Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hà Như

Đã xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

U cốc khách

Hà Như đã viết:[/link]

.............

2. U Cốc Khách có viết: Câu "Nhược toán cơ trù xứ" hiểu là: "Nếu tính toán máy móc như thế", tôi cho rằng có vấn đề. Nhịp thơ đang là 2/3, hà cớ gì lại ngắt thành 3/2 để dịch "toán cơ" là máy móc? Chỗ này phải đọc là "nhược toán/cơ trù xứ". "Cơ trù - 机筹(機籌) 
Lão mỗ này thấy chẳng có vấn đề gì trong ngắt nhịp cả, đấy là bạn ngắt đấy chứ.

3. Về Tiểu sử Lý Tùng Khiêm:
從謙,南唐嗣主第九子。曆封鄂國公宜春王,進吉王。出鎮江州,及貶制度,仍降鄂國公。入宋,改名從誧,累官武勝軍行軍司馬。
Phiên âm: tùng khiêm, nam đường tự chủ đệ cửu tử 。 lịch phong ngạc quốc công nghi xuân vương, tiến cát vương 。 xuất trấn giang châu, cập biếm chế độ, nhưng hàng ngạc quốc công 。 nhập tống, cải danh Tùng Bô , luy quan vũ thắng quân hành quân ti mã 。

Tùng Khiêm, con thứ 9 của Nam Đường Tự chủ. đã được phong Ngạc Quốc công Nghi Xuân vương, Tiến Cát vương. Được ra trấn thủ Giang châu, đến lúc bị giáng chức, lại chỉ còn Ngạc Quốc công. Vào thời Tống, cải danh là Tùng Bô, làm quan Tư mã Hành quân cho Vũ Thắng Quân.
(Vũ Thắng Quân là Tiết độ sứ đồng Bình chương sự, xử án ở Trần châu)
.........
Hà Như

[/quote]

Trao đổi lại với bác Hà Như:
a) Vấn đề 2/3 hay 3/2 là tôi đang cố tìm xem cái logic mà bác Hà Như đây đã nghĩ để mà dịch cái câu: "tính toán máy móc". Nếu bác Hà Như logic kiểu khác thì cũng chẳng sao nhưng rốt lại thì dịch nghĩa của bác vẫn sai (điều này tôi đã nêu ở trên).
b) Qua đoạn dịch tiểu sử của bác Hà Như trên đây, tôi lại tiếp tục thấy vấn đề:
1. Tự chủ: chúa nối ngôi. Đây không phải 1 tước phong gì cả, cũng không cần viết hoa chữ "T". Nếu bác muốn làm rõ thì viết là: con thứ 9 của Nguyên Tông (hoặc Trung chủ) nhà Nam Đường.
2. Lịch phong: đã trải các tước phong. Tại sao phải rõ ràng như thế vì đoạn sau liệt kê các tước phong: Ngạc quốc công, Nghi Xuân Vương... Vương là tước hiệu khác hẳn, cao hơn công, hầu, bá, tử, nam.
3. Tiến Cát vương. Chỗ này nếu bác Hà Như chỉ tham khảo 1 chỗ thì hiểu là tước "Tiến Cát vương" cũng là được. Song, nếu bác chịu khó tìm hiểu hơn thì cụm này phải hiểu là: tiến (phong)/thăng (lên làm) Cát vương.
4. Nhập Tống mà bác hiểu là "vào thời Tống" thì không rõ ràng, mà chỗ này phải hiểu là "khi hàng nhà Tống".
5. Vũ Thắng quân Tiết độ sứ là một chức danh Tiết độ sứ, có thể được phong cho người này, người khác. Tôi không hiểu sao lại lòi thêm cái cụm "xử án ở Trần Châu". Phải chăng, bác Hà Như hiểu Vũ Thắng Quân là người có họ Vũ, tên là Thắng Quân?
Bác nên xem lại.
Du ư nghệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bản dịch nghĩa ở trên, 5 câu sau cháu hiểu khác đôi chút, mong được thảo luận thêm:
...
Trong cuộc đua tranh, mỗi người đều có tính toán riêng.
Nếu cậy mạnh thì cũng sẽ có mất mát, (phiên âm: thị cường...)
Còn cố thủ thì mãi vẫn không thể chiếm được gì.
Nếu tính toán hết những kế sách (của mình và của người),
Thì biển khơi kia cũng chưa thể coi là sâu. (thương 滄 chữ không phải 蒼)

Về 2 người đánh cờ, theo cháu không thể là 2 trong Trúc lâm thất hiền, vì 2 lẽ:
- Không có lý gì 7 ông sống trong rừng trúc mà tác giả lại tách riêng tả có 2 người "trúc lâm nhị quân tử".
- Đề bài "quan kỳ" là xem đánh cờ, nghĩa là 2 người đánh cờ phải cùng tồn tại với tác giả thì tác giả mới có thể xem được. Trúc lâm thất hiền sống trước Lý Tòng Khiêm vài trăm năm.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khách

@Bác Hà Như: dựa trên tuổi đời mà bác đăng ký, thì bác sinh năm 1947, nhưng email lại đề tên khác và năm gắn liền cũng khác. Tuổi trên Thi viện của bác lại nhỏ hơn nhà cháu, thiết nghĩ cháu phải biết về chỗ Thử cách post bài đó chứ bác nhỉ?
Cháu đã thử vào link trang chủ của bác, nhà mạng bảo là "trang này không có", vậy là sao? Hay là một cách "hù" con nít bọn cháu!
Về bài thơ cháu dịch trên Topic này, chắc gì cháu dịch bậy bác nhỉ. Chủ đề là bài thơ này, trong diễn đàn Dịch thơ. Cháu nghĩ cháu có quyền vào Thi viện để đóng góp bài vở.
Cháu nhớ có lần đọc thơ Đường, một bác giáo sư đã dịch "người hái rau vi" thành "Di Tề", thiết nghĩ chẳng sao cả. Chủ yếu là vui thôi, bài thơ cháu dịch cũng có cái ý riêng của nó. Đâu phải ghi bừa mà bác bảo cháu phải gửi lên chỗ Thử cách post bài_không khác thùng rác là mấy? Nếu bác thấy chướng mắt vì bài dịch đó xuất hiện trong Topic của bác. Vậy không lẽ bây giờ cháu mở một topic là "Quan Kỳ Lý Tùng Khiêm, dịch bậy bạ của thành viên khách chứ không phải của Hà Như ". Điều đó không nên hả bác? Nhưng thôi, cự nhau với người có năm sinh nhỏ hơn một hồi bị ban nick thì khốn.
Cháu xin lỗi bác vì sự mạo muội và cơn tức giận, xong rồi thì cháu lại cười ha ha dịch thơ bậy bạ khắp chốn hahahahaha

@Vanachi: Ok, cách hiểu của bác nhà em hoàn toàn thống nhất!!! tiếp tục đi bác!!!
@U Cốc Khách: có phải bác Nam Long bên Thuhoa đó không???
Thế nhân bất giải Thanh Thiên ý
Không sử thân tâm bán dạ sầu
              (Kích Nhưỡng thi)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

U cốc khách

@khach: Dạ phải!
Du ư nghệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Đã xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

U cốc khách

Bác Hà Như đã có lòng mến mộ thơ Đường nói chung và bài Quan kỳ nói riêng thì cũng nên tự nghiên cứu cho thoả lòng. Sai đâu, bác sửa đấy, có gì ngại!
Tôi góp ý đối với một vài vấn đề chưa đúng của bác ở trên, chẳng qua vì thấy nó lộ liễu quá đấy thôi, chứ thực ra tôi cũng không phải fan của thơ Đường.
Du ư nghệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Đã xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

@bác Hà Như: Cháu nghĩ mọi người tham gia vào đây vui vẻ là chính thôi, không phải câu nệ quá.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khách

Thôi lỡ rồi, đúng ra cháu sẽ không viết gì thêm, vì bác cũng không có phản ứng gì với cháu nữa. Nhưng thấy bác đang có xu hướng buồn chúng cháu, nên cháu xin phân trần. Cháu và bác U Cốc Khách (cái này không dám nói là thay mặt anh Long đâu nhé hehe)cũng có tham gia bên trang Thư Hoạ Việt Nam. Bên đó thì đa số các anh em đều biết nhiều về chữ Hán, riêng những bác Nam Long, Xuân Như hay Minh Thành... cả một bọn đều tinh thông Hán Học. Nhà cháu mới học lõm bõm vài chục chữ  cũng học đòi bắt chước để bản thân ngày càng tiến bộ. Trên diễn đàn bên đó, có vấn đề gì thì chúng cháu choảng nhau chí tử, nhưng rốt cuộc lại vẫn nhìn nhau cười hề hề. Vì chủ yếu vẫn trên tinh thần học hỏi. Cá nhân cháu và bác U Cốc Khách (Nam Long) cũng từng chém nhau ra trò về "cuộc giao lưu thư pháp hai miền" (anh Nam Long còn nhớ không nhỉ?), nhưng hôm nay gặp nhau nơi đây vẫn tay bắt mặt mừng nhận người quen. Thế mới hay nếu mình dùng cái tinh thần giao lưu học hỏi nhau, không "câu nệ" (mượn chữ của bác Vanachi) tiểu tiết thì xong cuộc bàn cãi vẫn còn niềm vui lan toả. Như thế thì thiết nghĩ mới đáng mặt người chơi thơ và chữ. (Có một ĐHV bên này cũng là thành viên v.i.p bên đó bác ạ)
@U Cốc Khách: hihi có gì không phải bác chém nhẹ nhẹ qua tin nhắn nhé, đừng vạch "quần" cho người xem ... thi xấu hổ cả đám!
Thế nhân bất giải Thanh Thiên ý
Không sử thân tâm bán dạ sầu
              (Kích Nhưỡng thi)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối