Trang trong tổng số 2 trang (14 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 23/03/2011 09:04
Có 10 người thích
Ngày gửi: 23/03/2011 09:16
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi vịt anh vào 23/03/2011 09:20
Có 5 người thích
Nguyễn thế Duyên đã viết:Bác ơi,mấy tác phẩm đó là tự đánh đồng với nghệ thuật chứ không phải nghệ thuật nên ta không cần bàn đến vế thứ hai.Chắc vậy
Ờ mà lạ nhỉ! Trong lúc người ta cứ hỏi “Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh” thì tôi lại muốn hỏi “Vị cái gì?” vì hiện nay có rất nhiều tác phẩm như “Sợi xích” hay “Gào” hay một số tập thơ mà đọc đi đọc lại tôi vẫn không thấy nó vị cái gì có chăng thì nó chỉ vị những bản năng thấp hèn của con người đang đuợc in và bày bán tràn lan trong hiệu sách.
Khổ thân cho những người thích đọc và thích viết như tôi quá.
Ngày gửi: 23/03/2011 10:28
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đào Khói Mây vào 23/03/2011 10:34
Có 4 người thích
Nguyễn thế Duyên đã viết:"Nhắc không lên" thì mới đúng "Nghệ thuật..."chứ
Nghệ thuật vị nghệ thuật hay
Hòn đá to,
hòn đã nặng
Một người nhấc
nhấc không đặng
Hòn đá nặng,
hòn đã bền
Một người nhấc,
Nhấc không nên
Hà nội 23—3 –2011
Ngày gửi: 23/03/2011 12:51
Có 4 người thích
Nguyễn thế Duyên đã viết:Hình ảnh của cô thôn nữ Dậu – mẹ của cái Tý, thằng Dần , cái Tỉu – trong tác phẩm Tắt đèn.
Hãy nhìn lại thời kì hiện thực phê phán, cái anh nông dân Chí Phèo của Nam Cao khác hẳn với anh nông dân Pha của Ngô Tất Tố. Cô thôn nữ Mịch của Vũ Trọng Phụng khác hẳn với cô thôn nữ Dậu trong Tắt đèn. Hà nội 23—3 –2011
Ngày gửi: 23/03/2011 18:56
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 23/03/2011 18:57
Có 11 người thích
Ngày gửi: 24/04/2011 19:10
Có 3 người thích
Nguyễn thế Duyên đã viết:Bài viết rất hay,tôi rất tâm đắc,tuy nhiên tôi mong tác giả sửa lại chữ viết hoa cho tên riêng.
........
Ta hãy đọc lại một bài thơ của cụ Hồ chí minh
.........
Hà nội 23—3 –2011
Ngày gửi: 26/04/2011 00:38
Có 3 người thích
Ngày gửi: 26/04/2011 00:45
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 26/04/2011 00:49
Có 2 người thích
haanh8354 đã viết:Nguyễn thế Duyên đã viết:Bài thơ của bác thân thiện, hiền dịu, dễ thương và cảm động quá!
Qua sông Thương
Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng tôi nhớ
Sông trong quá chẳng bên bồi bên lở
Như lòng em không nhớ cũng không mong
Ai bảo sông Thương dòng đục dòng trong
Chênh vênh chảy giữa hai bờ thương nhớ
Êm êm chảy lòng sông không sóng dữ
Gợn một chút thôi con sóng đến vô cùng
Giữa mênh mông thinh không
Giữa êm êm đợi trông
Vô tình sóng vỗ hai bờ đùa cợt
Con sóng nào hôm nay bất chợt
Vỗ lòng tôi
Lằng lặng chút mơ hồ
Êm như một lời thơ
Trong như một giấc mơ
Sông cứ chảy lao sao bao con sóng
Sông cứ chảy giữa bao nhiêu trông ngóng
Dòng sông xanh chảy giữa giấc mơ xanh
Ai bảo sông Thương nước chảy đôi dòng?
Dòng đục dòng trong dòng thương dòng nhớ
Tôi chỉ thấy một dòng thôi
Một dòng trong xanh quá
Hay dòng đục là tôi?
Đang lặng lẽ hoà vào
Nguyễn Thế Duyên
Qua sông Thương chợt nhớ đến một người
Sông Thương ơi cứ chảy đều sông nhé
Ơi dòng sông ấp ủ nỗi lòng người...!
Em có thắc mắc:
1-"Chênh vênh chảy giữa hai bờ thương nhớ"
Bác giải thích cho em về cách dùng từ "chênh vênh"???
2- Sông cứ chảy lao sao bao con sóng
Sao bác không viết là:
Sông cứ chảy lao xao bao con sóng???
Ngày gửi: 26/04/2011 00:46
Có 1 người thích
Nguyễn thế Duyên đã viết:
Chà cô bé này muốn tỷ mình đây. Câu hỏi thứ hai của cô bé ấy. Nhwng sai lỗi chính tả là th gặp ở những người chưa học hết cấp hai như tôi tôi mà.
Còn câu hỏi thứ nhất của cô bé thì xin hỏi lại cô bé một câu
Đây là bài thơ nói về một dòng sông hay nói về một cô gái? Nếu là nói về một cô gái thì hai từ "Chênh vênh" của câu chênh vênh chảy giữa hai bờ thương nhớ là rất đắt đấy. Còn nếu nói về một dòng sông thì cô bé phải tự trả lời thôi. Nhưng tôi nhớ rằng có một nhà phê bình văn học có hỏi Hoàng cầm rằng
"Sao bác lại viết rằng
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Thì Hoàng cầm có bảo
- Đấy là việc của các anh ,những nhà phê bình văn học. Các anh có nhiệm vụ trả lời câu hỏi ấy
Ngày gửi: 26/04/2011 08:24
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thái Thanh Tâm vào 26/04/2011 08:25
Có 2 người thích
Trang trong tổng số 2 trang (14 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối