Trang trong tổng số 122 trang (1213 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

phuong nam 1941 đã viết:
Chào TK vấn đề TK nêu ra hay đấy.Xin góp vui tý chút nhé:

            Phụ nữ cần chồng
Một nữa bên kia thích có chồng
Đêm đêm muốn được cạnh đàn ông
Xa chàng một tối như thèm khế
Vắng cậu một ngày tựa nhớ sung
Nối nghiệp tổ tông cần các cháu
Kế ngôi ông bố muốn cu con
Dạo chơi dăm phút trên bồng đảo
Sau gặp tiên con đẹp giống chồng.

12.1
PN
Em theo hai bác nói về mấy chị em tí!
PHỤ NỮ

Trời sinh phụ nữ phải theo chồng
Sao lại phòng không báo hại ông
Đêm tối một mình mơ hái trái
Sáng tinh đơn bóng mộng trèo sung
Tháng ba trẩy hội không đàn cháu
Ngáy tết du xuân chẳng mụn con
Bồng đảo đôi gò buồn quạnh quẽ
Cửa nhà trên dưới thiếu tay chồng
DuyQuoc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

phuong nam 1941 đã viết:

                  NGUỒN CƠN
Đêm khuya chớp mắt ngủ mơ màng
Nghĩ tới nguồn cơn dạ ngổn ngang
Ánh nguyệt lẳng lơ trên khóm trúc
Màn sương tha thướt dưới chòm lan.
Thương người lận đận, hoa rơi lệ
Cảm phận long đong, dế dạo đàn
Chẳng hiểu cảnh đời sao lắm chuyện
Lửa lòng vẫn cháy mãi không tàn.

12,1
PN
Muộn Màng

Lúc biết là khi quá muộn màng
Rêu chen, cỏ lấn, dại đâm ngang.
Than đen bất nghĩa thiêu tan trúc
Nước trắng vô tình ngập úng lan.
Mắt sấu dầm dề vài giọt lệ
Tai trâu nghễng ngãng mấy cung đàn.
Đau buồn, hối hận sao nên chuyện ?
Xác cũ, hồn xưa, tất yếu tàn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Tuấn Khỉ đã viết:
phuong nam 1941 đã viết:

                  NGUỒN CƠN
Đêm khuya chớp mắt ngủ mơ màng
Nghĩ tới nguồn cơn dạ ngổn ngang
Ánh nguyệt lẳng lơ trên khóm trúc
Màn sương tha thướt dưới chòm lan.
Thương người lận đận, hoa rơi lệ
Cảm phận long đong, dế dạo đàn
Chẳng hiểu cảnh đời sao lắm chuyện
Lửa lòng vẫn cháy mãi không tàn.

12,1
PN
Muộn Màng

Lúc biết là khi quá muộn màng
Rêu chen, cỏ lấn, dại đâm ngang.
Than đen bất nghĩa thiêu tan trúc
Nước trắng vô tình ngập úng lan.
Mắt sấu dầm dề vài giọt lệ
Tai trâu nghễng ngãng mấy cung đàn.
Đau buồn, hối hận sao nên chuyện ?
Xác cũ, hồn xưa, tất yếu tàn !
CHƯA MUỘN

Thà muộn còn hơn bướng chẳng màng
Ăn năn hối cải bỏ đường ngang
Cải tà để kiếp nhàn thân liễu
Quy chính cho đời ngát ngọc lan
Vi quý người ơi vui chốn ảo!
Dĩ hòa bạn hỡi đẹp Thi đàn!
Nương tay nhẹ nhõm lời khuyên bảo
Trọn vẹn tình thân mãi chẳng tàn
DuyQuoc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:
thayhuynh50 đã viết:

http://i768.photobucket.com/albums/xx325/thayhuynh50/Pretty10_29.jpg

Thầy Thayhuynh50 đã viết:

Thiên nhiên cảnh đẹp thế này
Nái cao rồi lại đồi cây chập chàng
Nảớc trong leo lẻo một vàng
Cỏ cây xanh mát bóng tràm xam xaê
Ai ơi có nhớ câa thề,
Đi đâa cãng nhớ về quê nhà mình
Cơm ngon, gái đẹp nhà xinh…

@ Thầy:

Em đi vẫn nhớ câu thầy
Đi tàu bay nhớ xe Uây nhà mầy
Cơm ngon, canh đẹp, nhà xây…
Không bằng thêm một mảnh tầy... vắt vai
thayhuynh50 đã viết:
Đây là lỗi của font chữ em ạ (chữ U khi viết lên thơ tranh nó giống chữ A), chứ thầy rất cẩn thận khi gieo vần, chứ không phải như em nghĩ đâu. Cảm ơn em.
Thơ Tranh

Thơ tranh lắm lúc toát mồ hôi
Nghĩa chẳng nên câu, cú lấp người.
Cảnh đẹp font che còn mấy nỗi?
Thơ hay chữ nhạt mất bao lời!
Nên chăng mỹ thuật dù chưa thạo?
Phải cố văn chương dẫu chỉ chơi!
Phụ họa hình kia là hỗ trợ
Kèm thêm bản text đỡ đau ngươi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
1608

Nơi tôn nghiêm, chữ nghĩa sao có thể



Đình, chùa, đền, miếu,…là nơi linh thiêng tôn thờ các vị Phật, các vị thánh thần, nhất là những anh hùng dân tộc, hoặc người có công với dân, với nước. Vậy mà khi trùng tu, tôn tạo các di tích này, một số nơi đã không cẩn trọng trong việc viết hoành phi, câu đối, đại tự nên có nhiều sai sót khiến phật tử, khách thập phương đến lễ bái, tham quan phải giật mình kinh ngạc.

Chữ Tác đánh thành chữ Tộ
Thấy tôi sang chơi, cô gái hàng xóm hớn hở trỏ lên tường, khoe: "Đầu xuân năm mới xuất hành, cháu lên tận Văn Miếu-Quốc Tử Giám xin chữ Duyên để treo trong phòng cưới lúc chồng cháu đi xa. Thầy đồ nơi cửa Khổng sân Trình trẻ ơi là trẻ. Mà chữ viết rồng bay phượng múa quá đẹp, phải không bác".

Tôi lặng người. Biết mà không nói là có lỗi. Không muốn làm cô gái mất vui khi đến với chữ nghĩa của thánh hiền, tôi nói: "Cháu chọn chữ Duyên là hay lắm đấy. Duyên là hợp tình, hợp ý, hợp tính, hợp nết với nhau; là tình duyên và số phận của vợ chồng đã được định trước; là cái vẻ dịu dàng duyên dáng của người phụ nữ được mọi người mến yêu. Chữ Duyên có bộ Mịch, là cái dây, một sợi dây liên hệ vô hình kết nối hai vật thể với nhau. Còn đây là chữ Lục, nghĩa là màu xanh.

Thầy đồ viết nhầm, vì hai chữ này tự dạng gần giống nhau". Cô gái xịu mặt buồn. Tôi động viên: "Để bác viết lại. Chữ này sai còn sửa được, chứ ở một số nơi tôn nghiêm như đình chùa miếu mạo,…người ta còn viết sai khủng khiếp, sai chết người và trở thành giai thoại, thành bia miệng nữa kia". Rồi tôi vừa viết lại chữ Duyên, vừa kể chuyện thật như bịa cho cô gái nghe…

Lần đến tham quan ngôi đền ở Sóc Sơn, có đôi câu đối viết bằng chữ Nôm (trích một vế): "Kim thiên Hồ Bác bình Tây Mỹ". (Ý nói: Ngày nay Bác Hồ đánh đuổi quân Tây, quân Mỹ). Chữ Nôm là do ông cha ta sáng tạo ra, và người viết phải tuân thủ theo ngữ pháp của tiếng Việt. Không thể viết Hồ Bác, mà phải viết là Bác Hồ. Hơn nữa, chữ Hồ, lại viết nhầm thành chữ Triều, trong từ triều đình; một âm là Triêu, nghĩa là buổi sớm.

Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, Trung đoàn Thủ đô vừa được thành lập đã chiến đấu kiên cường giam chân quân Pháp trong 60 ngày đêm giữa lòng Hà Nội để Trung ương Đảng và Chính phủ rút lên chiến khu Việt Bắc an toàn. Ngay trong dịp Tết Đinh Hợi 1947, Bác Hồ đã viết thư khen ngợi Trung đoàn với câu nói nổi tiếng: "…Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Để ghi dấu sự kiện quan trọng này, năm 1984, tượng đài "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" đã được dựng bên cạnh đền Bà Kiệu, hồ Hoàn Kiếm.  Về tượng đài này cũng có nhiều ý kiến tranh luận. Các cụ từng là chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô quả quyết rằng, họ chưa bao giờ thề là cảm tử mà chỉ thề quyết tử mà thôi.

Có một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì cho rằng, sắc thái biểu cảm của chữ Quyết mạnh mẽ hơn chữ Cảm. Nghĩa ban đầu của chữ Quyết là vỡ đê. Mà thế nước vỡ đê thường tạo ra cơn hồng thuỷ, vốn được xếp hàng đầu trong bốn đại họa: thuỷ, hoả, đạo, tặc. "Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" là bản hùng ca cho ngàn sau. Ngày 24/10/2004, tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" được dựng tại vườn hoa Hàng Đậu để kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Tại sân một ngôi đình thờ Phùng Hưng ở Hà Nội, người ta treo lá cờ thần, thêu dòng chữ "Bố Cái Đại Vương".

Trong tiếng Việt cổ, từ Bố Cái để chỉ cha mẹ. Vì Phùng Hưng có công với dân, với nước, được nhân dân ta ái mộ, coi ông như cha mẹ của dân, nên mới gọi ông là Bố Cái Đại Vương. Vậy mà chữ Cái, trong từ Bố Cái (cha mẹ), người ta lại thêu nhầm thành chữ Cái, trong từ cái bang, khất cái, nghĩa là người ăn xin; tổ chức thành hội ăn xin.

Tại một ngôi chùa ở Hà Nội, dưới bức ảnh Đức Phật Thích Ca, người ta treo bài thơ "Tương tiến tửu" (Mời uống rượu) của Lý Bạch. Trong đạo Phật, ai cũng biết Ngũ giới (năm điều cấm là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói càn, không uống rượu).

Hẳn là nhà chùa không biết nội dung bài thơ Đường nổi tiếng "Tương tiến tửu", có câu: Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch. Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh (Xưa nay các bậc thánh hiền đều mờ mịt. Chỉ có kẻ uống rượu là danh vẫn để đời), nên mới để câu thơ khuyến khích uống rượu dưới Đức Phật Thích Ca. Hài hước thay và cũng đáng buồn thay!

Tại đình Trung Kính Hạ, người dân cung tiến đôi câu đối, mà lẽ ra chỉ dùng để treo ở nhà thờ họ, nội dung như sau: "Mộc căn sắc thái ư hoa diệp. Tổ khảo tinh thần tại tử tôn" (gốc rễ vững nở trăm hoa lá. Tinh thần tiên tổ còn lại với cháu con).

Phía ngoài cổng đình, kẻ hai chữ Nghiêm (tôn nghiêm) hai bên cánh gà. Hỏi tại sao không viết cả chữ Túc (cung kính) cho đủ ý, có cụ trả lời: Viết hai chữ Nghiêm hai bên là để khi quan khách vào đình quá đông, nếu dòng người che mất chữ Nghiêm bên trái, thì dòng người bên phải vẫn nhìn thấy chữ bên phải để đọc.

Hỏi, vậy tại sao nhiều đình, người ta viết đủ hai chữ Nghiêm Túc, như đình Phùng Khoang, Hà Nội chẳng hạn. Vừa nói, tôi vừa rút tấm ảnh chụp hai chữ Nghiêm Túc đưa cho các cụ xem. Bí quá, một cụ nói ba phải: Nghiêm-Nghiêm cũng được, Túc-Túc cũng xong, mà Nghiêm-Túc thì càng ôkê! Thật là thiếu nghiêm túc!

Chủ nhật vừa rồi, tôi được mời tới dự lễ khánh thành chùa Minh Hồng ở ngoại thành Hà Nội. Gặp tôi, sư thầy Thích Chí Thành niềm nở chào hỏi. Thầy không quên kể lại thuở trước, khi mới xuất gia, chú tiểu Hoàng (nay là sư thầy Thích Chí Thành) thường xuyên vào nhà tôi đọc sách.

Trước khi về, thế nào chú tiểu Hoàng cũng phải mượn bằng được mấy cuốn  sách mà thầy tâm đắc nhất. "Bây giờ, nhiều người không chịu đọc sách, không chịu học hành cho đến nơi, đến chốn, thế nên chữ nghĩa lỗm bỗm lắm. Đến như thầy tôi chuyên đi cho chữ người ta mà còn viết chữ sai, lại khắc trên câu đối bằng đá ngoài cổng chùa to đùng giữa bàn dân thiên hạ". - Thầy dừng lại.

Tôi biết ý không hỏi thêm. Vì trước đó, tôi biết đôi câu đối này, (trích một vế): "Minh Hồng bảo tự, đề tư chúng chúng nhập thiền môn". (Minh Hồng chùa quý mở, người người đến thiền môn). Ý tứ thật hay, chỉ tiếc thay, người cho chữ viết nhầm chữ Thiền/thuyền trong chữ thiền/thuyền quyên (có bộ Nữ), tả cái dáng vẻ xinh đẹp của người con gái, với chữ Thiền của nhà Phật (có bộ Kỳ), chỉ sự tĩnh tâm tu dưỡng Phật pháp.

Từ mong muốn người người đến thiền môn tu tâm theo đạo Phật, lại thành "khuyến khích" mọi người đến với… gái đẹp. Thật tai họa. Tôi  nói: "Thầy có nhớ câu: Thanh xuất ư lam?" (Trò giỏi hơn thầy). "Nhớ chứ. Nói đầy đủ là: “Thanh thủ chi lam nhi thanh ư lam. Băng, thủy vi chi nhi hàn ư thủy" (Màu xanh lấy từ cây chàm, mà xanh hơn cây chàm. Băng do nước mà thành, nhưng lại lạnh hơn nước). Câu này của Tuân Tử (313-238 Tr.CN), một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà văn Trung Hoa, người nước Triệu. Cuối đời về dạy học, nhiều học trò giỏi, nổi tiếng như Hàn Phi, Lý Tư đã kế thừa và phát huy tư tưởng của ông. Tuân Tử vui mừng tặng lại trò câu nói nổi tiếng ấy". Tôi nói: "Giá đại đức mà biết điển tích này, chắc không mắc những sai sót kể trên.

Chữ Ngộ không thành chữ Quá
Mọi công tác chuẩn bị cho việc trùng tu, tôn tạo nhà thờ họ Lê làng tôi đều suôn sẻ. Duy có điều, khi bàn đến chữ nghĩa trên hoành phi, câu đối, đại tự của các cụ để lại, thì ai nấy đều lo lắng, vì nhiều vị túc nho trong làng đã lần lượt về với tiên tổ.

Tôi, với tư cách là Trưởng Hội đồng gia tộc, nói: "Xin quan họ yên tâm. Cách đây 3 năm, đêm nào tôi cũng lọ mọ đi học chữ Hán. Và hiện nay vẫn tiếp tục học lớp Hán Nôm nâng cao. Một thế hệ thầy vàng, bạn vàng đã giúp tôi hiểu ra rằng, đối với chữ thánh hiền, thì cẩn trọng bao nhiêu cũng không bao giờ thừa. Thầy kể, đến như câu đối trên đền Hùng mà còn viết sai. Mà lại sai nghiêm trọng, đến mức các cụ có đơn kiện lên Trung ương. Trung ương phái cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm về thẩm định và cho sửa lại… đúng một phần tư nét phẩy. Nói thế để thấy rằng, chỉ một nét chữ viết sai là ảnh hưởng đến tâm linh của cả dòng họ". Nói rồi, tôi dẫn chứng câu đối ngoài hiên nhà thờ họ Lê: "Tổ công khai thác quang tiền đại. Tôn đức tư bồi dụ hậu côn".

(Công lao tổ tiên khai phá làm vẻ vang đời trước. Đạo đức tiền nhân bồi đắp làm rạng rỡ đời sau). Lần sửa nhà thờ gần đây, người ta thêm bộ Thuỷ vào bên trái chữ Côn, thành ra chữ Hỗn. Mà Hậu Hỗn thì thật nguy tai! Cổng nhà thờ họ Lê, ghi (trích) "...chủ nhân nghênh quý khách".

Trong nhà thờ thì ai là chủ? Ai là khách? Chả lẽ cụ tổ là chủ? Con dân họ Lê là khách? Vì thế, trong hơn 2 năm qua, tất cả chữ nghĩa trên hoành phi, câu đối, đại tự trong nhà thờ họ Lê,… đều được in bằng máy tính, phô tô thành nhiều bản gửi đi các viện có liên quan, như Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Văn hoá,… cùng các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành, hoặc các thầy giảng dạy chữ Hán Nôm, bạn bè hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này nhờ thẩm định, cho ý kiến.

Sau đó, tôi niêm yết những chữ ấy tại nhà thờ để họ hàng, làng xóm, bạn bè tới tham quan, góp ý. Vậy mà đâu có xong. Gần ngày cất nóc nhà thờ, tôi lại đến nhà từng thầy nhờ chỉ giáo cụ thể từng chữ. Về nhà, một ông đồ gàn đã viết ngược chữ trên cây nóc nhà thờ. Tôi nói, ông viết thế này thì phải quay lưng vào cụ tổ để đọc à? Khi viết chữ Hán Nôm, các cụ ta xưa còn phải kiêng cả nét mác không đâm vào bàn thờ kia đấy!".

Ông ta cãi: "Thì bố ông dạy tôi viết thế". "Tốt nhất là ông lên nhà tôi. Bố tôi viết chữ để thờ ông nội tôi, thì không thể sai!". Nhìn lên nóc nhà tôi, ông ta lẩm bẩm: "Quái nhỉ! Chả lẽ tôi viết sai à?". "Ông đã viết chữ Hán sai như thế trên cây nóc của nhiều nhà nữa kia". Ông ta không nói năng gì.

Còn bà dâu trưởng họ thì cứ nhất quyết, chữ bây giờ tôi làm không giống chữ của các cụ ngày xưa. Bà ấy bắt tôi phải mời thợ đá Ninh Bình lên sửa lại. Tôi giải thích thế nào, bà ấy cũng không nghe. Tôi sợ tâm không bình, khí không hòa thì nói dễ lầm lỡ, hỏng việc lớn, đành nhẫn nhịn. Lên Hà Nội, tôi điện cho vợ tôi, nói rằng mỗi bên bỏ ra một triệu.

Bà dâu trưởng họ mời các vị túc nho, luật sư tới kiểm tra, nếu ai đúng thì được cầm cả số tiền cược, lúc đó bà ấy mới thôi đòi sửa chữ Hán.

Trước lễ cắt băng khánh thành nhà thờ họ Lê một tuần, tôi mời mấy vị am tường chữ nghĩa Hán  Nôm về xem xét lại lần cuối. Nghe tôi trần tình về chuyện chữ nghĩa, một vị nói, Khổng Tử dạy: "Biết thì bảo rằng biết, không biết thì bảo rằng không biết, thế là người biết vậy". Thật chí lý.

   Hà Nội, 16/11/2010

LÊ TRUNG ĐẢN  (CAND.COM)
Tày Đình

Chuyện này quả thật chuyện tày đình
Chỉ mới nghe qua đã khiếp kinh.
Văn dốt, chữ mù trong phố thị
Khỉ ho, cò gáy giữa đô thành.
Hay là cối đá bao ban bệ?
Chẳng nhẽ bình vôi các bộ ngành?
Tắc trách, qua loa, vô kính cẩn
Làm sao nghĩa lý hết thong manh?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

tongtranlu đã viết:
   Xin tự hoạ lại bài thơ trên

            KHÔN DẠI

Đã đổi nháo nhào chuyện DAI KHÔN
Cái cho là DẠI lại là KHON
KHÔN đường ngửng cổ là KHÔN DẠI
DẠI lối còm lưng ấy DAI KHÔN
Giữ lạch đào nguyên KHÔN hoá DAI
Dâng gò bồng đảo DẠI mà KHÔN
Cái KHÔN tầm bậy sao buồn thế!
Xin dẹp không bàn cái DẠI KHÔN.

       TTL
Dại Khôn

Có dẹp thì đời vẫn DẠI KHÔN
Ngày ngày tránh DẠI để mong KHÔN
Người KHÔN bất chấp KHÔN còn DẠI
Kẻ DẠI vô tình DẠI mới KHÔN
KHÔN cố ăn gian KHÔN lại DẠI
DẠI chăm học tốt DẠI nên KHÔN
KHÔN KHÔN DẠI DẠI không bằng biết
Tỉnh ngộ đâu cần đến DẠI KHÔN!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

khitieu đã viết:

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/HT6.gif
Băng Tuyết

Để trốn mùa đông quá lạnh lùng
Em đành đọng lại giữ tình chung.
Chờ anh đúng hẹn mùa Xuân đến
Nước trở về em ấm áp dòng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

http://www.vietnameasytravel.com/Image/vietnam-map2.jpg

Câu Hỏi Chán Nhàm

Đất nước quê hương thật đẹp xinh
Mà sao khổ sở mãi dân tình?
Đồ ăn, thức uống tiêm thêm độc
Phố lớn, đường to rải lẫn đinh.
Lộn xộn kinh doanh tranh giáo dục
Lung tung lịch sử thử văn minh.
Năm nào cũng rút nhiều kinh nghiệm
Để đến năm sau lại bực mình.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vsiquy đã viết:

XUÂN NGÔN


Xin mượn gió Đông ướm ngỏ lời
Cảm ơn các bạn đến thăm chơi
Tạ lòng nhắn gửi câu thăm hỏi
Tri diện cầu mong ý chúc mời.
Hồi đáp không sao thông mạng được
Đàm lưu cũng phải gửi thư thôi.
Xuân đi mang cả tình đầm ấm
Gửi gắm nơi nơi đẹp cõi đời (Vsiquy's blog).

Tuti họa:

KẾT THÂN

Mượn thơ xin có một đôi lời
Ra mắt làm quen bạn mới... chơi(!)
Thi họa đôi vần đâu đợi bảo
Giao lưu mấy dịp chẳng chờ mời.
Chân tình hẳn sẽ nên tình nhỉ?
Trọng nghĩa rồi ra đẹp nghĩa thôi!
Thêm bạn là thêm người xướng - họa
Xuân về đem hạnh phúc cho đời.
Châm Ngôn

Mượn gió, bẻ măng cũng lắm lời.
Vui đâu, chầu đấy, thấy thì chơi.
Người nhà thoải mái không cần bảo.
Chuột cống vô tư chẳng phải mời.
Thọc gậy bánh xe, xe đổ nhỉ?
Đi giày lòng địch, địch toi thôi!
Con khen mẹ hát là tai họa.
Xuân đến, Xuân đi, giữ phí đời!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tán Gái

Tán gái đầu tiên phải máu liều
Nhì luôn giữ vững thực lòng yêu!
Bao vây, lấn chiếm là cao kiến
Nhẫn nại, kiên trì ấy tuyệt chiêu.
Cố gắng cưng chiều, thu lấy đủ
Đừng nên dạy bảo, tỏ ra nhiều!
Thời cơ tận dụng cho triệt để
Phải biết khi nào chuyển mục tiêu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 122 trang (1213 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối