ĐÔI LỜI VỀ BÀI THƠ ĐAT GIẢI NHÂT CUỘC THI THƠ LUẬT ĐƯỜNG
VỚI ĐẤT TỔ HÙNG VƯƠNG.
Tôi cũng không quan tâm lắm đến các cuộc thi thơ,dù ở xa hay gần.Nên có những cuộc thi thơ,tôi có gửi bài,nhưng lại ghi chú rằng: Tôi chỉ gửi cho vui chứ không tham gia vào cuộc thi.
Tôi biết có cuộc thi này,khi anh Ngô Thái ( Chi hội thơ ĐL Phú Thọ) thông báo trên FB.Nhưng rồi tôi cũng không để ý lắm,nên kết quả ra sao,tôi cũng không biết.Nhưng cũng do cái cơ duyên của thơ,mà gần đây qua báo điện tử,tôi mới biết đến bài thơ đạt giải nhất trong cuộc thi này.Cuộc thi có tới ngàn người khắp cả nước tham gia,nên chắc là rất hoành tráng…và bài thơ chắt lọc để về nhát cuộc thi,chắc phải là một viên ngọc TOÀN BÍCH,thành ra tôi đã phải đọc…đọc đi đọc lại…nhiều lần để chiêm nghiêm cái vẻ lung linh (vốn có) của thơ luật đường,và vẻ ngọc hoàn mỹ của bài thơ đạt giải nhất này. ( Tôi đinh ninh là như thế).Bài thơ đó như sau:
Bền nghĩa cả
(Mai Thúy Quỳnh – giải nhất)
Trăm con, Cha Mẹ sống yêu thương
Dứt ruột phân li mấy đoạn trường
Nửa vượt rừng sâu san núi thẳm
Nửa băng biển rộng lấn trùng dương
Non sông cõi mở lòng kiên định
Đất nước nguồn khơi chí quật cường
Đôi ngả tình chia bền nghĩa cả
Muôn đời con cháu vững triều cương.
(Bài thơ copy từ trang web: Thơ Đường Luật Hàn Thuyên
- Chi hội Thơ ĐL Hàn Thuyên - Hà Nội)
Sau khi đọc xong,tôi thấy không thể không có vài lời cảm nhận,việc xưa nay không mấy khi tôi làm…vì tôi vẫn cho rằng: cảm nhận là KHEN…là CHÊ,mà khên hay chê ( nhất là văn hay thơ đều rất khó.Vì mỗi người có ý khác nhau,nên KHEN thì chưa chắc đã hay,mà CHÊ lại cũng chưa hẳn là dở.Nhưng tôi mạnh dạn viết bài này,không vì mục đích khen-chê đó.
Tin là bài thơ giải nhất có thể đáp ứng kỳ vọng của công chúng yêu thơ đường.Không biết dư luận số đông thế nào,còn tôi thì thấy thất vọng miên man.Xin lỗi không phải thát vọng vì tác giả Mai Thúy Quỳnh,vì TG cũng như mọi người làm thơ khác viết và tham gia cũng vì yêu thơ mà làm hết khả năng của mình.MTQ đã góp công tham gia đã rất đáng khen rồi.Nhưng là giải nhất trong cuộc thi toàn quốc thì lại khác.Cái này không do tác giả MTQ quyết định,mà phải do BTC và đặc biệt là Ban Giám Khảo lại toàn những nhà thơ đáng kính quyết đinh.
Tôi xin có mấy lời để giải mã cho sự thất vọng của tôi.
Bài thơ có đề tài lớn BỀN NGHĨA CẢ nên có sự khái quát cao độ nhưng những câu thơ và hình ảnh thơ rất chân phương.Chân phương tới mức bình thường,chỉ như là kể chuyện ,mà là kể câu chuyện lịch sử 100 phần trăm ,cũng chân phương như ai cũng biết:
“Trăm con, Cha Mẹ sống yêu thương
Dứt ruột phân li mấy đoạn trường
Nửa vượt rừng sâu san núi thẳm
Nửa băng biển rộng lấn trùng dương”
Viết thật chân phương đến nỗi văn xuôi cũng không thể chân phương hơn.Tìm mãi không ra ngôn ngữ thơ trong bốn câu này.Bốn câu này chỉ kể lại một sự kiện trong HUYỀN SỬ mà ai là người Viêt Nam cũng biết.Nó chiếm mất 50% trong tổng số chữ cho phép của toàn bài thơ.Hy vọng sẽ tìm ra cái NGHĨA CẢ ở 4 câu còn lại.
“Non sông cõi mở lòng kiên định
Đất nước nguồn khơi chí quật cường
Đôi ngả tình chia bền nghĩa cả
Muôn đời con cháu vững triều cương.”
Nhưng ngay cặp luận,thông thường là hồn cốt của bài thơ…và cũng chính là chủ kiến của TG để luận về BỀN NGHĨA CẢ thì cũng lại gần như kể chuyên,chữ nghĩa chỉ để biểu đạt sự việc,nhưng lại quá chung chung và có phần SÁO.Sáo vì khi nói đến NỘI DUNG này ai cũng có thể nói,và đã có rất nhiều người nói ở dạng này hay dạng khác: “ Non sông cõi mở lòng kiên định/ Đất nước nguồn khơi chí quật cường” Cái non sông cõi mở / đất nước nguồn khơi” có vẻ trùng ý và không có LUẬN chút nào và chỉ thế thôi thì cũng không làm sáng lên cái đề tài BỀN NGHĨA CẢ.Thật tiếc là nó không gắn kết với những tích cụ thể.Chẳng hạn theo thiển ý của tôi như: sự tích 99 con voi quay về một hướng,chỉ một con quay đi bị nhà Vua ra lệnh chém đầu… …hay chuyện SƠN TINH ( thánh Tản Viên) từ chối sự truyền ngôi báu vủa HÙNG VƯƠNG…để có sự truyền ngôi cho THỤC PHÁN mà có sự tích cột đá thề,đến nay còn dấu ấn trên đền Hùng.Nếu lấy cái tinh cốt (chứ không phải bê nguyên xi )các sự tích đó để rút ra cái tình,cái nghĩa của thời đại Hùng Vương..và cao hơn là của dân tộc Việt thì cái BỀN NGHĨA CẢ rõ hơn nhiều. Nhưng điều này không thể trách tác giả được.
Chính vì 2 cặp THỰC và LUẬN chỉ nặng vể kể chuyện và biểu đạt sự việc nên câu kết cũng chỉ bó hẹp trong cái chung chung,không thể chung chung hơn: “Đôi ngả tình chia bền nghĩa cả/Muôn đời con cháu vững triều cương.”
Về măt kỹ thuật cũng có đôi điều muốn nói,vỉ giải nhất thì không thể xem nhẹ.
- Bài thơ có đủ kết cấu: ĐỀ,THỰC,LUẬN,KẾT.Thiết nghĩ là chuyện bình thường với bất cứ ai làm thơ đường.
- Bài thơ mắc một số lỗi,mà bài thơ đạt giải nhất không nên mắc,như điệp từ NỬA ở cặp thực.Cái điệp này theo tôi không đáng phải mắc.Các Cụ xưa cũng mắc,nhưng các CỤ chỉ làm thơ chơi,giao lưu…nên có lẽ các Cụ không để ý lắm.Hãy xem lai thơ trong THI TRƯỜNG xưa,hoặc những bài có tính tuyên ngôn…không bao giờ mắc lỗi này.Tại các thi trường,mắc lỗi này là bị đánh trượt ngay ( ấy là tôi cũng được nghe nói thê!). Có cái điệp từ do chủ ý lại rất đáng yêu: “ LIỄU rủ ven hồ xanh bóng LIỄU / MÂY vờn đỉnh núi tím đường MÂY” ( tg TK Bình Dương),chứ không điệp từ như cái NỬA này.
- Về thanh-vận.Theo tôi bài thơ đường hay cũng như chế tác cây bon sai đẹp.Bon sai mà không có cành uốn theo mọi chiêu thức,không có những vết sẹo tao ra do người chơi sành sỏi…thì không có bon sai đep.Thơ đường cũng vậy,người chơ thơ đường xưa nay vẫn tạo ra những vết seo nghệ thuật như thế.Có thể điệp từ như thủ vĩ ngâm,độc thủ,điệp vận như thể nhất vân,thậm chí điệp thanh như nhất vận bằng trắc,rồi thuận nghịch,liên hoàn cách…Sân chơi đủ rộng để người chơi thỏa sức tung hoành.BỀN NGHĨA CẢ là giải nhất cuộc thi TOÀN QUỐC nên không thể xem nhẹ vấn đề này:
- Ngay 2 câu ĐỀ,câu 1 mắc PHONG YÊU:Trăm CON cha mẹ sống yêu THƯƠNG.Là phong yêu nặng…may mà câu 2 có âm vận chùng xuống hơn bình thường,nên cứu vãn được ít nhiều.Nhưng vẫn không thể chấp nhận ở giải nhất!
- Cặp thực:”Nửa vượt rừng sâu san nui thẳm/ Nửa BĂNG biển rộng lấn trùng DƯƠNG “ Mắc phong yêu ở câu 4.mặc dù bên cạnh có chữ TRÙNG là trầm bình thanh,cũng không bù đủ lỗi này.
- Cặp kết: “ Đôi NGẢ tình chia bền nghĩa CẢ / Muôn ĐỜI con cháu vững TRIỀU cương” mắc luôn 2 lỗi,một phong yêu (ngả/cả) và một tiểu vận (đời/triều). Mặc dù có người nói (nhằng) rằng bệnh PHONG YÊU,HẠC TẤT không tính cho những câu không vận.Nhưng trong một bài,một cặp…mà mắc tới mấy lỗi,rồi kết hợp cả lỗi đại vận,tiểu vận,thì thanh điệu của bài thơ bị phá vỡ thật đáng tiếc.
Đến đây cũng phải nói người xưa cũng phạm lỗi thê.Chẳng hạn:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
(BHTQ)
"Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen LÁ đá chen HOA”
(BHTQ)
Cũng đã có người biện hộ cho cái lý của bà.Nhưng đó không phải trong thi trường,hoặc đêm ra thi thố gì cả,mà đã là lỗi thì phải khẳng định là lỗi thôi.
Do vậy theo tôi GIẢI NHẤT NÀY chưa xứng tầm và chắc chắn sẽ là dấu chấm hỏi cho các cuộc thi thơ hiện nay ? Chỉ có các BTC bà BGK mới hiểu,mới thấy và trả lời được.
Đôi lời giãi bày.Mong được Tác Giả thông cảm.Tác giả không có lỗi gì về giải nhất của cuộc thi.
Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.
Xin trân trọng,
Đặng Quang Long,
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=aQM2hIhQurHSD6OLGRNWgw&Page=100"><font color="red"><b>Thơ Đặng Vô Thường –Thơ Đường- tập 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=1nPi_YLwNjj6jqJJ5OtTPg"><font color="red"><b>Thơ Đặng Vô Thường Thơ mới - tập 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>