ĐÁ LĂN BỂ ĐÁ
Đá lăn lóc đáy biển xanh
Trơ trơ mặt sóng từng canh não nề
Bốn bề muốn mặn tái tê
Dã Tràng vướng phải bùa mê nửa đời
Gió co cái bụng cầm hơi
Sóng thu lưỡi sóng nuốt lời thề xưa
Câu thơ sốc lách đường bừa
Thấp cao bể đá nắng mưa lạnh lùng
“ Chỉ là cõi ảo mông lung”
Chỉ là một thoáng chờ sung cuối mùa
Tứ vần bán vội ai mua?
Vàng trăng đáy bể vụng đùa mất trăng
Xanh thơ…buốt nhói ruột tằm
Xanh tình vỡ mộng… ngàn năm ngậm ngùi!
ĐT:10h30-2-11-2012
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
"HƯƠNG PHỐ" (*)
Thoáng qua Dạ Khúc cà phê
Môi thơm thấm đẫm ùa về Lái Thiêu
Nước leo phở Bắc lạm chiều
Cuốn hồn thi sĩ đổ xiêu mái đầu
Phố xưa kí ức hằn sâu
Ngọc Lan sương sớm ủ mầu tóc sương
Bâng khuâng đếm gót cung đường
Hồn thơm đất mật… nhớ thương tràn về
Nủa đời cột thắt bùa mê
Thủ Dầu hương phố… tình quê cậy lòng!
Đt:7-11-2012
.........................
(*) HP của LC
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
ĐÓN EM
Mai về thăm đất Quảng Yên
Có đi anh đến đón liền sang sông
Phà Rừng thả bấc đầu đông
Phải duyên phải kiếp rượu nồng anh trao
Xế chiều cầm nắm khát khao
Lênh đênh sóng nước lạc vào bến mơ
Trăm năm chờ đúng một giờ
Bánh đa cua... trói tình thơ vào lòng!
ĐT:9-11-2011
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
BẠCH ĐẰNG GIANG
“Ngồi trên cọc Bạch Đằng Giang” (1)
Thây ma giặc Hán
Mồ hoang chốn này
Vua Bà miếu tỏa hương bay
Đò xưa con nước
chông dầy… mũi chông
Bến xưa!
hòa chén rượu nồng
Hồn thiêng non nước cha ông vọng về
Sông Chanh
Bồi đắp thành quê
Đồng xanh chắt mật bốn bề gió sương
Đền thờ Hưng Đạo đại vương
Ngàn năm tiếng hịch chiến trường còn đây
Phà Rừng!
Sóng đổ bờ tây
Giếng Rừng mắt ngọc
Hồn cây Lim Già
Cùng em lật bước đường xa
Quảng Yên nghĩa nặng vượt ba bốn đèo
Đêm thơ mờ lấp trăng treo
“ Cánh Đồng – Ngọn lửa” (2)
Tình neo… ngọn tình!
Quảng Yên:11-11-2012
……………………………………….
(1) thơ: Nguyễn Khắc Hiền
(2) thơ: Dương Phượng Toại
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bùi Minh Trí có bài thơ đồng cảm với bài thơ Bạch Đằng Giang của Nguyễn Đăng Thuyết ở trang sau. Tinh hoa kiến thức ở đời
Ta xâu chuỗi lại trao người bước sau
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nguyễn Đăng Thuyết đã viết:
BẠCH ĐẰNG GIANG
“Ngồi trên cọc Bạch Đằng Giang” (1)
Thây ma giặc Hán
Mồ hoang chốn này
Vua Bà miếu tỏa hương bay
Đò xưa con nước
chông dầy… mũi chông
Bến xưa!
hòa chén rượu nồng
Hồn thiêng non nước cha ông vọng về
Sông Chanh
Bồi đắp thành quê
Đồng xanh chắt mật bốn bề gió sương
Đền thờ Hưng Đạo đại vương
Ngàn năm tiếng hịch chiến trường còn đây
Phà Rừng!
Sóng đổ bờ tây
Giếng Rừng mắt ngọc
Hồn cây Lim Già
Cùng em lật bước đường xa
Quảng Yên nghĩa nặng vượt ba bốn đèo
Đêm thơ mờ lấp trăng treo
“ Cánh Đồng – Ngọn lửa” (2)
Tình neo… ngọn tình!
Quảng Yên:11-11-2012
……………………………………….
(1) thơ: Nguyễn Khắc Hiền
(2) thơ: Dương Phượng Toại[/quote]
Bùi Minh Trí có bài thơ đồng cảm sau:
VẠN KIẾP HOÀI CỔ
Bạch Đằng cuộn sóng chảy về đông
Vạn Kiếp uy nghiêm đón nắng hồng
Triều cuốn Lục Đầu vùi xác giặc
Kiếm vung Tiết Chế (1)cứu non sông
Càn khôn một gánh mang hồn nước(2)
Hương lửa muôn thu luyến tấc lòng
Đầu Gỗ cọc thần lưu dấu cũ(3)
Tiếng chuông đồng vọng giữa thinh không.
_______________
(1)Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo
(2)Tướng quân Trần Khánh Dư
(3)Hang Đầu Gỗ
BMT
Tinh hoa kiến thức ở đời
Ta xâu chuỗi lại trao người bước sau
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nguyễn Đăng Thuyết đã viết:
BẠCH ĐẰNG GIANG
“Ngồi trên cọc Bạch Đằng Giang” (1)
Thây ma giặc Hán
Mồ hoang chốn này
Vua Bà miếu tỏa hương bay
Đò xưa con nước
chông dầy… mũi chông
Bến xưa!
hòa chén rượu nồng
Hồn thiêng non nước cha ông vọng về
Sông Chanh
Bồi đắp thành quê
Đồng xanh chắt mật bốn bề gió sương
Đền thờ Hưng Đạo đại vương
Ngàn năm tiếng hịch chiến trường còn đây
Phà Rừng!
Sóng đổ bờ tây
Giếng Rừng mắt ngọc
Hồn cây Lim Già
Cùng em lật bước đường xa
Quảng Yên nghĩa nặng vượt ba bốn đèo
Đêm thơ mờ lấp trăng treo
“ Cánh Đồng – Ngọn lửa” (2)
Tình neo… ngọn tình!
Quảng Yên:11-11-2012
……………………………………….
(1) thơ: Nguyễn Khắc Hiền
(2) thơ: Dương Phượng Toại[/quote]
DÒNG SÔNG LỊCH SỬ
Sóng xô hào khí rạng ngời
Chôn bao xác giặc muôn đời vinh danh
Bao lần giặc ác tan tành
Thiên thu son mãi sử xanh giống nòi
Bạch Đằng gương sáng mãi soi
Cháu con tâm nguyện quyết noi chí hùng
Câu thơ hoài cổ chưa cùng...
Vần gieo bỗng thấy vạn trùng giáo gươm
ngng
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
XẾP HÀNG
"Đông lạnh vội vã trườn sang"
Để mùa thu chết lá vàng rụng rơi
Cấm sông Sông Cấm nửa đời
Cầu Rào giậu đổ tả tơi phố chiều
Chỉ còn góc vạt bùa yêu
Mang ra Hòn Dáu thả liều vào tim
Câu thơ chín nổi mười chìm
Cho anh gán bạc làm tin cửa lòng
Tháng ngày chờ ngóng nhớ mong
Thủy Nguyên sóng vỡ mấy vòng từ tâm
Mấy hàng gạch xếp ngoài sân
Bao giờ đến lượt cho xuân lại hồi!
ĐT:15-11-2012
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Đăng Thuyết đã viết :
" XẾP HÀNG
"Đông lạnh vội vã trườn sang"
Để mùa thu chết lá vàng rụng rơi
Cấm sông Sông Cấm nửa đời
Cầu Rào giậu đổ tả tơi phố chiều
Chỉ còn góc vạt bùa yêu
Mang ra Hòn Dáu thả liều vào tim
Câu thơ chín nổi mười chìm
Cho anh gán bạc làm tin cửa lòng
Tháng ngày chờ ngóng nhớ mong
Thủy Nguyên sóng vỡ mấy vòng từ tâm
Mấy hàng gạch xếp ngoài sân
Bao giờ đến lượt cho xuân lại hồi!
ĐT:15-11-2012"
xin đừng
Đông về sao vẫn thấy oi
Mùa thu duyên nợ đưa thoi lá vàng
Ngẩn ngơ trước cảnh mùa sang
Vườn thưa dậu đổ bẽ bàng phố quê
Nắng vàng ửng phía triền đê
Cho con bướm trắng mải mê lượn vòng
Ai qua dẫy phố Cầu Đông
Còn xem quả bói lấy chồng lợi chăng
Đi qua lối cũ loằng ngoằng
Mải mê ma trận lòng vòng dấu xưa
Đống gạch nằm đó dưới mưa
Bây giờ ngại xếp vì chưa đến thời
Cái thời mua cá của ôi
Tiếc vì bao cấp xếp rồi lại cho …!
T.H.H.Sự thật phũ phàng
Là thang thuốc bổ !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
TÌM
Cố tìm dấu vết chân em
In trên bể đá nhá nhem mặt người
Cố mò đâu đó tiếng cười
Đông chiều đã tắt mấy mươi canh giờ
Nỗi đau thắt họng vần thơ
Đồng hoang ba tấc... vật vờ bóng ai?
Thấu xương từng tiếng thở dài
Then cài cửa đóng... sớm mai ngậm buồn
Cõi long bão nổi mưa tuôn
Bên cầu Sông Bé song cuồng thủng tim!
ĐT: 24-11-2012
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook