Ghi chú kèm theo :
1/Một ý cần nêu để tránh hiểu lầm:
Dân tộc Việt có giành chiếm đất của người Chân Lạp không ?
(Đề mục quang trọng & không ít nhạy cảm này, người soạn chỉ nêu vắn tắt, không đi sâu vào chi tiết. Xin bạn đọc tự tìm đọc nhiều bài nghiên cứu của những tác giả có công tâm, có uy tín.)
Lý do vương triều Chân Lạp dễ dàng nhượng vùng hạ lưu sông Cửu Long, vì nguyên thủy vùng đất nầy không phải là đất của họ, mà là của nước Phù Nam (Funan) thủa xa xưa.
Và gần hơn, theo Trịnh Hoài Đức, tác giả Gia Định thành thông chí: nước Bà Lợi là Bà Rịa, nước Chu Lai là Sài Gòn ngày nay. Còn theo Nguyễn siêu, tác giả Phương Đình dư địa chí thì nước Xích Thổ & nước Can Đà Lợi chính là vùng đất Biên Hòa bây giờ vv..
( Xin bạn đọc xem chi tiết trong bài Trước khi lưu dân Việt Nam tới, đất Sài Gòn xưa thuộc cư dân nào? của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, sách Địa chí văn hóa Tp HCM, nxb Tp HCM, năm 1987)
Vì không phải là đất của mình, lại rất ít dân sinh sống, không có người đủ tài đức cai quản, nguồn lợi thu về không là bao; nên vua chúa Chân Lạp dễ dàng dùng đất nầy làm quà tạ lễ các chúa Nguyễn đã giúp họ lên ngôi, hoặc giúp họ chống lại Xiêm La.
Vả lại, trong lịch sử, chuyện cắt đất để cầu phong, để củng cố thế lực hoặc cầu bình an cho vương triều là chuyện thường xảy ra ở chế độ phong kiến. Bạn đọc dễ dàng tìm thấy ví dụ trong các sách, nhất là ở sử Tàu …
Như thế có nghĩa, người Việt đã không giành chiếm mà chỉ đến (cùng vài dân tộc khác như Hoa, Champa chẳng hạn) cộng cư với dân bản địa, đơn thuần buổi đầu chỉ là lý do mưu sinh với sự đồng thuận của cả hai vương triều.
Nhưng do tập quán sinh hoạt, canh tác của mỗi dân tộc ít nhiều có điểm khác nhau, như dân bản địa thích chọn ở nơi đất cao (giồng), trồng khoai sắn, làm ruộng chỉ cầu đủ ăn và ít muốn khai thác gì thêm; người Hoa thì thích buôn bán hơn.
Riêng người Việt,vì bấy lâu bẩn chật nơi mảnh đất miền Trung nhỏ hẹp, nghèo khó, lắm thiên tai; giờ được đứng trước vùng đất phương nam mênh mông nhiều sông nước này; nên cha ông ta với lòng hăm hở cộng thêm đức tính cần cù, không ngại khó; vì thế chẳng bao lâu nơi trước đây còn hoang vu, nhiều đầm lầy, rừng rậm, thú dữ…trở thành vô số những cánh đồng ngút ngàn màu mỡ, trĩu xanh.
Dù vậy, nhưng người bản địa không hề tỏ thái độ cạnh tranh hay thù hằn, và cũng vì thói quen sống nên họ thường lánh đi nơi khác...
Mãi về sau, năm 1698, nghĩa là đã tròn 40 năm, nếu tính từ năm1658, thời trị vì của Batom Reacha Pontana Reja ( tức hoàng thân So, con Ngọc Vạn), Minh Vương Nguyễn Phúc Chu mới cử Nguyễn Hữu Cảnh đến thiết lập chủ quyền nơi vùng đất mới để bảo vệ cuộc sống bình an, sự làm ăn mua bán của cư dân mình vì chính quyền Chân Lạp thời bấy giờ cứ liên tiếp xào xáo, không ổn định.
Vậy có thể nói gọn:
Trước mắt của người Đàng Trong là một vùng đất mênh mông hoang vu cần khai khẩn để biến nó thành kho lương thực, thành tài sản quí giá cho người dân và quốc gia.
Với lòng khao khát này, tất nảy ra “Cái khó ló cái khôn”: đấy chính là kế sách “tầm ăn dâu” khôn khéo của các chúa Nguyễn, là đường lối “dân đi trước, làng nước theo sau”, là tài thao lược khiến đối phương thì qui phục, dân thì tin yêu của các danh tướng như Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại vv…
Và đặc biệt hơn cả, chính là tấm lòng son của một phận má hồng: Ngọc Vạn.
Bởi hơn ai hết, bà thấu hiểu dãi đất miền Trung, nơi bà đã sinh trưởng & lớn lên khốn khó như thế nào.Cho nên dù phải dấn thân đến chốn đất khách quê người rồi lâm cảnh chồng chết sớm, con trẻ bị giết hại, triều chính đầy dẫy những thế lực cùng tham vọng đen tối… trái tim bao dung, không bao giờ vun vén ấy; luôn biết dằn nén lại nỗi đau riêng để hoàn thành sứ mạng vì dân, vì nước của mình…
2/Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563-1635, ở ngôi: 1614-1635) là chúa Nguyễn thứ 2 của chính quyền Đàng Trong, thời nhà Hậu Lê.
Ông còn được gọi là Chúa Sãi, Chúa Bụt hay Phật Chúa.
Là con trai thứ 6 của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc; nhưng ông được kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ làm con tin tại Đàng Ngoài.
Trước khi kế nghiệp chúa, ông từng nhiều năm làm Trấn thủ Quảng Nam, tước Thụy Quận công. Khi kế nghiệp, bấy giờ ông đã 51 tuổi
Theo di mệnh của Nguyễn Hoàng, Sãi Vương quyết xây dựng Đàng Trong thật vững mạnh để chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Do đó, ông giao hảo với các nước phương nam để củng cố vị thế vương triều.
Song song việc đó, ông cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, chăm lo chính sự, thu dụng nhân tài.Dưới trướng của chúa bấy giờ có những người giúp việc tài ba như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Đào Duy Từ.Chính nhờ có sự góp sức của Đào Duy Từ, chúa Sãi đã xây Lũy Thầy, gây dựng chính quyền độc lập với Đàng Ngoài.
Nguyễn Phúc Nguyên mất năm 1635, thọ 73 tuổi
Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái. Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt.Còn hai cô còn lại chính là nội dung bài viết này.
3/Ngọc Khoa cũng là con gái Chúa Sãi, được gả cho vua Chiêm Thành Poromê năm 1631.Tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, em gái công nữ Ngọc Vạn. Rồi chính nhờ cuộc hôn nhân Việt-Chiêm năm 1631, người Việt nhanh chóng vượt qua Chiêm Thành, xuống tận miền sông nước Cửu Long.
Bà cũng như chị, là người không có “truyện” trong sử nhà Nguyễn.
4/ Một điều lạ là ở thời kỳ ấy và ngay cả lúc sau này, có người dành nhiều trang viết về Ngọc Vạn, có người không hề nhắc đến bà dù chỉ một chữ:
-Nhiều tác giả đề cập đến Ngọc Vạn như:
G. Maspéro, Moura, Henri Russier,A. Dauphin Meunier ,Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ,Nguyễn Văn Quế, Lương Văn Lựu,Phan Khoang, Ngô Viết Trọng,Huỳnh Văn Lang vv…
-Có thể vì người soạn thiếu thông tin hoặc do cách đánh giá, có sách không nói gì đến Ngọc Vạn, như:
- Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim, nxb Tân Việt, Sài Gòn 1964
-Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển của G.s Trịnh Văn Thanh, nxb Hồn Thiêng,Sài Gòn 1965
-Bộ Việt sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn,Sài Gòn 1959
-Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng& Nguyễn Bá Thế, nxb KHXH, năm 1992
-Bộ Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần, nxb Giáo dục, năm 1998 vv…
5/Tài liệu tham khảo:
Tôi có sử dụng mấy câu trong bài Nước non ngàn dặm ra đi của Ns Phạm duy để làm tên đề mục.
Và ngoài số sách đã dẫn trong bài, tôi còn tra cứu, so sánh thêm tại các địa chỉ:
-
http://www.nguo...u.vietnamnet.vn-
http://www.hue....2005/12/117013/ -
http://saigon.n...f=36&t=4004-
http://www.maiy...topic87020.html-
http://vi.wikip...ki/Ngọc_Vạngửi kèm:
- Ảnh 1 : Không tìm thấy ảnh hoặc tượng thờ nào của Ngọc Vạn, người soạn tạm dùng ảnh tượng thờ của công chúa Huyền Trân, người có cùng cảnh ngộ để minh họa.
-Ảnh 2: Chùa Gia Lào, núi Chứa Chan, Đồng Nai.
Theo Google : đấy là nơi duy nhất có liên quan đến Ngọc Vạn
-Ảnh 3, chỉ để minh họa thêm : Lễ khánh thành đền thờ Công chúa Huyền Trân (Huế) với lời chú thích :
Sau nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, ... nay năm 2006, đến lượt TT-Huế có nơi thờ tự sùng kính, tôn nghiêm dành cho công chúa Huyền Trân., vị anh hùng liệt nữ có công mở nước.
Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn