Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

classic_season

Nguyên khúc tứ đại gia gồm: Quan Hán Khanh, Bạch Phác, Mã Trí Viễn và Trịnh Quang Tổ

Nguyên khúc là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất thời kỳ nhà Nguyên ( nội dung văn học hay thơ ca thời kỳ này nhiều về số lượng nhưng nghèo nàn về nội dung . Thơ Nguyên nhạt nhẽo , vô vị hơn thơ Đường , thơ Tống . . . Vậy nên nói khúc là sản phẩm đặc sắc nhất có lẽ cũng ko sai :) ) . Nguyên khúc bao gồm tán khúc và tạp kịch .
- Tán khúc : Tán khúc cũng là một dạng thơ , nó kế tục Tống từ . Nội dung tán khúc chủ yếu là bộc lộ nỗi lòng cá nhân , nói lên tình cảm cá nhân , tả những cảnh mà cá nhân thường tiếp xúc . tuy vậy , cũng có một số bài phản ánh một số vấn đề sinh hoạt xã hội . Về mặt tình cảm , nó sáng sủa , hào phóng hơn Tống từ , nhưng xét về mặt đề tài , vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của Tống từ , còn tràn ngập tình điệu của tầng lớp trí thức , mà lại ko có cái khí phách của Tô Thức đời Bắc Tống hay Lục Du . . .
Về hình thức , tán khúc cũng giống Tống từ ở chỗ dựa vào khúc điệu mà sáng tác , đồng thời hoà âm nhạc vào để hát . Khác nhau ở chỗ tán khúc hết sức vận dụng ngôn ngữ dân gian , còn Tống từ thì lời lẽ gọt đẽo , trau chuốt hơn . Ngoài ra , tán khúc phá bỏ sự gò bó về câu dài ngắn , phá bỏ âm vận bằng trắc của Tống từ . Câu ngắn nhất của tán khúc có thể chỉ có một - hai chữ , câu dài nhất có thể đến mấy chục chữ . Về âm vận , phàm những chữ hiệp vận đều có thể áp vận với nhau , đã ko gò bó về bằng trắc , lại ko gò bó về số vần . Vậy nên người làm tán khúc được tự do diễn tả tình cảm , tư tưởng hơn , lời lẽ cũng vì thế mà gần với tiếng nói hàng ngày , sinh động , tự nhiên hơn .
- Tạp kịch : Trong Nguyên khúc , tạp kịch là bộ phận chủ yếu . Nó là một thứ ca kịch mang nhiều thành phần hiện thực , có nhiều tính nhân dân trong đó .
Tạp kịch đời Nguyên có xuất xứ bắt nguồn từ tạp kịch đời Tống Kim . Đó là một thứ kịch kết hợp với ca nhạc , nhảy múa , và đó là nghệ thuật sân khấu chính cống , có động tác , có đối thoại , có bối cảnh , có hoá trang hẳn hoi ( cái này khác với tạp kịch Tống :) ) . . .
Về đề tài , tạp kịch Nguyên có thể chia làm mấy loại như : ái tình , công án , lịch sử . Những loại này có liên quan mật thiết với nhau và đều được người dân ưa chuộng . Sở dĩ sự yêu thích này vì nó thường ca ngợi sự lương thiện , phản đối cường bạo , khát vọng ánh sáng . . . Người xem mượn nhân vật trong chuyện để bộc lộ nỗi niềm chung và riêng , và tạp kịch có thể biểu hiện được đầy dủ về mặt tư tưởng và tình cảm của con người - một điều hết sức có ý nghĩa . Tuy nhiên , ko thể đơn thuần xét tạp kịch ở mặt chính diện được , vì người viết tạp kịch thời đó thường tránh những đề tài chính diện . Họ phải diễn đạt tư tưởng , tình cảm một cách hết sức quanh co . Và những nhân vật trong tạp kịch Nguyên phần nhiều là những nhân vật tầm thường . Những nhân vật đó thường có tính cách chính trực , thông minh , lương thiện , yêu chính nghĩa , được tán dương nhiệt liệt . . . Bên cạnh đó , tình cảm trong tạp kịch Nguyên bao giờ cũng lành mạnh , lạc quan . Tất nhiên là tạp kịch Nguyên cũng có những mặt tiêu cực , nhưng nói chung , tạp kịch Nguyên là một bộ phận chủ yếu của văn học đời Nguyên . Và có một địa vị xứng đáng trong sự phát triển của văn học Trung Quốc nói chung

-------------

Ai có các bài Nguyên khúc, cho mình xin với...
Mình cũng rất cần bản phiên chữ Hán Việt của Tây Sương Ký

Rất cám ơn các bạn hỗ trợ
Người cao ngạo vì ai ở ẩn
Cũng loài hoa nở muộn vì ai
Bên sân sương rụng u hoài
Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi
(Vấn cúc)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình đã đưa một số ít bài tản khúc lên TV, nhưng còn thiếu nhiều bản dịch lắm: http://www.thivien.net/searchpoem.php?PoemType=12
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

kimthoty

http://www.xysa.com/xysaf...ok/quanyuanqu/t-index.htm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Gửi classic_season.
Đáp ứng câu hỏi của bạn, xin giới thiệu:
Tây sương ký, còn gọi là Dưới mái Tây hiên, là vở kịch thơ.
Vở kịch là một bài thơ lớn.
Chắc bạn còn nhớ, nó làm xiêu lòng Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc (trong Hồng lâu mộng).
Tôi có, nhưng không thể cung cấp toàn bộ bản phiên âm của kịch được.
Tuy nhiên, bạn có thể lấy bản chữ Hán 西廂記 trong
http://zh.wikisource.org/...8%A5%BF%E5%BB%82%E8%A8%98
sau đó vào Từ điển Thiều Chửu hoặc Từ Điển Hán Việt trong Thi viện phiên âm.
Với trang thơ, chỉ xin dẫn một đoạn đã dịch ở phần thứ tư, Thôi Oanh Oanh, dũng cảm như nàng Kiều của Nguyễn Du, đến nhà Trương Quân Thuỵ .

Phần Thứ Tư
Nên đôi lứa, con Hồng xong việc
Hỏi căn do, bà lớn bực mình.
Rượu tiễn khách đau lòng ly biệt,
Mộng giữa đường thấy mặt khuynh thành.

...

CON HỒNG - (ra) Thưa cô, con vào trước cô hãy đứng đây! (gõ cửa)
CẬU TRƯƠNG - Tiểu thư sang đây rồi!
CẬU TRƯƠNG - (vái chào) Chị Hồng! Tôi lúc này nói không sao hết lời được! Chỉ xin có trời chứng cho!
CON HỒNG - Cậu bỏ sẽ chứ! Kẻo cô giật mình! Cậu cứ đứng yên đây! Để em đón cô vào! (sẽ đẩy Oanh Oanh vào) Thưa cô, mời cô vào! Con đứng ngoài cửa này chờ cô!
CẬU TRƯƠNG - (thấy mặt Oanh Oanh vộ vàng quỳ xuống ôm lấy)
Củng này có được bao nhiêu hồng phúc mà dám phiền em hạ cố đến đây! Mặt hoa thoạt được nhìn gần,
Mười phần phiền khổ chín phần đổ sông!
Đêm xưa giận lục, trách hồng.
Đêm nay nào chắc có lòng sang đây!
Quá chiều cho đến thế này,
Đáng tôi quỳ gối lượm tay đón mời!
Tài mạo tôi nào được bằng ai!
Chỉ vì đất khách quê người em thương!
(Oanh Oanh nín lặng, Cậu Trương đứng dậy đặt nàng ngồi)
Hài thêu gang chỉ nửa gang;
Lưng ong chít một chít ngang vừa liền …
Cúi đầu chẳng chịu trông lên,
Hai tay lần mãi đường viền gối thêu!
Thoa rơi, mái tóc sổ đều;
Mây huyền lóng lánh dễ yêu bội phần!
Tha cho nhau tội lần khân;
Tôi mở dần khuyết áo, cổi lần dây đai …
Chưa quen ngây ngất cả người!
Buồng khuya lan xạ ngát mùi hương xông …
Sao không quay mặt lại cùng?
(Cúi ôm nàng, nàng nín lặng)
Yêu nhau phượng bế, loan bồng đã sao!
Then mây mở cửa động Đào …
Đào tiên hớn hở đón chào tin xuân,
Những là tê tái tàn vần.
Lả dần vóc liễu, mở dần lòng hoa …
Rồng, mây, cá nước mặn mà!
Nụ đơn nở giọt sương sa đầm đìa …
Nhị non, hương sớm bốn bề.
Tha hồ con bướm đi về thong dong!
Em dùng dằng nửa thuận, nửa không;
Tôi khắp người bủn rủn trong lòng mê tơi!
Má hồng thơm ngát dưới môi.
Tôi coi em như trái tim tôi từ ngày …
Trắng ngà trong ngọc giá này.
Quấy hôi bôi nhọ lỗi này tự tôi!
Không bền lòng chờ đợi hôm mai,
Dễ đâu khổ tận, cam lai có rầy?
Cùng nhau ân ái đêm nay.
Thần hồn bay chín tầng mây ngoài trời!
Này vì em tôi thân thể gầy rơi!
Thế này em mới biết cho người tình si!
Đêm nay, má tựa vai kề.
Mà lòng còn vẫn hồ nghi với lòng;
Sương sa! Gió lặng sân không!
Trăng soi viện sách, mây lồng đài Dương!
Lẽ nào nhìn thấy rõ ràng,
Lại là trong giấc mơ màng gặp nhau?
(Dậy, quỳ, cảm tạ)
Củng đêm nay được hầu hạ em,
suốt đời xin làm thân trâu ngựa …
(Oanh Oanh nín lặng)
CON HỒNG –
Thưa, mời cô về!
Sợ bà thức giấc dậy chăng!
(Oanh Oanh dậy, nín lặng bước ra)
CẬU TRƯƠNG - (cầm tay Oanh Oanh ngắm lại)
Phong tư, tài mạo tuyệt vời!
Thoạt nhìn đã khiến lòng người vấn vương!
Không nhìn lòng nặng nhớ thương!
Được nhìn lòng thấy yêu thương bội phần!
Bây giờ họp mặt buồng xuân,
Bao giờ lại được cổi lần dây lưng?
CON HỒNG - (giục giã) Thưa cô, mời cô mau lên! Sợ bà thức giấc dậy chăng!
(Oanh Oanh nín lặng bước xuống thềm)
CẬU TRƯƠNG - (hai tay cầm tay Oanh Oanh ngắm lại)
Mày xanh lồ lộ vẻ xinh!
Nõn nà bộ ngực xuân tình đầy vơi!
Bao nhiêu lụa ngọc trên đời
Đem mà đọ với giá người, kém xa!
Má đào dưới ánh trăng tà,
Hây hây càng rõ nước da trắng hồng!
Xuống thềm bước một ngại ngùng;
Phải vì giầy hẹp, thực lòng ngại đi!
Tội nghiệp tôi nào có ra gì!
Ơn lòng em đã thương vì thiết tha!
Đã thương, thương trót hoạ là.
Đêm mai sang sớm hơn là đêm nay.

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]