Trang trong tổng số 67 trang (667 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 05/06/2009 01:22
letam đã viết:
ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY
Mặt trời soi rực rỡ
Gió đùa lá reo bay
Rá cơm trên tay
Em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày
Mẹ ơi! Mẹ nghỉ tay
Trời trưa vừa tròn bóng
Mẹ ăn cơm cho nóng
Mẹ để trâu cho con chăn
(Ớ) chăn trâu
Mai đây lúa tốt khắp đồng
Lúa thơm lừng
Cả bàn tay
Là thơm nắng hôm nay
Khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày.
II/Đường hành quân diệt Mỹ
Bố hỏi cuối thư vui
Lúa xuân đơm bông
Ngô khoai xanh tươi
Ai giỏi giang tay cày
Mẹ ơi! Mẹ hẳn vui
Chiều qua đọc thư bố
Lời bố khen con nhớ
Mẹ đảm đang
Con chăm ngoan
(Ớ) chăm ngoan
Mai đây chiến thắng bố về
Bố nghe mẹ kể chuyện con
Rằng con bé lon ton
Khi con đưa cơm cho mẹ vui đi ...cày.
(Của ai nhỉ?)[/quote]
Bài này của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích. Nhưng lời thơ thì có tranh cãi. Mình có đọc được bài này, từ lâu rồi, quên mất là trên báo nào. Nay tìm thấy ở vietbao, mà hội này lại không ghi nguồn. Hic
***
Bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” (của Hàn Ngọc Bích) đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ nhiếu nhi Việt Nam . Tình cờ chúng tôi biết được lời bài hát lại rất giống với ý bài thơ cùng tên của một tác giả khác.
Tác giả đó là nhà thơ Tô Xuân Lựu, người thôn Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Chúng tôi đã tìm gặp nhà thơ Tô Xuân Lựu để tìm hiểu cho rõ ngọn ngành.
Ngồi trước mặt chúng tôi là một người đàn ông gầy gò, khắc khổ, mắt đã nhìn không còn rõ. Năm nay, nhà thơ Tô Xuân Lựu đã ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, cái tuổi được an hưởng tuổi già nhưng ông vẫn còn canh cánh một nỗi niềm trong ký ức năm xưa chưa biết tỏ cùng ai.
Khi biết chúng tôi tìm gặp với thắc mắc về sự “trùng hợp” tứ của bài hát và bài thơ Đưa cơm cho mẹ đi cày, như trút bỏ được gánh nặng trong lòng, nhà thơ Tô Xuân Lựu tâm sự: Lần đầu tiên nghe thấy bài hát Đưa cơm cho mẹ đi cày của Hàn Ngọc Bích trên Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi giật mình tự hỏi sao có bài hát lại giống ý bài thơ của mình đến thế.
Sau này, một lần, tôi nghe thấy chính nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích phát biểu trên Đài Truyền hình Việt Nam rằng bài hát Đưa cơm cho mẹ đi cày được ông sáng tác vào năm 1970, khi ông sơ tán về Hà Tây gặp các em thiếu nhi đi đưa cơm cho mẹ đi cày nên đã xúc động viết thành bài hát.
Trong khi đó, bài thơ của tôi lại được sáng tác năm 1969 để hưởng ứng phong trào phụ nữ ba đảm đang của tỉnh nhà và đã được đăng trên Tập san Văn hóa Hà Tây năm 1969. Năm 1974, Ty Văn hóa có đăng lại bài thơ của tôi trong Tuyển Hà Tây – Thơ 1965- 1972.
Năm 2000, bài thơ cũng được đăng lại trong cuốn Đảng với mùa xuân. Kể tới đây, ông đưa cho chúng tôi xem 3 tập sách để làm bằng chứng cho những điều ông vừa nói.
Sau khi đọc lại bài thơ của mình một lần nữa, nhà thơ Tô Xuân Lựu nói: “Tôi cho rằng bài hát Đưa cơm cho mẹ đi cày của Hàn Ngọc Bích là phỏng theo ý bài thơ cùng tên của tôi”.
Theo nhà thơ Tô Xuân Lựu tuy lời bài hát có nhiều chỗ thay đổi hoặc thêm lời mới ở đoạn 2 nhưng ở đoạn 1 về tứ là giống nhau.
Chẳng hạn như lời thơ là:
Rá cơm cắp nách
Đậy tàu lá dong
Em đi ra đồng
Đưa cơm cho mẹ.
Còn lời bài hát là:
Rá cơm trên tay
Em đi đưa cơm
Cho mẹ em đi cày.
Rõ nhất là đoạn cuối của bài thơ.
Lời thơ là:
Mẹ ơi, nghỉ đã
Ăn cơm cho no
Trâu con giữ cho
Gió đồng mát lắm.
Còn lời bài hát là:
Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay
Trời trưa vừa tròn bóng
Mẹ ăn cơm cho nóng
Mẹ để trâu cho con chăn.
Trong đoạn này, Hàn Ngọc Bích có đưa thêm câu hát “Trời trưa vừa tròn bóng” lại thể hiện điều phi lý và xa rời thực tế đối với công việc đồng áng. Người nông dân đi cày từ rất sớm, 3- 4 giờ sáng nên chưa kịp ăn bữa sáng.
Đến khoảng 7- 8 giờ sáng là họ nghỉ để ăn cơm buổi thì (tức là bữa ăn sáng của người đi cày). Khi trời vừa tròn bóng (tức là buổi trưa) thì họ đã tháo cày để đi về nhà.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nhà thơ Tô Xuân Lựu và nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích cũng là chỗ quen biết. Nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích từng đề nghị nhà thơ Tô Xuân Lựu đưa một số bài thơ của mình cho ông để phổ nhạc. Một lần, nhà thơ Tô Xuân Lựu có đưa bài thơ Đàn ngỗng nhỏ cho nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích phổ nhạc nhưng bài hát đó không thành công.
Từ dạo đó đến nay, nhà thơ Tô Xuân Lựu cũng không lần nào gặp lại nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích để giãi bày những trăn trở, thắc mắc của mình về câu chuyện “trùng hợp” giữa bài hát và bài thơ Đưa cơm cho mẹ đi cày.
Chúng tôi muốn khép lại bài viết này bằng tâm sự của nhà thơ Tô Xuân Lựu: “Nếu anh Hàn Ngọc Bích ghi là phỏng theo thơ của tôi thì có phải là một nghĩa cử cao đẹp biết bao. Và tôi không phàn nàn gì. Tôi chỉ muốn làm rõ chuyện này vì rất có thể bạn bè tôi và mọi người cho rằng bài thơ của tôi lại là phỏng theo bài hát của anh Hàn Ngọc Bích”.
Ngày gửi: 06/06/2009 06:07
Ngày gửi: 11/06/2009 07:24
Ngày gửi: 12/06/2009 01:06
letam đã viết:Hì... ngày xưa bọn em lúc thì hát là KHÔN, lúc thì hát là KHÔNG, cứ loạn cả lên chị ạ. Nhưng xét lại thì chị nói đúng, dùng từ KHÔN chính xác hơn. Vd như
@ Bạn à! Bài THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN có mấy từ "KHÔNG", chính xác là "KHÔN" đấy
Trang trong tổng số 67 trang (667 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối