Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc

Đã có rất nhiều phân tích xoay quanh những hành động gần đây của Trung Quốc cũng như dự đoán những bước đi tiếp theo của họ trên bàn cờ Biển Đông. Song dù như thế nào thì có một điều chắc chắn, đó là từ đây, chúng ta sẽ không còn bị đánh lừa bởi mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc!

Xưa cổ nhân đã nói: "Trong cái rủi có cái may!” ý muốn nói cần tỉnh táo để nhìn thấy cái tốt, cái tích cực ngay trong những điều tưởng như là tồi tệ nhất. Và xem ra lời dạy này khá trùng hợp với những biến động của tình hình Biển Đông hiện nay. Việc Trung Quốc tự tay vứt bỏ tấm mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” như đã nói ở trên tuy đặt các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông trong đó có Việt Nam trước những thử thách mới song chính hành động này cũng là "cơ hội vàng” để chúng ta xem xét lại một cách tổng thể cục diện thực tế trên Biển Đông để từ đó có được những đối sách hợp lý.

Thiết nghĩ sau hàng loạt những hành động nêu trên chắc chắn Trung Quốc sẽ không ngồi yên. Sớm hay muộn họ cũng sẽ hiện thực hoá mưu đồ độc chiếm Biển Đông bằng những hành động quyết liệt hơn. Song điều đó cũng tuỳ thuộc rất lớn vào động thái, thái độ phản ứng của các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Chính vì vậy, sẽ là không quá sớm khi ngay từ bây giờ chúng ta xây dựng được cho mình chiến lược, sách lược phù hợp trên cơ sở quan điểm tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó đồng thời cũng chính là việc làm hết sức cần thiết để Việt Nam có thể chủ động, vững vàng đối phó với "hậu trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc.


Tạ Quang Đạo
Trích bài đăng trên Đại Đoàn Kết
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khoa học và cuộc truyền bá đại chúng của nó

Thế kỷ 21 đang đứng trước những cuộc cách mạng theo dự đoán còn to lớn hơn nhiều so với quá khứ, sẽ có tác động mạnh mẽ và triệt để hơn vào sự biến đối bộ mặt thế giới và nhân loại. Các cuộc cách mạng lượng tử, cách mạng sinh học phân tử, công nghệ Nano, và cách mạng máy tính đang chờ đợi có những bước tiến đột phá. Tốc độ tăng trưởng tri thức nhân loại tăng nhanh chưa từng có, mười năm nhân lên gấp đôi, trong khi năng lực của máy tính nhân lên gấp đôi cứ mười tám tháng.

Trước mặt chúng ta không còn là một đại dương tri thức còn cần phải khám phá của Newton trước đây, mà là một đại dương mới được mở ra với vô tận những khả năng ứng dụng khoa học để phục vụ con người. Quốc gia nào nắm được, quốc gia đó sẽ phồn vinh và có vị trí ngồi ở các hàng ghế trước. Ngược lại, quốc gia sẽ tụt hậu và lạc hậu, có vị trí ở các hàng ghế cuối cùng. Xã hội hơn bao giờ hết là xã hội tri thức. Tài nguyên thiên nhiên đã rớt hạng xuống chỉ còn thứ yếu.

Để kết luận, tôi xin mượn những lời sau đây của nhà toán học và triết học Anh ở đầu thế kỷ 20 Alfred North Whitehead khi ông kết thúc cuốn sách Sience and the Modern World (Khoa học và Thế giới hiện đại, 1925) về vai trò khoa học trong lịch sử nhân loại. Ông là một trong những nhân chứng bị sốc nặng khi chứng kiến sự sụp đổ của vật lý Newton trước thuyết mới của Einstein về hấp lực. Ông viết đoạn kết của cuốn sách nầy như sau:

Những người chinh phục vĩ đại, từ Alexander đến Caesar, và từ Caesar đến Napoleon, ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống của các thế hệ sau. Nhưng tổng hiệu quả của ảnh hưởng này rút lại thành tầm thường nếu so sánh với toàn bộ sự biến đổi của thói quen và tâm tính con người gây ra dài hạn bởi một chuỗi dài những con người của tư duy từ Thales đến ngày hôm nay, những người xét về cá nhân không có quyền lực gì, nhưng tối hậu lại chính là những người trị vì thế giới.

Khoa học là định mệnh của chúng ta, theo hay không tùy mỗi quốc gia, với những hậu quả đích đáng, công bằng và… khoa học nữa. Không có khoa học phát triển và văn hóa tỏa sáng của nó, không có những niềm tin có tính chất khai sáng để tạo ra cơ chế, định chế phù hợp cho việc khoa học công nghệ lâu bền, quốc gia vẫn sống trong vòng tăm tối. Mọi sự tự mãn đều là ru ngủ. Đất nước vẫn đứng trước các hàm cá mập ngay trong tầm tay. Sương mù vô minh của quá khứ sẽ vẫn bao trùm.


Nguyễn Xuân Xanh
Trích bài đăng trên Tia Sáng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chuyên gia Trung Quốc nói về Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ

Phát biểu trên tờ Văn Hối ngày 5/8, chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu các vấn đề quân sự và vấn đề Mỹ của Trung Quốc, Hồng Nguyên cho biết kẻ đứng sau “thúc đẩy” leo thang căng thẳng ở Biển Đông hiện nay chính là Mỹ, ý đồ là nhằm mượn vấn đề Biển Đông để “bắt cóc” các nước ASEAN, biến tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước xung quanh thành “vụ việc Mỹ cần phải can thiệp”, tiến tới đạt được mục đích kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hồng Nguyên cho rằng, sự gia tăng căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông gần đây có “quan hệ trực tiếp với Mỹ”, và lúc này Mỹ lại đưa ra tuyên bố trên để với thân phận “người ngoài cuộc”, thể hiện một thái độ trung lập tiến hành điều đình giữa các bên, đây là hành động hết sức mỉa mai.

Trong vấn đề Biển Đông, những người tinh tường đều thấy rõ Mỹ luôn suy xét trên cơ sở lợi ích của mình, có tính toán riêng của mình. Cách làm thông lệ của Mỹ là dựa vào sức mạnh kinh tế và sức mạnh quốc gia kích động các nước Châu Á - Thái Bình Dương bao vây hành động trong vấn đề Biển Đông, ý đồ nhằm lôi kéo nhiều nước, thậm chí là toàn bộ ASEAN đứng về một phía đối kháng Trung Quốc, thậm chí là xung đột gay gắt, để từ đó đạt được mục đích “đục nước béo cò”. Căng thẳng ở Biển Đông, thậm chí tương lai có thể xảy ra chiến tranh, là do Mỹ dựng lên, Mỹ phải chịu trách nhiệm hàng đầu….

Tuy nhiên, giáo sư Giả Khánh Quốc, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Hồng Kông cho rằng, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ không phải là nỗ lực can thiệp của Washington. Sẽ là không khôn ngoan nếu diễn giải quá nhiều thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo ông Giả, đó là một thông điệp ngoại giao chứ không phải là “một nỗ lực can dự vào những tranh chấp”, cho nên Trung Quốc không việc gì phải “cuống lên”.


GIANG KHUÊ
Trích bài đăng trên PetroTimes
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hydrat khí - nguồn năng lượng thay thế

Hydrat khí là hợp chất giữa các chất khí và nước. Lần đầu tiên hydrat được các nhà khoa học quan sát thấy vào thế kỷ XVIII. Đầu thế kỷ XIX, Faraday đã xác định thành phần hydrat clo. Những hydrat khác cũng được phát hiện muộn hơn. Ngày này, từ này được hiểu như kết nối chủ yếu giữa khí mêtan và nước. "Phân tử mêtan dường như được bao bọc và ngồi trong chiếc áo khoác làm từ các phân tử nước", - ông Alexandr Ermolaev,  trưởng khoa Phát triển và khai thác các mỏ khí Trường Đại học Dầu khí Gubkin đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói nước Nga: "Từ những năm 1970, khoa của chúng tôi đã thực hiện khám phá. Cụ thể đó là với sự giúp đỡ của các nghiên cứu thí nghiệm, chúng tôi chứng minh khả năng tồn tại các hợp chất hydrat trong điều kiện ngầm dưới lòng đất. Và hiện nay, đang tiến hành những nghiên cứu nghiêm túc có giá trị công nghiệp, liên quan đến công nghệ chiết xuất khí đốt từ các mỏ hydrat khí".

Khai thác khí đốt từ hydrat khí là công đoạn phức tạp. Khi vỉa hợp chất nằm dưới đáy biển, chúng sẽ bị tan rã trong quá trình đưa lên mặt đất, chất khí nổ trong điều kiện thay đổi áp suất và nhiệt độ. Năm ngoái, các thiết bị lặn Mir đã không đưa được mẫu hydrat lên từ đáy hồ Baikal. Năm nay, một thiết bị đặc biệt sẽ có nhiệm vụ làm điều này. Các chuyên gia Nhật Bản cũng đang nghiên cứu công nghệ khai thác chất khí từ hydrat. Họ hoặc tìm cách duy trì điều kiện áp nhiệt khi đưa mẫu khí lên khỏi mặt nước, hoặc phân giải chúng trong điều kiện tự nhiên và thu gom chất khí.  Các nhà khoa học Nga tập trung vào hướng tìm tòi khai thác các mỏ khí hydrat dưới lòng đất, vốn được Nga phát hiện đầu tiên tại khu vực băng giá vĩnh cửu vào những năm 1940. Ông Ermolayev tiếp tục nói: "Có một số bằng sáng chế. Những công nghệ này liên quan tới việc giảm áp suất vỉa và tăng nhiệt độ. Cần tìm cách thực hiện cả hai quá trình trong điều kiện dạng vỉa. Còn cả một số ý tưởng khác, cố gắng thay thế chất khí nằm trong các phân tử nước bằng những phân tử CO2. Những thí nghiệm như vậy đã được thực hiện. Tôi chưa thể nói cụ thể về triển vọng của các phương thức này. Không ít nhà khoa học tin rằng, đó là những cách thức rất nghiêm túc và thú vị".

Hoàn toàn có quyền gọi các hydrat khí là nhiên liệu tương lai. Từ một mét khối "nước đá ấm", như người ta còn gọi hydrat khí, có thể thu tới 200 mét khối khí mêtan. Chẳng hạn, các chuyên gia ước tính trữ lượng dưới đáy biển Đen là 25 ngàn tỷ khối khí đốt ở trạng thái liên kết, tức hydrat khí. So với đó, mỏ khí đốt hiện nay trên bán đảo Taimyr, miền bắc Nga, là vô cùng nghèo nàn! Hơn thế, để cung cấp khí thiên nhiên từ phương Bắc tới tay người tiêu dùng, chúng ta phải xây dựng những ống dẫn lớn trong điều kiện khắc nghiệt, kéo chúng chạy qua hàng ngàn kilomet. Vì vậy, khí đốt từ biển không chỉ nhiều hơn, mà còn rẻ hơn.


Trích bài đăng trên Tiếng nói nước Nga
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chính trị là gì?

Ý nghĩ xem chính trị bị/được đồng nhất với chế độ, đảng đoàn là một quan niệm sai lầm. Chính quan niệm đó đã tạo ra sự dè dặt đến sợ hãi, im lặng đến rùng mình của giới trí thức trước hiện thực kinh nghiệm sống. Chế độ xã hội hay ý thức hệ xã hội, mà nói đúng ra, những nhóm lợi ích nắm quyền lực đất nước thường muốn đồng nhất giữa cái đặc thù và cái phổ quát làm một xung quanh khái niệm chính trị, trong khi đó, về bản chất, quyền lực chỉ là một khía cạnh nhỏ trong cái chung cục phổ quát là chính trị ấy. Các thế lực lưu vong và đầy hận thù, bất đồng quan điểm về chế độ đã lợi dụng văn học như công cụ để đòi lợi ích cho điều mà họ gọi là “ý nghĩa chính trị của văn học”, đánh đồng giữa lợi ích nhóm với ý nghĩa nhân loại của văn học. Thực trạng khủng hoảng về đời sống chính trị của lớp người lưu vong ấy đã chứng tỏ: bất cứ sự lạm dụng nào đối với nghệ thuật cũng đều là những vũ khí quay lưng chống lại nghệ thuật. Người văn nghệ cần phải rạch ròi giữa lợi ích nhóm bị thâu tóm vào con đường vị kỷ ý thức hệ và trách nhiệm của con người trước vận mệnh nhân loại đang bị đe dọa từ các thế lực tự nhiên, từ chính con người, để từ đó, họ có thể chọn cho mình con đường khai phóng lý tưởng trong vai trò trí thức.

Ngày hôm nay, khi một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của nhân loại, kéo nhân loại vào nguy cơ diệt vong thì đó là chính trị. Nói như vậy thì, đại dịch ung thư, HIV, hiện tượng nóng lên toàn cầu, băng tan, chiến tranh, tranh chấp các vùng đặc quyền đặc lợi, sự suy đồi văn hóa, sự xuống cấp đạo đức xã hội, sự diệt vong của nhân bản, sự tha hóa của nhân tính, sự hủ lậu của tri thức, sự nô dịch về ngôn ngữ… cũng đều là chính trị. Vì những vấn đề ấy ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, và sự tự tôn quốc gia, dân tộc và con người trong những nền văn hóa cụ thể, đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến sự tồn vong của toàn thế giới nhân loại. Chính trị cần được hiểu là những gì quyết định đến sự sống còn của thế giới, của nhân loại và quốc gia - dân tộc. Khi nào lợi ích đại đồng được đặt trước lợi ích quốc gia, khi nào giá trị nhân loại đặt trên giá trị con người giai cấp, con người chính trị, thì khi ấy, câu trả lời cho câu hỏi chính trị là gì?, mới thực sự được khai minh.

Chúng ta đừng quá huyễn hoặc cái ý nghĩa chính trị đã trở thành huyền thoại của giai cấp sử dụng nó, hãy trả nó lại nguyên nghĩa tích cực hồn nhiên vốn lẽ thuộc về Con Người. Có như vậy, văn học nghệ thuật mới làm đúng vai trò, chức năng của vị thần khai sáng lý tưởng, hướng con người đến một thế giới hòa bình, bác ái và vị tha. Chỉ khi nào, văn học quan tâm đến chính trị mà không phát ngôn thành lời mang tính cách chính trị, nghĩa là, nó đang đứng trong lòng chính trị. Còn khi nào diễn giải về thế giới, mà văn chương vẫn đeo đẳng bên cạnh nó những khẩu hiệu vì một lý do nào đó, thì khi ấy, nó nói đến chính trị nhưng thực chất là đang đứng ngoài chính trị.


NGÔ HƯƠNG GIANG
Trích bài đăng trên Nhà Văn tpHCN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nỗi bức xúc của bác Đào Tiến Thi

Nếu quý vị nào chăm đọc mấy blog cá nhân quan tâm đến đất nước (Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện,…) sẽ thấy chỉ từ đầu năm đến nay, vì tình hình thúc bách, tôi đã phải mấy lần chuyển hướng đề tài viết: hồi đầu năm là các bài về lịch sử, văn hóa có liên quan trực tiếp đến hôm nay nhằm khơi lại tinh thần yêu nước và chống xâm lược, kế đến là các bài bênh vực dân oan mất đất như vụ anh Vươn, vụ Văn Giang, và từ khi Trung Cộng gây hấn trắng trợn là các bài nóng hổi chống xâm lược, chống tư tưởng đầu hàng. Nhưng gần đây, tôi cũng không còn theo được đề tài ấy nữa. Chút thời gian và sức lực còn lại sau lao động mưu sinh, tôi phải dành để bảo vệ con tôi (vì nó đi biểu tình mà gặp rắc rối), sau đó phần nào bảo vệ những người yêu nước mà tôi yêu quý (cụ Lê Hiền Đức, TS. Nguyễn Xuân Diện,…), và tất nhiên là bảo vệ tôi nữa. Sau ngày 5-8, tôi liên tiếp phải làm việc với các sếp to sếp nhỏ của tôi và với công an. Anh em họ mạc tôi ở quê thì liên tiếp gây sức ép với tôi, khiến tôi trong khi “thanh minh” với anh em, có lúc hét lên những tiếng tuyệt vọng như một con thú bị thương. Cách đây hơn tuần, khi làm việc với hai anh công an ở Bộ Công an, có lúc tôi cáu tiết chìa cả hai tay trước mặt các anh, bảo: “Các anh có đem theo còng số 8 thì bắt luôn tôi đi, nó còn dễ chịu hơn việc các anh cứ đem “thế lực thù địch” ra dọa tôi mãi! Chả lẽ dân tộc này lên cơn đại tự sát hay sao mà giặc thì để mặc cho nó hoành hành còn nội bộ thì truy bức, cắn xé nhau quyết liệt thế này?"

ĐÀO TIẾN THI
Trích bài đăng trên Blog Nguyễn Tường Thụy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Đừng Ép Tôi


bensongtrang | 22 Jun, 2012, 18:40 | IN WANDERING | (66 Reads)


Những sự việc ấy , những con người ấy, tôi không muốn nghĩ đến và cũng không muốn nhắc đến nữa.


Hãy trả lại cho tôi những mất mát mà tôi đã phải chịu đựng trong thời gian qua.

Tôi không muốn nhớ lại đâu…..nhưng hôm nay, cuộc nói chuyện ấy như giọt nước làm tràn ly, đã làm sống lại trong tôi tất cả…. từng giọng nói, cử chỉ, …. tôi đau đầu lắm….Đừng ép tôi!

Nơi ấy, tôi đơn độc. Nhưng tôi còn có cả một xã hội ở bên ngoài nơi ấy, có rất nhiều người thương tôi. Họ xót xa cho tôi vì những gì mà tôi phải trải qua ở nơi ấy.

“ TẬP THỂ ’” ư?  KHÔNG! Tôi thấy sợ lắm rồi. Từ ấy là nỗi khiếp đảm trong tôi kể từ sau cuộc họp HĐSP ấy!

Pháp luật sẽ căn cứ vào bản chất của sự việc hay căn cứ vào tỷ lệ % ủng hộ của một số đông ? Không lẽ cứ biểu quyết lấy được đại đa số là có thể uy hiếp được cái chính nghĩa hay sao?

“TẬP THỂ “???? 1 Đảng viên, 1 thành viên của Liên Tịch, người ta TỰ TIN đứng giữa  cuộc họp HĐSP để bảo cáo sai, đặt ra những sự việc không có, để nói những lời với thái độ mỉa mai....,  để điềm nhiên tuyên bố những Góp Ý của chị ta ( mà chị ta  đã viết  trên Blog của tôi nhưng vì tôi khoá chế độ Comment nên comment đó của chị ta không đăng được ) chị ta nói cái comment đó chị ta viết rất “ thâm thuý “ , nếu tôi đọc được sẽ “ Tức mà Cắn lưỡi tự tử” .  Trước H ĐSP, chị ta đã tự đưa ra những  sự việc không đúng về tôi rồi dựa vào đó có những lời lẽ kích động cả hội đồng sư phạm.

“ TẬP THỂ”???? Người đã không còn chút văn hoá nào đã chửi tôi như trong câu chuyện mà tôi đã viết ở Blog này. Trong khi tôi đang chờ đợi sự giải quyết của ông HT như ông ấy đã hứa thì cô ấy đi kể  với các đồng nghiệp nội dung câu chuyện đã bị bẻ cong đi. Rồi đến tháng 5 vừa rồi, đã  TỰ TIN và hùng hồn tuyên bố giữa cuộc họp HĐSP  rằng sẽ Đánh tôi để xử lý  sự việc với tôi.

“TẬP THỂ”?????? Trong vai trò là những người lãnh đạo, đã không trung thực với chính bản thân mình, dám phủ nhận sự thật, tự tin  cười cợt mỉa mai lên tình trạng sức khoẻ của tôi , đe doạ tôi  giữa cuộc họp HĐSP. Đó là một TẬP THỂ hay là cái nhà riêng của họ???

“ TẬP THỂ”???? Người đại diện cho quyền lợi của tôi,  chưa từng hỏi thăm tôi  một câu  ngày tôi đi làm sau khi ốm, với lý do  rằng việc tôi không nhận sự phân công là do có giáo viên  khác trong trường đứng đằng sau, Người đó đã xúi giục để  đẩy sự việc thêm trầm trọng.

 “TẬP THỂ”???? Những người chưa từng đứng vào vị trí của tôi, chưa tùng đứng vào những tình huống mà Liên Tịch đã đối xử với tôi trong khi tôi còn đang ốm yếu.

“ TẬP THỂ”???? Người mà đã từng nhìn thấy sự yếu ớt của tôi sau khi ốm, thăm hỏi tôi nhưng rồi trong cuộc họp HĐSP đáng nhớ ấy đã không có nổi một lời nói về tình trạng sức khoẻ của tôi mà vẫn giơ  tay biểu quyết việc tôi  nhận thêm 2 tiết kia là đúng. Tôi trả lại cho chị ấy sự thăm hỏi  kia. Đó là chuyện tình cảm cá nhân giữa tôi và chị. Một kết thúc rất êm thấm chứ không như  những chuyện mà tôi đã từng được nghe. Vậy mà câu chuyện ấy được cắt khúc rồi  đưa tin lên Phòng GD để góp phần kê Tội của tôi.

“TẬP THỂ”???Tổ chuyên môn???Ngày 8-3 tôi nằm ốm ở nhà. Ngày 26-3 tôi có mặt ở trường. Vậy mà đánh giá thi đua đã khẳng định trừ điểm của tôi vì tôi không tham gia Phong trào những ngày lễ! TTCM???Người sẽ được hỏi ý kiến để đánh giá tôi ??? trong cuộc họp HĐSP , chính là người đã có một bản báo cáo để kê tội của tôi dựa trên những thông tin mà đã cố tình làm sai lệch đi…..

Người đã nói rằng tôi cứ nhận dạy 2 tiết đó đi , nếu ốm tổ sẽ hỗ trợ!!! Nhưng sự thật là gì? Trong mấy đợt tôi nghỉ ốm, tổ không thể hỗ trợ cho tôi 1 tiết nào, học sinh tự quản tất cả các giờ tôi nghỉ ốm. Đi làm, tôi phải dạy đuổi, dạy bù. Trong tình trạng sức khoẻ chưa  hồi phục,  TÂP THỂ Liên Tịch đã gây áp lực khiến tôi phải nhập viện điều trị. Khi tôi đi nằm viện, là thời gian học sinh có bài kiểm tra , các giáo viên trong tổ phải chấm bài kiểm tra. Thì khi xét thi đua, đã trừ điểm thi đua của tôi với lý do vì tôi đi nằm viện  mà mọi người phải chấm bài hộ!!!

Vì sức khoẻ  mà tôi không thể đảm đương công việc thêm. Nhưng cô ấy, là 1 thành viên trong tổ, là Đảng viên, cô ấy đã cáo buộc tôi tội Chống Đối sự phân công.

......

“ TẬP THỂ ”???? Sau một chuỗi ngày gây áp lực đối với tôi, đã lạnh lùng khi nhìn vào hồ sơ khám bệnh do bác sỹ chỉ định, tiếp tục uy hiếp  tôi đến gục mặt xuống bàn vì đuối sức  tại cuộc họp buổi sáng ấy, nơi mà tôi phải gào lên trong nước mắt và  nỗi  tuyệt vọng ….Ông ấy còn lớn giọng chất vấn tôi, ở trường này “ Ai cao nhất? “ “ Cô có chấp hành sự phân công này không? “  Tôi trả lời trong tình trạng không mở được .mắt , rằng ông HT là người cao nhất , nhưng tôi không thể nhận được vì tôi mệt lắm, Ông ấy không buông tha :  “ Cô không chấp hành tôi sẽ kỷ luật cô!” ….Rồi sau đó , cả buổi chiều tôi ở trường, khi tôi về đến nhà thì thấy  chính những người ấy lại kéo đến nhà tôi để THĂM tôi ư??? Nội dung cuộc thăm hỏi ấy là gì? làm ơn hãy báo cáo trung thực lên Phòng GD đi, chứ sao lại vẫn  tìm cách tiếp tục hại tôi ???

Thực tế diễn biến là như vậy nhưng “TẬP THỂ “ ấy lại báo cáo lên Phòng GD rằng “ Nghe tin tôi ốm nên đến thăm có tổ chức, đoàn thể'' ( ????)rồi viện cớn '' bị tôi đuổi về , tôi trả lại cam ”  để kê tôi với tội danh Rằng tôi không tôn trọng TẬP THỂ ????

Có biết rằng cả đêm đó mẹ tôi không ngủ bên cạnh cái  thân xác không còn chút sinh lực nào của tôi không?

Xin hãy nhìn vào nơi sáng nhất của lòng mình để thừa nhận những điều ác đã từng làm và đang tiếp tục làm đối với tôi đi.

“TẬP THỂ” ??? KHÔNG ! Một TẬP THỂ như vậy không  thể làm căn cứ để  nhìn nhận sự việc.

…....

Tôi Vi phạm Đạo Đức Nhà Giáo Vì tội danh Nói Xấu đồng nghiiệp ư???

Tôi còn ai để tâm sự , để chia sẻ??? ngoài cái Blog này, nơi tôi coi như một người bạn tâm giao của tôi suốt bao nhiêu năm qua.

Khi mà ông ấy đã nhiều lần đề nghị tôi để giải quyết nội bộ chuyện cô ĐPMB, tôi đã  chờ suốt cả 1 tháng để rồi cuối cùng, kết cục, cô ấy có thêm 1 cơ hội để làm tổn thương tôi. Tôi tâm sự chia sẻ với đồng nghiệp- những giáo viên lớn tuổi thì  nghi kỵ họ xúi giục tôi điều này điều kia, đến mức tôi không dám gần các chị ấy vì sợ các chị bị liên luỵ đến quyền lợi. Rồi cáo buộc tôi là “ Ông Thắng  thứ 2”, rằng tôi không được đụng chạm đến “ Nồi cơm chung của mọi người ! ”. Kết tội tôi vì tôi đã chia sẻ với học sinh ư? Học sinh còn biết nhiều chuyện  khác hơn  tôi  cơ mà. Những điều tôi nghe được từ học sinh khiến tôi day dứt , vậy  tại sao không xử lý những người Xấu đã gây ra chuyện, xử lý những người  thực sự làm  giảm uy tín  của nhà trường mà lại cáo buộc tôi???

......

Hãy trả lại cho tôi những giấc ngủ êm đềm! HÃY TRẢ LẠI CHO TÔI!!!!


Những điều này , tôi viết để tất cả sẽ bay theo gió, bay vào không gian vô cùng vô tận, để ở một nơi nào đó,  có những tấm lòng nhân hậu sẽ thương tôi…Sẽ cầu nguyện cho tôi để tôi được bình tâm trở lại.




Trích bài đăng trên blog Bến sông trăng
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Những bất cập, những vấn nạn nhức nhối trong lòng

Hàng ngày lật giở các trang báo, gặp gỡ các cán bộ, đảng viên và nhân dân, ai cũng có một điều gì đó, một bức xúc hoặc không đồng tình nào đó động chạm đến bản thân hoặc do chính sách, do tổ chức thực hiện. Thậm chí, nhiều khi ta bắt gặp sự phản ứng đến mức phẫn nộ. Đã có những chính sách được về mặt chính trị, an ninh thì lại chưa ổn về mặt xã hội, dẫn đến những tranh luận nhiều khi gay gắt, thậm chí xung đột. Giá cả các mặt hàng leo thang kéo theo nhiều hệ luỵ; chuẩn mực giá trị bị đảo lộn và xem thường dẫn đến pháp luật kỷ cương, đạo đức xã hội bị xói mòn nghiêm trọng. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mặt trái, tiêu cực của nó càng có môi trường nảy sinh. Ai cũng đồng tình từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa làm triệt tiêu mọi động lực phát triển, duy trì nghèo đói, nhưng chuyển sang cơ chế thị trường thì những mặt trái của nó đã giáng vào đời sống xã hội những "đòn” không kém phần khốc liệt. Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia; cái "chăn ấm” vô tình kéo sang bên này thì bên kia bị "lạnh” ... Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để "chọc gậy bánh xe”, thậm chí để "cõng rắn cắn gà nhà”...

TRƯƠNG TẤN SANG
Chủ tịch nước Việt Nam

Trích bài viết nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh năm 2012
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tây Du Ký của Việt Nam?

Còn quyển tiểu thuyết thứ tư, Tây Du ký, lại có số phận hoàn toàn khác. Theo ông Trần Đình Hiến, dù có bênh vực cho văn hóa Hán như những tay trí thức Hán có tư tưởng Đại Hán, thì cũng phải công nhận Tây Du ký có khá nhiều nghi vấn.

Nghi vấn thứ nhất là hoàn cảnh ra đời. Hàng trăm năm nay, ngay tại Trung Quốc, ngay từ khi tung ra Tây Du ký, đã có nghi ngờ đây không phải tác phẩm của Ngô Thừa Ân. Tại sao sau khi Ngô Thừa Ân chết rất lâu, thì người cháu của ông mới công bố tác phẩm này? Theo ông Hiến, thư tịch cổ Trung Quốc cũng phân tích những tác phẩm thực sự của Ngô Thừa Ân, mà không hiểu nối tại sao ông ấy lại có cuốn tiểu thuyết này giấu đi?

Ông Trần Đình Hiến nghiêng về ủng hộ một phát hiện lý thú: Tây Du ký không phải sản phẩm của nền văn hóa Hán. Thứ nhất, Phật giáo thời Ngô Thừa Ân không đủ cơ sở lý luận để ra đời một bộ sách như Tây Du ký. Điều này có lẽ phải nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và Nam Trung Quốc thì mới thấy sáng tỏ ra được.

Lập luận thứ hai, từ chính văn bản Tây Du ký. Nghiên cứu Tây Du ký, trật ra đầy rẫy những khập khiễng. Nếu chỉ từ văn bản, cũng thấy nếu từ kinh đô Đại Đường đi Tây Trúc, thì phải là Nam du, chứ sao lại Tây Du đâm đầu vào Tây Tạng. Một loạt nước mà thày trò Đường Tăng gặp trên đường đi, tại sao không có nước nào nằm trong ảnh hưởng của nước Đại Đường, mặc dù họ biết Đại Đường, nhưng coi nước Đường như một nước bé tý, chả ra gì. Vào thời Đường, nước Đại Đường tất nhiên là một nước lớn trong thiên hạ, các tiểu quốc nếu gặp thày trò Đường Tăng không thể khinh thị coi thường đến thế.

Vấn đề thứ ba là, con người Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Chư Bát Giới đúng là con người của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tư duy nhỏ bé, tủn mủn. Tư duy của Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Sa Tăng phù hợp một cách lạ lùng với triết lý “Cư trần lạc đạo” của Thiền Trúc Lâm. Dễ hiểu tại sao người Việt Nam từ xưa tiếp thu Tây Du ký một cách tự nhiên như thế. Nếu Ngô Thừa Ân viết Tây Du, chắc hẳn ông đã biết và đi tu theo phái Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.

Vấn đề thứ tư là, vai trò Phật Bà Quan âm đặc biệt được đề cao. Vào thế kỷ 16, những phái Phật giáo ở Nam Trung Quốc không tôn thờ Quán Thế âm Bồ Tát như vậy, mà các Thiền phái còn đang đua nhau vai trò chủ lưu ở các thiền môn, loay hoay phát triển các lý thuyết Phật Đại thừa và đặc biệt là Thiền. Đằng này, miêu tả thời Đường như vậy thì càng lạ lẫm.

Theo ông Trần Đình Hiến, nhiều năm qua ông đã tìm kiếm vết tích về một phả hệ họ Ngô của Ngô Thừa Ân, và tìm kiếm bất cứ dấu vết nào của Đại Việt từ vụ cướp phá văn hóa thời Minh. Đã có thông tin vào năm 1416, một đoàn các nhà Nho khoa bảng Trung Quốc đến Đại Việt, làm một sứ mạng là lấy đi bất cứ cái gì có văn tự, cái gì không mang đi được thì đập phá. Thời Minh thuộc, các đền đài lăng tẩm đều bị san bằng, văn tự bị cướp và đốt. Ông Trần Đình Hiến nói, có dấu hiệu cho thấy, nhà Minh có mang về Trung Quốc nhiều sách ở các nhà chùa Đại Việt. Một nghi vấn rằng, trong đó có dạng ban đầu của Tây Du ký, một dạng sách hoằng pháp của Trúc Lâm Đại đầu đà viết là có cơ sở đặt ra để tìm hiểu. Rồi cuốn sách đó bằng con đường bí ẩn nào đó rơi đến tay Ngô Thừa Ân, hoặc vào tay con cháu Ngô Thừa Ân?.

Có lẽ, Tây Du ký cũng nằm trong loạt thành tựu văn hóa Bách Việt như Kinh Dịch, Kinh thi, chỉ có điều khi lọt vào tay người Hán, nó được tô vẽ lại theo phong cách Hán, nhưng vẫn không gột rửa hết các tình huống và chi tiết Việt. Và nó nghiễm nhiên trở thành thành tựu của văn hóa Hán. Ở đây, xin mở ngoặc có chữ “có lẽ” chứ chưa (không) khẳng định. Hoặc quyển sách nhà chùa này có thể về Hán thông qua một dòng họ có Nho học, biết giá trị văn chương của nó.

Có một hệ quả trong quá trình nghiên cứu của ông Trần Đình Hiến. Đó là dòng họ Ngô của Ngô Thừa Ân có liên hệ nguồn mạch nào từ họ Ngô Sĩ sinh ra Ngô Sĩ Liên không? Ông Trần Đình Hiến đang tìm kiếm tài liệu về sự liên hệ này. Có dấu hiệu nào mách bảo ông Hiến điều đó không? Đây quả thật là một công việc vén màn bí ẩn đen đặc của lịch sử, nhưng không phải là không thể.


Nguyễn Xuân Hưng
Trích Nói chuyện Trung Quốc với nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dấu chân đầu tiên

Giữa dòng chảy thời sự nóng bỏng về nội chiến đẫm máu ở Syria, xả súng chấn động nước Mỹ..., thế giới hôm qua bỗng như ngừng lại trong niềm thương tiếc dành cho một con người vừa qua đời: Neil Armstrong.

Qua mạng xã hội, những người trẻ khắp thế giới đang bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến một con người lặng lẽ vốn không phải là biểu tượng giàu có hay quyền lực. Sự ngưỡng mộ này được lan truyền bởi một nguồn cảm hứng khác: cảm hứng dành cho những người mở đường.

“Bước đi nhỏ bé” của Armstrong nay đã dừng lại song nhân loại vẫn luôn tìm kiếm những bước đi vĩ đại khác với niềm cảm hứng bất tận.

Tưởng nhớ Neil Armstrong, chợt nghĩ đến lời một người mở đường khác đã qua đời trước đây Steve Jobs: “Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin”.

TRUNG NGHĨA
 (Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối