Trang trong tổng số 3 trang (23 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Chiêu Quân ( bính âm : zhao Jun ) là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc . Với sắc đẹp được ví như là " Lạc Nhạn " ( làm cho chim sa xuống đất ) câu chuyện về tên nàng đã trở thành đề tài sáng tác phổ biến của thi ca , nghệ thuật . Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hoà bình . Sự quên mình của nàng đã góp phần mang lại hoà bình trong 60 năm giữa Trung Hoa và Hung Nô .
      Tiểu Sử :
     Vương Chiêu Quân tên thật là Vương Tường , nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân . Nàng là con gái của một gia đình thường ở Tỉ Quỵ , Nam quận , nay là huyện Hưng Sơn , tỉnh Hồ Bắc . Được tuyển vào hậu cung vào khoảng sau năm 40 TCN , đời vua Hán Nguyên Đế (49TCN-33TCN). Trong thời gian ở hậu cung , Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ . Năm 33TCN , thiền vu Hồ Hàn Tà của Hung Nô đến Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán , một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô . Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế . Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu Hồ Hàn Tà , vua Nguyên Đế đã ban cho Hồ Hàn Tà 5 cung nữ từ hậu cung , một trong số đó có Vương Chiêu Quân .
      Theo một câu chuyện trong hậu hán thư (quyển 89 , Nam Hung Nô liệt truyện) thì Vương Chiêu Quân đã tình nguyện theo ông thiền vu này . Khi được đến triều đình thì vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho vua Hán Nguyên Đế sửng sờ và muốn thay đổi quyết định của mình .
      Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hồ Hàn Tà , được phong làm Ninh Hồ Yên Chi . Họ sinh được 2 người con trai , chỉ một trong số đó sống sót với tên gọi là Y Chư Trí Nha Sư và một người con gái tên là Vân , sau này là một nhân vật đầy quyền lực trong hệ thống chính trị Hung Nô . Năm 31TCN , Hồ Hàn Tà chết , Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc , nhưng Hán Thành Đế buộc nàng phải theo tập quán nối dây của Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của vua tiếp theo là Phúc Chu Luỵ Nhược Đề - con trai lớn của Hồ Hàn Tà .
       Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có 2 ngừoi con gái . Sau khi chết , Chiêu Quân được an táng tại Thanh Trủng , mộ hiện nay vẫn còn ở phía nam thành Hô Hoài Hạo Đặc , nội Mông Cổ . Hoà bình giữa nhà Hán và Hung Nô đã được kéo dài trên 60 năm . Tuy nhiên , sau này người ta không còn biết gì về các hậu duệ của Chiêu Quân .
        Kể từ thế kỷ 3 trở đi thì câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác nên như là hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thi ca hay kịch , chẳng hạn như của Lý Bạch , Đỗ Phủ , Bạch Cư Dị , Vương An Thạch , Quách Mậu Thiến , Mã Trí Viễn ,Tào Ngu , Quách Mạt Nhược , Tiễn Bá Tân v.v...
         Trong truyền thuyết
            Chiêu Quân Cống Hồ
         Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi là Chiêu Quân cống Hồ đã trở thành một điển tích . Tồn tại nhiều dị bản , trong đó có nhiều chi tiết còn mâu thuẫn . Nổi tiếng hơn cả là bản kể theo những tài liệu của nhà sử học Ngô Quân (495-520) .
         Vì số cung phi trong hậu cung vua Nguyên Đế quá đông , nên nhà vua ra lệnh cho các hoạ sĩ phải vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn . Các cung phi thường lo lót tiền cho hoạ sĩ để được vẽ cho đẹp  mong nhà vua để ý tới . Chiêu Quân từ chối đút lót cho hoạ sĩ là Mao Diên Thọ , hậu quả bức chân dung của nàng thật xấu xí nên nàng không được vua Nguyên Đế để ý đến . Một hôm hoàng hậu tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm ly ai oán của nàng . Bà đưa Chiêu Quân tới gặp vua Nguyên Đế . Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng , phong Chiêu Quân làm Tây phi , Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề . Thời bấy giờ Hung Nô là nước lân bang , thường xuyên mang quân sang quấy nhiễu . Mao Diên Thọ bị Hán Nguyên Đế quở trách , đem lòng oán hận Chiêu Quân , lấy chân dung Chiêu Quân nạp cho thiền vu (vua) Hung Nô là Hồ Hàn Tà . Vua Hung Nô say đắm sắc đẹp của nàng , cất quân sang đánh , buộc Hán Nguyên Đế cống nạp Chiêu Quân thì mới bãi binh . Hán Nguyên Đế đành phải mang Chiêu Quân sang Hung Nô ( Điểm này không khớp với lịch sử Hung Nô , do từ thời Hồ Hàn Tà thì các thiền vu đã phải chịu nộp cống phẩm cho nhà Hán ).
      Truyền thuyết " Chiêu Quân xuất tái " ( đi đến biên cương ) nói rằng khi Chiêu Quân đi ngang qua một hoang mạc lớn , lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê huơng .
        Nhân lúc ngồi trên lưng ngựa buồn u uất , liền gãy
        khúc đàn " Xuất tái khúc " . Có một con nhạn bay
        ngang , nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu
        liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất "Lạc Nhạn"
        trong câu " Trầm ngư lạc nhạn " do đó mà có .
       Khi qua Nhạn Môn Quan , cửa ải cuối cùng , Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài thơ cảm động . Tiếng đàn của Chiêu Quân đã trở thành điển tích Hồ Cầm .
        Ngôi làng quê hương của nàng ngày nay còn mang tên nàng là Chiêu Quân . Dòng suối , nơi tương truyền nàng từng ra giặt vải trước khi được tuyển vào cung , được đặt tên là Hương Khê (suối thơm) để tưởng nhớ nàng .
        Trong miền nội Mông Cổ có hai địa điểm được cho là mộ của Chiêu Quân , một gần hohhot , hai gần Bao Đầu , cả hai đều xang ngắt cỏ tươi , nên đều được gọi là Thanh Trủng ( mồ xanh ).
          Những chi tiết còn mâu thuẫn
        * Khi vẽ Chiêu Quân , có thuyết cho rằng Mao Diên Thọ vẽ thêm một nốt ruồi dưới khoé mắt và tâu với Hán Nguyên Đế đó là " Sát phu trích lệ ", tướng sát chồng . Vì vậy Hán Nguyên Đế không cho vời nàng tới tận khi Chiêu Quân bị cống sang Hồ .
        * Một thuyết khác thì cho là Chiêu Quân tài hoa tự vẽ chân dung của mình nhưng bức tranh đó đã bị Mao Diên Thọ điểm thêm một nốt ruồi " Sát phu trích lệ ".
        * Nhà văn nổi tiếng Thái Ung (132-192) cho rằng vua Nguyên Đế từng gặp Chiêu Quân , nhưng không biết cảm nhận của nàng . Chiêu Quân vô cùng thất vọng và đau khổ sau nhiều năm sống cô độc trong cung cấm . Từ đó , Thái Ung kết luận rằng quyết định sang Hung Nô của Chiêu Quân là một hành động phản kháng lại vua Nguyên Đế .
        * Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết :
           1. Đến Nhạn Môn Quan , Chiêu Quân gieo mình xuống dòng sông tự vẫn .
           2. Chiêu Quân đến đất Hồ , nàng yêu cầu vua Hồ giết chết tên gian thần Mao Diên Thọ , rồi sau đó nàng tìm cách tự tử , nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng sông trôi trở về trung nguyên .
          3 . Một thuyết khác cho rằng Chiêu Quân đã sống một thời gian dài bên Hung Nô .
              Chiêu Quân trong thi ca nghệ thuật
           Những tác phẩm thơ ca viết về Chiêu Quân xuất hiện vào đầu thế kỷ 7 đến cuối thế 13 , thường dựa trên những dị bản của Ngô Quân . Đa số đều nói về sự ra đi cùng nỗi oán hận của nàng . Chiêu Quân thường xuất hiện với một vẻ đẹp u buồn , choàng khăn đỏ , ôm đàn tỳ bà cùng với một con bạch mã .
           Nhà thơ Lý Bạch viết hai bài thơ về Chiêu Quân
    Vương Chiêu Quân 1
     Hán gia tần địa nguyệt,
     Lưu ảnh chiếu minh phi.
     Nhất thưởng ngọc quan đạo,
     Thiên nhai khứ bất quy.
     Hán nguyệt hoàn tòng đông hải xuất,
     Minh phi tây giá vô lai nhật.
     Yên chi trường hàn tuyết tác hoa,
     Nga mi tiều tuỵ một hồ sa.
     Sinh phạp hoàng kim uổng đồ hoạ,
     Tử lưu thanh trủng sử nhân ta.
   
    Trúc Khê dịch:
     Xứ tần trăng sáng tỏ,
     Dõi bóng chiếu minh phi.
     Một lên đường ải ngọc,
     Bên trời biền biệt đi.          
     Trăng hán văn mọc ngoài đông hải,
     Minh phi sang hồ không trở lại.
     Lạnh lùng hoa tuyết núi yên chi,
     Cát bụi bay mù ngập thuý mi.
     Sống thiếu cân vàng tranh vẽ nhọ,
     Chết phơi nắm đất cỏ xanh rì.
    
    Vương Chiêu Quân 2
     Chiêu Quân phất ngọc an,
     Thượng mã đề hồng giáp.
     Kim nhật hán cung nhân,
     Minh triêu hồ địa thiếp.
    Dịch:
     Tay tiên nhẹ phủi yên cương,
     Chiêu Quân lên ngựa lệ vương má hồng.
     Hôm nay là hán cung nhân,
     Ngày mai làm thiếp đem thân xứ hồ.
  
           Đỗ Phủ cũng để lại những bình phẩm sâu sắc qua bài Vịnh hoài cổ tích
     Quần sơn vạn hác phó kinh môn,
     Sinh trưởng minh phi thượn hữu thôn.
     Nhất khứ từ đài liên sóng mạc,
     Độc lưu thanh trủng hướng hoàng hôn.
     Hoạ đồ tỉnh thức xuân phong diện,
     Hoàn bội không quy nguyệt dạ hồn.
     Thiên tải tỳ bà tác hồ ngữ,
     Phân minh oán hận khúc trung luân.
    Dịch:
     Nghìn non vạn suối tới kinh môn,
     Quê quán minh phi vẫn hãy còn.
     Đài tía bước ra nơi sóng mạc,
     Nấm mồ gửi lại bóng hoàng hôn.
     Vẻ xuân tranh cổ phôi pha nét,
     Gót ngọc đêm trăng phảng phất hồn.
     Đàn phổ tiếng hồ muôn thưở đó,
     Tỳ bà oán hận mạch sầu tuôn.

           Nhà cải cách Vương An Thạch đã viết hai bài thơ về Chiêu Quân, đưa ra những cách nhìn nhận khá độc đáo. Một trong hai bài đó
    Minh phi khúc 1
     Minh phi sơ xuất hán cung thì,
     Lệ thấp xuân phong tấn cước thuỳ.
     Đê hội tụ ảnh vô nhan sắc,
     Thượng đắc quân vương bất tự trì.
     Quy lai khước quái đan thanh thủ,
     Nhập nhãn bình sinh kỷ tằng hữu.
     Ý thái do lai hoạ bất thành,
     Đương thời uổng sát Mao Diên Thọ.                             
     Nhất khứ tâm tri cánh bất quy,

     Khả liên chước tận Hán cung y
     Ký thanh dục vấn tái nam sự
     Chỉ hữu niên niên hồng nhạn phi
     Gia nhân vạn lý truyền tiêu tức
     Hảo tại chiên thành mạc tương ức
     Quân bất kiến:
     Chỉ xích Trường Môn bế A Kiều,
     Nhân sinh thất ý vô nam bắc.
   Dịch:
     Từ ấy nàng xa chốn hán cung,
     Tóc mai gió thổi lệ xuân nồng
     Dung nhan nhìn lại bơ phờ quá
     Thiên tử muôn trùng luống khổ tâm!
     Oán trách nhầm tay họa sĩ hèn
     Sắc đẹp xưa nay chẳng thấy quen
     Thần thái trời sinh ai vẽ nổi?
     Mao Diên Thọ chết vẫn còn oan.
     Một đi đi mãi, đáng thương thay!
     Áo Hán cung xưa vẫn mặc dày
     Phương nam thư gửi về quan ải
     Chỉ thấy năm dài cánh nhạn bay.
     Người nhà muôn dặm nhắn tin cùng
     Ở lại chiên thành chớ ngóng trông
     A Kiều khóa chặt Trường Môn đó
     Nam bắc nào ai được thỏa lòng?
            Một vài bài thơ khác
    Chiêu Quân Từ của Bạch Cư Dị
     Hán sứ khước hồi bằng ký ngữ,
      Hoàng kim hà nhật thục nga mi ?
     Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc,
     Mạc đạo bất như cung lý thì!
    Dịch:
     Sứ về xin nhắn đôi lời
     Bạc vàng đổi lại mặt người bao lâu
     Quân Vương hỏi thiếp thế nào ?
     Thưa hương sắc thuở cung sâu vẫn còn.
             
              Vương Chiêu Quân của Thôi Quốc Phụ        
     Nhất hồi vọng nguyệt nhất hồi bi,
     Vọng nguyệt nguyệt di nhân bất di.
     Hà thì đắc kiến Hán triều sứ,
     Vi thiếp truyền thư trảm hoạ sư.
    Dịch:
     Mỗi độ trông trăng mỗi độ sầu
     Trăng đi, người chẳng được theo nhau
     Bao giờ gặp sứ thần triều Hán
     Gửi bức thư xin chém họ Mao
           
                Chiêu Quân của Quang Dũng
     Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
     Tỳ bà lanh lảnh buốt cung Thương
     Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
     Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
     Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
     Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi!
     Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
     Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi
     Ngó lại xanh xanh triều Hán Đế
     Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
     Quân vương chắc cũng say và khóc
     Ái khanh! Ái khanh! Lời nghẹn ngùng
     Hồ xang hồ xang xự hồ xang
     Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
     Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
     Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang.
                 Sân khấu
      Từ thế kỷ 13 đã xuất hiện nhiều tác phẩm kịch nghệ về Chiêu Quân. Kịch tác gia nổi tiếng Mã Trí Viễn (1252-1321) dẫn đầu với vở kịch Hán Cung Thu, tập trung vào chủ đề bảo vệ đất nước. Khi người Hung Nô đe dọa biên cương nhà Hán, triều đình, đứng đầu là vua Nguyên Đế, không tìm được một phương sách hiệu quả nào. Chiêu Quân được miêu tả như một người phụ nữ thông minh tuyệt đỉnh, luôn hết lòng vì hòa bình và sự bảo tồn giang sơn nhà Hán. Nàng hoàn toàn tương phản với vị hoàng đế kém cỏi và hèn nhát, viên thừa tướng thối nát bất tài, và tên thợ vẽ tư lợi Mao Diên Thọ. Tiếc thay, vở kịch có chỗ còn chưa đạt. Hai phần ba nội dung của kịch được dành để nói về chuyện tình giữa hoàng đế và người cung phi, làm giảm đi hình ảnh anh hùng của Chiêu Quân.

Vào thời hiện đại, học giả Quách Mạt Nhược (1892-1978) đã sáng tác một vở kịch mang tên Vương Chiêu Quân, miêu tả bi kịch của Chiêu Quân như là hậu quả của mâu thuẫn giữa tinh thần dũng cảm và khao khát tự do của nàng và những âm mưu đen tối của Nguyên Đế và Mao Diên Thọ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

làm sao để ghi bài mới trong chủ đề đây, mình mong các bạn chỉ giùm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt, có sắp đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.

Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".
Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián, một mặt tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác. Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".

Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền
Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Động đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:

Nhất điểm anh đào khải giáng thần
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân
Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!
Tạm dịch:

Một đóa anh đào chúm chím môi,
Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi!
Đó là khi:

Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.
Chính kế liên hoàn của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, hại Lã Bố, là việc mà binh hùng tướng mạnh không làm được.

Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"
Trong Biên niên sử Tam Quốc chí do Trần Thọ chủ biên không có đoạn nào nhắc đến Điêu Thuyền, chỉ nhắc đến:"Lữ Bố thông gian với tiện nữ của Trác, sợ bị bại lộ, nên hợp tác với Vương Doãn để giết Trác."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Dương Quý Phi (chữ Hán:楊貴妃, 719 - 756) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử
Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn (楊玉環), sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông[1], là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.

Thọ vương phi
Năm 727, Hoàng Thọ vương Lý Dục, con thứ 18 của Đường Huyền Tông đi tuần tiễu miền Tứ Xuyên đến tiếp xúc với gia đình nàng. Chín năm sau, Ngọc Hoàn được tiến cung hầu Lý Dục. Thọ vương Lý Dục tính nhút nhát, thích ngắm mỹ nhân. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ Lý Dục được ba năm, nhưng chuyện chăn gối chẳng bao giờ có vì Lý Dục còn nhỏ. Khi ấy, Ngọc Hoàn lại trong tuổi dậy thi. Vì hay bị Lý Dục làm khó nên nàng đã có ý định ra khỏi cung khi vua Lý Dục dụ nàng ra khỏi hoàng cung...

Quý phi

Lấy cha chồng
Đời nhà Đường, Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông là một ông vua trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con, trong số đó có 30 trai và 29 gái. Cung phi được nhà vua sủng ái nhất là Vũ Huệ Phi. Bà này sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ. Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua vậy bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mỹ nữ cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa.

Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục.

Quý phi

[sửa] Lấy cha chồng
Đời nhà Đường, Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông là một ông vua trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con, trong số đó có 30 trai và 29 gái. Cung phi được nhà vua sủng ái nhất là Vũ Huệ Phi. Bà này sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ. Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua vậy bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mỹ nữ cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa.

Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục.

Được sủng ái
Trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông say mê mẩn ngay, từ đó dần quên đi Huệ Phi. Huyền Tông lập nàng làm quý phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quý phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.

Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người[cần dẫn nguồn], nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tỳ bà, giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng thích thú say sưa hơn. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu múa xuất phát từ người Hồ.

Huyền Tông gặp Dương Quý Phi lúc tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những thú vui sắc dục thái quá. Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa" giúp có nhiều sức khỏe để được hòa hợp vui say cùng Dương Quý Phi.

Tư thông với An Lộc Sơn
Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng người Đột Quyết, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình. Có sách lại chép An Lộc Sơn được Dương Quý Phi nhận làm con nuôi, được tự do ra vào cung cấm để cùng thông dâm với Quý Phi. Huyền Tông mù quáng, không hiểu biết gì cả.

Kết cục
Bấy giờ, anh Dương Ngọc Hoàn là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lên đến bực thượng thư và hai con trai là Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa, Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc, có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày 16 tháng 12 năm 755, An Lộc Sơn cử binh từ quận Ngư Dương[2] đánh thẳng vào kinh đô Trường An, lấy lý do "trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung". Binh triều đại bại.

Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến về Trường An. Trước tình thế nguy cấp, thái tử Lý Hanh tự lên ngôi ở núi Linh Vũ, tức là Đường Túc Tông và vọng tôn Đường Minh Hoàng làm Thái thượng hoàng. Trong khi các cánh quân được vua con Túc Tông cử đi đánh Lộc Sơn là Lý Quang Bật, Quách Tử Nghi đang thắng liên tiếp, giành lại nhiều đất đai ở phía đông sau lưng An Lộc Sơn thì Huyền Tông lại mắc sai lầm lớn ở mặt trận phía tây. Vua cha bắt tướng trấn giữ ải Đồng Quan - cửa ngõ kinh thành Tràng An - là Kha Thư Hàn phải xuất quân đánh Lộc Sơn, trong khi các tướng muốn phòng thủ để chờ quân của Tử Nghi và Quang Bật đánh về. Thư Hàn buộc phải ra quân, kết quả đại bại, 20 vạn quân bị giết, Thư Hàn bị Lộc Sơn bắt sống. Quân Phiên ào ạt tiến vào Tràng An.

Thượng hoàng Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7 năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quý Phi là mầm sinh đại loạn, thậm chí còn nghi ngờ Dương Quý Phi sẽ trở thành một Võ Hậu thứ hai gây họa cho nhà Đường.

Nhà vua không còn cách nào khác, đành phải hy sinh Dương Quý Phi. Khi đó bà 38 tuổi.

An Lộc Sơn chiếm được Trường An, ra lệnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Sử chép: "Có 36 triệu sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Quân Phiên gặp ai cũng chém cũng giết, thực là một cuộc đổ máu không tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà dâm loạn".

Sau An Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng là Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự mà hàng nhà Đường. Túc Tông khôi phục sự nghiệp, rước vua cha Minh Hoàng trở về Trường An.

Lại có giả thuyết đề cập đến việc sau khi Dương Quý Phi bị giết và chôn ở ngoài cung, một phó tướng của An Lộc Sơn là Mai Văn Siêu vì quá si mê Dương Quý Phi nên đã đào mộ và hãm hiếp xác của bà, qua sự việc đó Mai Văn Siêu mắc một chứng bệnh phong tình gọi là Dương Mai sau này (chữ Dương của Dương Quý Phi với chữ Mai của Mai Văn Siêu), dần dà gọi thành bệnh Giang Mai

Vẻ đẹp trong thơ ca
Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ.

Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "tu hoa".
Tương truyền bà là một người khá mập mạp. Lý Bạch có ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên:

Thanh bình điệu
 
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.  Ngô Tất Tố dịch
 
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.  

Thi sĩ Bạch Cư Dị có bài Trường hận ca nổi tiếng kể về chuyện tình giữa bà và Đường Huyền Tông.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

UngChanh

noi vay thi Tay Thi nha minh cung co cuoc doi giong nhu Tran Vien Vien nhi . Dung la hong nhan bac phan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Ung Chanh: Thi viện có quy định post bài bằng Tiếng Việt có dấu. Nếu bạn cứ tiếp tục post bài toàn bằng thứ tiếng không dấu, bài của bạn sẽ bị xóa theo quy định.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

john lEE

Họ được so sánh với “tứ đại mỹ nhân” lưu truyền trong dân gian của Trung Quốc cổ xưa. Họ không chỉ làm đẹp lòng các bậc quân vương mà sắc đẹp và tài năng của họ phục vụ cả thế giới.

Họ đứng top 10 người trong cuộc bình chọn “100 nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc 2005” do tạp chí Forles tổ chức. Họ là “Tứ đại hoa đán” “Tứ tiểu ảnh hậu”, nói cách khác là “Tứ đại mỹ nhân” mới của Trung Quốc.

1, Chương Tử Di – từ cô bé đi tìm tương lai…

Chương Tử Di sinh ngày 9/2/1979 tại Bắc Kinh. Là con của nhà kinh tế và cô giáo dạy trẻ, nhưng cô lại theo học và tốt nghiệp khoa Biểu diễn Học viện Kinh kịch trung ương năm 1996.

Cô đã có những vai diễn nổi tiếng trong Ngọa hổ tàng long, Thập diện mai phục, Anh hùng, 2046, Rush Hour 2, Hồi ký Geisha…

Chương Tử Di đã thâm nhập vào Hollywood qua vai phản diện trong Rush Hour 2 (Giờ cao điểm II) cùng Thành Long. Cô là ngôi sao Trung Quốc đầu tiên vinh dự là đại diện cho châu Á được mời làm ban giám khảo trong lễ trao giải Oscar năm tới, năm 2006.

Chương Tử Di đã được tạp chí Time bình chọn vào danh sách “100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2005… Đồng thời cô cũng là nữ minh tinh có catse quảng cáo cao nhất Trung Quốc và lọt vào danh sách 10 nữ nghệ sĩ gợi cảm nhất thế giới.

Vai diễn mới nhất của Chương Tử Di trong Hồi ký Geisha cũng hứa hẹn sẽ gây tiếng vang mới trong lòng người hâm mộ. Có thể nói, Chương Tử Di thực sự xứng đáng với vị trí thứ nhất trong “Tứ đại mỹ nhân” mới của Trung Quốc.

Trong cuộc sống đời thường, Chương Tử Di là một phụ nữ siêng năng. Cô là biểu trưng cho lòng yêu nghề và ý chí làm việc đáng ngưỡng mộ. Những người thân cận nói rằng Chương Tử Di chưa bao giờ dậy sau 5 giờ sáng và ngủ trước 11 giờ đêm.

Từ khi 15 tuổi, Chương Tử Di đã là cô bé đi tìm tương lai ở nghề diễn viên và được đạo diễn lừng danh Trương Nghệ Mưu phát hiện.

Đại mỹ nhân thứ nhất của Trung Quốc có một gương mặt trong sáng tinh khiết và thanh tú, một tài năng nở rộ và ý chí làm việc phi thường.

2, Triệu Vy – hiện tượng của điện ảnh châu Á

Triệu Vy sinh ngày 12/3/1976 tại An Huy – Trung Quốc. Cô là diễn viên nổi tiếng đồng thời là một ca sĩ nhạc pop rất thành công.

Từ năm 1994 đến 2001, 4 album của cô bán được 3,7 triệu bản. Năm 2004, album mới nhất của Triệu Vy tiêu thu được 300.000 bản chỉ trong 10 ngày.

Năm 2005, Triệu Vy giành giải thưởng âm nhạc Peshi với danh hiệu nữ ca sĩ được yêu thích nhất, giải thưởng âm nhạc Sprite với danh hiệu nữ nghệ sĩ đa năng. Đồng thời cô cũng nhận được giải thưởng cao quý nhất của Đài phát thanh âm nhạc Trung Quốc dành cho nữ ca sĩ đại lục được yêu thích nhất.

Về điện ảnh, Triệu Vy cũng giành được rất nhiều giải thưởng cao quý của điện ảnh Trung Quốc. Thành công đặc biệt với vai Tiểu Yến Tử trong Hoàn Châu Cách Cách sau đó gây được tiếng vang lớn trong hàng loạt bộ phim: Những cô gái hành động, Tân dòng sông ly biệt, Hiệp nữ phá thiên quan, Quyết chiến trên Tử Cấm thành, Bí mật ngôi mộ cổ, Một thời để yêu…

Đặc biệt, gần đây nhất, trong Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải 2005, Triệu Vy nhận giải diễn viên xuất sắc nhất trong phim A time to love với 100% phiếu bầu của ban giám khảo.

Với cặp mắt to, miệng cười tươi và khuôn mặt bầu bĩnh, Triệu Vy được gọi là “chim én nhỏ” nhí nhảnh, giản dị và thực sự tài năng.

3, Châu Tấn – vẻ đẹp mong manh thiên thần

Châu Tấn sinh ngày 18/10/1976, cái tên của cô mang hy vọng của cha mẹ rằng sau này cô sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng như Lỗ Tấn. Thế nhưng cuối cùng Châu Tấn lại trở thành cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh và hiện giờ đang dần lấn sân sang âm nhạc.

Châu Tấn có ngoại hình nhỏ nhắn và chính khuôn mặt thiên thần cùng vẻ mong manh của cô lại thể hiện rất tốt những nhân vật có số phận nghiệt ngã.

Những bộ phim nổi tiếng của cô: Mùa quýt chín, Anh hùng xạ điêu, Sông Tô Châu, Uyên ương hồ điệp, Người đẹp rỗng tuếch…

Châu Tấn không hề qua một trường lớp đào tạo nào về diễn xuất nhưng những giải thưởng cô nhận được trong lĩnh vực này thật sự đáng nể. Châu Tấn là nữ diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Paris, nữ diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Trăm Hoa lần thứ 11 với bộ phim Người đẹp rỗng tuếch… Hiện nay, Châu Tấn đang lấn sân sang âm nhạc. Cô từng nhận giải “Ca sĩ triển vọng nhất” của âm nhạc Trung Quốc.

Trong cuộc sống đời thường, Châu Tấn là người có tâm trạng ổn định, hòa nhã, khí chất nhân hậu, dễ gần, dễ thương. Vẻ đẹp của cô được các fan hâm mộ gọi là “vẻ đẹp nhìn không biết chán”.

4, Phạm Băng Băng – ngôi sao không nhiều tham vọng

Phạm Băng Băng là diễn viên trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo Tạ Tấn về diễn xuất. Cô khởi nghiệp với phim trường truyền hình sau đó xuất hiện trong hàng loạt phim điện ảnh và hiện nay đang lấn sân sang nhạc đàn, ca hát.

Những bộ phim thành công có sự góp mặt của cô là Đặc cảnh phi long, Thời niên thiếu của Bao thanh thiên, Hoàn Châu Cách Cách, Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết, Đại Đường phù dung viên, Bát đại hào hiệp…

Tuy còn rất trẻ nhưng Phạm Băng Băng đã đạt nhiều giải thưởng cao quý của công nghệ giải trí Trung Quốc. Và gần đây nhất cô nhận giải “ảnh hậu” tại Liên hoan phim điện ảnh Trăm Hoa.

Khán giả Việt Nam biết đến cô lần đầu với vai Kim Tỏa trong Hoàn Châu Cách Cách sau đó là Thời niên thiếu của Bao thanh thiên. Phạm Băng Băng có vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng và tinh thần làm việc quên mình. Cô từng cho người hâm mộ xem những vết sẹo xung quanh bả vai do những lần ngã ngựa khi đóng phim cổ trang gây nên.

Trong cuộc sống, Phạm Băng Băng là người không có nhiều tham vọng. Với khuôn mặt trái xoan, mắt to và khuôn miệng đẹp, Phạm Băng Băng vẫn chỉ tự gọi mình là một người yêu nghệ thuật. Một vẻ đẹp ngây thơ trong sáng khiến người khác phải rung động!

(Theo TP)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lạc hoa

Chưa có cái kết cho Điêu Thuyền sao? Theo một tiểu thuyết dã sử của Vương Tư Bổn, thì nàng rút gươm tự sát sao khi Lữ Bố chết. Mà hình như Điêu Thuyền không có thật, nàng chỉ là 1 nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa thôi (chẳng có chứng cứ nào chứng minh nàng có thật). Bạn có thể post bài kèm thêm ảnh ko? Như thế bài viết sẽ gây thích thú hơn đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khuuphuongquyen

sao chị k bổ sung thêm một số mỹ nhân khuynh nước khuynh thành như Bao Tự, Đắc kỷ, Võ Tắc Thiên, Muội Hỷ, Triệu Phi Yên... ak
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch Hổ

Thập Tứ Cách Cách đã viết:
_Trong lịch sử Trung Quốc có 4 người con gái được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân,tứ đại mỹ nhân co1 sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước,thay đổi cả lịch sử.Nhan sắc của họ được ca ngợi là"Trầm Ngư"(cã chìm sâu dưới nước),"Lạc Nhạn"(chim sa xuống đất),"Bế Duyệt"(mặt trăng phải giấu mình)và"Tu Hoa"(khiến hoa phải xấu hổ).
 _Theo thứ tự thời gian,bốn người đó là :
_Đại mỹ nhân Trầm Ngư là Tây Thi.Thời Xuân Thu khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 6 TCN.
_Đại mỹ nhân Lạc Nhạn là Vương Chiêu Quân.Thời Tây Hán,khoảng thế kỷ 1 TCN.
_Đai mỹ nhân Bế Duyệt là Điêu Thuyền.Thời Tam Quốc,khoảng thế kỷ 3TCN.   
_Đại Mỹ nhân Tu Hoa là Dương Quý Phi.Thời nhà Đường khoảng năm 719-756.
Theo mình nghĩ thì chữ "Bế Duyệt" phải đổi thành "Bế Nguyệt"

Tứ đại Mỹ nhân nói trên có sắc đẹp tương ứng với:
chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (23 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối