Bài thơ " Hoa vàng ở lại " - sự trăn trở về quá khứ của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ la một hiện tượng của văn học Việt Nam ở thế kỉ XX. Những tác phẩm của ông ở thể loại nào cũng đậm chất thế sự, và thời sự. Ta hãy cùng đọc bài thơ " Hoa vàng ở lại" của Lưu Quang Vũ để được sống, được suy tư cùng với nhà thơ trước rất nhiều điều mà con người phải đối mặt ở những năm giữa thế kỷ XX.
Bài thơ được mở đầu bằng những câu thơ
Mưa thu ướt đẫm cánh hoa vàng
Gió lục địa tràn về như bão
Gió phiêu bạt phập phồng nếp áo
Mây đầy trời, đất lạnh sáng mênh mông.
Những câu thơ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Mưa thu ướt đẫm cánh hoa, gió lục địa mạnh như bão, phiêu bạt, phập phồng, mây đầy trời, đất lạnh... Tất cả những tín hiệu không lành, báo hiệu lòng người không yên ả... Ta hãy đọc tiếp
Những cánh đồng hoa cúc mọc rưng rưng
Chùm nắng lạ tươi vàng trên cỏ dại
Trăng ngả xuống cho hoa mềm thức dậy
Những bức tường lẩy bẩy bóng hoa lên.
Một bức tranh hoa ,nắng và trăng thật lạ. Vừa tươi tắn, nhưng cũng vừa như chứa đựng nỗi niềm gì đó" rưng rưng", nỗi niềm ấy khiên cho hoa " lấy bẩy". Những câu thơ rất đa âm và đa nghĩa.
Em trở về, đêm lạnh, áo em đen
Gian phòng nhỏ một bình hoa ướt sũng
Em đã ngủ, anh ngồi im lặng
Cái màu hoa ám ảnh suốt đêm dài
Rồi em xuất hiện, trở về trong đêm lạnh và áo màu đen u ám. Em trở về trong lặng lẽ chứ không phải trong tình yêu nồng ấm. Bình hoa ươt sững trong gian phòng lạnh lẽo. Nỗi buồn cứ âm thầm lan tỏa trong từng câu thơ. Anh lặng im ngồi đó. Và màu hoa vàng cứ ám ảnh mãi trong tâm trí anh và trong giấc ngủ của em. Những tín hiệu nghệ thuật đã thê hiện phần nào tâm trạng nhà thơ. Buồn, day dứt, và trăn trở.
Ở ngoài kia thành phố mưa bay Bùn lầy lội những ngả đường khuya khoắt Mưa và gió ầm ào trên mặt đất Hai chúng mình bên cạnh một loài hoa…
Hiện tại ùa về với thành phố mưa bay, những con đường lầy lội, với mưa gió ầm ào- hiện tại chẳng bình yên, không hạnh phúc và không nhiều hy vọng. Trong không gian hiện tại ấy anh và em cùng bên một loài hoa. Có lẽ đó là hoa cúc. Thứ hoa của mùa thu, của nỗi nhớ. Và nhà thơ trở về quá khứ:
Sắc hoa vàng những miền đất ta qua Biển và cát của một thời trẻ dại Những làng vắng, màu hoa trên cát cháy Con sóng đêm vàng chói cánh tay nâu
Rồi quá khứ hiện về với sắc hoa vàng, với biển và cát, với những làng vắng, với con sóng đêm và những cánh tay nâu. Hình ảnh “Những làng vắng, màu hoa trên cát cháy Con sóng đêm vàng chói cánh tay nâu”
Thật vô cùng ám ảnh. Cánh tay nâu khỏe khoắn chói vàng cùng những con sóng trên biển khơi xa, gợi nhớ về những tháng năm vất vả của đất nước với những người dân lao động quang vinh. Quá khứ vẫn tiếp tục được tái hiện cùng màu hoa vàng
“Quả chuông vàng rung ở cuối rừng sâu…” Bài hát ấy bây giờ ai hát lại? Khói nghi ngút suốt mùa hè bom dội Một chùm hoa bên suối báo mùa thu
Một chùm hoa hái vội đặt trên mồ Thằng bạn cũ nơi đỉnh đèo nằm lại Đêm gọi tìm nhau trong đất tối Mắt to vàng nóng bỏng giữa đài hoa.
Một bài hát của thời đã qua vọng về trong kí ức. Những trận bom ác liệt, những chum hoa ven suối Trường Sơn của một thời đánh Mỹ lại hiện về . Những chùm hoa đặt trên mồ đồng đội như vẫn còn tươi rói. Những người bạn cũ nằm xuống nơi đỉnh đèo như đang cất tiếng gọi giữa nóng bỏng chiến tranh, giữa nóng bỏng màu vàng gợi nhớ. Đau thương, ác liệt nghẹn ngào trong từng câu chữ khiến cho bài thơ như một cuốn phim tư liệu về cái thời đạn bom của dân tộc.
Đã đi qua thời say đắm, mong chờ Vẫn còn đó một màu hoa gay gắt Cái màu hoa cô độc Nở âm thầm trong giá buốt heo may.
Đã qua rồi cái thời tuổi trẻ với bao say đắm và mong chờ. Cái thời của mộng mơ và lãng mạn nhưng màu hoa vàng vẫn còn gay gắt cháy trong tâm tưởng. Nhưng tại sao nhà thơ lại nói:
Cái màu hoa cô độc Nở âm thầm trong giá buốt heo may.
Màu hoa ấy phải chăng chính là những tâm tư mà nhà thơ không biết ngỏ cùng ai nên trở thành cô độc. Màu hoa ấy âm thầm nở dù ngoại cảnh có khắc nghiệt đến bao nhiêu.
Em của năm nào, em của hôm nay Em đang thở hay hoa vàng đang thở Gương mặt của tình yêu và nỗi khổ Phương xa nào đến ở cùng tôi?
Em lại hiện ra trong những phút giây hiện tại. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi: em là của quá khứ hay của hôm nay? Em đang thở hay nỗi nhớ trong anh đang thở. Trên gương mặt em lúc này tác giả mới thấy rõ, thấy thật nhất gương mặt của tình yêu và nỗi khổ. Và nỗi khổ, tình yêu ở phương trời nào đã đến ở cùng tôi? Câu hỏi khắc khoải của muôn kiếp người vang lên trong khổ thơ này đã tô đậm triết lý nhân sinh quen thuộc về cõi thế nhân niềm vui và nỗi khổ luôn song hành.
Cái người trai đêm vắng lặng im ngồi Cốc rượu đắng cùng hoa chuốc lửa Tưới rượu xuống hoa vàng lả tả Thấy chập chờn sao mọc, nắng dâng lên.
Đêm vắng ngồi uống rượu một mình trong im lặng là tư thế đầy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Hoa và rượu vốn là thi hứng của thi nhân, ở bài thơ này hoa và rượu đã giúp nhà thơ cho ra đời một thi phẩm đầy trăn trở về quá khứ. Từ hiện tại nhớ về quá khứ, từ màu hoa vàng nhớ về mọt thời đạn lửa , cách cấu tứ ấy chợt gợi cho ta nhớ về bài thơ nổi tiếng của Lui Aragong – “ En xa ngồi trước gương”. Hình ảnh Enxa một ngày dài ngồi bên tấm gương soi chải mái tóc vàng rực rỡ và hồi tưởng lai những năm tháng chống Phát xít có gì thật gần gữi với cách ngắm hoa vàng để nhớ về quá khứ của Lưu Quang Vũ ở đây. Câu thơ:
Tưới rượu xuống hoa vàng lả tả Thấy chập chờn sao mọc, nắng dâng lên.
Thật thú vị. Nhà thơ tưới rượu lên nhữn cánh hoa vàng lả tả rụng để từ đó thấy sao mọc và thấy nắng mới lên. Phải chăng quá khứ chính là những viên gạch để xây đắp tương lại. Câu thơ tươi mới đầy hy vọng .
Khổ thơ cuối cùng:
Cháy bên mình không một phút nguôi yên Tình đã hẹn, đời không thể khác Chỉ e nữa lòng em rồi cũng nhạt Quên hoa vàng ở lại những đêm mưa…
Khép lại bài thơ là một nỗi niềm trăn trở về cái còn lại vĩnh viễn và cái mong manh dễ thay đổi. Cái màu vàng , và cả quá khứ đã qua là cái vĩnh viễn luôn cháy bên mình. Tình yêu với em là điều không thể khác. Cái mong manh chính là tình em giành cho ta rồi cũng nhạt , và môt ngày nào đó em sẽ quên hoa vàng nở giữa đêm mưa. Điều trăn trở của nhà thơ cũng là một qui luật thường thấy ở đời. Quá khứ là vĩnh viễn, tìn yêu là vĩnh viễn, chỉ long người là dễ đổi thay.
Đọc “ Hoa vàng ở lại “ của Lưu Quang Vũ ta có dịp chiêm nghiệm về quá khứ của của dân tộc và quá khứ của riêng ta. Mùa hoa vàng cháy mãi tâm tưởng để ta luôn nhớ rằng cuộc sống có nơi bắt đầu của nó. Nhớ về nơi bắt đầu ấy ta sẽ có nhiều ngày tháng tươi đẹp hơn ở phía trước. Quá khứ vĩnh viễn tồn tại cùng năm tháng và sẽ là điểm tựa cho hiện tại và tương lai.
" Sông Hồng" - Bài thơ thể hiện cảm hứng tự hào dân tộc sâu sắc cảu Lưu Quang Vũ
một con sông chảy qua thời gian chảy qua lịch sử chảy qua triệu triệu cuộc đời chảy qua mỗi trái tim người khi êm đềm khi hung dữ một con sông rì rầm sóng vỗ trong muôn vàn trang thơ làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà tạo sắc áo, màu cây và tiếng Việt một giống nòi sinh tự một dòng sông trăm đứa con xuống biển lên rừng ở lại Phong Châu, người con thứ nhất vua Hùng Vương thứ nhất nước Văn Lang sóng và phù sa – khái niệm đầu tiên nước và đất để nay thành Đất Nước một con sông dịu dàng như lục bát một con sông phập phồng muôn bắp thịt một con sông đỏ rực nhuộm hồng nâu da người. ôi Sông Hồng, mẹ của ta ơi người chứa chất trong lòng bao điều bí mật bao kho vàng cổ tích bao tiếng rên nhọc nhằn bao xoáy nước réo sôi trong ngực rộng của người bao doi cát ngầm trong lòng người phiêu bạt người quằn quại dưới mưa dầm nắng gắt cho ban mai chim nhạn báo tin xuân cho đơn sơ hạt gạo trắng ngần cả nhành dâu bé xanh người cũng cho nhựa ấm
một dòng sông với những thuyền những bến những thân đê uốn lượn lưng rồng hoa gạo đỏ bờ sông những đền miếu phố phường mái rạ bờ tre hoàng hôn khói bếp một dòng sông như dòng đời mãnh liệt nhấn chìm bao thuyền giặc và xoá nhoà dấu vết các triều vua… sóng rập rờn quanh bè gỗ tuổi thơ nước sông chảy trên vai em lấp loáng ta đi qua những bến phà tan nát một ngàn ngày xa cách một ngàn đêm sông Hồng trên chùm sao bánh lái trong câu hò đồng đội trong ráng mây cuồn cuộn căng buồm… máu ta mang sắc đỏ sông Hồng nỗi khổ và niềm vui bất tận luôn luôn mới đến, luôn luôn ra đi luôn già nhất và luôn trẻ nhất sông để lại trước khi về với biển không phải máu đen độc ác của quân thù không phải gươm đao ngàn năm chiến trận không phải nghẹn ngào tiếng nấc sau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng trào là bãi mới của sông xanh ngát là đất đai lấn dần ra biển là tâm hồn đằm thắm phù sa dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.
hangnga14 bình luận:
Viết về dòng sông- là đề tài vô cùng quen thuộc. Viết về Sông Hồng lại càng quen thuộc. Đã mấy ai vượt qua được mấy câu thơ cảu Chế lan Viên: ” Hỡi Sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” Lưu Quang Vũ đã viết bài thơ về Sông Hồng khi đất nước vẫn đang còn đạn lửa. Dòng sông đỏ nặng phù sa ấy như một chứng nhân lịch sử qua biết bao thăng trầm của dân tộc. Dòng sông vừa ngọt ngào, vừa dữ dội, vừa kiên cường như những con người Việt Nam đã từng trải qua bao gian nan thử thách để trở nên đằm thám và bao dung.
một con sông chảy qua thời gian chảy qua lịch sử chảy qua triệu triệu cuộc đời chảy qua mỗi trái tim người
Con sông chảy qua thời gian , qua lịch sử, qua triệu triệu cuộc đời, qua mỗi trái tim người- cách nói của nhà thơ vừa hình tượng vừa khái quát lại vừa cụ thể. Sông Hồng hiện lên cùng bề dày lịch sử của một vùng đồng bằng châu thổ. Sông Hồng gắn bó biết bao với cuộc đời của mỗi con người. Sông Hồng là thế:
khi êm đềm khi hung dữ một con sông rì rầm sóng vỗ trong muôn vàn trang thơ làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà tạo sắc áo, màu cây và tiếng Việt
Một con sông có tính cách rõ ràng, một con sông đã làm nên văn hóa của một vùng dân cư, làm nên xóm thôn, hoa trái, nhà cửa, sắc áo màu cây cảu dân tộc Việt. Sông Hồng vĩ đại và thân thuộc
một giống nòi sinh tự một dòng sông trăm đứa con xuống biển lên rừng ở lại Phong Châu, người con thứ nhất vua Hùng Vương thứ nhất nước Văn Lang sóng và phù sa – khái niệm đầu tiên nước và đất để nay thành Đất Nước
Dòng sông đã sinh ra nòi giống Tiên Rồng, đã cho ta những khái niệm đầu tiên về Đất Nước.
một con sông dịu dàng như lục bát một con sông phập phồng muôn bắp thịt một con sông đỏ rực nhuộm hồng nâu da người. ôi Sông Hồng, mẹ của ta ơi người chứa chất trong lòng bao điều bí mật bao kho vàng cổ tích bao tiếng rên nhọc nhằn bao xoáy nước réo sôi trong ngực rộng của người bao doi cát ngầm trong lòng người phiêu bạt người quằn quại dưới mưa dầm nắng gắt cho ban mai chim nhạn báo tin xuân cho đơn sơ hạt gạo trắng ngần cả nhành dâu bé xanh người cũng cho nhựa ấm Vớ cách kết hợp những câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp thơ thay đổi liên tục ta có cảm giác như dòng chảy của sông Hồng đang chảy tràn trong mỗi câu thơ của Lưu Quang Vũ. Một con sông dịu dàng như lục bát, một con sông đỏ rực, một con sông khỏe khoắn như bắp thịt cuồn cuộn, một con sông bí hiểm, mọt con sông bao dung như lòng mẹ. Con sông ấy còn chất chứa bao nỗi nhọc nhằn, bao xoáy nước réo sôi, bao doi cát đắng cay trong lòng người phiêu bạt, bao quằn quại của những người lao động dưới mưa dầm nắng gắt để cho hạt gọa trắng ngần, cho nhành dâu bé xanh cũng cho nhựa ấm. Dòng sông vừa chứng kiến, vừa nuôi dưỡng và nâng niu sự sống của con người. Ở khổ thơ tiếp theo là hình ảnh của Sông Hồng của hiện tại, quá khứ và tương lai:
một dòng sông với những thuyền những bến những thân đê uốn lượn lưng rồng hoa gạo đỏ bờ sông những đền miếu phố phường mái rạ bờ tre hoàng hôn khói bếp
Hiện tại thật trù phú vơi những thuyền những bến, những thân đê uốn lượn, hoa gọa đỏ bờ sông, đền miếu, phố phường, mái rạ bờ tre và khói bếp. Cuộc sóng thường nhật hiện lên vừa bình dị, ấm áp, lại thân thương biết bao. Sông Hồng còn là dòng sông của quá khứ oai hùng của tuổi thơ và của những kỉ niệm :
một dòng sông như dòng đời mãnh liệt nhấn chìm bao thuyền giặc và xoá nhoà dấu vết các triều vua… sóng rập rờn quanh bè gỗ tuổi thơ nước sông chảy trên vai em lấp loáng ta đi qua những bến phà tan nát một ngàn ngày xa cách một ngàn đêm sông Hồng trên chùm sao bánh lái trong câu hò đồng đội trong ráng mây cuồn cuộn căng buồm…
Sông Hồng là máu, là nỗi khổ niềm vui bất tận của con ngươi :
máu ta mang sắc đỏ sông Hồng nỗi khổ và niềm vui bất tận
Sông Hồng luôn thay đổi, luôn luôn đến và luôn luôn đi theo từng con nước chảy, Luôn già nhất và cũng luôn trẻ nhất. Trước khi về với biển sông không để lại cho ta máu đen của quân thù ác độc, không phải giáo gươm của chiến trận, không phải tiếng nấc nghẹn ngào, không phải sụp lở hưng vong và thù hận. Trước khi xuôi về biển Sông Hồng để lại cho ta cả một tương lai xanh biếc tuyệt đẹp, đằm thắm và đầy yêu thương:
là bãi mới của sông xanh ngát là đất đai lấn dần ra biển là tâm hồn đằm thắm phù sa dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.
Nếu Sông Hương được gọi là A- Pàng ( dòng sông đời người) thì Sông Hồng sẽ là dòng sông của Văn Hiến vì nó đã chứng kiến biết bao sự hưng vong của các triều đại Phong Kiến Việt Nam. Chứng kiến cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Chứng kiến sự đi lên của miền bắc xã hội chủ nghĩa. Sông Hồng đã đi vào thơ Lưu Quang Vũ với cảm hứng dân tộc thật tha thiết và truyền cảm như vậy. Đọc ” Sông Hồng” ta thấy Quang Vũ luôn là nhà thơ thể hiện rất rõ trách nhiệm cảu thế hệ mình đối với Đất nươc. Bài thơ của ông có tính triết luận sâu sắc.
Người con giai đến phòng em chiều thu Mặc áo mưa lính rách rưới Hắn buồn và nói huyên thuyên
Người con giai đi tìm em mười năm Hắn từ mặt trận trở về Từ quán rượu từ phố đông huyên náo Từ những câu thơ tuyệt vọng trở về Bị lừa dối, bị lăng nhục Rách rưới, bơ phờ, cô độc Hắn ngồi trước mặt em
Bây giờ sắp hết năm Đường vào ô lem luốc bụi than Những mái nhà xám đen Những người đẩy xe gầy guộc Tiếng chim trong veo trên đỉnh thông chiều Anh muốn nói những lời thầm kín Như men trắng lên màu trong lòng nung Những đường nét hiện hình Phút hồi hộp lạ lùng Chỉ riêng lửa biết Phút khát vọng thành màu trên khung vải Phút tình yêu đậu cánh xuống trang thơ Điều anh không nói ra Riêng lòng em hiểu biết.
Em bảo cuộc đời này thảm hại lắm xấu xa lắm Tất cả đều buồn cười vô nghĩa lý Mà khổ sở mà chết người Nhưng em ơi đâu đã là tuyệt vọng Nếu mọi người tốt đều lặng im Giữ riêng bàn tay sạch Ai là người dọn đi bùn rác Ai là người gieo hạt Cho ban mai tươi lành? Người con giai nói với em Hắn không phải là tấm hình trong sách Hắn chỉ là dãy phố nghèo lấm đất Không giấu che sự thật của lòng mình Chỉ là bờ đê nhiều khói và than Là con thuyền Luôn luôn kiếm tìm luôn luôn từ bỏ Với cuộc đời thường em còn bao mối dây gắn bó Em đi được với hắn không?
hangnga14 bình luận:
BÀI THƠ “ NGƯỜI CON GIAI ĐẾN PHÒNG EM CHIỀU THU”- LỜI TỎ TÌNH, LỜI TÂM SỰ , NIỀM TIN VÀ SỨC MẠNH TINH THẦN CỦA NHÀ THƠ LƯU QUANG VŨ TRƯỚC CUỘC ĐỜI.
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ rất tài hoa và cũng rất đào hoa. Trong cuộc đời của mình Lưu Quang Vũ đã từng có rất nhiều người phụ nữ tuyệt vời. Bài thơ này Quang Vũ tâm sự với người phụ nữ mà ông yêu sâu sắc sau khi lấy Xuân Quỳnh- một nữ họa sĩ tên Hiền. Bài thơ này là những lời tâm sự rất chân thực của nhà thơ về cuộc đời, về bản thân và về tình yêu. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về nhà thơ Lưu Quang Vũ trước khi trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.
Người con giai đến phòng em chiều thu Mặc áo mưa lính rách rưới Hắn buồn và nói huyên thuyên Người con giai đi tìm em mười năm Hắn từ mặt trận trở về Từ quán rượu từ phố đông huyên náo Từ những câu thơ tuyệt vọng trở về Bị lừa dối, bị lăng nhục Rách rưới, bơ phờ, cô độc Hắn ngồi trước mặt em
Đây là bức chân dung tự họa của chính nhà thơ: áo mưa lính rách, buồn, nói huyên thuyên, từ mặt trận trở về, từ quán rượu, tuyệt vọng,bị lăng nhục, rách rưới, bơ phờ và cô độc… Nhưng người con giai ấy đã đi tìm em mười năm, giờ đây ngồi trước mặt em để tìm sự thông cảm sẻ chia, để giãi bày lòng mình:
Bây giờ sắp hết năm Đường vào ô lem luốc bụi than Những mái nhà xám đen Những người đẩy xe gầy guộc Tiếng chim trong veo trên đỉnh thông chiều Anh muốn nói những lời thầm kín Như men trắng lên màu trong lòng nung Những đường nét hiện hình Phút hồi hộp lạ lùng Chỉ riêng lửa biết Phút khát vọng thành màu trên khung vải Phút tình yêu đậu cánh xuống trang thơ Điều anh không nói ra Riêng lòng em hiểu biết.
Khổ thơ tiếp theo là một bức tranh ngoại cảnh- bức tranh về diện mạo của Hà Nội và cũng chính là của Đất nước ta sau những năm chiến tranh với những cửa ô lem luốc bụi than, những mái nhà xám đen vì dư âm của khói súng,những người đẩy xe gầy guộc. Đất nược nghèo nàn và còn nhiều đau khổ. Nhưng tiếng chim vẫn trong veo trên đỉnh thông chiều, và tình yêu vẫn rực cháy thành những ngọn lửa, vẫn đậu cánh xuống những trang thơ, vẫn hồi hộp vẫn lạ lùng như tuổi mới lớn. Và
Điều anh không nói ra Riêng lòng em hiểu biết.
Lúc này Lưu Quang Vũ đã có người vợ tần tảo là Xuân Quỳnh, nên đói vói nữ họa sĩ dù tình yêu đang đốt cháy trái tim cũng không thể nói ra. Nhưng như có thần giao cách cảm, nhà thơ biết là “ Em “ hiểu hết.
Em bảo cuộc đời này thảm hại lắm xấu xa lắm Tất cả đều buồn cười vô nghĩa lý Mà khổ sở mà chết người
Cuộc đời hiện hình trước mắt chúng ta là như thế: xấu xa, buồn cười vô nghĩa lý, nhưng khổ sơ đến chết người… Đã từng có một thời như thế, một thời người ta sống mà như không được sông, phải sống theo những giáo điều, những qui đinh, những công thức thật cứng nhắc, sống cuộc đời của mình mà như sống hộ cuộc đời của người khác. Mặc dù thế Lưu Quang Vũ vẫn :
Nhưng em ơi đâu đã là tuyệt vọng Nếu mọi người tốt đều lặng im Giữ riêng bàn tay sạch Ai là người dọn đi bùn rác Ai là người gieo hạt Cho ban mai tươi lành?
Đúng là cách nói của một người đàn ông cứng cỏi, đã từng kinh qua lửa đạn nên ngời ngời niềm tin và sức chiến đấu. Những câu thơ ở đây thành thật, không một chút kiểu cách, như những lời trò chuyện tâm tình về suy nghĩ của mình . Cuộc sống dù còn đầy màu xám, nhưng đâu đã là tuyệt vọng. Nhà thơ đặt ra một vấn đề có tính chất rất thế sự: Nếu những người tốt đều im lặng, để giữ sự sạch sẽ cho riêng mình thì lấy ai là người dọn những rác rưởi, bùn nhơ để gieo hạt cho tương lai? Một câu hỏi thể hiện rất rõ trách nhiệm của nhà thơ với cuộc đời và từ câu hỏi đó ta hiểu được nguyên nhân ra đời của những vở kịch như: “ Hồn Trương ba, da hàng thịt” “ Tôi và chúng ta” , “ Sống mãi tuổi 20”…
Người con giai nói với em Hắn không phải là tấm hình trong sách Hắn chỉ là dãy phố nghèo lấm đất Không giấu che sự thật của lòng mình Chỉ là bờ đê nhiều khói và than Là con thuyền Luôn luôn kiếm tìm luôn luôn từ bỏ Với cuộc đời thường em còn bao mối dây gắn bó Em đi được với hắn không?
Người con giai sau khi thể hiện suy nghĩ của mình về cuộc sống, một lần nữa lại tự họa chân dung của mình. Anh không phải là tấm hình trong sách đẹp đẽ để mọi người chiêm ngưỡng, anh là những dãy phố nghèo lấm đất thô mộc vụng về nhưng chính là cuộc đời thật của cả dân tộc, anh không giấu che sự thật của lòng mình,anh là bờ đê của khói và than chứ không phải là bờ đê của cỏ mướt mơ mộng, anh là con thuyền , là kẻ luôn tìm kiếm cái mới và chối bỏ cái cũ không còn phù hợp. Anh là thế đấy em có biết không? Người con giai ấy đã thẳng thắn hỏi người yêu của mình ở hai câu kết:
Với cuộc đời thường em còn bao mối dây gắn bó Em đi được với hắn không?
Em còn rất nhiều ràng buộc với cuộc đời này. Em có thể đi với một người con giai như thế không? Trên đời này có vô vàn cách tỏ tình, cách tỏ tình của Lưu Quang Vũ thật đàn ông, thật thẳng thắn và giản dị. Có lẽ vì thế nên anh được phụ nữ yêu mến đến vô cùng.
Bài thơ giản dị tới mức ta không thấy chỗ nào tác giả sử dụng những phương tiện “ bếp núc” thông thường của thơ ca. Tất cả đều như một lời tâm tình, giãi bày thành thực. Bài thơ không chỉ là lời tỏ tình thông thường mà thông qua đó ta thấy được cả diện mạo của đất nước, cả niềm tin và sức mạnh tư tưởng của nhà thơ. Qua bài thơ “ Người con giai đến phòng em chiều thu” viết tặng nữ họa sỹ Nguyễn Thị Hiền đọc giả có thêm một cơ hội để hiểu biết sâu sắc hơn về nhà thơ, nhà viết kịch xuất sắc của thế kỷ XX Lưu Quang Vũ.
“ Những bông hoa không chết” - cách nhìn nhận về chiến tranh rất có chiều sâu của Lưu Quang Vũ
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Khói xám phủ những toa tàu mù mịt Tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt Người bẻ ghi râu bạc đứng im lìm
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Tiếng ai hát khuất vào nẻo tối Gió thổi tung những trang sách trên bàn Cuốn hình học không gian và tập thơ Blốc
17 tuổi lòng ai không hồi hộp Khi ngồi trong rạp hát đợi màn lên Tuổi thơ bỏ ta bay mất như chim Tiếng bom nổ những khu nhà đổ sụp
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Ta kịp biết gì đâu Vừa hết trẻ con đã là người lính Cô bạn gái cánh tay trần rám nắng Ngực phập phồng thở mạnh đến lo âu Đừng nói với ta những lời hào nhoáng về chiến tranh Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết Ta đã vượt bao đèo cao chót vót Bao điều nhà trường chẳng dạy cho ta Nghĩ lại giễu cười những giấc mộng tuổi thơ Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt Nhưng xoáy ngầm vẫn cuộn ở lòng sông
Ta sẽ trở về. Thành phố mùa xuân. Dẫu hàng xóm chẳng nhận ra ta được Dẫu mẹ già đã trắng phơ tóc bạc Bước lên thềm ta sẽ gọi: Mẹ ơi! Qua khổ đau con đã lớn lên rồi Mẹ hãy nghỉ ngơi, con sẽ làm mọi việc…
Những bạn bè đã chết Cũng sẽ trở về như những bông hoa Cắt xuân trước, tháng Giêng sau lại mọc Những bông hoa không chết bao giờ.
hangnga14 bình luận:
“ Những bông hoa không chết” – cách nhìn nhận về chiến tranh rất có chiều sâu của Lưu Quang Vũ
Chiến tranh đã đi qua nhiều năm, nhưng dư âm của nó còn mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Nhìn nhận về những cuộc chiến đã qua của cả dân tộc là cả một vấn đề. Lưu Quang Vũ cũng thể hiện cách nhìn nhận về chiến tranh rất riêng của mình qua bài thơ “ Những bông hoa không chết”
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Khói xám phủ những toa tàu mù mịt Tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt Người bẻ ghi râu bạc đứng im lìm
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Tiếng ai hát khuất vào nẻo tối Gió thổi tung những trang sách trên bàn Cuốn hình học không gian và tập thơ Blốc Khung cảnh tan nát, mất mát của chiến tranh tràn ngập hai khổ thơ đầu. Nhà thơ gắn chiến tranh với mùa đông lanh lẽo để phần nào lột tả được cái tàn nhẫn đến vô cảm của chiến tranh. Bức tranh cuộc sống thời chiến hiện lên với khói xám mù mịt, tờ báo cũ rơi trên chồng gạch ướt, người bẻ ghi đứng im lìm,căng thẳng nhìn những đoàn tàu ra tiền tuyến trên đó có những chàng trai trẻ ra đi không biết có ngày về , với cuốn hình học không gian, và tập thơ của Bloc bị thổi tung trên bàn học. Tác giả đã nhìn chiến tranh bằng con mắt vừa khách quan vừa có tầm khái quát và hình tượng nên hình ảnh của chiến tranh có sức ám ảnh lớn ở những câu thơ này. Khổ thơ tiếp theo tác giả viết về hình ảnh của bản thân mình và biết bao người trẻ tuổi đã từng đi qua chiến tranh: 17 tuổi lòng ai không hồi hộp Khi ngồi trong rạp hát đợi màn lên Tuổi thơ bỏ ta bay mất như chim Tiếng bom nổ những khu nhà đổ sụp
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Ta kịp biết gì đâu Vừa hết trẻ con đã là người lính Cô bạn gái cánh tay trần rám nắng Ngực phập phồng thở mạnh đến lo âu Đừng nói với ta những lời hào nhoáng về chiến tranh Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết Ta đã vượt bao đèo cao chót vót Bao điều nhà trường chẳng dạy cho ta Nghĩ lại giễu cười những giấc mộng tuổi thơ Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt Nhưng xoáy ngầm vẫn cuộn ở lòng sông Những chàng trai 17 tuổi lòng đầy hồi hộp khi ngồi trong rạp hát đợi màn lên để xem một vở kịch. Vậy mà tuổi thơ bay vèo đi mất như cánh chim để những chàng trai ấy phải chứng kiến cảnh những căn nhà sụp đỏ vì bom đạn. Thật tiếc cho tuổi trẻ mộng mơ. Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông Ta kịp biết gì đâu Vừa hết trẻ con đã là người lính Cô bạn gái cánh tay trần rám nắng Ngực phập phồng thở mạnh đến lo âu Nhà thơ đã nói rất thật về thế hệ trẻ của thời đại mình. Những chàng trai trẻ chưa kịp biết gì, chưa kịp hết thời trẻ con đã phải trở thành người lính dày dạn với đạnbom. Nhà thơ có nhắc tới cô bạn gái- có thể là mối tình đầu ngay cả trong giây phút yêu đương nồng nàn nhất cuãng phập phồng lo âu. Cả một thế hệ đã sống qua những tháng năm như thế để trở thành chai cứng, rắn như thỏi sắt Giờ trong ta vui buồn đều nín lặng Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt Nhưng trong thăm sâu tâm hồn lại là: “Nhưng xoáy ngầm vẫn cuộn ở lòng sông”. Bao khát khao và mộng mơ của tuổi trẻ vãn cuộn chảy như xoáy ngầm cuộn chảy trong lòng sông. Cách nói của nhà thơ thật hình tượng và thật ấn tượng. Thể hiện rất đúng khát vọng mạnh mẽ của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh. Chiến tranh sẽ đi qua, người lính sẽ trở về đầy hy vọng Ta sẽ trở về. Thành phố mùa xuân. Dẫu hàng xóm chẳng nhận ra ta được Dẫu mẹ già đã trắng phơ tóc bạc Bước lên thềm ta sẽ gọi: Mẹ ơi! Qua khổ đau con đã lớn lên rồi Mẹ hãy nghỉ ngơi, con sẽ làm mọi việc… Dù hàng xóm không nhận ra, dù mẹ già tóc đã bạc trắng, Lời đầu tiên khi từ chiến tranh trở về là tiếng gọi “ mẹ ơi” tha thiết . Người lính- chàng trai 17 tuổi năm nào đã vững vàng khẳng định với mẹ: Qua khổ đau con đã lớn lên rồi Mẹ hãy nghỉ ngơi, con sẽ làm mọi việc… Mẹ ơi con đã trở về, con sẽ làm mọi việc để mẹ được nghỉ ngơi. Con đã thực sự trưởng thành qua lửa đạn chiến tranh. Chiến tranh đã tôi luyện con thành một người cứng cỏi, không còn là cậu bé 17 tuổi năm xưa nữa . Khổ thơ kết đã khép lại bài thơ bằng niềm tin bất diệt: Những bạn bè đã chết Cũng sẽ trở về như những bông hoa Cắt xuân trước, tháng Giêng sau lại mọc Những bông hoa không chết bao giờ. Cách nhìn nhận về chiến tranh của nhà thơ Lưu Quang Vũ thật lạc quan. Tất cả những bạn bè đã nằn xuống đã trở thành những bông hoa và cũng sẽ trở về như những bông hoa : Cắt xuân trước, tháng Giêng sau lại mọc Những bông hoa không chết bao giờ. Những bông hoa không bao giờ chết- đây là lời ngợi ca chân thành nhất , tuyệt vời nhất vè những con người đã nằm xuống trong chiến tranh. Bài thơ” Những bông hoa không chết” đã thể hiện một cách nhìn nhận rất sâu sắc về chiến tranh. Chiến tranh ác liệt, bom đạn chết người sẽ làm con người được tôi luyện thành những thỏi sắt, nhưng trong tâm hồn những con người đã kinh qua chiến tranh vẫn cuồn cuộn chảy những khát vọng của tuổi trẻ. Những người vĩnh viễn nằm xuống sẽ như những đóa hoa không bao giờ chết. Lớp lớp những người trẻ tuổi sẽ lớn lên , và sẽ lần lượt đi qua đạn lửa để trở thành những bông hoa bất tử cho đến ngày toàn thắng. Cách nhìn chiến tranh của nhà thơ ở đây là cách nhìn nhận của một người yêu nước, của một tầm nhìn rất có chiều sâu: chiến tranh không phải chỉ lad sự hủy diệt mà còn là sự tôi luyện và trưởng thành và nâng con người đến tầm bất tử.