Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

lời bình của Đặng Huy Giang
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

CHỜ THAY LỐP XE

B.Brecht


Tôi ngồi xuống lề đường
Chờ người lái xe thay lốp mới
Nơi tôi ở không còn gì chờ đợi
Nơi tôi đi chẳng có gì mới hơn!

Vì sao tôi vẫn trông
Sốt ruột thay lốp mới.

            Bằng Việt  Dịch

Lời bình của


ĐẶNG HUY GIANG


B.Brecht là nhà hoạt động sân khấu, nhà thơ lớn người Đức. Ông sinh năm 1898, mất năm 1956.

Theo nhà thơ bằng Việt : Thơ B.Brecht được ví như một thứ ánh sáng ban ngày. Còn theo nhà thơ Thế Dũng : B.Brecht là một nhà thơ thiên tài, là một nhà thơ lớn nhất trong một trăm, hai trăm năm qua.

Nhiều thế hệ độc giả việt Nam đã đọc những bài thơ hết sức ấn tượng của ông như: Nếu hòn sỏi nói, Cây mận, Sự lưu lạc của các nhà thơ… Riêng hai câu lên án  chiến tranh, cụ thể hơn là số phận của những đứa con sinh ra trong chiến tranh, thì có lẽ không ai viết hay hơn ông : Đêm nay những lứa đôi gặp gỡ/ Ngày mai cho ra đời những đứa trẻ mồ côi.

Chờ thay lốp xe là một bài thơ đơn giản mà sâu sắc, kiệm lời đến nỗi ngỡ không thể đơn giản , sâu sắc và kiệm lời hơn được nữa.

Hai câu đầu mang tính chất trần thuật, kể về sự cố gặp ở dọc đường khi ôtô của tác giả bị “pan” - một hiện tượng hết sức bình thường trong đời sống thường nhật : Tôi ngồi xuống lề đường/ Chờ người lái xe thay lốp mới.

Rồi mạch trần thuật bị đứt quãng, trở nên dồn nén bất thường và rẽ ngay sang mạch suy tưởng, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm…không khỏi làm người đọc giật mình : Nơi tôi ở không còn gì chờ đợi/ Nơi tôi đi cũng không có gì mới.

Chắc chắn ai rơi vào tình thế này, cũng sẽ mòn mỏi, buồn bã như B.Brecht. Bởi vì sao? Bởi vì cái nơi tác giả hy vọng đã không còn gì để hy vọng và nơi tác giả định đến thì cũng cũ mèm. Có cảm giác như tác giả đang đứng giữa ngã ba đường, không biết rồi sẽ đi đâu về đâu. Hoặc có đi thì cũng để mà đi, thế thôi! Nhưng rồi thì B.Brecht vẫn tự đặt ra câu hỏi : Vì sao tôi vẫn trông/ Sốt ruột khi thay lốp.

Hai câu  thơ này nêu rõ ý : Cuộc sống dù có thể nào thì chúng ta vẫn phải đi, vẫn phải vận động và vẫn phải sống, dù có thể chỉ là thói quen và bản năng chấp nhận cuộc sống. và như thế thì mới là cuộc sống.

Hai câu : Vì sao tôi vẫn trông/ Sốt ruột  khi thay lốp Tạo ra bất ngờ mới làm người đọc tiếp tục ngạc nhiên và bị thuyết phục.

Đây cũng là chất hiện đại trong thơ B.Brecht. Vấn đề không phải là ngôn từ mà là tư tưởng.


ST
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài viết)
[1]