Kính gửi Bác Trịnh Phúc Nguyên : Về nghĩa của chữ РЕВНОСТЬ
tiếng Nga. Chữ này có 2 nghĩa, tôi chọn nghĩa nào cho đúng văn
cảnh (như tôi nói trong bài dịch của tôi). Xin cung cấp một số
nghĩa trong mấy quyển Từ Điển :
1. Từ điển Nga-Việt, tác giả К.М. АЛИКАНОВ, В.В. ИВАНОВ
И.А. МАЛЬХАНОВА từ này có 2 nghĩa :
a) ghen tuông, ghen ghét, ghen tị
b) sốt sắng, nhiệt tình, nhiệt tâm.
2. Từ điển Nga-Pháp, tác giả Л В ЩЕРБА М И МАТУСЕВИЧ :
a) Jalousie
b) Zèle, ferveur.
3. Từ điển Nga-Anh, Chủ biên : GS А.И. СМИРНИЦКИЙ
a) Jealousy
b) Zeal, fervency
4. Từ điển Nga-Nga, tác giả С.И.ОЖЕГОВ
a) Мучительныое сомнение в чей-нибудь верности и любви
b) Усердие, рвение
Tôi quan tâm ở đây là nghĩa chứ không phải vần.
Kính : NGUYỄN CHÂN
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
MỘT CÁCH HIỂU NGỮ NGHĨA BÀI THƠ “Я ВАС ЛЮБИЛ” CỦA A.X. PUSKIN
Nhân đọc: Bài thơ “Tôi yêu Em” của Puskin dưới góc nhìn dịch thuật
(dichthuat.com)Я вас любил – TÔI YÊU EM, BÀI THƠ KHÔNG HÌNH ẢNH
Ngô Tự Lập
(http://www.dichthuat.com/blog/2010/11/18/toi-yeu-em-puskin/)
Xin chép lại:
“Nguyên bản tiếng Nga của bài thơ như sau:
Я вас любил
Александр Сергеевич Пушкин
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам Бог любимой быть другим.
..............................................
Còn đây là bản dịch của Thúy Toàn:
TÔI YÊU EM
Alexander Sergeyevich Pushkin
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
(Thúy Toàn dịch)
.................................................”
Đây là lần đầu tiên tôi được biết bài thơ này. Trong tiểu luận, ông Ngô Tư Lập đã viết: “Tôi yêu em” là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung”... “Tuy nhiên, không có bản dịch nào là hoàn thiện tuyệt đối”. Cũng với lẽ đó, tôi trình bày cách hiểu ngữ nghĩa bài thơ nguyên tác như một phản biện đối với bài dịch của dịch giả Thúy Toàn.
Tôi đã dựa vào các tài liệu tra cứu sau đây:
- Từ điển tiếng Nga của X.I. Ôgiegôv, xuất bản tại Maxcơva năm 1973. [1]
- Từ điển điện tử Nga - Việt của Vũ Song Tùng (tác giả phần mềm). [2]
- Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, xuất bản năm 2004. [3]
Để tiện cho việc góp ý tôi dịch nghĩa nguyên tác như sau:
TA ĐÃ YÊU NÀNG
A. X. Puskin
Ta đã yêu nàng: tình yêu vẫn còn, có thể (tình yêu có thể vẫn còn),
Trong tâm hồn ta [tình yêu] đã tắt [nhưng] chưa tắt hẳn;
Nhưng hãy để nó (tình yêu) không làm xao động nàng thêm nữa;
Ta không muốn gây ưu phiền nàng chút nào .
Ta đã yêu nàng âm thầm, vô vọng,
Khi dằn lòng, lúc nhiệt thành day dứt;
Ta đã yêu nàng chân thành đến thế, dịu dàng đến thế,
Cầu Trời phú cho nàng đáng yêu như thế bởi ai khác (có người khác yêu như thế).
I- Về cách hiểu ngữ pháp, ngữ cảnh và ngữ nghĩa của bài thơ:
1. Từ ЛЮБИЛ- phải dịch là ĐÃ YÊU. Có như vậy thì tình yêu mới CÓ THÊ VẪN CÒN (câu thứ 1), CHƯA TẮT HẲN (câu thứ 2), chủ thể (Я) mới để tình yêu vẫn còn ấy không tác động thêm đến khách thể (ВАС) (câu thứ 3 và 4) và cầu mong điều tốt đẹp cho khách thể (ВАМ) (câu thứ 8). Đây là cốt lõi quyết định ý nghĩa của bài thơ, vì không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại diễn đạt động từ ЛЮБИТЬ ở thì quá khứ.
2. Mệnh đề “Đến nay chừng có thể” (câu thứ 1) chỉ mang nghĩa lượng hóa mức độ yêu, không phù hợp ngữ nghĩa (tình yêu còn vương vấn) của câu thơ. Vì thế mệnh đề này không ăn nhập với nội dung câu thứ 2 (tình yêu chưa tắt hẳn).
3. Tình yêu của chủ thể (Я) là tình yêu đơn phương (xem câu 5), còn khách thể (ВАС) không bị chi phối bởi tình yêu đó. Cho nên cách diễn đạt hai câu thứ 3 và 4 là sự áp đặt chủ quan, bởi khách thể chưa từng “bận lòng” và “gợn bóng u hoài”. Nhưng nếu cho rằng, khách thể biết tình yêu đơn phương đó, nên có thể xảy ra các tình huống trên; vậy có thể liên tưởng khách thể sẽ “khó chịu” hoặc “giận dữ” khi bị người mình không yêu “lẽo đẽo” theo đuổi? Khi đó sẽ chẳng có bài thơ này. Khả năng “biết” là có, nhưng khách thể giữ ”im lặng” – đó là nét đẹp của tình yêu đơn phương nhìn từ hai phía.
4. Theo ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Nga, cần phân biệt nội dung câu thứ 8 như sau:
- Đây là điều cầu mong cho khách thể (ВАМ) trở thành người đáng yêu (ЛЮБИМОЙ БЫТЬ) bởi ai khác (ДРУГИМ), chứ không phải “được người tình (người khác)… yêu em” (БЫТЬ ДРУГИМ), nói cách khác ”được ai khác yêu” (khách thể ở thế bị động – người được ban phát tình yêu) không đồng nghĩa với “đáng yêu bởi ai khác” (khách thể ở thế chủ động – người ban phát tình yêu). Cụ thể hơn, ở đây khách thể chỉ như mục tiêu để người khác “yêu vụng, nhớ thầm”. Thế mới đúng nghĩa là tình yêu đơn phương.
- Trong câu này đã dịch lặp lại ý, dịch thừa cụm từ “như tôi đã yêu em” khi diễn đạt thể so sánh “đến thế…như thế” của công thức ngữ pháp ТАК... КАК.
- Cũng do yêu đơn phương nên chủ thể (Я) và ai khác (ДРУГИМ) không có lý do để tự coi mình là NGƯỜI TÌNH của khách thể (ВАМ). Nhân đây cũng xin lưu ý: Trong từ điển tiếng Việt [2] và tiếng Nga [1] từ NGƯỜI TÌNH (tình nhân) đều có nghĩa là người (nam, nữ) có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hợp pháp. Như vậy vô tình người dịch đã làm cho mối tình đơn phương trong bài thơ mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng vốn có (theo quan niệm truyền thống).
5. Từ ВАС, ВАМ (có thể là thiếu nữ hoặc phụ nữ) phải dịch là CHỊ, BÀ, QUÝ BÀ, bởi lẽ: đây là cách xưng hô theo phép xã giao của người Nga khi đối tượng chưa thân thuộc (vì yêu đơn phương) và cũng là cách xưng hô phổ biến trong giới quý tộc Nga thời đó. Nếu dịch là EM (ТЕБЯ) vừa sai ngữ pháp, vừa tỏ ra suồng sã.
Ở đây chọn từ NÀNG là phù hợp.
6. Theo từ điển tiếng Nga [1], động từ ТОМИТЬ (giày vò, day dứt...) không có cấu tạo thể tính động từ, nên nghĩa ТОМИМ là CHÚNG TA ( chủ ngữ ẩn) DAY DỨT (giày vò) [nhau] (dạng thầm trách: làm day dứt nhau mãi thế), chứ không phải BỊ DAY DỨT (bị giày vò) như một số người đã nghĩ. Thực ra, chỉ có chủ thể tự day dứt (giày vò). Còn từ РОБОСТЬ có nghĩa rụt rè, dè dặt...; РЕВНОСТЬ có nghĩa ghen tuông, sốt sắng, nhiệt thành...Như vậy theo cách dịch ở câu thứ 6, dịch giả đã dịch ТОМИМ là HẬM HỰC, nghĩa là:
ТО РОБОСТЬЮ [ТОМИМ] - Lúc [hậm hực bởi] rụt rè.
ТО РЕВНОСТЬЮ ТОМИМ - khi hậm hực [bởi] lòng ghen.
Vậy cách diễn đạt “khi hậm hực lòng ghen” là không phù hợp ngữ cảnh, vì chủ thể (Я) không ghen với ai, ngược lại còn cầu mong điều tốt đẹp cho khách thể (ВАМ) (câu thứ 8). Như vậy là có sự mâu thuẫn trong tư duy. Còn sử dụng từ HẬM HỰC vừa không sát ngữ nghĩa, vừa hạ thấp nhân cách của chủ thể trong bài thơ.
Xét đến cùng việc dịch thơ là chọn ngôn từ và hình ảnh (nếu có) để diễn đạt cho sát (đúng) ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ cảnh vốn có của bài thơ (đó là yêu cầu cần) và tạo ngữ điệu uyển chuyển ở mức tối đa (đó là yêu cầu đủ). Cho dù đã có nhiều tài liệu, nhiều người đề cập về TÍN - ĐẠT – NHÃ trong thơ DỊCH, nhưng nếu không tôn trọng “yêu cầu cần” thì không còn là DỊCH , rất dễ rơi vào tình trạng PHẢN DỊCH.
II- Về cách dịch bài thơ:
Để dịch bài này tôi lựa chọn ngữ nghĩa một số từ sau đây:
- Tôi nghĩ chủ thể trong bài thơ chính là A.X. Puskin, nên mối tình đơn phương đó mới thi vị đến thế. Vì vậy tôi dịch Я là TA cho xứng với vị thế của nhà thơ. Dịch từ ВАС là NÀNG (xem điểm I.5).
- ТРЕВОЖИТЬ : gây xao động, lay động , gây sóng gió, gây bất an… Dịch là GỢN SÓNG
- ПЕЧАТЛИТЬ: gây ưu phiền, gây u sầu…Chọn nghĩa LÀM PHIỀN. Trong bản dịch tôi đã viết VÀ PHIỀN NÀNG để gắn kết với câu trên cho có chung bổ ngữ “NÀNG”.
- РОБОСТЬЮ [ТОМИМ]: [chúng ta day dứt ] (xem I.6) bởi sự dè dặt (rụt rè, , sợ sệt...). Dịch là NÉN LÒNG.
- РЕВНОСТЬЮ ТОМИМ: [chúng ta] (xem I.6) day dứt bởi sự nhiệt thành (sốt sắng). Dịch là CHÁY BỎNG.
Bài dịch của tôi sau đây là nhằm thể hiện chính kiến của mình:
TA ĐÃ YÊU NÀNG (1)
A. X. Puskin
Ta đã yêu nàng: có thể còn yêu,
Trong thâm tâm chưa hẳn đã tàn chiều;
Nhưng không để tình yêu thêm gợn sóng;
Và phiền nàng ta chẳng chút cầu mong.
Ta đã yêu nàng âm thầm, vô vọng,
Khi nén lòng, lúc cháy bỏng tâm can;
Ta đã yêu nàng dịu dàng, chân thật,
Ai yêu nàng thế, Trời ban cho nàng.
1829
Bùi Huy Bằng dịch
9/2011