Trang trong tổng số 2 trang (11 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Bài của người xứ đoài gửi nhầm lên Thư viện bài viết, mình đưa vào đây!


Sao không đưa được chữ Hán lên nhỉ .
Mình đang dịch ra thơ mong mọi người góp ý
    
   MINH ĐẠO GIA HUẤN  
Nhân sinh bách nghệ    
Văn học vi tiên      
Nho sĩ thị trân    
Thi thư thị bảo
Cổ giả Thánh hiền
Dịch tử nhi giáo
Đức hạnh thuần hòa
Trạch vi sư hữu.
Dưỡng nhi bất giáo
Nãi phụ chi quá.
Giaó nhi bất nghiêm
Nãi sư chi nọa.
Học vấn bất cần
Nãi tử chi ác.
Hậu tòng tiên giác
Giám cổ tri kim.
Học hữu tam tâm
Bất khả thất nhất.
phụ mẫu hậu thực
tử học cần mẫn.
Nghiêm sư tác thành
Nhân hữu tam tình
Khả sự như nhất.
Phi phụ bất sinh
Phi quân bất vinh
phi sư bất thành.
Hữu đạo đức giả
Tử tôn thông min
Vô đạo đức giả
Tử tôn ngu muội.
Dưỡng nam bất giáo
Bất như dưỡng lư.
Dưỡng nữ bất giáo
Bất như dưỡng trư.
Huấn đạo chi sơ
Tiên thủ lễ pháp.
Bất tri vấn đáp
Thị vi ngu thô.
Bất giáo nhi thiện
Phi Thánh nhi hà.

    dịch thơ
Nghề trong cuộc sống có trăm loại
Học tập, giáo dục phải làm đầu.
Nho sĩ quý tựa trân châu
Thơ, sách bảo ngọc chớ hầu làm ngơ.
Bậc Thánh hiền thuở xưa dạy trẻ
Đổi con mà dạy lẽ cương thường.
Đức hạnh thuần túy, hòa lương
Chọn thầy chọn bạn tỏ tường mà chơi.
Nuôi con chẳng dạy thời là lỗi
Bậc sinh thành còn đổi cho ai.
Dạy chẳng nghiêm cũng là sai
Do thầy trễ nải hôm mai dạy trò.
Học hỏi mà chẳng lo cần mẫn
Dễ hư hỏng, đáng giận người con.
Biết sau theo trước lối mòn
Soi xưa mới biết vuông tròn thời nay.
Kẻ học ba điều này tâm đắc
Không điều nào bỏ đặng lơ là.
Cha mẹ trung hậu thực thà,
Siêng năng chăm chỉ mới là con ngoan.
Thầy nghiêm giỏi lo toan thành nghiệp.
Ba tình cảm của kiếp làm người
Kính trọng như một chẳng lơi.
Không cha không mẹ sao thời có ta.
Không quyền chính, vinh đà sao có
Chẳng thầy hiền, việc khó sao thành.
Có đạo đức sẽ nên danh
Con cháu sẽ được thông minh sáng ngời.
Kẻ không đạo đức thời hậu quả
Con cháu ngu dốt, họa khôn lường.
Nuôi trai chẳng dạy cương thường
Chẳng thà uổng phí nuôi lừa còn hay.
Sinh con gái chẳng tày dạy dỗ
Chẳng bằng nuôi lợn,đổ cơm thừa.
Dìu dắt dạy bảo sớm trưa
Giữ theo lễ phép phải đưa hàng đầu
Việc không rành, chẳng cầu hỏi đáp
Âý là kẻ dốt nát ngu đần.
Không dạy mà giỏi chuyên cần
Hẳn là bậc Thánh có phần nào sai.

  còn nữa..

dang dich ra tho tiep
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chữ Hán bạn có thể gửi trực tiếp được mà.
Mình thấy bên trang Thư Hoạ VN cũng có một chủ đề tương tự, vậy chắc bạn là toiyeuchuhan rồi: http://thuhoavietnam.com/...osts.asp?TID=633&PN=1
Rất hoan nghênh bạn tiếp tục dịch và gửi bài.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

người xứ đoài

những bài viết kiểu này nên gửi vào đây à?
Đúng đó ở  trang Thư Hoạ VN mình lấy là toiyeuchuhan còn ở dantiengtrung là danphuong
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

"Thư viện bài viết" chỉ là để gửi những bài viết manh tính chất cung cấp thông tin thôi bạn ạ. Mục đó không để gửi thơ.

Bạn có thể gửi trực tiếp lên phần Thư viện thơ cũng được, nhưng mình nghĩ do bạn chưa dịch xong nên có lẽ gửi vào đây để mọi người cùng tham gia thảo luận có lẽ dễ theo dõi hơn, sau đó mình có thể giúp bạn chuyển lên Thư viện thơ.

Còn một điều nữa là tác phẩm này do hai anh em Trình Di và Trình Hạo viết nên mình đang phân vân chưa biết phân tác giả ra sao.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyen Thien Ha

Hay, Hay thật thế mới la Điệp Luyến Hoa, hãy pos nhiều bài như thế.
thienha
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

người xứ đoài

明 道 家 訓    
                              
人 生 百 藝     
文 學 爲 先    
儒 士 是 珍    
詩 書 是 寶
古 者 聖 賢
易 子 而 教
德 行 純 和
擇 爲 師 友
養 而 不 教
乃 父 之 過
教 而 不 厳
乃 師 之 惰
學 問 不 勤
乃 子 之 惡
後 從 先 覺
鑑 古 知 今
學 有 三 心
不 可 失 一
父 母 厚 實
子 學 勤 敏
嚴 師 作 成
人 有 三 情
可 亊 如 一
非 父 不 生
非 君 不 榮
非 師 不 成
有 道 德 者
子 孫 聰 明
無 道 德 者
子 孫 愚 昧
養 男 不 教
不 如 養 驢
養 女 不 教
不 如 養 猪
訓 導 之 初
先 守禮 法
不 知 問 答
是 爲 愚 粗
不 教 而 善
非 聖 而 何
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cho mình góp ý chút.
Riêng cầu đầu tiên dịch bị sai luật 7768 rồi.
Câu 2 là "học văn phải làm đầu" chứ đâu phải "học tập, giáo dục làm đầu"?

Có lẽ sửa thành thế này chăng:
Nghề trong đời có hàng trăm loại
Học văn nghĩa mới phải làm đầu
...

PS: "Cổ giả Thánh hiền, Dịch tử nhi giáo". Cái này hay thật!
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Minh Đạo Gia Huấn (Giảng rõ để dạy con cháu) , bao gồm 90 bài toàn là cách ngôn. Sau đây là tiểu sử:

TRÌNH DI:
(Cheng Yi; 1033 - 1107), nhà triết học Trung Quốc thời Bắc Tống (Beisong), một trong những người sáng lập ra thuyết lí học. Ông là người Lạc Dương (Luoyang), tỉnh Hà Nam (Henan). Cùng với người anh là Trình Hạo (x. Trình Hạo) theo học Chu Đôn Di (Zhou Dunyi). Các tác phẩm của hai ông được tập hợp in trong "Nhị Trình toàn tập" (toàn tập của hai tác giả họ Trình). Về mặt triết học, Trình Di cũng như Trình Hạo (Cheng Hao) đều lấy "lí" làm phạm trù cao nhất, coi đó là nguồn gốc của mọi sự vật. Ông cho rằng, lí là nguồn gốc sáng tạo ra vạn vật, nó nằm trong vạn vật, nhưng lại ở trên vạn vật. Ông cho đạo tức là lí, là hình nhi thượng, còn khí của âm dương là hình nhi hạ. Nếu rời khỏi âm dương thì không có đạo nhưng đạo không ngang với âm dương mà là cái "tự nhiên có ở âm dương". Theo ông, lí hình nhi thượng làm căn cứ cho sự tồn tại của khí hình nhi hạ. Ông xuất phát từ mối quan hệ giữa "thể" và "dụng" để giải thích mối quan hệ giữa lí và sự vật; ông cho lí là "thể" và sự vật là "dụng". Trình Di thừa nhận mọi sự vật đều có quy luật, trời mà cao, đất mà sâu là đều có lí của chúng, trong Trời Đất, có một cái lí tồn tại vĩnh hằng. Ông đem quy luật của các sự vật trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa làm cho nó trở thành một thực thể độc lập.

Trình Di đã đưa ra một số khái niệm và mệnh đề mới trong triết học Trung Quốc thời Tống, điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học Trung Quốc thời Tống, Minh (Ming). Mặc dù Trình Di cũng như Trình Hạo đều lấy "lí" làm phạm trù cao nhất trong triết học, nhưng giữa họ có sự khác nhau đó là, Trình Hạo lấy "tâm" để giải thích "lí", điều đó đã mở đường cho phái Tâm học của Lục Cửu Nguyên (Lu Jiuyuan), trong khi đó thì Trình Di lại giải thích "lí" trong mối quan hệ với "khí", điều này đã mở đường cho phái Chu Hy (Zhu Xi) sau đó.

Ở Việt Nam, sách Minh Đạo gia huấn đã có nhiều bản dịch:

Minh đạo gia huấn / Trình Hạo ; Vũ Văn Kính, Lạc Thiện phiên dịch và chú giải. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1997. - 161tr ; 21cm

2  Minh đạo gia huấn / Trịnh Phu Tử; Phạm Ngọc Khuê dịch. - H. : Impr. Ed. Khuê văn, 1943. - 22tr


3  Minh đạo gia huấn - đạo sáng làm người : Cẩm nang văn học nhất thư thắng vạn quyển / Đại Trình Phu Tử ; Nguyễn Đỗ Lưu dịch. - H. : Văn hoá dân tộc, 2004. - 141tr. ; 21cm


4  Minh đạo gia huấn / Vũ Văn Kính s.t.. - Cà Mau : Nxb. Phương Đông, 2005. - 81tr. ; 21cm


5  Minh đạo gia huấn = Nhất thư thắng vạn quyển : Cẩm nang văn học Đông phương / S.t., bổ sung: Nguyễn Danh Truy, Nguyễn Đăng Rộng ; Phạm Ngọc Khuê dịch. - H. : Văn hoá Thông tin, 2005. - 175tr. ; 19cm
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Bản dịch Minh Đạo Gia Huấn của Đoàn Trung Còn:

1.

Người đời làm cả trăm nghề
Văn học là nghề đứng đầu
Nho sĩ là người đáng trọng
Thi Thơ là sách đáng quý

2.

Các vị Thánh hiền thuở xưa
Đổi con với nhau mà dạy
Những trang đức hạnh thuần hòa
Đáng chọn làm thầy và bạn

3.

Nuôi mà chẳng dạy
Là lỗi của cha
Dạy mà chẳng nghiêm
Là lỗi của thầy
Học hỏi chẳng cần
Là tội của con

4.

Người hậu giác theo người tiên giác
Soi việc xưa mà biết việc nay

5.

Học hỏi có ba niềm
Bỏ sót một chẳng được
Cha mẹ phúc hậu thật
Phận con học cần mẫn
Thầy nghiêm chỉnh chỉ dạy

6.

Người ta có ba ơn
Nên thờ trọng như một:
Không cha, mình chẳng sinh
Không vua, mình chẳng vinh
Không thầy, mình chẳng nên

7.

Người có đạo đức
Con cháu thông minh
Kẻ không đạo đức
Con cháu ngu muội

8.

Nuôi con traichawrng dạy
Chẳng bằng nuôi lừa
Nuôi con gái chẳng dạy
Chẳng bằng nuôi heo

9.

Việc giáo huấn sơ đẳng
Trước hết giữ lễ phép
Kẻ chẳng biết thưa dạ
Gọi là đứa ngu si

10.

Chẳng học mà hay
Chẳng phải Thánh sao?
Có học mới hay
Chẳng phải Hiền sao?
Học mà chẳng thông
Chẳng phải Ngu sao?
Chịu khó mới thông
Chẳng phải Trí sao?

11.

Có ruộng chẳng cày
Kho lẫm trống không
Có sách chẳng dạy
Con cháu ngu ngốc
Kho lẫm trống không
Năm tháng nghèo đói
Con cháu ngu ngốc
Lễ nghĩa chẳng thông

12.

Hễ người chẳng học
Mờ như đi đêm
Nghe sách như điếc
Trông chữ như đui

13.

Nhỏ thì siêng học
Lớn thì thực hành
Rèn lòng, sửa mình
Yên nhà, trị nước

14.

Kẻ sĩ sửa sang việc nhà
Việc làng rồi tới việc nước
Những vị thi đậu làm quan
Vốn là hạng người đọc sách

15.

Nghèo mà chăm học
Nhờ đó lập thân
Giàu mà chăm học
Nhờ đó danh vọng càng cao
Dở quyển là có ích
Có chí tất thành công

16.

Học vấn càng cao rộng
Trí huệ càng sáng suốt
Chẳng thẹn hỏi kẻ dưới
Nghĩa lý càng tinh thông
Học một mình không bạn
Kiến văn cạn và ít

17.

Người đời có năm luân
Với cương thường là trọng
Nếu chẳng biết cương thường
Có khác chi cầm thú?
Ong, kiến còn có chúa
Huống chi là loài người?
Ba cương với chín trù
Xưa nay chẳng dời đổi
Làm vua ở mức Kính
Làm tôi ở mức Trung
Làm cha ở mức Từ
Làm con ở mức Hiếu
Làm anh ở mức Ái
Làm em ở mức Cung
Làm chồng ở mức Hòa
Làm vợ ở mức Thuận
Bầu bạn ở mức Tín
Lớn nhỏ ở mức Khiêm
Làng xóm ở mức Hòa
Láng giềng ở mức Nhượng


18.

Đi đường nhường bước
Cày ruộng nhường bờ
Qua dinh xuống ngựa
Qua miếu lẹ chân


19.

Khi ra vào, lúc đứng ngồi
Trái lễ phép thì chẳng tề chỉnh
Khi nói năng, lúc ăn uống
Trái lễ phép thì chẳng nghiêm trang

20.

Sửa mình, ít dục
Cần kiệm. tề gia
Ngăn ngừa lãng phí xa hoa
Dự phòng tiền của sắm mua lúc cần

(Còn tiếp)
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thaydo

Mình rất thích tác phẩm này. Rất mong bạn dịch tiếp và gửi cho. Xin chân thành cảm ơn vô cùng.
Thân ái.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối