Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Năm nay, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm sáng tác được trao cho tiểu thuyết "Và khi tro bụi..." của nhà văn Đoàn Minh Phượng. Giải thưởng dành cho tác phẩm dịch thuộc về "Khúc hát trái tim" (tác giả Mattie Stepanek) do Hữu Việt dịch và giới thiệu.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây là một bài viết được đăng trên báo Thể Thao Văn Hoá mà tôi đọc thấy rất không đồng tình. Xin copy lại vào đây để mọi người cùng thảo luận:


Giải thưởng Hội nhà văn 2007: Không có chỗ cho thơ?



Cập nhật ngày 26 tháng 10 năm 2007 lúc 7:24 am (GMT+7)  


Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam năm 2007 - giải thưởng văn học có lẽ được chờ đợi nhất, và cũng thường gây nhiều tranh cãi nhất - cuối cùng cũng đã được công bố. Hai tác phẩm được vinh danh: Tiểu thuyết Và khi tro bụi của nhà văn , nhà sản xuất phim Đoàn Minh Phượng đã sánh vai với bản dịch tập thơ Mỹ Khúc hát trái tim (Hữu Việt), không có chỗ cho thơ và phê bình.


1. Trong khi giới văn học còn chưa kịp bàn luận nhiều về giải thưởng năm nay thì NXB Trẻ đã nhanh chân tái bản Và khi tro bụi với tờ quảng cáo bao quanh bìa sách sách rất bắt mắt: “Giải thưởng của Hội nhà văn 2007” để tung ra tại Hội chợ sách ngay trong sáng ngày 25 – 10 – 2007. Điều lạ lùng là ngày 16 – 10 – 2007, kết quả giải thưởng mới được BCH Hội nhà văn chính thức công bố, nhưng giấy phép tái bản cuốn sách (in trên sách) đã có ngay từ 15 – 10 – 2007, tức là trước đó 1 ngày.  NXB Trẻ quả là nhanh nhậy và có tầm nhìn xa hơn cả Hội nhà văn!!!



Giải thưởng là dịp tốt để các NXB làm sách. Và nó cũng là dịp tốt để người ta nhìn nhận,  phân tích, bình luận về đời sống văn học.



Giải thưởng năm nay có thể nói là đặc biệt nhất trong các kì giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, trước hết là về cơ cấu giải. Quyết định không trao giải cho thơ và lý luận phê bình là một quyết định “can đảm”, điều đó đồng nghĩa với nhận định rằng trong năm qua 2 lĩnh vực này, đặc biệt là thơ ca không có thành tựu nào nổi bật (ít nhất là theo quan điểm của Hội nhà văn) . Không thấy có tác phẩm xứng tầm thì không trao giải – đó là một tư duy đúng đắn về giải thưởng. Còn với tiểu thuyết “Và khi tro bụi” thì quyết định cũng có  thể gọi là “can đảm” khi giải được  trao cho một tác phẩm đầu tay của một tác giả còn ít tên tuổi, chủ yếu sống ở nước ngoài, khiến ngay cả nhiều nhà văn, nhà phê bình cũng phải giật mình: “Đoàn Minh Phượng là ai? Có phải chính là đạo diễn phim X, Y?” rồi đôn đáo đi tìm sách để “đọc xem thế nào”



2. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, người ta bắt đầu có xu hướng hồ nghi  cái giải thưởng. Hồ nghi ở giá trị của tác phẩm. Hồ nghi ở công tác chấm và xét giải. Hồ nghi về mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đoạt giải tới công chúng. Liệu trong cái sự cân lên đặt xuống giữa tác phẩm A với tác phẩm B phải chăng có điều  gì đó bất ổn. Cũng không thể nói là những người câm cân nảy mực kia không đủ trình độ để thẩm định một tác phẩm văn học. Thế nhưng tại sao? Tại sao giải thưởng bị tẩy chay, bị mất thiêng? Thậm chí có những giải thưởng bị người ta quên ngay sau khi công bố. Những giá trị mới nào được khẳng định sau một mùa giải thưởng? Và tác phẩm đoạt giải đến với công chúng ra sao?



Thực hư thế nào về chuyện giải thưởng mới đây của Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh  bị chính những tác giả đang sống tại thành phố này tẩy chay, xin không bàn đến; nhưng rõ ràng đã và đang diễn ra tình trạng tác phẩm văn học được giải thưởng chưa thuyết phục được chính những người trong giới. Những ảnh hưởng của nó tới công chúng cũng khá mờ nhạt.



Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, sau khi ra mắt (năm 2006) đã được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ - vốn được coi là một trong những nơi có những chiêu thức PR hiệu quả (ví như trường hợp làm với Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư), tuy nhiên sau đó, dư âm về cuốn sách từ phía độc giả cho tới nay vẫn khá yên ắng.



Còn với tập thơ Khúc hát trái tim -  các tác giả chuyên viết cho thiếu nhi hẳn đã có lý do để mừng rỡ vì cuối cùng những sáng tác cho thiếu nhi cũng đã được vinh danh , dù nó chỉ là cuốn sách dịch.Trong khi đó những ý kiến phản bác thì cho rằng: ai lại trao giải thưởng cho một tập thơ của cái đứa “vắt mũi chưa sạch” và cũng chẳng có gì là ghê gớm. Hay đến đâu chăng nữa, cũng chỉ là những câu thơ trẻ con, hay nhất cũng chỉ đến mức  như: “Nếu tôi có thể thay đổi một điều trên trái đất này/ thì đó là chiến tranh/ Thế vào chỗ chiến tranh... là hòa bình” (Chỉ cần hòa bình); “Mỗi ngày/ mỗi người trên thế gian/ nên làm ít nhất/ một việc tốt cho người khác...” (Niềm tin để lên đường). Và bởi vậy nó không xứng đáng với một giải thưởng văn học cỡ quốc gia.



Trong khi đó những người làm công tác dịch thuật thì không bị thuyết phục bởi độ mỏng (thậm chí quá mỏng) của tập thơ , và độ phức tạp của ngôn ngữ một đứa trẻ làm thơ cũng ở mức vừa phải. Trong khi đó, chúng ta có những tác phẩm đồ sộ của văn học nước ngoài được chuyển ngữ một cách tài tình - tại sao lại bỏ lọt? (hoặc bỏ qua?)



Dự báo trong nhiều ngày tới đây, câu chuyện giải thưởng sẽ tiếp tục bị đào xới. Chỉ vì người ta thấy hồ nghi. Và một giả định được nêu ra: Các thành viên trong Hội đồng giải thưởng có dám đứng ra, từng người một, giải trình về lá phiếu mình đã bỏ. Tại sao không phải A mà lại là B? Kiểu như thế. Chúng ta có làm được không?



* Danh sách Hội đồng giải thưởng Hội nhà văn Việt nam năm 2007:

- Chủ tịch: Nhà thơ Hữu Thỉnh

- Phó chủ tịch: Nhà văn Lê Văn Thảo, nhà văn Nguyễn Trí Huân

- Các uỷ viên: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Hồ Anh Thái, nhà văn Phan Thị Vàng Anh, nhà văn Ma Văn Kháng, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà thơ Lê Thanh Nghị, dịch giả Thuý Toàn và nhà lý luận phê bình Phương Lựu.



Bảo Anh[/]

Nguồn: TT&VH

Nguồn online:
http://www.thotre.com/ind...l&mid=40&nid=1535
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết




Giải thưởng Hội nhà văn 2007: Không có chỗ cho thơ?

...

Còn với tiểu thuyết “Và khi tro bụi” thì quyết định cũng có  thể gọi là “can đảm” khi giải được  trao cho một tác phẩm đầu tay của một tác giả còn ít tên tuổi, chủ yếu sống ở nước ngoài, khiến ngay cả nhiều nhà văn, nhà phê bình cũng phải giật mình: “Đoàn Minh Phượng là ai? Có phải chính là đạo diễn phim X, Y?” rồi đôn đáo đi tìm sách để “đọc xem thế nào”
Thế có nghĩa là tác giả ấy phải có tên tuổi nổi như cồn, ai cũng biết, còn không quan trọng tác phẩm cụ thể giá trị ra sao?
Tôi không rõ tiêu chí để Hội Nhà Văn trao giải thưởng cho một tác phẩm là như thế nào? Có cần tiêu chí "tiếng tăm" của tác giả không?



Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, sau khi ra mắt (năm 2006) đã được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ - vốn được coi là một trong những nơi có những chiêu thức PR hiệu quả (ví như trường hợp làm với Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư), tuy nhiên sau đó, dư âm về cuốn sách từ phía độc giả cho tới nay vẫn khá yên ắng.
Việc giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ chẳng liên quan gì đến chuyện độc giả có đọc được cuốn sách này chưa hoặc độc giả phản hồi ý kiến ra sao... Tác phẩm văn học chứ có phải hàng hoá đâu mà được "PR" một cái là cả hội nhao nhao đi mua, nhao nhao gửi ý kiến ý cò của mình cho báo chí? Có những tác phẩm ra đời đến hàng chục năm sau, thậm chí lâu hơn nữa ... mới được người đọc phát hiện. Nhưng đã đứng thì đứng vững trong lòng độc giả, vượt mọi biên giới thời gian và không gian.

Tôi là một trong những độc giả không có điều kiện theo dõi báo Tuổi Trẻ thường xuyên để lao ra hàng sách tìm mua cuốn "Và khi tro bụi..." Chỉ đến khi tác phẩm được giải, tôi mới để tâm tìm đọc. Và thực sự, theo thiển ý của tôi, khó có thể nói Hội Nhà Văn năm nay "can đảm" như bài báo đã nêu, mà phải nói, Hội Nhà Văn đã rất sáng suốt. Một giọng văn trầm tĩnh tuyệt đẹp, những câu chuyện kể miên man trên giấy, cứ tưởng dàn trải mà lại được xâu chuỗi bằng một logic nội tại rất trong sáng, mạch lạc. Tôi đã rất xúc động, từng đoạn từng đoạn làm tôi xúc động chứ không chỉ khi gập cuốn sách lại đâu... Thi thoảng, lại phải dừng đọc một chút để nghĩ, nghĩ về mình, về những người quanh mình.. Và nhủ: "Viết tài quá!"

Còn với tập thơ Khúc hát trái tim -  các tác giả chuyên viết cho thiếu nhi hẳn đã có lý do để mừng rỡ vì cuối cùng những sáng tác cho thiếu nhi cũng đã được vinh danh , dù nó chỉ là cuốn sách dịch.Trong khi đó những ý kiến phản bác thì cho rằng: ai lại trao giải thưởng cho một tập thơ của cái đứa “vắt mũi chưa sạch” và cũng chẳng có gì là ghê gớm. Hay đến đâu chăng nữa, cũng chỉ là những câu thơ trẻ con, hay nhất cũng chỉ đến mức  như: “Nếu tôi có thể thay đổi một điều trên trái đất này/ thì đó là chiến tranh/ Thế vào chỗ chiến tranh... là hòa bình” (Chỉ cần hòa bình); “Mỗi ngày/ mỗi người trên thế gian/ nên làm ít nhất/ một việc tốt cho người khác...” (Niềm tin để lên đường). Và bởi vậy nó không xứng đáng với một giải thưởng văn học cỡ quốc gia.
"Dù nó chỉ là cuốn sách dịch" "Hay nhất cũng chỉ đến mức như.."- những câu này xem ra nghe hơi mỉa mai. Thực ra, theo tôi, cuốn sách này có thể gọi là sáng tác của thiếu nhi, cho thiếu nhi và cho người lớn. Ý nghĩa của những bài thơ nhỏ này quá sâu sắc. Càng sâu sắc hơn khi đó là tác phẩm của một em bé chưa đầy 14 tuổi. Công của người dịch chuyển tải những ý tưởng của tác phẩm đến với người đọc thật là lớn. Không hiểu một giải thưởng tầm cỡ quốc gia thì cần phải như thế nào mới được gọi là xứng đáng? Phải "hay đến đâu ...đó" nhưng không được là tác phẩm thiếu nhi???
Không hiểu những ý kiến trên nhà báo thu thập ở đâu, những ai phát biểu. Tôi thật là tò mò quá!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tiểu thuyết "Và khi tro bụi" của nhà văn, nhà sản xuất phim Đoàn Minh Phượng đã sánh vai với bản dịch tập thơ Mỹ "Khúc hát trái tim" (Hữu Việt), không có chỗ cho thơ và phê bình.
Mình chưa có cơ hội để đọc 2 cuốn này, thậm chí có đọc rồi, chưa chắc có được chút dũng cảm để phê bình hay bình phẩm về nó.


1. Trong khi giới văn học còn chưa kịp bàn luận nhiều về giải thưởng năm nay thì NXB Trẻ đã nhanh chân tái bản Và khi tro bụi với tờ quảng cáo bao quanh bìa sách sách rất bắt mắt: “Giải thưởng của Hội nhà văn 2007” để tung ra tại Hội chợ sách ngay trong sáng ngày 25 – 10 – 2007. Điều lạ lùng là ngày 16 – 10 – 2007, kết quả giải thưởng mới được BCH Hội nhà văn chính thức công bố, nhưng giấy phép tái bản cuốn sách (in trên sách) đã có ngay từ 15 – 10 – 2007, tức là trước đó 1 ngày.  NXB Trẻ quả là nhanh nhậy và có tầm nhìn xa hơn cả Hội nhà văn!!!
Vấn đề này vẫn là chuyện thường ngày ở huyện

Dự báo trong nhiều ngày tới đây, câu chuyện giải thưởng sẽ tiếp tục bị đào xới.
Chẳng cần phải dự báo, người Việt vẫn thế mà, cũng như chuyện Yến Vi, Hồng Nhung, Thuỳ Linh... (nói xong câu này mới nhận thấy mình cũng thế)

Cuối cùng, mình nghi ngờ bài báo trên có phải là một trong nhưng chiêu PR cho giải thưởng hay không?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Eo ơi... Tào Tháo cũng gọi bằng cụ!!!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ơ nhưng mà, cái việc tớ đưa bài này lên đây, cũng để cùng mọi người PR cho giải thưởng đấy. Vì tớ thấy giải thưởng năm nay hay quá cơ.. À tức là sách đạt giải, chứ còn giải thì ko biết có hay ko? ;))
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Eo ơi... Tào Tháo cũng gọi bằng cụ!!!
Hì... ám chỉ tớ đấy à?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

ơ hay, tớ nói với cậu, sao lại là ám chỉ? Nói thẳng mà.. Ai bảo cậu "nghi ngờ..."???
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Chị HXT, mấy tháng nay em khg có net nên khg biết tin tức gì, hôm qua em đọc thấy topic này, em tìm đọc truyện này rồi chị, phải công nhận là rất tuyệt. Cám ơn chị post bài này lên đây, khg thì em cũng khg biết.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@Sabina: cảm ơn em đã để ý đọc những topic cũ này. Phải rồi đó, đôi khi mình sẽ bỏ lỡ một tác phẩm hay, vì mình có biết đâu! Bạn chị mà không bảo chị, thì chị cũng chẳng biết.

Sắp tới đây,.. có thể là ngày mai, chị sẽ giới thiệu với em và mọi người một tác phẩm nữa nhé. Vừa mới đọc xong, cảm thấy rất nhiều điều phải suy nghĩ. Thích.. Hi hi... Nhưng bận quá, chưa có lúc nào viết được cả...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ Lão Gàn: Có hơi "đa nghi Tào Tháo" thật lão ạ! :)
Em chưa có cơ hội đọc hai cuốn sách đấy, nhưng nếu như em đọc rồi thì em nghĩ là em có thể "dám" phê bình hoặc bình phẩm về nó đấy ạ. Sao lại không nhỉ?

@ Chị: Cũng có thể cả bài báo lẫn chị HXT cùng làm PR cho những tác phẩm này đấy ạ! :D Chê đôi khi cũng là một cách để PR mà chị! :P
Ôi, em đang bận điên hết cả đầu nên chằng đọc được! :( Khi nào có thời gian em cũng "thử" tìm để đọc xem sao! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]