Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Gia Loc

Bài thơ tứ tuyệt sau:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên ca
Bạch mao phô lục thuỷ
Hồng trạo bãi thanh ba.

... Tôi còn nhớ nội dung bài thơ này ( Thầy dạy trước 1975)nhưng tôi quên xuất xứ và tác giả. Xin thỉnh ý quý huynh !
Đỗ Gia Lộc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lares

Thơ có 5 câu sao lại gọi la` thơ tứ tuyệt , thơ nay` có khi la` thơ ngũ ngôn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

HI

Bài này hình như có tên là Nga ( con ngỗng trời ) của Lý Bạch ( Trung Quốc )

Nếu như tệ-sinh nhớ không nhầm !

- unghoadaphu Kính yết
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Bài này tôi đã đọc trong Hợp tuyển Thơ Văn Việt Nam (tậpI-Phần giai thoại văn học), cách đây hơn 35 năm, nhưng vì đã lâu nên không còn nhớ chính xác tên hai người xướng hoạ và toàn bộ các bài đã được xướng hoạ, đại khái đó là giai thoại về một nhà sư Việt Nam được cử tiếp đón sứ thần Trung Quốc, do sứ Tàu ngạo mạn, cậy thế "Thiên Triều", nên vua ta cử một cao tăng đóng giả làm người chèo đò đưa sứ Tàu phù du ngoạn, sứ Tàu ngâm vịnh nhiều nhưng đều không qua mặt được người lái đò đất Việt, cuối cùng phải phục tài và than rằng đến người lái đò đất Việt còn giỏi như thế thì các bậc hiền tài chắc nhiều như sao trên trời, và hết hẳn ngạo mạn, bài thơ hoạ lại bài "Ngỗng ngỗng hai con ngỗng" tôi không nhớ nữa, nhưng còn cái đoạn này thì tôi còn nhớ như in: Sứ Tàu sau một hồi đối đáp đã thấm mệt mà vẫn lép vế so với người lái đò vẻ quê kệch nhưng thơ văn trên mức siêu việt, đã giở bài...cùn. Sứ Tàu "trung tiện" một phát rõ lớn rồi ha hả cười nhạo và đọc: "Sấm động Nam bang", hàm ý đe doạ, hắn đang đắc ý thì tròn xoe mắt nhìn người lái đò đủng đỉnh ra đứng đầu mũi thuyền, mặt trông về hướng Bắc, vạch quần...tè cầu vồng, rồi lại đủng đỉnh về chỗ, sứ Tàu dục: sao, lão tịt ngòi ư mà không đối?,lão lái đò đáp: tại hạ đã đối rồi đấy! Thấy Sứ Tàu mãi ngơ ngác, lão bèn nói: thì tại hạ chẳng đã đối là "Vũ qua Bắc Hải" đó sao? Sứ Tàu tái mặt và ngậm đắng nuốt cay. Nếu có thời gian tôi sẽ cố tìm lại mấy tập "Hợp tuyển Thơ Văn Việt Nam" (XB từ những năm 66-67 gì đó) và sẽ post trọn ven câu chuyện này để các bạn tham khảo.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Trước hêt xin lỗi vì mình không có thời gian hỏi cách giải quyết từ các ĐHV của Thi Viện, nhưng vì đang "rất có hứng", nên không muốn cụt hứng và đành mạo muội mở riêng một chủ đề này để chép lại bài thơ của Phạm Sư Mạnh mà theo Lê Quý Đôn một nhà bác học, sử học, toán học,....thì bài thơ này "thất lạc" đã lâu. Vậy mong Ban ĐH sẽ chuyển tiếp bài thơ này về đúng vị trí của nó. Dưới đây là nguyên văn (bản dịch và chú thích) của Lê Quý Đôn trong Kiến Văn Tiểu Lục, mục Thiên chương (Văn Thơ, Từ Lệnh),  Lê Quý Đôn Toàn tập  tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội-1977.

..." Hồi quốc sơ, Phan Phù Tiên (1) chép những bài thơ của vua chúa, công khanh và sứ thần về đời nhà Trần, lại chép những bài ngự chế của Cao đế, Văn đế (2) cùng những bài ngâm vịnh của các nho thần về bản triều, thành quyển Việt âm thi tập; Dương Đức Nhan (3) lại chép nối theo những bài không có trong Việt âm thi tập của Phan Phù Tiên làm Tinh tuyển thi tập; Hoàng Đức Lương (4) lại chép nối theo những bài còn thiếu trong hai tập kê trên làm Trích diễm thi tập. Hợp cả ba tập thơ ấy mà xem, thì văn thơ nước Nam có thể tìm được đầy đủ. Nhưng vẫn còn có chỗ bỏ sót, như bài thơ của Phạm Sư Mạnh (5) đề núi Thạch-môn(6) theo cổ thể, nay vẫn còn khắc vào đá, trong sách An-nam chí của người nhà Minh có chép bài thơ này, nhưng bỏ mất một nửa. Bài ấy như sau:
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phan truong luan

vơi mộng sông hồ mây nốilê
thềm hoang thiêm thiếp ánh trăng loe
thương đêm tiều tuỵ chăn sương phủ
tội bóng võ vàng mái trúc che
khói thuốc vấn vương tình muốn ngõ
hương sen phảng phất ý chưa nghe
ngổn ngang lòng khách phân khanh tướng
riêng cõi lòng tôi vắng ngựa xe
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

BuiXuanPhuong09

Tôi muốn hiểu về luật hoạ thơ Đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bác Phuong09: Có nhiều sách nói về thơ Đường và hoạ thơ Đường. Bác có thể tìm đọc cuốn "tìm hiểu các thể thơ" của cụ Lạc Nam. Trong cuốn đó có một chương nói khá kỹ về thơ Đường và xướng hoạ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:
Trước hêt xin lỗi vì mình không có thời gian hỏi cách giải quyết từ các ĐHV của Thi Viện, nhưng vì đang "rất có hứng", nên không muốn cụt hứng và đành mạo muội mở riêng một chủ đề này để chép lại bài thơ của Phan Sư Mạnh mà theo Lê Quý Đôn một nhà bác học, sử học, toán học,....thì bài thơ này "thất lạc" đã lâu. Vậy mong Ban ĐH sẽ chuyển tiếp bài thơ này về đúng vị trí của nó. Dưới đây là nguyên văn(bản dịch và chú thích)của Lê Quý Đôn trong Kiến Văn Tiểu Lục, mục Thiên chương(Văn Thơ, Từ Lệnh), Lê Quý Đôn Toàn tập tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội-1977.

..." Hồi quốc sơ, Phan Phù Tiên(1) chép những bài thơ của vua chúa, công khanh và sứ thần về đời nhà Trần, lại chép những bài ngự chế của Cao đế, Văn đế(2) cùng những bài ngâm vịnh của các nho thần về bản triều, thành quyển Việt âm thi tập; Dương Đức Nhan(3) lại chép nối theo những bài không có trong Việt âm thi tập của Phan Phù Tiên làm Tinh tuyển thi tập; Hoàng Đức Lương(4) lại chép nối theo những bài còn thiếu trong hai tập kê trên làm Trích diễm thi tập[/b. Hợp cả ba tập thơ ấy mà xem, thì văn thơ nước Nam có thể tìm được đầy đủ. Nhưng vẫn còn có chỗ bỏ sót, như bài thơ của Phạm Sư Mạnh(5) đề núi Thạch-môn(6) theo cổ thể, nay vẫn còn khắc vào đá, trong sách [b]An-nam chí của người nhà Minh có chép bài thơ này, nhưng bỏ mất một nửa. Bài ấy như sau:
Cụ Đồ Nghệ ơi ! Ông Phan Sư Mạnh là ông nào thế ? Cụ có thể cho em biết được không ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@bác Thái Thanh Tâm kính mến: Hôm nay mới được đọc những dòng này của bác, vì ĐN không dám mon men đến gần những gì thuộc thể thơ Đường luật, nên đành thất lễ với bác từ hôm kia đến giờ. Cảm ơn bác đã chỉ giáo. ĐN xin sửa sai ngay đây ạ. Như bác đã nói đấy ạ, là "trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra"...Vậy nên ĐN kính mong bác sẽ tiếp tục chỉ giáo cho ĐN, bởi nhiều khi cũng không có nhiều thời gian để có thể soát kĩ lại những gì ...mình hoặc con mình đã "gõ phím". Xin đính chính lại rằng ở trong đoạn bác trích dẫn trên kia, hoặc con trai của ĐN hoặc chính ĐN đã gõ sai họ của cụ Phạm Sư Mạnh thành Phan Sư Mạnh. Còn thì chắc ...cũng có cụ nào đó là Phan Sư Mạnh nhưng nhất quyết không phải là một người nổi tiếng như cụ Uý Trai được nhắc tới ở bài này ạ. Nhân đây ĐN cũng thành thật thưa với bác là ĐN toàn nhờ con trai (tuổi còn nhỏ-đang học lớp 6) "gõ" rất nhiều bài đưa lên giới thiệu trên Thi Viện, vừa là do ĐN ít thời gian rỗi (nhưng khi thấy "cái gì" hay là cứ muốn chia sẻ với mọi người ngay kẻo quên) lại vừa là muốn tạo cho con trai thói quen đọc sách và cảm thụ thơ văn...(Một công đôi ba việc ạ). ĐN cũng đã dành ra một số thời gian để "soi" những gì đã nhờ con "gõ" hộ nhưng cũng không thể soát hết được, đành soát xét dần dần thôi bác ạ, và may là có bác chỉ ra cho còn biết mà sửa...Hơn một năm trời rồi có vào lại đây đâu...Mà cũng lạ là như trong bài trên có viết là "mạo muội mở riêng một chủ đề" để chép riêng một bài thơ, mà chẳng hiểu sao ở phần trên lại không thấy bài thơ cũng như tên chủ đề mà ĐN đã mở? Một lần nữa rất xin lỗi vì sai sót và xin cảm ơn bác đã chỉ giáo, ĐN sẽ soát xét kĩ lại hơn những gì được mình đưa lên TV để tránh những sai sót không đáng có như trên.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối