Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Sehabis Sakit

Di kamar mandi kutemukan
tubuhku yang haus sedang menari.
Satu, dua, tiga dan jarum sepi
berputar keras sekali.

Bilur-bilur tatu telah membisu
pada punggung yang dicambuki waktu
dan tubuhku yang aus terus menari
sampai kuyup ia sebelum mandi

Tubuhku pohon ranggas
yang bertunas kembali,
sajak cinta yang ditulis ulang
oleh tangan tersembunyi.

Tubuhku kenangan yang sedang
menyembuhkan lukanya sendiri

(2006)
(Nguồn: 100 Puisi Terbaik di Indonesia Tahun 2008, Pustaka Gramedia)
___________________________
Dịch nghĩa
Sau cơn bệnh

Ở phòng tắm tôi tìm thấy
cơ thể tôi (mà) khát đang nhảy múa.
Một, hai, ba và chiếc kim im lặng
xoay mạnh một lần.

Những lằn roi bầm đã khép miệng
trên tấm lưng (mà) bị quất bởi thời gian
và cơ thể tôi (mà) xơ xác nhảy múa
đến ướt đẫm nó trước khi tắm

Cơ thể tôi là cây trụi lá
(mà) đâm trồi trở lại,
từ lúc tình yêu được viết lại
bởi bàn tay giấu khuất

Cơ thể tôi là ký ức (mà) đang
tự chữa lành vết thương của mình.

___________________________
Chú thích:
+haus - "khát (nước)", ý Jokpin là cơ thể đang mong được tắm/nước nhưng lại không tắm mà đang "múa" đến nỗi ở khổ thơ thứ hai, cơ thể đó đã ướt đẫm trước khi tắm vì điệu múa.
+jarum sepi - "cây kim im lặng", jarum nghĩa là cây kim (thường là kim đồng hồ), sepi nghĩa là im lặng, (và) cô độc. "Jarum sepi", ý tác giả (có thể) là cây kim/một điều gì đó vốn im lặng bỗng bất ngờ chuyển động "xoay" theo điệu "múa".
+membisu - "khép miệng", (hay) "câm lặng", từ gốc là bisu-nghĩa là câm. Jokpin dùng từ "câm" ở đây vừa muốn nói vết thương tâm hồn đã thôi than thở, và cả vết thương thể xác/những vệt roi cũng đã "khép miệng".
+tersembunyi - "giấu khuất" (hidden), che khuất.
+kenangan - "ký ức", cũng có thể hiểu là nỗi nhớ.

___________________________
Diễn nghĩa - Paraphrase
"Tôi thèm nước và tôi bước vào phòng tắm nhưng ở đó tôi lại thấy mình đang múa. Và theo điệu múa, một cây kim đứng lặng nào đó đã bắt đầu xoay chuyển. Những vết roi mà thời gian đã quất hằn trên lưng tôi đã khép miệng và cơ thể đau bệnh của tôi đã nhảy múa đến ướt đẫm trước cả khi tắm. Cơ thể tôi giống cái cây trụi lá nay đã lại đâm chồi từ khi ai đó viết lại tình yêu. Cơ thể tôi chính là những nỗi nhớ đang tự mình chữa lấy vết thương riêng mình."

Hình ảnh
"Cơ thể tôi" mà Jokpin đề cập đến trong thơ có thể hiểu là những ký ức đau buồn (như hai câu thơ cuối đã nói) và "cơ thể" đó đang thèm khát những "giọt nước" - một sự cứu chữa. Và hình ảnh "tắm" thể hiện việc "tôi" đang tìm sự cứu chuộc từ bên ngoài, vì thứ "nước" để thỏa mãn "cơn khát" của "cơ thể" không phải đến từ trong nó mà là từ bên ngoài cơ thể đó.
Nhưng khi bước vào phòng "tắm", "tôi" nhận thấy là mình có thể tự cứu chữa lấy mình qua điệu "múa" vì khi cơ thể đó "múa", "cây kim câm lặng" đã bắt đầu "xoay mạnh" dù chỉ "một lần" - sự thay đổi đã xuất hiện dù chỉ một ít. Và qua điệu "múa" đó, "cơ thể" "khát" đó đã tìm thấy "nước" từ chính trong mình - giọt mồ hôi/"nhảy múa đến ướt đẫm". "Vết thương" mà "thời gian" trước để lại nay đã "khép miệng" và "tôi" là thân cây khô cằn nay đã lại đâm chồi. Hình ảnh "bàn tay giấu khuất" đã viết lại tình yêu khiến cho cái cây khô đâm chồi thể hiện một thứ tình cảm không xác định, không rõ là gì, từ đâu, nghĩa là thứ tình cảm cứu chuộc đó có thể đến từ đâu và từ bất kỳ ai. "Bàn tay giấu khuất" không thể hiện một tình yêu bí ẩn, nhất định nào đó mà ngược lại tượng trưng cho thứ tình yêu chung, tràn trề trong thế giới này. "Cơ thể/ký ức đau buồn" của "tôi" có thể tự mình tìm thấy "nước/cứu chữa" để thỏa mãn "cơn khát" qua điệu "múa", và điệu "múa" đó được động lực từ "tình yêu/lạc quan, niềm vui,..." viết bởi "bàn tay giấu khuất"!
":) Đó là những gì mà Tam Diệp Thảo đây hiểu!
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Sau cơn bệnh
(Jokpin)

Tôi tìm thấy tôi trong phòng tắm
tưởng rằng thoả khát, lại múa say.
Và một, hai, ba và mạnh chuyển
im lặng vòng quay kim đã xoay.

Những vết bầm thời gian đã quất
nay lặng câm khép miệng trên lưng
cơ thể tôi, xơ xác vẫn múa hoài
ướt đẫm nước mà chưa cần phải tắm.

Cơ thể tôi như trụi lá loài cây
bỗng non xanh đâm chồi trở lại
vì quanh đây tay ai đã viết
để tình yêu lại thắm một ngày.

Cơ thể tôi là ký ức, loay hoay
ngày lại ngày tự chữa lành vết nhói.

(Yogyakarta, 31.10.2008)
______________________________
Dịch theo thể thơ mới 7-8 chữ, ":) xem ra khó có thể dịch theo thể cổ thi hay lục bát với giọng thơ này. Ầy, các thi hữu đâu xin mời múa bút.
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Bài này khó dịch ra phết, muốn ủng hộ bạn Tam Diệp Thảo cũng khg đc, thôi đành lực bất tòng tâm. Những bài thơ dịch sau 1 thời gian mà không có ai dịch tiếp, bạn có thể đưa lên TV, chọn những bản dịch sát nghĩa/hay nhất hoặc đăng tất cả lên TV cũng đc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tâm Bão

Chào TDT tôi xin phép được thử dịch tạm:

       Sau cơn bệnh
Lâu ngày chưa tắm nên thèm
Bước vào hối hả êm đềm giác quan
Băng lòng nay cũng đã tan
Niềm vui cảm giác đã hàn với nhau

Vết bầm xưa cũng đã lâu
Bây giờ khép lại gãy cầu bệnh xưa
Chưa tắm mà như dội mưa
Trong tim reo múa ướt thừa niềm vui

Thân tàn lá rụng đen thui
Giờ đây nảy lộc đâm chồi ra hoa
Ai cầm tặng một món quà
Mà tôi không rõ dẫu là rất vui

Ngày qua bệnh đã chôn vùi
Niềm tin mỗi lớn đẩy lùi vết thương.


Tái bút đọc lại :Chán quá, những đã lỡ làm thì thôi cứ post đại vậy.
Chạnh lòng gấp một câu thơ
Dũng buồn thả những ước mơ trôi dòng

                    Tác giả Phan Đức Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Khó dịch hơn thơ Tagore với cả thơ Đức của chị Sabina nhiều.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

>.<" đã chọn bài (mình) đọc dễ (hiểu) nhất trong tập thơ điên cuồng tiếng Indonesia nì mà sao ai cũng than khó vậy trùi. Để cuối tuần thử đăng một bài mình thấy khó xem có ai bảo dễ không ":(
Mà chị Sabina ơi, gửi mấy bản dịch vào trang lưu trữ... thì làm thế nào ạh ":) Trước giờ em chưa dùng chức năng này nên chưa biết! Phải tạo một trang tác giả Jokpin phải không ạh? Rùi làm sao gửi bài dịch dưới "tên" các bạn đã dịch? Làm sao để thêm phần dịch nghĩa song song bên cạnh bài thơ?
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Hôm nay mới vào nên mới trả lời TDT đây. Khg biết có ai đã trả lời cho TDT chưa, nhân tiện Sabina trả lời chung cho mọi người luôn. Khi đăng bài lên trang lưu trữ, trước hết coi có tác giả đó trên TV khg (nhiều bạn đăng bài lên TV mà khg coi là tác giả hay bài thơ có sẵn trên TV chưa, khiến BQT phải đi xoá bài trùng lặp nhiều)? Nếu có thì sang bước tiếp theo, còn chưa có thì vào mục "yêu cầu tạo thêm tác giả" yêu cầu BQT tạo thêm tác giả mới, nhớ là ghi kèm tiểu sử (bắt buộc) và hình ảnh (nếu có). Sau khi tác giả đc BQT tạo xong thì có thể bắt đầu đăng bài lên TV. Đối với thơ VN thì ngoài nội dung còn phải điền thể loại, năm sáng tác (nếu có) đc ghi vào phần chú thích. Mục "Đánh số thứ tự" thì để trống cũng đc, lúc đó hệ thống sẽ tự điền số thứ tự cho mình. Đối với thơ nước ngoài, bắt buộc phải có bản gốc, nếu khg có bản gốc thì bản dịch sang thứ tiếng khác đối chứng (thường là tiếng Anh, vì thông dụng). Sau đó phải điền tên gốc, tên dịch sang tiếng Việt, bản gốc đc điền vào mục "nguyên bản". Phía dưới nguyên bản là mục "dịch nghĩa", có thể điền vào  hoặc bỏ trống, nếu bài đơn giản bỏ trống cũng đc, bài khó hiểu, khó dịch thì điền vào cho người đọc dễ dàng hiểu và tiếp cận hơn. Dưới phần này là mục chú thích, đối với những bài thơ dịch đc đăng trên diễn đàn như những bài của TDT chẳng hạn, phải ghi rõ "Dự án dịch thơ của TV". Sau phần này là phần dịch thơ, có mục cho ta điền tên người dịch, TDT có thể ghi tên mình hay là PVCT hay ai khác cũng đc. Sau đó là lưu trữ. Nếu bài thơ có nhiều bản dịch, sau khi đăng bản dịch thứ nhất, phía bên phải sẽ có mục cho ta chọn tiếp, hoặc "xoá bài thơ", "thêm lời bình", "thêm bản dịch"... ta chọn "thêm bản dịch", và cứ thế là có thể thêm nhiều bản dịch khác. Nếu lời giải thích của Sabina khó hiểu quá, có thể lên TV xem 1 bài thơ dịch mà BQT đăng để biết qui cách đăng bài.

À, nhắn riêng TDT, quên khg nhắc là cách đặt tên cho các mục trong phần dịch thơ như sau: tên tiếng Việt của bài thơ (tên tác giả - nước). Dĩ nhiên khi đăng bài thì có đăng kèm bản gốc, lúc đó ghi tên bản gốc cũng chưa muộn. Vì vậy, chị sẽ sửa lại các mục do TDT đã tạo, làm vậy cho bạn đọc dễ nhớ hơn là tên nguyên gốc, trừ khi là biết ngoại ngữ ấy thôi (như chị mà bắt nhớ Cita hay những thứ khác thì khó nhớ lắm, nếu bảo bài "Sau cơn bệnh" thì dễ nhớ hơn :D)

@ PVCT: mấy bài này khó "nhai" hơn thơ Đức, chắc có lẽ vì chị khg biết tiếng Indo nên càng khó, mặc dù TDT giải thích rất cặn kẽ rồi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]