Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

nh0crua_mt

Tôi có tình cờ đọc được một câu nhận định về thơ Hàn Mặc Tử thế này:
"Thơ HMT thường có những bước nhảy về ý. Ý nọ cách ý kia một khoảng rất lớn, có lúc ngỡ như không liên hệ với nhau, thoáng nhìn bài thơ có vẻ đầu Ngô mình Sở thế nào đấy, nhất là các tập thơ cuối đời ông. Những nét đặc sắc của Hàn Mặc Tử cũng lại là ở đấy: những ý thơ rất xa nhau về ý nghĩa hoá ra là vẫn còn chỗ liền nhau ấy là ở trạng thái xúc cảm. Mà trạng thái xúc cảm của Hàn Mặc Tử thì càng về cuối đời càng kì lạ, độc đáo. Nắm được đặc điểm này là có được chìa khoá mở vào thế giới "Thơ điên" của Hàn Mặc Tử..."
(Vũ Quần Phương_Thơ với lời bình, NXB giáo dục,1987,tr.40)
Quả thật thơ HMT, tôi đọc hok nhiều nhưng câu nói của VQP, tôi thấy vẫn có nhiều chỗ hơi khó hiểu, mong anh chị trong thivien giải đáp và cho ý kiến để làm rõ nhận định trên. Cảm ơn nhiều!!!
"Cái giàu nghèo của nó là vô biên. Niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu"
32.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Phúc Duy

Thơ là tiếng nói của tác giả nhưng lại là suy ngẫm ở người đọc
Nếu muốn hiểu rõ hơn về sự nhảy cóc tâm trạng này thì Trâm có thể đọc bài "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài tiêu biểu nhất cho "phong cách" này của Hàn thi sĩ. Ngoài ra trường phái thơ điên của Hàn thi sĩ không chỉ độc đáo riêng ở chỗ nhảy cóc tâm trạng mà còn ở những câu thơ siêu thực đến lạ kỳ mà có những câu thơ luôn để lại trong ta 1 chút gì đó ma quái, kỳ dị đầy mộng mị như đùa chơi trên thân phận của mình :
     Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
     Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra
Hay như ...
     Ai đi lẳng lặng trên làn nước
     Với lại ai ngồi khít cạnh tôi?
     Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng
     Không nói không rằng nín cả hơi
Tuy không phủ nhận nhưng theo Duy nghĩ thì chính những câu thơ như thế mới góp phần lớn định hình nên dòng thơ điên mang dấu ấn của Hàn Mặc Tử chứ không chỉ đơn thuần là sự nhảy cóc tâm trạng "...Nắm được đặc điểm này là có được chìa khoá mở vào thế giới "Thơ điên" của Hàn Mặc Tử..." như nhận định trên.
Nhiều lắm, nhưng nếu Trâm muốn thì Duy có cuốn bình thơ Hàn Mặc Tử cũng khá hay, để hôm sau Duy đem qua nhà cho ngồi "luyện" ^^
Thân ái !
42.25
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vô Hình

Thơ HMT đúng là rất khó cảm nhận...Bởi không phải ai cũng có 1 hồn thơ "Điên" như ông. "Điên" là do bệnh tật, là do nỗi khát khao yêu mà không được yêu. Thực sự mà nói, tôi cũng chưa thể khẳng định mình hiểu rõ thơ HMT...Nhưng về ý kiến bạn dẫn ra đó, tôi có thể cho bạn một vài ý kiến.
Về ý kiến của Vũ Quần Phương, ta có thể thấy đó là một nhận định khá chính xác về thơ HMT. Hãy thử xem xét bài thơ "Đây Thôn Vĩ Giạ" nằm trong chương trình THPT để thấy được điều này.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Sự thay đổi đột ngột của bài thơ là nét đặc biệt hiếm thấy trong thơ.
Khổ 1 là một khu vườn đầy nắng và màu sắc...Màu của nắng ban mai, mày của lá xanh biếc...HMT đag dạo chơi trong một khu vườn địa đàng ngay chốn nhân gian, ngay chốn Huế thơ...
Nhưng, ngay sang khổ 2,HMT như quay ngoắt đi, nhìn một không gian khác, một thời gian khác...Từ khu vườn đã ra đến bờ sông, từ buổi bình minh rạng rỡ đã đến đêm trăng huyền ảo...Trăng- một hình ảnh rất quen thuộc trong thơ HMT- đã tràn ngập khắp không gian, khắp ý thơ..Một sự thay đổi đột ngột đến mức chúng ta- những người đọc và cảm nhận bài thơ- cảm thấy có chút hụt hẫng, có chút "giật mình"...
Và, đến khổ thứ 3, ta lại rơi vào một vùng đất khác, mờ ảo, huyền hoặc-vùng đất của tâm hồn HMT. Nơi đó mờ nhạt bởi sương khói, nhưng vẫn thấp thoáng một bóng hình giai nhân...
Vâng,Sự độc đáo là đó, tài năng kì lạ là đó...HMT đã biến thơ của mình thành một thế giới riêng mà thi sĩ có thể thoả sức vẫy vùng, thoả sức tắm trong tâm trí tưởng tượng, tắm trong hồn tơ, tắm trong cảm xúc, và trong cả nỗi đau.
Tôi rất muốn viết thêm, viết nhiều nữa, nhưng sự thực là thời gian và vốn hiểu biết về HMT không cho phép, nên tôi xin dừng lại ở đây...
Rất mong mọi người có những ý kiến đóng góp thêm để chúng ta tìm đc "chìa kháo bước vào thế giới thơ của HMT"...
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
33.33
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Phúc Duy

Chà ! bạn Vô Hình nói giống y như trong các sách học tốt văn học và các thầy cô mình dạy ở trường.
Xin mọi người hãy cùng vào đây và cho mình thêm vài ví dụ về hiện tượng nhảy cóc tâm trạng này để làm phong phú thêm chủ đề nào, dạo chủ đề nào cũng thấy bài Đây thôn Vĩ Dạ cả.
34.33
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nh0crua_mt

Đồng ý với ý kiến của bạn NPD vì bài thơ "Đây thôn vĩ Dạ" của HMT nó quá quen thuộc rồi, tài liệu viết bài thơ này nhiều hok thể tả, có ý chấp nhận được thì đụng đâu cũng thấy nhắc tới,còn ý lạ thì chẳng biết đâu mà lần, hok rõ có phải do người viết sáng tạo ra hok nữa nên nếu được hi vọng có ai đóng góp ý kiến về bài nào mới hơn một chút...Càng khó hiểu lại càng muốn tìm hiểu mặc dù biết thế nào cũng đau cái đầu......^^ Nhưng dẫu sao cũng cảm ơn ý kiến của bạn Vô Hình..
"Cái giàu nghèo của nó là vô biên. Niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vô Hình

Tôi cũng biết một số tác phẩm của HMT. Nhưng thiết nghĩ thơ ông khó hiểu lắm. Như cụ Hoài Thanh đã nói, đọc thơ HMT còn thấy "ớn lạnh". Thế nên tôi nghĩ rằng nên chọn một bài trong chương trình THPT, để ít ra nó cũng dễ hiểu hơn (đó là tôi nghĩ thế), và dễ cảm thụ hơn. Nếu dùng bài nào lạ, chỉ e mình phân tích chưa hợp lí sẽ khiến nhiều người phật ý.
Còn về bài Đây thôn Vĩ Giạ, cảm nhận là chung nên không biết nó có giống gì các thầy cô với sách tham khảo không nhưng xin khẳng định tôi không "copy+paste". Đơn giản, với tôi, bài thơ này khá ấn tượng vì hình ảnh ẩn chứa trong đó rất đẹp.
Ngoài Đây thôn Vĩ Giạ ra, tôi cũng thấy ấn tượng một bài nữa: "Trường tương tư" (bài này hình như trong thi viện cũng có). Trong đó có nhiều câu thơ "lạ" đúng nghĩa:

"Hãy van lơn ở dưới chân Bàn Thành
Cho yêu ma muôn năm cùng trở dậy"

hay như :
"Một khối tình nức nở giữa âm u
Một hồn đau rã lần theo hương khói
Một lời thơ cháy tan trong năng rọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung"

Có thể thấy cái đau đớn vì bệnh tật trong cuộc đời HMT đã khiến vần thơ của ông như toàn là cái chết và đau thương. Những ý thơ lạ này khiến tôi đọc mà cũng không khỏi "lạnh" gáy. Vì nó hàm chứa những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, mà ẩn trong sự "mục ruỗng" của thân thể ấy lại là niềm khao khát đời, khao khát yêu. Ấy là cái lúc "hoi hóp" cuối đời của HMT. Cái "van lơn" của một hồn người đang dần đi vào cõi chết được sống, xin được yêu; và hình như muốn trở dậy như kiểu " thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt" vậy. Đó là ước ao một t/y nồng nhiệt, cháy bỏng trong những giây phút cuối cùng? Thế nhưng, HMT không được đáp lại (và sự thực là ông cũng không được đáp lại thật), để rồi HMT lại "tương tư" (cái nhan đề này hơi khó hiểu bởi nó gắn kết với hình dạng thơ Đường, có nét gì đó cổ kính mà thực sự tôi vẫn chưa hiểu cho rõ lắm mối quan hệ liên kết giữa nó và chủ đích của bài thơ). Càng "tương tư" càng sầu muộn và càng đau khổ vì bị "cách biệt" với đời. Thế là HMT lại trở về với nỗi đau thể xác, và cảm thấy hồn mình đang "rã" dần, những phút giây tàn lụi của một kiếp người đang chiếm dần lấy cuộc sống HMT. Cũng lại chẳng có ai lắng nghe HMT. Tôi thích đoạn thơ này vì sự cô đơn cực độ mà nó diễn đạt.
Tìm đâu những lời thơ như thế? Chỉ có HMT mà thôi.
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
33.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thích Thanh Tâm

hàn mạc tử lời thơ mộc mạc nhưng đầy ẩn ý . một tác gia đáng để nhớ . nhưng thăm mộ cũng là
22.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]