Trang trong tổng số 13 trang (121 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 19/06/2007 02:37
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/06/2007 03:48
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/06/2007 03:53
Ngày gửi: 19/06/2007 05:40
Có 1 người thích
ThanhTracNguyenVan đã viết:******************************************************************
Các bạn post thơ vào chủ đề này rất nhiều mà không thấy có một cái nhầm lẫn :
Đây phải là chủ đề " Thơ 17 từ " chứ không phải " Thơ 17 chữ "
ví dụ : "Tôi" là 1 từ có 3 chữ :t,ô và i
Hiện giờ trên sách báo cũng nhầm lẫn về vấn đề này rất nhiều,chẳng hạn báo Tuổi Trẻ
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 19/06/2007 06:25
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/06/2007 06:39
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/06/2007 07:33
Có 1 người thích
quachthuthao đã viết:Quachthuthao góp ý, nhưng cái sai của bạn lại ra rồiThanhTracNguyenVan đã viết:******************************************************************
Các bạn post thơ vào chủ đề này rất nhiều mà không thấy có một cái nhầm lẫn :
Đây phải là chủ đề " Thơ 17 từ " chứ không phải " Thơ 17 chữ "
ví dụ : "Tôi" là 1 từ có 3 chữ :t,ô và i
Hiện giờ trên sách báo cũng nhầm lẫn về vấn đề này rất nhiều,chẳng hạn báo Tuổi Trẻ
Quachthuthao góp ý cho vui thôi . Xin đừng nghĩ tranh luận tranh ly gì cả .
Đọc qua tất cả các ý kiến - nthơ Thanh Trắc - Điệp l. Hoa - Cammy - Myto- Quynhmm - theo quachthuthao thì " mười bảy từ đúng " và " mười bảy chử cũng đúng " nhưng " mười bảy từ mới là đúng hơn / đúng nhất " .
* Tôi : ( cấu tạo từ 3 chữ cái : T / Ô / I ) có thể gợi là chữ " tôi " cũng có thể gọi là từ "tôi " . Nhưng một chử cái
T hoặc chữ cái Ô thì không thể gọi là từ T hoặc từ Ô được .
Như vậy một bài thơ được hình thành từ 17 đơn vị ( 17 từ hoặc 17 chữ ) nên gọi theo cách chuẩn nhất ( không bắt bẻ được ) thì phải gọi là bài thơ 17 từ . Tỷ dụ như bài này :
Người đã đi rồi (12chữ / nhưng chỉ 4 từ )
Mặt trời cũng tắt (14 chữ / nhưng chỉ 4 từ )
Cuộc đời buồn (11chữ / nhưng chỉ 3 từ)
Lòng vắng ngắt những niềm vui. (24chữ / nhưng chỉ 6 từ ) )
một " nhi đồng " có thể théc méc " đây là bài thơ 71 chữ cũng đúng vậy . ( nhưng không bắt bẻ 71 từ đươc )
** Cũng chỉ là tuỳ vào cách vận dụng (từ) và (chữ ) từ ngôn ngữ Hán & Nôm sang Quốc ngữ thôi . Còn như Điệp L Hoa giải thích theo tự điển thì Quáchthuthao xin thay thế hai (chữ )và ( từ ) TỪ và CHỮ bằng hai " từ " và " chữ " KÝ và CÂN .
Hai cặp ( từ / chữ ) và ( cân / ký ) có những nghĩa có thể GIỐNG nhau về Tính / Chất / Trạng thái nhưng KHÁC nhau về Lượng .
- cân ký bán đổ đồng
- nặng cân = nặng ký
- nhẹ như đồng cân / nặng như ký chì
- chà ! vụ này coi bộ nặng ký dữ nha / hừ ! chuyện này không nhẹ cân đâu đấy
Tuỳ theo mỗi người thich sử dụng hoặc cân hoặc ký hoặc chữ hoặc từ trong tấn cả các trường hợp .
Nhưng trong cấp số và định lưọng thì :
cân ( nên là ) chữ
ký ( nên là ) từ
Như vậy . kết luận là :
17 ký phải chuẩn xác hơn , phải đúng hơn 17 cân .
17 từ mới chuẩn ---------------------------17 chữ
Tất nhiên chưa có ai cấm gọi 17 ký là 17 cân cả .
Coi như vài giòng phiếm cho có chuyện đọc cũng như dịp ra mắt thôi . Kính xin lượng thứ cho nêu có gì chưa phải phép .
Quachthuthao
Người đã đi rồi (12chữ / nhưng chỉ 4 từ )câu 1: Người/ đã/ đi /rồi: có 4 tiếng (là tiếng, sách tiếng việt lớp 3 hoặc lớp 4 là có cái này), và cũng có 4 từ
Mặt trời cũng tắt (14 chữ / nhưng chỉ 4 từ )
Cuộc đời buồn (11chữ / nhưng chỉ 3 từ)
Lòng vắng ngắt những niềm vui. (24chữ / nhưng chỉ 6 từ )
Ngày gửi: 19/06/2007 07:38
Có 1 người thích
Mito đã viết:cái phần dưới kia chị không trích được nữa, vì như thế sẽ rất dài! Em nên phân tích cô đọng, xúc tích một chút, thì bài văn của em ko phải được 5 đâu, sẽ được 8 điểm đó
Còn hôm trước chú nói, cháu cũng giật mình, nếu hỏi lại cháu thực sự từ "Lũ rũ" giải nghĩa thế nào thì cháu cũng... chẳng nghĩ ra. Chỉ có hình tượng trong bài thôi >"< (vì thực ra mà nói cháu vốn dốt văn, trước 10 bài thì 8 bài văn cháu 5 điểm T__T)
Cụ thể cháu chép lại :
Mưa rơi, lác đác
Man mác, sương mù
Mưa rơi, lũ rũ
Cảnh cũ vắng người xưa...
(phân tích bài thơ của chính mình có lẽ rất bựa, bởi vì bản thân cháu lúc nghĩ và lúc đọc lại cảm xúc đã khác nhau ... nhưng kệ, cháu cũng phân tích qua loa tí để ít nhiều đưa ra đc hình tượng từ đó -dù không nhiều thì chắc cũng phải có hình ảnh).
Có lẽ trong lúc đó, về hình tượng cháu cảm giác giống một người đang ngắm cơn mưa, từ trong mái hiên chìa ra của một ngôi nhà hay một sảnh đường nào đấy. (hoặc đơn giản là đối với sinh viên như bọn cháu thì đó chỉ là một buổi thăm lại mái trường xưa) - nhưng tất nhiên bài này cháu làm khi đang ngồi ở nhà, và cũng chẳng có mưa gì cả, chỉ bất chợt nó bật ra thế thôi. Về nơi chốn thì là mái hiên, khung cảnh thì có lẽ ngay từ lác đác trong câu đầu tiên cũng phần nào thể hiện sự vắng vẻ của cảnh vật.
Lác đác hạt mưa, hay chính là lác đác con người, lác đác những tiếng cười, lác đác những hàng cây, lác đác những chú chim non quấn quít bên nhau, hay đơn giản, chỉ là lác đác một vài chiếc lá rơi trên những tán cây cao đã bao năm đi vào trí nhớ tuổi học trò.
Có thể, ở mỗi lứa tuổi, mỗi tâm trạng một nghĩ khác. Nhưng ở mỗi người, khi nghe thấy từ đó vang lên trong sự khởi đầu của một cơn mưa, có lẽ ai nấy cũng tự cảm thấy, một cái gì trống trải, và bản thân mỗi người cũng thấy lác đác một vài điều, và hiện lên đầu tiên chính là những điều đã đi sâu vào tâm khảm từng người.
Có lẽ mỗi người đọc sẽ có một ý, bản thân cháu mỗi lần nhìn lại cũng thấy một vài thứ khác nhau. Cho nên cháu chỉ nói đại loại thế thôi, còn việc hiểu thì ai hiểu theo ý người đó là tốt nhất.
Về thời gian, ngay từ câu 1 có lẽ nếu chú ý một tí mọi người cũng để ý là hiếm khi chỉ mưa lác đác rồi dừng (cho dù mưa bóng mây cũng phải mưa to 1 lúc). Hay nói một cách khác theo đúng hình tượng hiện tại thì lác đác là bắt đầu một cơn mưa. Như thế bài này theo liên tưởng hình ảnh của cháu chính là việc mình nhìn một cơn mưa từ lúc bắt đầu. Và lác đác cũng thể hiện đó không thể là cơn mưa phùn. Có lẽ nó đủ to để ta có thể nhìn thấy từng giọt từng giọt rơi.
Vậy là bài thơ theo trình tự thời gian. Cảnh vốn đã vắng, khi bầu trời xám lại, khi mọi vật mờ đi, khi tâm tư trở lại, thì cảnh vốn vắng lại càng vắng hơn. Câu thứ 2 thực ra về hình ảnh, nó chỉ là những hạt nước nhỏ tách ra khỏi vạn hạt mưa, tạo thành một màng mỏng sương mù. đồng thời cũng chính nhờ nó mà mọi người cảm thấy mát mẻ hẳn lên ngay lúc cơn mưa xuống. Cũng vì cảm giác như vậy nên Câu 2 cháu mới để 2 từ sương mù, và man mác tách ra khỏi nhau. vì man mác có thể là hình ảnh đập vào mắt người xem khi nhìn những giọt mưa khi rơi xuống để lại sau lưng một thoáng gì đó hơi mờ ảo, và man mác cũng chính là cảm giác mát mẻ mà những hạt sương nhỏ trong cơn mưa đem lại. Nhưng khi liên tưởng thì man mác lại chính là một chút gì đó chợt nhớ chợt quên, thoáng nhận ra rồi lại thoáng quên đi trong kí ức. Hay cũng chính là man mác đâu đây, ngay tại lúc này những âm thanh pha trộn của chim ca pha với tiếng côn trùng chạy trốn cơn mưa.
Trong câu này thì sương mù là cái phủ lên man mác, về hình ảnh rõ ràng nếu có sương mù thì sẽ khó nhìn, nhưng sương ở đây dù là sương nhưng không phải là sương, vì nó vốn không được tạo nên giống như những dải sương mù buổi sớm, mà chỉ là lác đác những mảnh sương. Nhưng nó lại đóng phần quan trọng, nó không phủ lên cái man mác của cảnh vật (vì rõ ràng về độ dày nó không đủ) nhưng nó lại phủ lên cái man mác của tâm hồn. hạt sương đó làm chúng ta mát mẻ, và chính nó đã bao phủ lên, vừa mang đến, vừa bao phủ những kỉ niệm, những con người, những tràng cười hay những giọt lệ chia tay. Chính vì những giọt sương mà lòng ta man mác, tim ta man mác rộn ràng và xúc cảm nhờ những hạt sương tan.
Ngày gửi: 19/06/2007 07:41
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/06/2007 09:40
Có 1 người thích
Trang trong tổng số 13 trang (121 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối