Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

vilvil

Các anh chị cho em hỏi một chút về 2 câu thơ trên. Em thấy 2 câu thơ này rất hay nhưng lại ko biết là của tác giả nào? và trong bài thơ nào? Anh chị nào biết thì nói giúp em với, nếu có thể thì cho em xin luôn cả bản đầy đủ của bài thơ này nữa. Em cảm ơn ^^.
Thương lắm cành hoa tàn xứ lạ
Nhẹ gió đưa cánh mỏng vỡ oà
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Câu này trước đã có thảo luận trên một số diễn đàn khác:

Người bạn thị độc họ Đông của ta có việc phải rời kinh đô, đến Thiên Tân, qua nhà họ Tra, gặp tiến sĩ Đồng Duệ, vị tiến sĩ này nói rằng:
Thân mẫu Triệu Phu nhân, ở vậy thờ phụ thân, nuôi dạy con cái nên người. Lại hay chữ nghĩa, thường làm thơ. Có bài thất ngôn tứ tuyệt:

Tế táo
Tái bái Đông trù tư mệnh thần,
Liêu tương thanh thuỷ tiễn hành tôn.
Niên niên phá ốc đa trần thổ
Tu nhứ phu vong tử ấu nhân.

Lễ ông táo
Xin một lần nữa thần bếp Đông trù tư mệnh,
Gọi là có chén nước trắng kính cẩn làm lễ tiễn hành ngài lên cầu trời
Năm này qua năm khác phá nhà bụi đất nhiều lắm
Ngài rộng lượng cho với, chồng thì đã qua đời rồi, con còn nhỏ.

Nhân đó, vị tiến sĩ họ Tra này kể thêm:
- Chú của tiểu nhân, có làm bài "Điệu vong cơ", (khóc người thiếp qua đời), nhiều người hoạ lại. Trong đó có bài của người thiếp của họ Đông, tên Diễm Tuyết, thì thật là tuyệt diệu, hai câu kết của bài rằng:
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi
Không hứa với nhân gian thấy bạc đầu.)

Những câu này, có tứ thơ thật gần với câu sau đây của Lạp Điền trong Minh phủ thời nhà Tống:
Bạch phát tòng vô đáo mĩ nhân...
(Mái đầu tóc bạc từ nay không bao giờ đến với người đẹp...)

Nguồn: http://diendan.maihoatran...com/viewtopic.php?t=22150
(Đoạn trên trích trong "Tuỳ Viên thi thoại" của Viên Mai đời Thanh)


Cuối đời Thanh Khang Hy, ở bên bờ sông Vệ thành phố Thiên Tân, có người thiếp của nhà họ Ðông tên là Triệu Diễm Tuyết xây 1 ngôi lầu gọi là lầu “Ðông Gia”. Vào thời này (Khang Hy, Ung Chính, Càn Long), ở Thiên Tân thịnh hành lễ tế “Thần (của) hoa”. Trong lầu “Ðông Gia” trồng đầy hoa “Hải Ðường” nên nổi tiếng. Ngôi lầu này tên chính là “Ðông Gia”, nhưng vì Triệu Diễm Tuyết giỏi thơ, tiếng nổi khắp vùng, thế nên sau này người ta gọi là lầu “Diễm Tuyết”, chứ không dùng đến tên lầu “Ðông Gia” nữa. Triệu Diễm Tuyết có bài thơ rất thịnh hành và nổi tiếng “Tiêu hồn Hải Ðường” có 2 câu “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

HuuVinh

「豔雪樓」的由來:
清朝康熙年末,在天津市衛河、小西關建有佟家樓。是佟家之妾、趙豔雪所築之居所,康熙、雍正、乾隆年間,天津一帶流行祭花神。佟家樓園樓內以種海棠花為富盛名,此樓原名佟家樓,後因趙豔雪工詩能文,其有詩「消魂海棠」:「美人自古如名將,不許人間見白頭」,構思新穎,廣爲流傳,遂使時人皆稱其為豔雪樓,後人卻不稱其原名的「佟家樓」。

Nguồn: http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,11486
(Mấy chữ Yến Tuyết ở trên tôi phiên lại thành Diễm Tuyết)



Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Bài "Tiêu hồn hải đường" tôi tìm ko thấy, có lẽ tới nay chỉ còn lưu lại hai câu tuyệt diễm kia.

1. Câu này có thể hiểu theo nhiều hướng, "chuẩn" nhất có lẽ vẫn là giống như giải thích ở trên: mỹ nhân cũng giống như danh tướng, không thể hứa hẹn với người đời đến khi đầu bạc. Đại ý tương tự như "Tài hoa bạc mệnh" hay "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", lòng trời thích chọc kẻ có tài.

2. Cách hiểu thứ 2 là ám chỉ người đời lòng dạ đen bạc, trắc trở khôn lường, dù ai có tài hoa, có nhan sắc cũng không thể dám chắc không có ngày bị diệt thân. Dù tài hoa hay nhan sắc cũng không ai thắng nổi thế nhân muôn kẻ. Tương tự cách hiểu 1 nhưng có phần khắc nghiệt hơn giữa người với người.

3. Một cách hiểu khác, tôi nghĩ có lẽ không phải là cách hiểu vốn có của câu này, nhưng cá nhân tôi khá thích: mỹ nhân xưa nay giống như danh tướng, không muốn để cho người đời thấy mình khi đầu bạc. Tôi thường liên hệ câu này với câu của Bạch Cư Dị viết về Chiêu Quân: "Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc, Mạc đạo bất như cung lý thì" (Nếu vua có hỏi thăm về nhan sắc của ta, Thì chớ bảo rằng không còn được như hồi ở trong cung nữa).

Còn có tích Lý phu nhân là sủng thiếp của Hán Vũ Đế. Lý phu nhân tương truyền là một tuyệt thế giai nhân, chính là nhân vật được nhắc đến trong câu "khuynh quốc khuynh thành". Khi Lý phu nhân bệnh biết không qua khỏi, nhất định không Vũ Đế xem mặt, vì e trông thấy nét mặt tiều tuỵ sẽ không còn giữ được hình ảnh của mình trong lòng vua nữa.

Tôi nghĩ câu này có thể hiểu theo nhiều cấp độ rất khác nhau của chữ "hứa" sẽ khiến ý nghĩa khau nhau khá căn bản.

Trong bài "Viếng hồn trinh nữ", Nguyễn Bính cũng có dùng hai câu này: https://www.thivien.net/v...ID=RCB8So_oA5GG-43oaGGFmg

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
44.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyẽn Hoài Phương

bài này tôi thấy trong thơ của Nguyễn Bính mà
Tạm dịch"Người đẹp ngày xưa như tướng giỏi,chẳng thẹn cho ai thấy bạc đầu"
32.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

longphizx

em rất thích hai câu thơ này nhưng chưa hiểu tườn tận nay được các anh chỉ chỉ dẫn thì rât vui cảm ơn rât nhiều
11.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

quangda

Câu này nếu hiểu rộng ra thì cũng như câu trong Kiều :"Chữ tài chữ phận ấy là ghét nhau" phải không các hyunh đài?
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
21.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lãn tử

Mình cũng tìm ko thấy 2 câu đầu của bài này. Ai tìm dc dùm mình thì cảm ơn nhìu o^_^o
23.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Judas Matheaus

(Hình ảnh Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa: Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Qúy Phi, Điêu Thuyền)
-------------------- mến tặng bạn bin!

-----------

Nhân tại giang hồ kỉ đa sầu

Hưng suy thành bại tuế tuế thu

Tiếu trảm thiên nhân đồ nhất khoái

Bi tòng vạn cốt mịch phong hầu

Thanh san vị cải tân tú loạn

Hồi đầu tức khán tịch dương hồng

Giai nhân tự cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

--------

Thời Chiến quốc, năm thứ mười sáu đời Huệ Văn Vương nước Triệu (283TCN), Liêm Pha làm tướng nước Triệu, đánh Tề, phá tan quân Tề, Từ đó nổi tiếng dũng khí ở các nước chư hầu, đánh đâu thắng đó, nước Tần không dám xâm phạm Triệu. Khi về già Liêm Pha không còn được tin dùng, nước Triệu thường bị nguy khốn, đất đai dần mất vào quân Tần. Vua Triệu lại nghĩ đến việc dùng Liêm Pha, chỉ hiềm một nỗi không tin vào sức khỏe của ông, mới sai sứ giả đến xem ông ra sao. Liêm Pha vì vậy ăn một đấu gạo, mười cân thịt trong một bữa cơm, mặc áo giáp lên ngựa để tỏ rằng mình còn dùng được.

----------

trở lại bài thơ ở trên, được cho là được sáng tác vào cuối thời Khang Hy (1661-1722), dù còn một vài chữ chưa hiểu, mình cũng tạm dịch nó là như thế này:

Người trong giang hồ lòng mang nhiều nỗi sầu

ngàn vạn năm hưng, suy, thành, bại ..

cười theo ngàn cái đầu rơi dưới một lưỡi đao

khóc theo vạn nắm xương khô chỉ vì giấc mộng phong hầu

núi xanh thành đám loạn cỏ

quay đầu là thấy mặt trời lặn

từ ngày xưa, người đẹp đã như là danh tướng

không cho ai thấy mái đầu đã pha sương

---------

bài thơ là vậy, mọi người thường chỉ nhớ có hai câu cuối: giai (mỹ ) nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Nhưng vừa rồi gặp một cao thủ giang hồ Việt hóa nó như thế này:

tướng tài, người đẹp xưa nay

mấy ai lừng lẫy đến ngày tàn phai

không chỉ có vậy, tìm kiếm trên mạng mới hay còn rất rất nhiều cách nghĩ khác, giai nhân tự cổ như danh tướng của một bài báo bình luận một cuộc thi hoa hậu để nói là sắc đẹp có thể làm nghiêng thành đổ nước (có mà nghiêng thùng đổ nước!).

Rồi của một bài giải đáp trên một trang thơ: người đẹp như tướng tài đều yểu mệnh.

Chưa hết, của một câu trả lời khác: người đẹp cũng như danh tướng, không bao giờ hứa với nhân gian sống đến khi đầu bạc.

---------------

Haizz, rối thiệt, nhưng nếu bạn hỏi mình nó nghĩa là gì? mình xin phép được phun châu nhả ngọc lý giải nó như vầy:

Giai nhân tự cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

chữ 許 - Hứa trong bài thơ gốc chữ Hán có nghĩa là: nghe theo, cho, chịu, bằng lòng

còn mấy chữ còn lại thì quá dễ rồi, bất là không, kiến là thấy (kiến nghĩa bất vi vô dũng dã), bạch là trắng, đầu là...cái trôốc chơ cái chi nữa.

kết hợp với bài viết về tướng quân Liêm Pha ở trên (theo Sử ký - Tư Mã Thiên) thì hiểu rõ hơn rồi. Người dũng tướng, với hào khí một thời, khó mà chấp nhận một ngày mình già nua, yếu ớt trong mắt người khác. Giai nhân cũng vậy, khi về già thì còn đâu ánh mắt long lanh, còn đâu đôi má căng hồng và đôi môi mọng chín, nên rất sợ cái cảnh còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng.

Tóm lại, cả danh tướng hay giai nhân đều sợ già và vì vậy đều không muốn cho người khác thấy mình già.

----
cái này đệ sưu tầm trên Yume, không biết có đúng không nữa
Đa tình tự cổ năng vi hận
Sử hận miên miên vô tuyệt kỳ
114.36
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Người viết 2 câu thơ trên đọc được những dòng của matheaus hẳn khen hậu thế tinh tường .
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]