Lúc trước anh không để ý bản dịch của Kiều Văn là bản dịch nghĩa nên ngỡ là chưa có.
Trong nguyên văn câu cuối chỉ đơn giản là cười NGẢ vào giường, chứ hoàn toàn không phải là NGÃ ra, chú ý ở đây là bán tuý/nửa say chứ không phải say tuý luý. Bài thơ này dùng thủ pháp dùng cảnh xưa để tả cảnh trước mắt. Tất cả những thứ "hoa sen", "điện hương", "yến tiệc" và nhất là "giường ngọc" chỉ là để tả sự giàu có của đất Ngô, quyền lực của Ngô vương, đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của Tây Thi được Ngô vương quý trọng ra sao...
Mỹ nhân kế thì đúng là có, nhưng ở đây không đả động tới việc đó, ở đây cũng là cười đàng hoàng chứ không phải là cười gượng. Ngay việc lòng dạ Tây Thi với Phù Sai ra sao các học giả và sách vở còn rất nhiều trái ngược. Đọc 2 câu cuối bài thơ này của Bì Nhật Hưu có thể thấy người đời đó nghĩ sao về Tây Thi:
半夜娃宮作戰場,血腥猶雜宴時香。
西施不及燒殘蠟,猶爲君王泣數行。
Bán dạ Oa cung tác chiến trường, Huyết tinh do tạp yến thời hương.
Tây Thi bất cập thiêu tàn lạp, Do vị quân vương khấp sổ hàng.
(Nửa đêm cung Quán Oa biến thành chiến trường, Máu tanh lẫn lộn với mùi yến tiệc.
Tây Thi còn chưa kịp đốt hết cây nến, Vì quân vương mà khóc đôi hàng lệ)
PS: Có khả năng bài này có lẽ đơn thuần chỉ là vịnh bông hoa sen, anh phỏng đoán vậy nhưng không có cơ sở lắm.
Anh tìm được bản dịch thơ của Kiều Văn:
Gió lộng hồ sen ngát điện hương
Cô Tô vui mở tiệc Ngô vương
Tây Thi say múa thân mềm mại
Cười tựa bên song ngả xuống giường
Câu cuối dịch như thế đúng được cái tư thái của Tây Thi, nhưng hơi bị đảo lộn thứ tự. Nguyên văn là tựa vào chiếc giường, và chiếc giường đó ở bên song, còn ở đây thì hơi khác chút.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.