồi hồi ... sao thế ? ! Nhận không ra !

Cảm thương khôn nén trang tài sắc
Nghĩ cảnh cổ kim xót dạ ta
Vinh nhục vui buồn … sao phận bạc ?!
Chuyện nàng ... viết tặng một bài ca ...

TĐ-21/3/2008
(1) Long Thành cầm giả ca
(2) Thăng Long
(3) Hồ Gươm
Truyện Kiều theo tài liệu lưu trữ, đã được Nguyễn Du làm trong thời gian đi sứ. Nếu đúng như vậy thì câu chuyện trong bài thơ chữ Hán "Long thành cầm giả ca" này có lẽ là một trong những nguồn hứng để Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều.

Tiểu dẫn của Nguyễn Du ...
(Copy bên chủ đề Nguyễn Du của TV)

Người gảy đàn đất Long Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn "Nguyễn" (đàn nguyệt ca do Nguyễn Hàm, người đời Tấn ở Trung Quốc chế ra) trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm đàn hát rong.
Những bài nàng gãy đều là những khúc cung phụng gãy cho vua nghe, người ngoài không hề được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.

Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ Gươm). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nỗi tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm.

Sau được gặp ở nhà anh tôi.
Nàng người thấp, má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng mước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm điều.
Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long Thành. Mùa Xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long Thành.
Các bạn mở tiệc tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe, tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được. Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Chào mừng Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương...

1-LỊCH SỬ VIỆT NAM
(Theo sách giáo khoa môn Sử)

Phần I:-Thời đại dựng nước

Trước Công nguyên 700 năm
Hồng Bàng dựng nước phía Nam nước Tàu
Văn Lang rực rỡ dài lâu
Vua Hùng 18 đời sau kế truyền

Kinh đô Bạch Hạt (Phú Thọ) vững bền
Đến đời thứ 6 bị phiền giặc Ân
Thánh Gióng 3 tuổi đánh tan
Hùng Vương đời cuối nhà Tần lấn sang

Thục Phán xưng An Dương Vương
Cổ Loa-Âu Lạc vẻ vang một thời
Triệu Đà, Trọng Thuỷ một loài
Mỵ Châu bị gạt sử... soi oan tình...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 70 trang (698 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối