Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

nguyenan

Mình lâu lâu có viết vài thứ lan man, ko biết post vào mục nào thích hợp nhất. Thôi thì đã lỡ xin đăng ký HKTT tại nhà này rồi nên mạn phép chủ nhà cho đăng tạm ở đây đến khi tìm ra chỗ đúng của nó nhé. Tks.

Tản mạn về thơ

Có lẽ, trong các thể loại văn học, nghệ thuật thơ là 1 loại hình đặc sắc và phổ biến nhất, có sức cuốn hút nhiều nhất. Cái hay của thơ là ai cũng có thể đọc thơ, cảm nhận thơ, bình thơ và tự làm thơ. Thơ không đòi hỏi bất cứ 1 điều kiện gì, không phân biệt giàu nghèo, trình độ, địa vị. Thơ chỉ biết hiến tặng cho người, cho đời chứ không đòi hỏi bất cứ cái gì từ phía ngược lại. Thơ xuất phát từ mọi giới, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Thơ được viết ra, được in ra, được đăng tải trên mạng, được đọc lên hay được truyền miệng. Thơ được phổ nhạc và trở thành ca khúc, được lấy làm ý tưởng cho những tác phẩm điêu khắc, hội họa. Thơ còn phản ánh cả các sắc thái chính trị, tôn giáo, các hệ tư tưởng, các thời đại. Thơ thể hiện tất cả những gì có trong cuộc sống, hữu hình lẫn vô hình.

Nói ngắn gọn : Thơ là cuộc sống.

Ai trong chúng ta cũng có thể làm thơ. Có rất nhiều các thể loại thơ khác nhau, từ loại kinh điển, hàn lâm cho đến loại bình dân, phổ cập. Có thơ ngắn, thơ dài. Có thơ tuân thủ những luật lệ nhất định về vần, điệu, câu chữ, ngược lại có những thể loại thơ phá cách, không tuân theo bất cứ 1 qui ước nào. Loại nào hay, loại nào dở? Loại nào dễ viết, dễ đọc, loại nào khó viết, khó cảm nhận? Thật khó mà phân định lạm bàn.  Những cuộc tranh luận về chủ đề này đã, đang và sẽ còn diễn ra, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ đi đến được 1 cái kết thỏa đáng cho tất cả mọi người.

Thơ là những gì tinh túy nhất của cuộc sống, của đời thực được đúc kết trong từng câu chữ. Cảm xúc khi đọc thơ cũng muôn hình vạn trạng. Ta có thể choáng ngợp trước những gì thơ vẽ lên, giống như khi đứng trước núi non hùng vỹ hay ngắm những lớp lớp sóng dâng. Có thể ngây ngất tâm hồn như khi ngắm 1 thung lũng đầy hoa thơm, bướm lượn. Có thể cảm thấy thư thái nhẹ nhàng hoặc suy tư, khắc khoải. Có những lúc thơ đọc lên nghe oai hùng, rộn ràng như 1 đoàn quân thẳng tiến. Có nhiều khi thơ lại giống 1 sợi khói mong manh, hay từng giọt cà phê tí tách, những dấu lặng kéo dài . Lại có nhiều khi thơ dồn nén trong từng câu từng chữ, giống như 1 cái lò xo có thể bung ra bất cứ lúc nào với những tình cảm mãnh liệt. Những cung bậc cảm xúc khác nhau của thơ làm cho việc cảm nhận thơ không hẳn lúc nào cũng giống nhau. Cùng 1 bài thơ nhưng đọc khi vui hay khi buồn sẽ mang lại những cảm nhận khác nhau.

Mỗi bài thơ có giai điệu của nó. Có khi thơ như 1 dòng sông trôi êm dịu, có lúc giống những  ghềnh thác, quanh co. Có những bài thơ đọc lên thấy cả tiếng chim kêu ríu rít, thấy thêm phấn chấn yêu đời. Ngược lại có khi ta như nghe thấy tiếng băng tan, rạn vỡ tự trong lòng. Thơ luôn ẩn chứa cả nhạc và họa bên trong. Người ta hay nói : Thơ là người. Cũng đúng. Thơ do người làm ra và nó thể hiện tâm hồn cũng như tâm trạng của chính người làm thơ. Và giống như con người luôn thay đổi, có khi thơ là cảm xúc nhất thời, có lúc là lý trí.

Thơ thật dễ. Và cũng thật khó. Dù là làm thơ hay đơn giản chỉ là đọc thơ !!!
(to be continued)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenan

Thơ và Người làm thơ

Thơ là cảm xúc được thăng hoa trong từng con chữ. Cảm xúc đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, có thể là những thoáng bất chợt hoặc là những suy tư, trăn trở. Con tim và trí óc kết hợp lại để sản sinh ra những vần điệu, câu chữ. Thiếu 1 trong 2 “nguyên tố căn bản” này sẽ không thể có được 1 bài thơ đúng nghĩa. Thử hình dung 1 người rất giàu cảm xúc muốn viết ra những gì mình cảm nhận nhưng lại viết sai chính tả, dùng câu từ sai nghĩa hoặc phản nghĩa. 1 bài thơ như vậy chắc chắn sẽ không thể chuyển tải hết những gì tác giả muốn nói. Lỗi thông thường dễ nhận ra nhất của những bài thơ này là hoặc nó lan man, nói về quá nhiều điều, hoặc lủng củng, không có 1 cấu trúc hợp lý. Ngược lại, rất dễ nhận ra những bài thơ, những câu thơ vô hồn của những “thợ thơ”: hoản hảo về mặt kỹ thuật, vần điệu, câu từ nhưng đọc lên có thể thấy ngay nó trơn tuột, không thể đem lại bất cứ sự giao thoa nào trong lòng người đọc.  Ngay cả những người được vinh danh là nhà thơ nhưng nếu như tự hài lòng với những gì mình có, không chịu tìm tòi những cách thể hiện mới, ý tưởng mới dần dần sẽ cho ra lò những câu thơ na ná nhau, không còn cái hồn. Sự dễ dãi trong cách chọn lọc câu từ cũng rất nhiều khi mang lại cảm giác này và làm cho bài thơ mất đi giá trị thực của nó.

Một thói quen xấu của nhiều người tập làm thơ là sao chép thơ của người khác, hay nói 1 cách thẳng thừng là “ăn cắp” thơ. Dễ nhận ra nhất là những bài thơ sao chép nguyên si cả bài hoặc từng phần mà không đề tên tác giả hoặc xuất xứ bài thơ. Loại sao chép thơ theo kiểu lấy trộm ý thơ hoặc cách gieo vần, cách thể hiện tình cảm khó nhận ra hơn, nhiều khi là không thể. Sự lặp lại phong cách thơ của người khác có thể do vô tình (quá hâm mộ, đọc nhiều nên “bị nhiễm”) hoặc cố ý. Dù là bất cứ kiểu gì thì người biết tự trọng cũng nên tránh điều này.

Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta có rất nhiều sự việc, nhiều cảm xúc, khoảnh khắc  mà chúng ta luôn muốn ghi lại để giải tỏa những áp lực trong tâm tư, để lưu lại nó cho 1 thời điểm nào đó mai sau. Có nhiều hình thức để thực hiện nhu cầu đó : thơ, ca, nhạc, họa, nhiếp ảnh, điêu khắc…. nhưng cách phổ biến nhất chính là thơ. Cho dù có đạt về mặt kỹ thuật làm thơ (chọn từ, vần điệu, cấu trúc..) hay không thì nhìn chung những bài thơ xuất phát từ tâm hồn, tâm trạng và cảm xúc thật luôn dễ mang lại ấn tượng tốt trong lòng người đọc. Thơ xuất phát từ những tình cảm vay mượn, giả tạo không thể tạo ra sự đồng điệu, không có chiều sâu và rất nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

Vấn đề mà các “nhà thơ nghiệp dư” thường băn khoăn là : thơ mình có “được” không? Liệu người khác có chê cười mình không biết làm thơ hay không? Hầu như bất cứ ai khi làm thơ, tức là có nhu cầu ghi nhận, chia sẻ cảm xúc, tình cảm. Tất nhiên cũng có những bài thơ viết cho riêng mình, chỉ 1 mình mình được đọc, nhưng đa phần thơ viết ra là cho người khác đọc. Đối với những người mới tập làm thơ quá nhạy cảm hoặc sống quá nội tâm thì đánh giá của người khác là rất quan trọng, nhiều khi khiến cho họ không còn dám lựa chọn thơ làm công cụ để thể hiện cảm xúc của mình. Quan điểm của cá nhân tôi : Thơ là làm cho chính mình. Chỉ cần thể hiện những tâm tư, cảm xúc thật của mình là đủ. Nhận xét của người khác chỉ có giá trị giúp mình hoàn thiện kỹ năng viết, loại bỏ bớt những sai sót trong cách dùng từ chứ không thể giúp mình làm tăng them cái hồn cho bài thơ. 1 bài thơ hay hay dở là tùy quan điểm, tùy khả năng cảm thụ của mỗi người. Thơ là quà tặng của người làm ra nó cho người khác hay cho tất cả mọi người. Đã tặng đi thì đừng đòi hỏi gì từ phía ngược lại !!! Hãy để cho người được tặng tự cảm nhận, đánh giá.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

nguyenan đã viết:
Mình lâu lâu có viết vài thứ lan man, ko biết post vào mục nào thích hợp nhất. Thôi thì đã lỡ xin đăng ký HKTT tại nhà này rồi nên mạn phép chủ nhà cho đăng tạm ở đây đến khi tìm ra chỗ đúng của nó nhé. Tks.

Tản mạn về thơ

Có lẽ, trong các thể loại văn học, nghệ thuật thơ là 1 loại hình đặc sắc và phổ biến nhất, có sức cuốn hút nhiều nhất. Cái hay của thơ là ai cũng có thể đọc thơ, cảm nhận thơ, bình thơ và tự làm thơ. Thơ không đòi hỏi bất cứ 1 điều kiện gì, không phân biệt giàu nghèo, trình độ, địa vị. Thơ chỉ biết hiến tặng cho người, cho đời chứ không đòi hỏi bất cứ cái gì từ phía ngược lại. Thơ xuất phát từ mọi giới, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Thơ được viết ra, được in ra, được đăng tải trên mạng, được đọc lên hay được truyền miệng. Thơ được phổ nhạc và trở thành ca khúc, được lấy làm ý tưởng cho những tác phẩm điêu khắc, hội họa. Thơ còn phản ánh cả các sắc thái chính trị, tôn giáo, các hệ tư tưởng, các thời đại. Thơ thể hiện tất cả những gì có trong cuộc sống, hữu hình lẫn vô hình.

Nói ngắn gọn : Thơ là cuộc sống.

Ai trong chúng ta cũng có thể làm thơ. Có rất nhiều các thể loại thơ khác nhau, từ loại kinh điển, hàn lâm cho đến loại bình dân, phổ cập. Có thơ ngắn, thơ dài. Có thơ tuân thủ những luật lệ nhất định về vần, điệu, câu chữ, ngược lại có những thể loại thơ phá cách, không tuân theo bất cứ 1 qui ước nào. Loại nào hay, loại nào dở? Loại nào dễ viết, dễ đọc, loại nào khó viết, khó cảm nhận? Thật khó mà phân định lạm bàn.  Những cuộc tranh luận về chủ đề này đã, đang và sẽ còn diễn ra, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ đi đến được 1 cái kết thỏa đáng cho tất cả mọi người.

Thơ là những gì tinh túy nhất của cuộc sống, của đời thực được đúc kết trong từng câu chữ. Cảm xúc khi đọc thơ cũng muôn hình vạn trạng. Ta có thể choáng ngợp trước những gì thơ vẽ lên, giống như khi đứng trước núi non hùng vỹ hay ngắm những lớp lớp sóng dâng. Có thể ngây ngất tâm hồn như khi ngắm 1 thung lũng đầy hoa thơm, bướm lượn. Có thể cảm thấy thư thái nhẹ nhàng hoặc suy tư, khắc khoải. Có những lúc thơ đọc lên nghe oai hùng, rộn ràng như 1 đoàn quân thẳng tiến. Có nhiều khi thơ lại giống 1 sợi khói mong manh, hay từng giọt cà phê tí tách, những dấu lặng kéo dài . Lại có nhiều khi thơ dồn nén trong từng câu từng chữ, giống như 1 cái lò xo có thể bung ra bất cứ lúc nào với những tình cảm mãnh liệt. Những cung bậc cảm xúc khác nhau của thơ làm cho việc cảm nhận thơ không hẳn lúc nào cũng giống nhau. Cùng 1 bài thơ nhưng đọc khi vui hay khi buồn sẽ mang lại những cảm nhận khác nhau.

Mỗi bài thơ có giai điệu của nó. Có khi thơ như 1 dòng sông trôi êm dịu, có lúc giống những  ghềnh thác, quanh co. Có những bài thơ đọc lên thấy cả tiếng chim kêu ríu rít, thấy thêm phấn chấn yêu đời. Ngược lại có khi ta như nghe thấy tiếng băng tan, rạn vỡ tự trong lòng. Thơ luôn ẩn chứa cả nhạc và họa bên trong. Người ta hay nói : Thơ là người. Cũng đúng. Thơ do người làm ra và nó thể hiện tâm hồn cũng như tâm trạng của chính người làm thơ. Và giống như con người luôn thay đổi, có khi thơ là cảm xúc nhất thời, có lúc là lý trí.

Thơ thật dễ. Và cũng thật khó. Dù là làm thơ hay đơn giản chỉ là đọc thơ !!!
(to be continued)

@Nguyen An:

Cám ơn bạn nhé! Nếu bạn đăng ký HKTT càng lâu mình càng vui vì có thêm người giao lưu đàm đạo về " Tình thơ - tình người và tình đời",  mình càng thêm lạc quan yêu đời đó!
Góp ý bạn nhé: Bài tản văn trên, bạn gửi sang chủ đề "Thảo luận chung" sẽ phù hợp hơn là để ở chủ đề "Thơ thành viên- Thơ mới"  đấy! Nếu bạn thấy tâm đắc , có thể vào trang "Bàn về việc sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong Tiếng Việt trên Thi Viện " do mình mới mở nhé !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

Trên Thi viện, đã có nhiều người mở chủ đề thơ lục bát để giao lưu thơ.  Nhật Lệ mở chủ đề này chỉ để gom và lưu giữ thơ của Nhật Lệ - Bùi Thị Sơn thôi! Tuy nhiên, NL-BTS cũng sẽ rất vui nếu dược các anh, các chị và các bạn ghé thăm , góp ý để NL- BTS chỉnh sửa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đăng Thuyết

thơ:NGUỸEN ĐĂNG THUYẾT
THỰC ẢO
tặngBS

Hoá thân
Vào với văn chương
Em ôm trái đắng
Trong vườn tương tư

Ảo huyền
Chìm đắm câu từ
Duyên tròn phận méo
Bỗng như ngoài đời

Thăng trầm
Vật vã biển khơi
Đắng cay nhân vật
Nghẹn lời sẻ chia

Sáng đèn
Mòn bút canh khuya
Mắt thương nước mắt
Tràn đìa ướt trang

Bình minh
Tròn trái thị vàng
Em như Cô Tấm
Bước sang...đời thường...

ĐT:2-10-2010

Anh rất vui mừng và chúc mừng em mở một trang thơ lục bát cho riêng mình .Hy vọng rằng trang thơ của em sẽ thu hút được các anh các chị cùng toàn thể các bạn trong đại gia đình Thi Viện của chúng ta.Anh rất tự hào về em ,một lần nữa chúc em trẻ khoẻ đẹp và có nhiều bài thơ hay
Rất cám ơn em...
ANH 0h00 21-10-2010
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đăng Thuyết

BÓNG EM

Có em!
Mãi mãi trong đời
Có em!
Năm tháng bện hơi ru tình
Có em!
Chuốt giọt Lệ xinh
Lục trên
Bát dưới
Bóng hình bên nhau

ĐT:0h30 21-10-2010
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Thơ tình, tình tứ làm sao
Cũng muốn bước vào, nhưng lại đắn đo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

nhật lệ đã viết:
Trên Thi viện, đã có nhiều người mở chủ đề thơ lục bát để giao lưu thơ.  Nhật Lệ mở chủ đề này chỉ để gom và lưu giữ thơ của Nhật Lệ - Bùi Thị Sơn thôi!...
Tiểu Thanh Đình đã viết:
Thơ tình, tình tứ làm sao
Cũng muốn bước vào, nhưng lại đắn đo
Cớ sao em phải...thăm dò
Đã yêu lục bát chẳng cho... cứ vào
Dẫu rằng ai chẳng mời chào
Dẫu rằng chỉ để gom nào giao lưu
Thôi thì đã lỡ dăm câu
Chắc bạn thông cảm bỏ câu giận hờn

Thôi đừng suy tính thiệt hơn...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

nhật lệ đã viết:
Trên Thi viện, đã có nhiều người mở chủ đề thơ lục bát để giao lưu thơ.  Nhật Lệ mở chủ đề này chỉ để gom và lưu giữ thơ của Nhật Lệ - Bùi Thị Sơn thôi! Tuy nhiên, NL-BTS cũng sẽ rất vui nếu dược các anh, các chị và các bạn ghé thăm , góp ý để NL- BTS chỉnh sửa...
  Chủ nhà chưa có bài nào
Đã ba vị khách ào ào bước vô

:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Ngôi nhà lục bát mở ra
Khách bạn nườm nượp ghé ra,ghé vào
Chủ nhà vui vẻ đón chào
Khách bạn muôn xứ ghé vào, ghé ra

Kính mời thi hữu gần xa
Đến đây xướng hoạ câu ra,câu vào
Bạn bè bất kể người nào
Xin mời ghé đến bút vào,bút ra...:d:d:d
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối