Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Flamingo

Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục bức ảnh

Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại.

Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.

Bố cục ảnh so sánh kích thước (toà nhà với ôtô).

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng.

Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích.

Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó.
Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh.
Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm.
Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.


Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.

Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh.

Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.

Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học.
1 - Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh


Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất…

Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy.

Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán.

Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính.

Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối.

Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị.

Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

2 -Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình.
Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh.

Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó.

Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa.

Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút…

Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon.

Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh.

Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

Điểm nhấn màu.
3 - Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh


Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng.

Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng n*** trắng.

Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất.

Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình).

Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển.

Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh.

Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về
Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị.

Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.

Bố cục đường dẫn.
4 - Đặc tính về cân bằng và trạng thái


Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó.
Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động.

Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại.

Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề.

Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh.

Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng.

Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

5 - Chụm vào tản ra

Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện…
Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó.

Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông).

Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn…

Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương.
Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

Tận dụng nét lượn chữ S.
6 - Phản ánh chiều sâu không gian


Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh.
Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà.

Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian.

Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau.

Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.


(Sưu tầm)


Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.

- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.

- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.

- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Cảm ơn FL về chủ đề và bài mới post này.

Đọc thì được rồi mà vận dụng thì... chắc khó với tính người hơi thiếu kiên nhẫn như NT! Xưa nay NT vẫn chủ trương chụp nhiều lấy ít! Nghĩa là cứ bấm máy... cho đã khát vì vẻ đẹp của hoa, của phong cảnh, sau đó, đưa lên máy tính và chọn lựa những bức mình ưa ý nhất rồi upload, để dành đó. Khi xem xét và lựa chọn thì NT chủ yếu là căn cứ vào nhận định có cả cảm tính lẫn cân nhắc về bố cục của bức ảnh trong chừng mực hiểu biết của mình-tất nhiên là cảm tính thì vẫn nhiều hơn là cái chắc!:P

Sau này, có chú ý hơn chút vì nhận được các lời "bình" và góp ý của bạn bè trong việc chọn góc độ và bố cục toàn cảnh... Tuy vậy, vẫn cứ là amateur thôi, không hơn được! :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Nguyệt Thu đã viết:
Cảm ơn FL về chủ đề và bài mới post này.

Đọc thì được rồi mà vận dụng thì... chắc khó với tính người hơi thiếu kiên nhẫn như NT! Xưa nay NT vẫn chủ trương chụp nhiều lấy ít! Nghĩa là cứ bấm máy... cho đã khát vì vẻ đẹp của hoa, của phong cảnh, sau đó, đưa lên máy tính và chọn lựa những bức mình ưa ý nhất rồi upload, để dành đó. Khi xem xét và lựa chọn thì NT chủ yếu là căn cứ vào nhận định có cả cảm tính lẫn cân nhắc về bố cục của bức ảnh trong chừng mực hiểu biết của mình-tất nhiên là cảm tính thì vẫn nhiều hơn là cái chắc!:P

Sau này, có chú ý hơn chút vì nhận được các lời "bình" và góp ý của bạn bè trong việc chọn góc độ và bố cục toàn cảnh... Tuy vậy, vẫn cứ là amateur thôi, không hơn được! :D
Theo FL khi làm gì ta nên trang bị cho ta những kiến thức cơ bản nhất.
Cũng như muốn làm thơ, viết văn phải tập viết, tập đọc...

Để có những vần thơ hay, những cuốn truyện hay dều phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản ấy.
Bởi cách vận dụng khác nhau nên thơ văn có sự khác nhau, độ hay dở khác nhau.

Chụp ảnh cũng vậy. Tất nhiên nhờ photoshop ta cắt, gọt chỉnh sửa ảnh đẹp hơn, nhưng khi bố cục ảnh quá dở thì thời gian sửa sẽ nhiều hơn rất nhiều thời gian đáng lý ta cẩn thận lựa góc lúc chụp.

Không phải ai cũng thuộc bài nhanh. Nhưng đọc nhiều thì nhớ thôi.

Ví dụ:

http://www.uasd.edu/winter.jpg

Điểm nhấn của ảnh là ngôi nhà với ánh đèn đỏ vàng mang lại sức sống ấm áp cho bức ảnh chụp mùa đông buốt giá, khi vạn vật đã phủ một màu trắng lạnh, dường như sự sống đã không còn...
Chiều sâu , sự hài hoà của ảnh được thể hiến bằng cây thông gần ống kính bên phải và cây thông nhỏ xa ống kính hơn chút phía bên trái...
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

A! NT không có cắt gọt, chỉnh sửa ảnh bằng photoshop hay phần mềm nào đâu nhé! Ảnh của NT chụp sao để vậy mà. Đơn giản vì NT thích sự tự nhiên và còn cả vì "dốt" trong việc dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh ấy nữa!:P
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Nguyệt Thu đã viết:
A! NT không có cắt gọt, chỉnh sửa ảnh bằng photoshop hay phần mềm nào đâu nhé! Ảnh của NT chụp sao để vậy mà. Đơn giản vì NT thích sự tự nhiên và còn cả vì "dốt" trong việc dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh ấy nữa!:P
Ảnh đẹp mà tự nhiên thì...khó rồi.

Mà thôi hổng tranh cãi với chị iem. Đắng nào thì chị iem cũng có...lý mờ. :D
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Minh hoạ cho nguyên tắc thứ 6 - Phản ánh chiều sâu không gian

http://img67.imageshack.us/img67/9486/rszrszrszcimg0613fz1.jpg

Washington DC trước giông  (by LD 09.2008)


Đường đi nhỏ dần trên ảnh, phía xa mờ dần...gây chiều sâu cho ảnh.

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Flamingo: Ảnh của đệ tuyệt quá. Nhưng mình đồng tình với NT, cứ thấy đẹp là chụp đã, rồi về lựa ra tấm nào ưng ý nhất thì lưu lại...Làm gì có thời gian mà ngồi chỉnh sửa ảnh bằng photoshop. Hơn nữa ngay khi chụp cũng chẳng kịp chọn lựa cẩn thận góc độ, khoảng cách, ánh sáng v.v...Dân nghiệp dư mà. Tất nhiên Đệ đúng hoàn toàn khi muốn chụp đẹp phải có kỹ thuật và lý thuyết cơ bản. Ảnh của huynh hầu hết là..."ăn may", nếu ai đó khen là đẹp. Nhờ có Chằn xanh và đệ mà mình được đọc thêm nhiều điều về nhiếp ảnh và kĩ thuật chụp ảnh đấy, thật tuyệt, vì học trên Thi Viện vừa thuận lợi, vừa dễ học và không cảm thấy sợ sự học...Cảm ơn Flamingo và Chằn xanh rất nhiều.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/WestLake-Summereverning-1.jpg


Ảnh hoàng hôn Tây hồ của huynh vê-rỳ gút. Ăn may mà zậy thì...ai cũng muốn may. :D

Tỷ lệ Vàng rõ ràng trong ảnh, từ đường chân trời (1/2 ảnh) .

Những bóng người ven hồ trên hè (1/3 chiều cao ảnh)

Điểm nhấn là đám lá cây lệch sang phải (trái) 2/3 cao 2/3 từ dưới lên hay 1/3 từ trên xuống...

Nhìn những ảnh chụp đúng nguyên tắc cơ bản thấy đẹp ngay .

Tất nhiên cứng nhắc theo nguyên tắc thì ảnh cũng sẽ nhàm chán.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Chụp ảnh mà cũng rườm rà thế ạ. Em cứ đưa máy là bấm, nên nhiều khi ảnh được góc nọ mất góc kia. Từ nay có chút kiến thức cơ bản của Flamingo trang bị em sẽ cố gắng học hỏi xem có tiến bộ được chút nào không?  Có ai lại trong một card có đến vài trăm chiếc ảnh mà không chiếc nào nhìn được. Rõ chán.

Cám ơn anh Flamigo!
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

NamLan đã viết:
Chụp ảnh mà cũng rườm rà thế ạ. Em cứ đưa máy là bấm, nên nhiều khi ảnh được góc nọ mất góc kia. Từ nay có chút kiến thức cơ bản của Flamingo trang bị em sẽ cố gắng học hỏi xem có tiến bộ được chút nào không?  Có ai lại trong một card có đến vài trăm chiếc ảnh mà không chiếc nào nhìn được. Rõ chán.

Cám ơn anh Flamigo!

Minh hoạ bằng hình vẽ cho nhanh nhá. Đơn giản thôi mà. Như kiểu 1+1=2

http://tinhte.com/home/TTData/Image/2007/2007063015_tinhte_434852348_812b6ec502_o.gif

http://tinhte.com/home/TTData/Image/2007/2007063015_tinhte_434861099_eb6caaca4f_o.gif

Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.

Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh.

Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời.
Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.

Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.

Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.


http://tinhte.com/home/TTData/Image/2007/2007063015_tinhte_434875668_12e373cd7d_o.jpg

Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời.
Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.


Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự mênh mông của sông nước, NT chọn đường trên là đường chân trời. (hic, hơi lơ lửng tý :D chưa ...tới 1/3)

http://i107.photobucket.com/albums/m291/Nguyetthu_2006/IMG_0317.jpg

Khi muốn thể hiện hoàng hôn trên bàu trời bao la NT chọn đường dưới làm đường chân trời.
Bức ảnh này NT thể hiện rõ nét chiều sâu của ảnh.

http://i107.photobucket.com/albums/m291/Nguyetthu_2006/IMG_6389-2.jpg

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối