Trang trong tổng số 93 trang (925 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

Chào Phương Mi, chào langtunamxua:

Việc sưu tầm nhưng không đề tên tác giả đương nhiên sẽ làm cho người đọc hiểu tác giả bài viết là người post bài. Chuyện như thế không hiếm, đã từng xảy ra ở thi viện này. Người post có thể vô tình hay hữu ý trong trường hợp lập lờ này.
Thơ tôi cũng bị mang đi nơi khác và cung có khi bị người post "quên" ghi tác giả. Kể ra thì cũng bực mình.

Tôi xin được đáp ứng yêu cầu của bạn langtunamxua. Nguyên văn bài thơ như sau:

LỜI THỀ CỎ MAY

Làm sao quên được tuổi thơ
Tuổi vàng, tuổi ngọc - Tôi ngờ lời ai
Thủa ấy tôi mới lên mười
Còn em lên bảy theo tôi cả ngày
Quần em dệt kín bông may
áo tôi đứt cúc mực dây tím bầm
Tuổi thơ chân đất, đầu trần
Từ trong lâm láp, em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
Anh không lấy vợ, còn chờ đợi ai?
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may

Phạm Công Trứ


Bài thơ được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong "Chân dung và đối thoại", nhà thơ Trần Đăng Khoa bình bài thơ này như sau:

Giữa lúc người ta xuôi về thành phố, thì Phạm Công Trứ lại ngược ra ngoại ô, trở về làng quê, và rồi anh cứ đi mãi, đi hút mãi về xứ dân gian, ở đó anh gặp Nguyễn Bính, và ngay lập tức, anh đã bị ông thi sĩ đồng hương này bắt mất hồn! Bởi vậy, có một nhà thơ ở bậc đàn anh, đọc xong Trứ bảo: Đời đã có một Nguyễn Bính rồi. Có nên cần thêm một Nguyễn Bính hạng hai, hạng ba nữa không? Nói thế thì oan cho Trứ quá. Anh đâu phải Nguyễn Bính. Dù có khoác tấm áo the, có đội cái khăn xếp xưa của Nguyễn Bính cũng đâu đã phải là Nguyễn Bính. Hãy xem cô gái nhà quê ra tỉnh này về thì rõ. Cái áo chẽn, cái quần bò đã khác xa cái áo the quần lĩnh cổ cài khuy bấm ngày xưa, chí ít cũng là sự khác biệt về mốt trang phục của thiếu nữ ở hai thời.
Dẫu khác thế, người đọc Phạm Công Trứ vẫn cứ nhớ đến Nguyễn Bính. Giá không có Nguyễn Bính, có lẽ Phạm Công Trứ đã có một cái chiếu trải giữa làng văn rồi. Nhưng cái chiếu Trứ đang ngồi vào hiện nay, Nguyễn Bính đã ngả bóng mình xuống đó cách đây nửa thế kỷ. Bởi thế, thơ Trứ có chỗ quả cũng cớm nắng, xanh xao. Thiết tưởng, Trứ cũng có thể bắt chước người xưa, ngửa mặt lên trời mà than rằng: Trời đã sinh ra Trứ, sao trước đó còn sinh ra Bính?


Tôi thấy Trần Đăng Khoa rất tinh và có lý khi bình như thế. Anh cho rằng "Lời thề cỏ may" đã đánh cắp "Chân quê" (của Nguyễn Bính) về tứ.

Để tiện theo dõi, tôi xin giới thiệu luôn bài thơ "Chân quê":

CHÂN QUÊ:

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều .

1936
Nguyễn Bính


Thân chúc tình thi hữu

Nguyễn Tường Thuỵ
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

langtunamxua

Bác Tường Thụy, cảm ơn bác post bài Lời Thề Cỏ May của Phạm Công Trứ. Một bài thơ hay, vậy mà trước đây tôi không được biết, nên để xảy ra sự lầm lẫn như ở trên. Bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính, tôi đã đọc qua. Nhân thể bác cho đọc bài bình thơ PCT của Nguyễn Đăng Khoa nên tôi xin góp vào đây một ít theo ý thô thiển của mình.

Hai bài này ý thơ giống nhau, qua hai bài thơ người đọc nhận biết được về hai thời điểm đổi thay của xã hội như Nguyễn Đăng Khoa đã viết. Rõ ràng nhà thơ Phạm Công Trứ chịu ảnh hưởng nặng thi sỹ Nguyễn Bính. Có thể  PCT qúa ái mộ nên nương theo ý thơ NB mà sáng tác bài Lời Thề Cỏ May cho ông hay chăng. Ta tưởng chừng như không cần thiết, như NĐK viết, có cần thêm một NB hạng hai hạng ba nữa hay không. Nhưng sao lại đặt vấn đề cần thiết hay không như thế đối với người làm thơ ?  Khi sáng tác bài Lời Thề Cỏ May tôi nghỉ không thể PCT không biết đến bài Chân Quê của NB, và cũng chẳng bao giờ PCT nghĩ "mình phải là hay sẽ là một Nguyễn Bính thứ hai..."  cho dù thơ của Nguyễn Bính có ảnh hưởng rất lớn đối với ông chăng nữa.

Đọc bài phê bình Phạm Công Trứ của Nguyễn Đăng Khoa bác cung cấp, tôi cảm tưỡng NĐK cưỡng và cường điệu. Hay ông rất thâm thúy khéo léo bằng cách của ông mà tôi không hiểu được. Tuy nhiên tôi rất không đồng ý với NĐK dùng từ " đánh cắp" để phê bình Lời Thề Cỏ May như bác cho biết..

Bác Tường Thụy thân mến, coi nhau như tình thi hữu, nhân dịp trao đổi tâm sự cùng bác cho vui, chứ về lãnh vực thơ văn thú thật do không nghiên cứu nhiều nên tôi không hiểu biết là mấy. Có làm thơ cũng chỉ là mượn thơ cho vui, để giãi bày tâm tư và cố làm sao để bạn đọc có thể đọc được. Cho nên, thấy thế nào thì nói lên ý nghĩ của mình thế thôi. Có gì không phải xin bác cười với nhau một tiếng...

Thân kính,

Langtunamxua
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

langtunamxua




Em lên lễ Phật chiều nay,
Áo hồng mây nõn áo bay sân chùa.
Dịu dàng ôi dáng tiểu thơ,
Dừng tay quét lá mà ngơ ngẩn lòng.

Lãng Tử năm xưa
Mùng một lên chùa Hòa Khánh, nhớ người xưa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phuongmi2985



  LỤC BÁT CHO MÙA THU


Thu đi mang cả yêu thương
Em đi để lại vấn vương , u hoài
Thu về nghe những tàn phai
Em về đón gió heo may buốt lòng ...

Mưa thu gieo những bâng khuâng
Vương vương trên tóc , rưng rưng mắt buồn
Xa nhau chết nửa linh hồn
Nửa kia thơ thẩn , nhớ thương mõi mòn...

Nắng thu vàng úa bên song
Nhuộm cho màu lá đượm nồng thời gian
Hỏi thu sao lá thu vàng ?
Hay là thu cũng dở dang cuộc tình ?

Đêm thu sương lạnh buồn tênh
Trăng vàng lẻ bóng nỗi niềm ai hay ?
Dẫu rằng khi khuyết , khi đầy
Tình thu vẫn vẹn chẳng phai nhạt màu ...

Thu buồn vương giọt mưa ngâu
Cho hồn thu phải u sầu tháng năm
Cách chia bởi một dòng ngân
Đôi bờ nỗi nhớ hằng mong tương phùng !

Phương Mi
Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy .
Cho em thêm ngày mới để yêu thương !  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

@ Bạn langtunamxua:

Trước hết xin cải chính, nhà thơ chúng ta nhắc tới là Trần Đăng Khoa (chứ không phải họ Nguyễn đâu nha) :)
Hai là khi viết, TĐK không dùng từ đánh cắp mà từ ấy do tôi dùng. Qua lời bình của TĐK, tôi mới suy ra là TĐK cho rằng "Lời thề cỏ may" đã đánh cắp "Chân quê" (của Nguyễn Bính) về tứ.
Tôi nghĩ lời bình của TĐK cũng không có gì quá. Viết văn xuôi, TĐK có một giọng văn dí dỏm khôi hài. Tôi cũng khoái cái lối viết ấy.
Về cái sự na ná nhau trong văn chương, mà ở đây ta chỉ nói trong phạm vi thơ thôi, tôi cho rằng việc nhà thơ nọ ảnh hưởng nhà thơ kia là chuyện bình thường. Ngay như Xuân Diệu, có những bài thơ ảnh hưởng bởi thơ Pháp.
Nhưng theo tôi, sự ảnh hưởng thì được nhưng bắt chước là không nên. Đó là bắt chước về cách dùng chữ, lối diễn đạt hay bắt chước về ý, về vấn đề đặt ra trong bài thơ.  Những bài thơ dù nhuần nhuyễn, mượt mà nhưng chữ nghĩa mòn xáo, nội dung không nêu ra ý nào mới làm người ta dễ quên, hoặc giông giống một bài thơ nào đó đã công bố đều không thể gọi là bài thơ hay.
Trở lại hai bài thơ nói trên, ai đã biết đến hai bài này, khi đọc Lời thề cỏ may, người ta đều nhớ tới Chân quê. Vì vậy tôi mới cho là TĐK tinh và có lý.
Còn nếu đọc Phạm Công Trứ (thơ PCT nói chung) mà nhớ đến Nguyễn Bính thì tôi cho là không sao, điều này tôi đồng cảm với bạn langtunamxua.
Dù sao cũng không nên nặng nề về bài Lời thề cỏ may khi thấy nó thấp thoáng bóng dáng của Chân quê. Sự na ná của Lời thề cỏ may không thể gọi là đạo văn nhưng dù sao cũng nên tránh, tuy nó chẳng thấm vào đâu so với mấy vụ đạo văn gần đây đã gây xôn xao văn đàn mà bạn nào quan tâm đến đời sống văn nghệ chắc đều biết. Đó là vụ Đào Kim Hoa đạo thơ của Hữu Thỉnh và Lò Ngân Sủng, mang đi Festival thơ Quốc tế Đài Bắc 2001, vụ Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh đạo thơ của một tác giả Đức. Người ta đã đặt hai bài thơ cạnh nhau thì gọi là đạo thơ không có gì sai. (Khổ bác Thỉnh, vừa bị đạo thơ lại vừa đi đạo thơ, chắc bác í cho rằng nó ăn trộm của ông thì ông đi ăn trộm của thằng khác bù lại) :))
Còn em ca sĩ Ngọc Khuê cũng đạo thơ mang đăng báo, nhưng em chỉ yêu thơ thôi chứ không phải nhà thơ nhà văn to nhớn gì nên cho qua :D
Ngày nghỉ, lan man mấy dòng cho thư giãn. Chúc langtunamxua và các bạn trong diễn đàn cuối tuần vui vẻ nha.
(Lẽ ra chuyện này nên trao đổi ở topic "Thế nào là một bài thơ hay", nhưng nói chuyện luôn ở đây kể cũng tiện. Cám ơn phuongmi2985 đã cho TT và LTNX mượn nhà để trao đổi. Hy vọng phuongmi2985 không phiền lòng)

Thân ái.
Nguyễn Tường Thuỵ
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

langtunamxua đã viết:
Bác Tường Thụy, cảm ơn bác post bài Lời Thề Cỏ May của Phạm Công Trứ. Một bài thơ hay, vậy mà trước đây tôi không được biết, nên để xảy ra sự lầm lẫn như ở trên. Bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính, tôi đã đọc qua. Nhân thể bác cho đọc bài bình thơ PCT của Nguyễn Đăng Khoa nên tôi xin góp vào đây một ít theo ý thô thiển của mình.

Hai bài này ý thơ giống nhau, qua hai bài thơ người đọc nhận biết được về hai thời điểm đổi thay của xã hội như Nguyễn Đăng Khoa đã viết. Rõ ràng nhà thơ Phạm Công Trứ chịu ảnh hưởng nặng thi sỹ Nguyễn Bính. Có thể  PCT qúa ái mộ nên nương theo ý thơ NB mà sáng tác bài Lời Thề Cỏ May cho ông hay chăng. Ta tưởng chừng như không cần thiết, như NĐK viết, có cần thêm một NB hạng hai hạng ba nữa hay không. Nhưng sao lại đặt vấn đề cần thiết hay không như thế đối với người làm thơ ?  Khi sáng tác bài Lời Thề Cỏ May tôi nghỉ không thể PCT không biết đến bài Chân Quê của NB, và cũng chẳng bao giờ PCT nghĩ "mình phải là hay sẽ là một Nguyễn Bính thứ hai..."  cho dù thơ của Nguyễn Bính có ảnh hưởng rất lớn đối với ông chăng nữa.

Đọc bài phê bình Phạm Công Trứ của Nguyễn Đăng Khoa bác cung cấp, tôi cảm tưỡng NĐK cưỡng và cường điệu. Hay ông rất thâm thúy khéo léo bằng cách của ông mà tôi không hiểu được. Tuy nhiên tôi rất không đồng ý với NĐK dùng từ " đánh cắp" để phê bình Lời Thề Cỏ May như bác cho biết..

Bác Tường Thụy thân mến, coi nhau như tình thi hữu, nhân dịp trao đổi tâm sự cùng bác cho vui, chứ về lãnh vực thơ văn thú thật do không nghiên cứu nhiều nên tôi không hiểu biết là mấy. Có làm thơ cũng chỉ là mượn thơ cho vui, để giãi bày tâm tư và cố làm sao để bạn đọc có thể đọc được. Cho nên, thấy thế nào thì nói lên ý nghĩ của mình thế thôi. Có gì không phải xin bác cười với nhau một tiếng...

Thân kính,

Langtunamxua
@Langtunamxua: Bạn nhầm họ của Trần thi sĩ thành họ Nguyễn. Dù vậy tôi cũng rất đồng ý với bạn rằng Trần thi sĩ đã khá ngạo mạn khi cho rằng Phạm Công Trứ đã đánh cắp tứ của bài "Chân quê" khi sáng tác "Lời thề cỏ may"...
Tôi có quen biết và khá thân với anh Trứ dạo còn dạy và cùng sinh hoạt trong Câu lạc bộ Thơ Đại học Pháp lí Hà Nội (ĐHPLHN - Đại học Luật Hà Nội bây giờ) và vì thế rất tâm đắc với nhận xét của bạn về Trứ, anh ấy chưa hề và không hề nghĩ mình sẽ là một Nguyễn Bính...Dạo đó Trường ĐHPLHN còn ở Quán Gánh-Thường Tín, mới thành lập, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn khổ cực trăm bề...Và thơ như là một cứu cánh tinh thần với các thầy và sinh viên...Chính Trứ đã đề xuất và cùng Đoàn Thanh niên nhà trường thành lập Câu lạc bộ Thơ ĐHPLHN. Thơ của Trứ trình làng từ đó...Phạm Công Trứ vừa là giảng viên vừa là Chủ nhiệm đầu tiên của CLB Thơ ĐHPLHN...Dạo đó Nghệ tôi có làm bài Bút Tre về Trường trong đó có thầy Trứ và còn được ...các thành viên nhớ đến giờ:

Qua Văn Điển quá Ngọc Hôi (Ngọc Hồi)
Là Trường Đại học  Hà Nồi Pháp ly...
...Đẹp trai nhất Phạm Công Trừ
Ở Khoa Kinh tễ chuyên nghề Lao đông...(Khoa Kinh tế-chuyên ngành Luật Lao động)
Thơ Trứ được mọi người yêu thích và biết đến từ những "sân chơi" bình dân như thế. Mãi sau này Trứ mới nổi danh với Lời thề cỏ may nhưng cũng vẫn rất bình dân, rất khiêm tốn và rất "chân quê"...bỏ mặc ngoài tai cái kiểu xếp Trứ là Nguyễn Bính hạng hai, hạng ba hay gì gì đó...Có dịp, bạn cũng nên xem "Chân dung và Đối thoại" của Trần thi sĩ, một dạng phê -bình-luận thơ kết hợp "vẽ" chân dung các nhà thơ đã nổi, đang nổi, danh nổi như cồn hay mới xè xè nấm đất bên đường để có những cảm nhận khá thú vị. Về cuốn này của Trần thi sĩ, cũng đã nổi lên nhiều khen chê dậy sóng trên văn đàn một thưở...
@Phuongmi: Đúng như bác Thuỵ nói, lẽ ra những trao đổi này phải đưa vào "Thế nào là một bài thơ hay" hay mục nào khác, nhưng mong Phuongmi cảm phiền và cho mượn tạm nhà của Phuongmi một lúc nhé. Mong bạn thứ lỗi. Rất cảm ơn bạn.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

langtunamxua

Cùng hai bác Tường Thụy và Đồ Nghệ. Thật là không phải đến cái tên mà còn viết sai họ của người ta. Lãng Tử năm xưa lấy làm cảm kích về bài viết của hai bác. Qua đó LTNX tôi hiểu biết thêm khá nhiều, những chuyện trong làng thơ cũng như qua quan điểm của hai bác về bài thơ Lời thề cỏ may của Phạm Công Trứ

Trao đổi với nhau như vậy, thiết nghĩ cũng đã đủ cho một cuối tuần với nhiều cởi mở thân mật. Mong rằng sẽ có nhiều dịp chuyện trò cùng hai bác. Thân chúc hai bác sức khỏe và một cuối tuần vui tươi.

Thân ái,

Langtunamxua

@ Phương Mi, hai bác Tường Thuỵ - Đồ Nghệ rõ là khách sáo nhỉ, viết ở đây mà cứ phải rào đón sợ Mimi phiền. Mi có phiền không ? cùng là "phe thành viên" với nhau chắc không đâu. Ngán là ngán bà chị kìa, bả vui thì phớt lờ cho, bả buồn cứ là... chổi bả quét, ki bả xúc mang đi  :D. Mong PM luôn mạnh khoẻ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phuongmi2985


PMi rất vui được đón tiếp mọi người ở nhà mình , PMi hân hạnh được thỉnh giáo mọi điều trong lĩnh vực thơ ca . Thân chào !
Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy .
Cho em thêm ngày mới để yêu thương !  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phuongmi2985


Có người con gái năm xưa
Đầu xuân lễ Phật , cửa chùa để quên
Một đôi guốc nhỏ xinh xinh
Ai người nhặt được thì xin giữ dùm !

Hữu duyên thiên lý cũng gần
Không là duyên phận xin đừng vấn vương
Tình yêu ở chốn hồng trần
Dẫu không đau khổ cũng dường đắng cay ...

Phương Mi
Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy .
Cho em thêm ngày mới để yêu thương !  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như




Có người con gái năm xưa
Ngày xuân đi lễ, cửa chùa bỏ quên
Một đôi guốc nhỏ xinh xinh
Ai người nhặt được thì xin giữ dùm !

Phương Mi


Chiều nay về lại chốn xưa,
Cảnh đây người cũ như vừa hôm qua.
Áo em mây trắng vườn chùa,   
Em đi đất cũng thẹn thùa chân son. *  
Dịu dàng như những nàng tiên
Chuyện xưa cổ tích mẹ hiền ru con.
Bướm bay bên cánh hoa đàm,
Vô ưu một đóa em còn hay không ?

Nguyễn Ánh Như

* Một lần về thăm chùa cũ. Nơi đây có người con gái để quên đôi guốc trước thềm chánh điện.
Để rồi... Thương em từng bước chân son. Vô Ưu một đóa hoa Đàm quen nhau !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 93 trang (925 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] ... ›Trang sau »Trang cuối