Trang trong tổng số 2 trang (16 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Thơ lục bát là một sản phẩm độc đáo của văn chương Việt Nam. Ai muốn sử dụng thể thơ này đều phải nghiêm ngặt tuân theo luật bằng trắc và cách gieo vần: tiếng thứ 6 của câu sáu phải vần với tiếng thứ 6 của câu tám và phải là thanh bằng. Nếu có "biến thể" thì tiếng thứ 6 của câu sáu cũng phải vần với tiếng thứ 4 của câu tám. Ai không theo quy luật này câu thơ sẽ ngang phè.
 Vậy mà, lạ thay, lâu nay có một số bài lục bát bất chấp quy luật trên, đã bỏ cả vần, mà người đọc, người nghe vẫn cứ chấp nhận. Xin được đưa ra hai thí dụ:

 Bài1:
 Trong đầm gì đẹp bằng sen
 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

 Bài 2:
 Cậu cai buông áo em ra
 Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa
 Chợ trưa rau nó héo đi
 Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi con...

 Rõ ràng ở bài 1, "vàng" không vần với "xanh"; ở bài 2, "trưa" không vần với "đi"...Vậy mà đọc lên ta không thấy trúc trắc.
 Hoá ra bí quyết là ở chỗ các tác giả của hai bài ca dao trên đã cho láy lại hai tiếng cuối của câu tám vào hai tiếng đầu của câu sáu. Cách gieo vần độc đáo này cũng thấy xuất hiện trong thơ lục bát song thất. Đáng lẽ tiếng thứ tám của câu tám phải vần với tiếng thứ năm của câu bảy:

 Oán chi những khách tiêu phòng
 Mà xui phận bạc nằm trong má đào
 Duyên đã may cớ sao lại rủi?...
 (Cung oán ngâm khúc)

 Thì ở ca dao xưa, ta bắt gặp:

 Trèo lên cây bưởi hái hoa
 Bước xuống vườn cà nẩy nụ tầm xuân
 Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc...

 Gieo vần không có vần, vậy mà nghe rất duyên.

Nguyễn Khoa Đăng.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
22.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Em cũng xin đóng góp đôi nhời về thể loại lục bát này bác Đồ nhé:
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, hay nói đúng hơn là thể loại riêng của Việt Nam chúng ta, cả thể song thất lục bát cũng vậy, thơ lục bát bao gồm từ 2 câu trở lên,(Hai câu ghép lại thành một cặp câu), các cặp câu gồm có một câu 6(câu lục) và câu 8(câu bát), được xen kẽ nhau, cứ một câu lục, một câu bát, cữ thế rồi đến cặp câu khác, thơ lục bát cũng giống như thơ Đường Luật, cũng phải tuân thủ về luật thanh, vần, trắc, bằng, rất nghiêm ngặt,

Em cũng xin được nêu một chút về luật thanh trong lục bát :p

Về thể lục bát có 2 câu chuẩn là lục và bát, nó giống Đường luật ở chỗ phải tuân thủ về qui tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu lục được tự do về thanh. nhưng 2,4,6 thì phải tuân thủ luật chặt chẽ

Ví Dụ:
Câu Lục: thứ tự tiếng thứ 2,4,6 là bằng(B)-trắc(T)-bằng(B)
Câu Bát: thứ tự tiếng thứ 2,4,6,8 là bằng(B)-trắc(T)-bằng(B)-bằng(B)

Ví dụ:
Anh Đồ(B) xứ Nghệ(T) lang thang(B)
Thi thơ(B) cùng Lửa(T) chạy làng(B) cong đuôi(B) :p(Em giỡn tí tẹo đừng oánh em nhá)

Ngoài ra thỉnh thoảng chúng ta có thể thả tự do cho tiếng thứ hai của câu lục hoặc câu bát, ví dụ câu bát ta chuyển thành T-B-T-B, lúc này ta có thể gọi nó là lục bát biến thể
Ví dụ:
Đồ Nghệ(T) xứ Nghệ(T) quê ta(B)
Duyên bén(T), gặp mặt(T) chung nhà(B) viện thơ(B)
(Em lấy ví dụ thế thôi cho có luật :p, nghe cũng đang còn trúc trắc lắm :D )

Trong thơ lục bát biến thể có thể gieo vần (au)-(âu) / (ay)(ai) / (ười)- (ời) / (uyên)-(iên)
Nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là T-B-T-B thì tiếng thứ 6 câu lục trên nó vần với tiếng thứ 4 của câu đó.

Con Cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát:

Thơ lục bát thường thì ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2, nhưng nhiều khi ta thấy tác giả muốn nhấn mạnh nhịp thơ nên đổi thành 3/3, nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được một cách chính xác hơn.

Đó là những gì em biết và cũng đã tìm thêm tư liệu trên mạng, góp thêm vào cho các bạn nào muốn làm thơ Lục Bát được thêm chút thông tin, và làm những bài thơ hay hơn, đúng luật, và truyền cảm (còn riêng em thì... phá luật suốt :)) he he he)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anhphq

Đọc xong đầu muốn nổ tung
Làm thơ lục bát mà lại... lùng nhùng thế sao? :D
...
Đệ còn biết có thể thơ Lục - Thập, Lục - Cửu.... Lục tứ tung :D không biết có được gọi là thơ không? :D
...
Làm thơ Lục - Thập thử xem
Chứ luc bát mãi... chắc là chết thèm mất thôi :D
Thịt thì đầy cả một nồi
Thế mà bát đũa đâu rồi... để tôi lục hoài :D
Biển xanh sâu thẳm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang sang

Em đã ghé đây mấy lần rồi và cũng rất muốn hỏi vài lời nhưng không dám vì không biết chủ nhà có đồng ý không. Hôm nay ghé lại thấy có mấy bạn đã ghé trước rồi nên em cũng xin phép nhé.
Em thấy bắt buộc phải tuân theo cách gieo vần như vậy thì khó quá đôi khi bị gượng ép không theo dòng cảm hứng của mình. Đã biết mà không tuân theo thì lại sợ... Có cách nào khác và dễ hơn không ạ?


Gieo vần công nhận khó ghê
Nhiều khi từ bí cứ chê mình đần
Nghĩ ra được lại bần thần
Cảm hứng đi mất tần ngần làm sao
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Những gì được gọi là LUẬT thì bắt buộc phải theo thôi, Trăng sáng à, Tốt nhất là hãy xem kỹ bài của Lửa ở trên, trong Thi Viện còn rất nhiều các bài viết tương tự nhưng nhất thời ĐN chưa nhớ các bài đó ở topic nào, Trăng sáng cứ chịu khó tự "lục lọi" vậy. Quả là đôi khi cứ tuân theo luật thì cảm hứng vuột mất, nhưng thơ là thế đó, ĐN không thạo lắm về chuyện bếp núc văn chương, nhưng thiết nghĩ cứ làm thơ đi mỗi khi không thể thể hiện bằng các loại hình khác, làm nhiều (với cảm hứng - thi hứng thực thụ như bạn nói) chắc rồi lâu dần cũng làm được..."theo luật", có điều hay hay dở lại còn tuỳ ở mình và ở người đọc thơ mình cảm nhận. Có khi cả một bài dài "sống" được chỉ nhờ ở một vài khổ đạt đến cái "thần" mà tác giả muốn thể hiện, thậm chí chỉ là nhờ một hai câu đạt đến đỉnh, "ý tại ngôn ngoại"... Thi Viện có rât nhiều "cao thủ" thực thụ, theo mình bạn cứ đọc nhiều thơ trong TV và nghiền ngẫm nhiều bạn sẽ có những kết luận của riêng mình. Chúc bạn nhiều thành công và có nhiều bài thơ hay.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
11.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Thật ra thì huynh Đồ nói đúng đấy bạn Trăng Sáng ạ, theo ý kiến riêng của Lửa thì LUẬT đựoc cha ông mình đặt ra không nhằm mục đích gò bó, làm khó người làm thơ, mà đó là kinh nghiệm quí báu để làm một bài thơ hay, không gặp trúc trắc, có hồn hơn, chúng ta thường nghĩ là khi làm thơ là bị cầm tù ngôn ngữ, là giam hãm cam xúc, nhưng theo Lửa, nếu ai đã từng làm thơ theo luật, giũ đúng niêm luật mà khi đã hiệu quả, cảm thấy Luật không còn là cái đinh gỉ thì khi đó ta đã đạt đến cảnh giới, cũng như thơ đường luật thôi, nếu ai giữ đúng về Niêm Luật, về thanh thì những bài thơ đó sẽ hay hơn, xuôi tai hơn, còn những ai bất kể luật mà vẫn... hay thì đó có lẽ là một bước đột phá, thì cũng như ở trên Lửa có nói về lục bát biến thể, luật thì ra như thế, nhưng cũng đã có biến thể, vẫn hay, vẫn đi vào lòng người, thì dĩ nhiên một ngày nào đó sẽ có người khác phá luật, biến tấu sang luật khác mà vẫn làm cho ta mê say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anhphq

Luật là những cái phổ biến, đã gọt rũa, đương nhiên phải hay mới thành luật :D nói chung làm thơ từ đầu không nhất thiết phải theo luật nào cả, cứ để lòng mình nói ra, sau này dần dần sẽ theo luật, thơ vừa hay, vừa đúng niêm luật mới khó :D mà sau này làm nhiều tự nhiên nó theo luật, chẳng phải gò ép vào, hì hì :D
Biển xanh sâu thẳm
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Em lại nghĩ cách khác, làm thơ cũng như dạy trẻ con vậy, ông cha thường nói dạy con từ thuở còn thơ, làm thơ cũng vậy, mới vào đâu mà không chịu được gò bó luật mà cứ phóng túng theo sở thích thì sau này khó vào đựoc nề nếp và sẽ nản chí ngay, đó thực sự là suy nghĩ của riêng em thôi, còn khi mới bước vào làm thơ, gồng mình chịu đựng các luật, thì khi đã quen với nề nếp thì sau này không cần dò bảng luật, không cần mò từng  chữ để truy luật nữa, các thầy cũng thế, chỉ là theo quán tính, nếu các thầy cứ chấm mỗi bài đường luật theo kiểu dò luật thì biết đến bao giờ mới xong, mà chỉ theo quán tính, theo thói quen, theo sự từng trải nên đọc lướt qua là biết ngay có đúng luật hay không(Đó thực sự chỉ là suy nghĩ riêng em, còn nếu ai có ý kiến khác xin mời nói ra chúng ta cùng thảo luận nhé:D)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang sang

Cám ơn các bạn nhé vấn đề này mình rất quan tâm, mình thích đọc thơ lục bát vì thơ lục bát nghe nhẹ nhàng du dương. Nhiều khi cứ hỏi sao người ta lại viết hay thế và mình đã thử nhưng không hiểu cách gieo vần như thế nào nên cứ viết đại theo cảm xúc của mình thôi. Thực ra khi đọc lại cũng cảm thấy ngang thật, chính vì vậy khi đã hiểu tý chút về luật rồi thì lại cứ phải suy nghĩ để viết như thế nào cho đúng và điều đó đôi khi đã làm cho mình bỏ dở không viết tiếp được nữa vì cảm xúc bay đi mất rồi. Nói chung luật vẫn là luật và mình phải chấp hành nghiêm chỉnh thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

PandaKid xin có 1 số ý kiến nho nhỏ về luật thơ:
Về cơ bản, luật thơ được đặt ra trước tiên với công dụng làm bài thơ có vần, điệu, gọi 1 cách hoa mĩ là nhạc tính. Tiếng Việt vốn đã có nhạc tính (thông qua các dấu thanh), cộng với luật thơ làm 1 bài lục bát có thể trở nên bài hát ru cho em nhỏ hay ngâm vịnh lúc rỗi trời... Sở dĩ những luật cơ bản ấy còn được giữ được đến nay là vì chúng không quá gò bó, lại góp phần giúp người sáng tác diễn đạt ý tưởng 1 cách nghệ thuật hơn. Tóm lại, PandaKid đồng ý luật thanh và vần trong lục bát mà mọi người đã đưa ra là hoàn toàn cần thiết khi sáng tác thơ. Một số trường hợp tác giả không gieo luật vần, vì đã tuân thủ được luật thanh. Bài thơ vừa êm tai, vừa rộng nghĩa. Như ví dụ sau:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
"đình" không vần với "cành', nhưng cả 2 đều là vần bằng, hợp với luật của Lửa đưa ra. Nghĩa cũng không chênh lệch. Cho nên có thể chấp nhận được.
Có luật thì lại có... phá luật. Chuyện này xuất phát từ phương Tây hơn là phương Đông. Có nhiều lí do, nhưng 1 lý do cơ bản là tiếng nói của họ không thanh sắc, có thể nhấn theo ý thích. Điều này dẫn đến việc người này đặt ra thế này nghe hay, mà người khác đọc thế khác cũng... hay nốt. Vậy nên mới sinh ra các thể loại thơ tự do, không cần vần điệu. Nói chung, thơ phương Tây không phải để ngâm, mà là để ngẫm.
Trở về phương Đông lúc xưa, nhất là ở "hàng xóm" phía bắc nước ta, luật lệ là tuyệt đối. Nhưng cũng vì vậy mà con người bị bó buộc vào đó nhiều quá, ảnh hưởng đến cả ý tứ và cảm xúc (Thơ Đường là 1 ví dụ). Điều này tạo cho bài thơ cái "đẹp", chứ chưa hẳn là "hay". Gần nghìn năm nước ta chịu ảnh hưởng luật lệ Đường thi, cho nên đến thời Thơ Mới (Xuân Diệu, Huy Cận,...) nước ta tiếp cận với phương Tây, được gỡ bỏ những điều trên thì họ cảm thấy phấn khởi, vui vẻ. Nhưng nói là thơ họ không có luật thì không phải. Thơ Mới cũng như lục bát, phải có luật vần, luật thanh làm chuẩn mực. Có vậy bài thơ mới hoàn chỉnh về cả hình thức lẫn nội dung. Sau này, thơ hiện dại, đương dại Việt nam cũng đã và đang theo những con người trên.
Vậy nên, PandaKid xin xác định quan điểm là thơ trọng cảm xúc, ý tứ hơn là câu chữ. Có thể 1 bài thơ đọc lên khá " thô", nhưng hàm chứa nhiều điều suy ngẫm. PandaKid cho rằng đấy cũng là thơ hay, chỉ chưa thật hoàn chỉnh mà thôi.
Vài ý kiến nho nhỏ trình làng cùng mọi người, có gì xin chỉ giáo...
P/s: bạn "trang sang", PandaKid nghĩ bạn nên thoải mái sáng tác theo ý tứ, cảm xúc của mình đi. Còn luật thì sau khi viết hết có thể chỉnh lại mà. Nếu không chỉnh được thì cứ để đấy, dù sao cũng ...hay, hihi!
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
14.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối