Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 trong tổng số 23 trang (229 bài viết)Trang đầu « Trang trước ‹ ... [19 ] [20 ] [21 ] [22 ] [23 ] ›Trang sau »Trang cuối
Nhân quả ( Tiếp ) Ông bà Bằng ngồi xem ti vi còn hai chị em Thu và Xuân học bài ngay trong cùng một căn phòng nhưng không gian thật yên tĩnh . Chẳng là ông bà sắm hai cái tai nghe nhỏ có dây dài nối đến máy , màn hình hướng về phía mình nên các con không nghe nhìn thấy . Một cách thu xếp hoàn toàn hợp lý cho mọi thành viên trong gia đình gì . Mỗi khi con vướng mắc bài vở , bố mẹ lại trở thành thày cô giáo tại chỗ , do vậy việc học hành của Xuân - Thu có phần thuận lợi hơn nhiều bạn bè khác . Nhờ trời hai chị em cũng sáng dạ nên việc học không trở thành gánh nặng cho bản thân và bố mẹ . Ông Bằng tự hào về học hành của con cái . Chưa bao giờ ông phải cầu cạnh cửa nào hoặc sử dụng một hành vi gian lận trong việc thi cử hay lên lớp của các con . Ngay cả những cuộc thi học sinh giỏi của Xuân ông cũng không hề tác động đến nửa điểm . Cách sống này , ông Bằng coi như một thứ “ Gia bảo ” không thể đánh mất . Năm trước Xuân được vào thẳng cấp ba vì là học sinh giỏi của tỉnh . Khi nộp hồ sơ mới hay anh chàng thiếu một tuổi . Chẳng là hồi mới lên năm tuổi , một cô giáo dậy vỡ lòng của trường thị trấn đến nhà chơi thấy cu cậu biết hết mặt chữ lại đọc thông sách báo bèn nói với ông Bằng cho đi học ; mặc dù lúc đó đã là hai mươi tháng mười một , năm học đã khai giảng đúng hai tháng rưỡi . Vì vậy Xuân bị coi là em của lớp kể cả tuổi đời và tuổi ngồi trong lớp . Có người bàn với ông làm lại khai sinh để Xuân đủ tuổi vào lớp mười nhưng ông nhất quyết không nghe . May mà năm ấy ngành giáo dục bổ sung quy định , cho phép học sinh cấp ba được thiếu tuổi .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Hôm nay gió bấc đã dịu vài phần so với mấy hôm trước nhưng trời vẫn còn rét . Ông Bằng đang ngồi trong nhà hai tay ôm ấm trà vừa pha để sưởi cho đỡ lạnh chợt nghe có tiếng gọi ngoài cổng . Ông ngó ra thấy Tùng đang đứng ngấp ngé bên cánh cổng . Nòng khẩu súng thể thao TZ8 ngúc ngắc bên chiếc mũ sĩ quan . - Chào Bác ! Chiều nay bác có rảnh không ạ ? - Có việc gì mà rảnh với bận ? - Đi bắn chim đồng nướng chả nhắm rượu bác ạ ! - Chim cò gì cũng vào uống nước đã , nước đang ngon ! Thiếu úy Tùng là bạn vong niên của ông Bằng , đơn vị đóng quân ngay bên kia đường . Năm ngoái , vào ngày lễ Hiến Chương nhà giáo , Tùng cùng đoàn đại biểu quân đội sang chúc mừng . Tùng ở lại chơi bóng bàn cùng giáo viên rồi cứ lang thang trò chuyện với mọi người . Thấy chàng sĩ quan trẻ có vẻ như người mới đến vùng này , ông Bằng mời vào chơi , lưu lại đến chiều . Qua câu chuyện , Tùng thấy gia đình ông có thể là nơi qua lại chơi bời giao lưu “ Tình cá nước ” . Ông Bằng cũng nhận ra ở Tùng một con người “ Xã tính ” được bọn trẻ quý mến . Thế là dần dà Tùng trở thành người thân trong gia đình ông Bằng . Cánh đồng vừa gặt hết chỉ còn lại rạ . Có chỗ đã cắt úp thành mô , có nơi cứ để nguyên đốt cháy nham nhở . Những hạt thóc rụng trong khi thu hoạch mời gọi chim chóc về kiếm ăn . Từng đàn chim sẻ dập dờn trên cao rồi sà xuống nhẩy lách chách bên những gốc rạ mải miết nhặt nhạnh . Mấy con chìa vôi bước vội từ mô rạ này sang mô rạ khác chui tọt vào bên trong ẩn mình . Xa xa , từng đôi chim ngói , chim gáy bước chậm rãi trên nền đất cặm cụi mổ đều đều . Thỉnh thoảng cao hứng còn cất tiếng gáy vang cả một khu ruộng . Tùng xách súng lom khom luồn giữa các mô rạ như một người lính đang thao tác tập huấn . Sau mỗi tiếng nổ “ tạch ” tan loãng trên cánh đồng rộng lại một bầy chim nháo nhác bay lên . Ông Bằng cũng hăng hái tham gia vào trò chơi , ông chỉ săn những con lớn , không phải vì chọn mục tiêu lớn cho đễ trúng mà vì ăn ngon hơn . Mãi tối mịt hai người mới về đến nhà với hai xâu chim đằm tay , quần áo lấm be bét . Cả nhà xúm vào làm thịt chim . Jốp và Khoang cứ le ve quanh những con chim đang vẫy cánh sành sạch chờ cơ hội là vồ . Chẳng mấy chốc mùi thơm thịt nướng từ bếp tỏa ra đã phủ kín ngoài sân trong nhà . Một mâm đầy ú thức ăn đặc sản của đồng quê với đủ thứ gia vị trẩy hái từ ngoài vườn được bày lên . Vò rượu nếp cái trong góc buồng cũng được lôi ra góp mặt . Cả nhà ngồi gọn trên chiếc chiếu hoa dành riêng cho những bữa ăn như thế này , nói cười nâng chén . Ngoài vườn tiếng gió vẫn lào xào luồn qua kẽ lá đưa lạnh . Ắng đi mấy ngày không thấy Tùng đến nhà , ông Bằng tìm đoán nhiều duyên cớ nhưng vẫn chưa sáng tỏ được gì . Chiều nay qua cổng doanh trại , ông dừng lại hỏi cho rõ ràng . Anh vệ binh mặt còn non choẹt như vừa học xong lớp mười hai bồng súng trong bục gác hỏi vọng ra : - Bác vào gặp ai ạ ? - Cho tôi gặp anh Tùng ! - Đơn vị cháu có hai Tùng , xin bác nói rõ Tùng nào ? - À...Tùng kỹ sư cháu ạ ! Ông Bằng nhớ lại có lần Tùng đã dặn thế . - Thiếu úy Tùng đang bị cấm trại . Không được ra ngoài cũng không được tiếp khách bác ơi ! Ông Bằng ngạc nhiên hỏi lại : - Cháu có biết vì sao không ? - Hai hôm trước , trong phiên trực ban của anh ấy , thủ trưởng cháu mất chiếc xe máy . Hiện tại anh phải ở trong doanh trại để điều tra không được tiếp xúc bất kỳ ai . Mong bác thông cảm ! Ông Bằng ra về mang theo nhiều nghĩ suy chộn rộn . Tự nhiên Ông thấy thương thương Tùng như tình cảm của người thân từ lâu . Mấy ngày sau đó , ông thường mua thuốc lá , hái hoa quả gửi cho Tùng cùng những lời thăm hỏi để anh chàng sĩ quan không số này nguôi ngoai nỗi nhớ nhà và bớt đi niềm day dứt về việc sơ sẩy vừa qua .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân quả ( Tiếp ) Chiếc xe công nông nổ máy ròn tan ngay trước cổng nhà . Ông Bằng biết ngay đó là xe chở lọ đến giao cho ông theo hợp đồng . Chẳng là hiện ông đang pha mực đóng lọ cung cấp cho cả một vùng . Việc làm mực của ông Bằng hàm chứa nhiều câu chuyện thú vị buồn cười đến chẩy nước mắt . Để tìm ra nguồn gốc nơi bán bột mực , mấy anh em ông đã kỳ công mai phục như câu chuyện tình báo . Để có nơi cung cấp lọ thủy tinh ổn định , cha con ông đã trải qua những ngày đèo từng bao tải sau xe đạp dưới nắng hè trên đường dài ba chục cây số . Cũng có lúc phải nhờ người quen mang kèm trên xe tải từ Hà Nội về từng ít một . Mỗi lần lọ về ồ ạt , một mình Bà Bằng rửa không xuể phải nhờ hoặc thuê thêm người ngoài . Ông Bằng phụ trách pha chế , gạn lọc và rót vào lọ . Chị em Thu Xuân là những thợ gắn xi rất khéo . Cả nhà tham gia công việc như một dây chuyền sản xuất trong nhà máy vậy . Cũng có lúc hàng không đủ giao , vài hàng xén bán lẻ phải chấp nhận mang nguyên liệu về nhà tự làm lấy mọi khâu công việc . Ấy là chưa kể những người mang chai , mang can đến lấy mực về rót trực tiếp vào lọ cho học sinh . Thời gian làm mực kéo dài có đến vài năm . Đây cũng là công việc tay trái vui nhất , hiệu quả nhất của gia đình ông Bằng . Đúng như lời người sản xuất bột mực động viên , Chỉ trong ba tháng hè năm ấy ông đã mua được chiếc xe Babeta thay chỗ trống của chiếc Suzuki mua từ sau ngày giải phóng Miền Nam đã phải bán để làm nhà . Nói đến những nghề tay trái mà ông bà Bằng đã làm nhiều người phải ngạc nhiên . Từ quấn thuốc lá , ép bánh quế , làm bánh cốm , ô mai cho đến bán văn phòng phẩm . Có hai nghề gây ấn tượng được xếp “ Hạng nhất ” mà ông Bằng không thể nào quên . Nghề làm trong thời gian ngắn nhất là việc “ Làm đầu ” của bà Bằng . Mới chỉ nhờ người kẻ biển hiệu rồi sắm vài cái lược , ít lô quấn tóc và mấy lọ thuốc . Thế rồi mời mấy người thân cận cho mượn đầu làm dụng cụ trực quan . Công việc này chưa thu về một cắc vốn nhưng đã vui vẻ gói ghém đồ lề cất kín lên gác xép . Nghề nguy hiểm nhất là việc bán thuốc pháo vào những dịp tết nguyên đán của ông Bằng . Lúc đầu chỉ nhận những gói thuốc đã đóng sẵn người ta giao cho để bán . Người mua là học sinh hay trẻ con trong vùng tự tìm đến nhà ông để lấy . Sau nghe nói nếu đến tận Bình Đà cất hàng sẽ lãi nhiều hơn . Thế là ông Bằng lên tận Hà Nội nhờ người đi lấy nguyên liệu tận gốc . Ông Bằng vốn khá cẩn thận . khi trộn thuốc pháo ông không cho ai đến gần ; bản thân ông không hút thuốc lúc làm dù cho nhạt miệng đến mức nào ông cũng gắng nhịn . Ông trải rộng giấy báo , đổ nhẹ từng thứ rồi dùng muôi nhựa nhẵn đảo cho đều . Cuối cùng dùng thìa nhựa xúc thuốc vào túi giấy dán sẵn đặt lên cân . Chỉ cần một sơ suất nhỏ như rơi quả cân hay xiết mạnh thuốc một chút hậu quả cũng khôn lường . Gọi là nghề tay trái nhưng có lúc trở thành thu nhập chính trong cuộc sống khi mà cả hai con ông đang cần nguồn tài chính để theo đuổi học hành cho bằng người .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân quả ( Tiếp theo ) Ông Bằng là một trong số rất ít người có xe máy trong vùng . Cả huyện có bốn xe , chỉ hai chiếc có dấu đỏ “ Được phép lưu thông ” đóng vào giấy đăng ký xe . Đó là xe của ông Bằng và chủ nhiệm hợp tác xã cơ khí . Những chiếc xe được phép này có phiếu mua xăng theo giá cung cấp . Những xe khác , nguồn xăng do cánh lái xe tải ăn bớt bán cho một cách vụng trộm . Hồ sơ đầy đủ khi ngồi trên xe phải mang theo gồm giấy đăng ký có dấu được phép lưu thông , giấy phép lái xe , chứng minh nhân dân và phiếu mua xăng . Không phải ông Bằng giữ chức vụ to tát gì để có được sự ưu ái đó . Những thứ ông được hưởng đều quy từ mức lương ra . Mỗi tháng ông lĩnh từ ngân sách nhà nước một trăm mười lăm đồng . Với mức ấy ông nằm trong diện được bảo vệ sức khỏe của tỉnh ủy , có phiếu thực phẩm loại C , vào bệnh viện được nằm giường Việt Xô , có phiếu mua xăng , mỗi tháng được mua cung cấp tám bao thuốc lá Điện Biên hay Sông Cầu ... Nói là vậy , năm lít xăng được cung cấp sao đủ đi đường trong một tháng . Công việc của ông Bằng chẳng quan trọng gì nhưng phải đi lại khắp nơi trong tỉnh nhất là vào những dịp kiểm tra , thi cử . Nguồn xăng cung cấp đều đặn không mất tiền của ông chính là đơn vị quân đội . Sau khi thủ trưởng tìm thấy xe , Tùng được quý mến và cất nhắc . Anh chàng được coi là đầu mối làm kinh tế của đơn vị mang về cho tập thể không ít lợi ích . Tùng cũng là đầu mối dẫn ông Bằng đến với hầu hết sỹ quan từ thủ trưởng đến các tiểu đoàn , đại đội . Gần như không phải nói ra nhưng mỗi lần ông Bằng đi xe vào đơn vị là lính tự động đổ xăng đầy bình . Nhiều lần còn có cả một can mấy chục lít chằng sẵn sau xe . Ông Bằng cũng là người sử dụng máy thu hình vào loại sớm nhất vùng . Cái TV mười bốn inh đen trắng là nguyên nhân cho những cuộc tụ họp của hàng xóm mỗi buổi tối . Trước đây , khi còn ở tập thể , cái máy thu thanh Orionton cũng đã là cớ cho mọi người gặp nhau uống nước nghe đài ngoại sau mỗi ngày làm việc . So sánh thấy bây giờ sướng hơn ; vừa được nhe lại vừa được nhìn . Để xem được trọn vẹn một chương trình , ông Bằng phải đứng lên ngồi xuống không biết bao nhiêu lần chỉnh ngang , chỉnh dọc cho hình không méo , không trôi . Có hôm không bắt nổi sóng , ông phải phóng xe máy đến tận nhà một người ở phố khác xem tình trạng có giống thế không mà yên tâm chờ đợi . Có lần đang xem tập phim hấp dẫn , tự nhiên có tiếng nổ đánh bụp , kèm theo là làn khói xanh và mùi khét bay ra từ máy . Sau đó dùng tay vỗ , đập mọi cách cũng không sao xem được nữa . ông Bằng phải lấy ba lô đèo máy sau lưng lên tận thị xã nhờ người quen làm nghề sửa lắp máy thu thanh bán dẫn mày mò tìm cách chữa giúp . Trong cái rủi ló ra cái may . Lần ấy ông nhờ anh mình làm thương nghiệp mua cho một chiếc ac quy dung tích lớn nặng đến dăm chục cân để xem những khi mất điện . Thế là khi về lưng đeo TV , trên yên xe chằng thêm chiếc ac quy to đùng mà xe cứ vèo vèo , người cứ phơi phới trong lòng , miệng huýt sáo suốt dọc đường .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Thu vào đại học năm trước , năm sau Xuân cũng trúng tuyển . Hai chị em đi học xa , nhà như rộng ra và trở nên yên tĩnh đến lạnh lẽo . Phải đến một vài năm sau ông Bằng mới quen dần cảnh chòng chọc chỉ có hai người Vẫn công việc đấy , vườn tược đấy , bạn bè đấy mà sao trống vắng lạ lùng . Bóng lá thấp thoáng cũng nghĩ đến hình con . một tiếng động nhẹ là nhớ bước chân con . Ngày ngày ngóng thư con . Từng bức , từng bức đọc kỹ xong vuốt ve phẳng phiu cất trong góc tủ . Ông Bằng đang lúi húi nhặt cỏ trong vườn nghe có người gọi cổng . Cháu nhỏ con ông Thiềng ngoài phố được bố sai mời ông ra nghe điện thoại . Ông chẳng kịp rửa tay vội vàng đi ngay . Con Jốp cũng bám theo đi . Nghe tiếng con gái trong máy ông cảm thấy lòng ấm áp lạ thường cho dù hôm nay trời se lạnh . Thu cũng nói vội vàng những thông tin chính thôi nhưng ông Bằng yên tâm vì biết chị em đều khỏe , học hành tốt , Bà và mọi người bình an . Vì thỉnh thoảng được theo đi nghe điện thoại , con Jốp bén hơi nhà ông Thiềng nên đi lại tự nhiên cứ như ở nhà . Có lần ông Thiềng nói đùa , khi nào chuyển đi Hà Nội nhường Jốp cho ông nuôi . Nhớ lại lúc xây nhà , anh trưởng tốp thợ cũng nói một câu ngẫu nhiên , nhà đổ móng vào ngày “ Ly Sào ” chủ nhà thế nào cũng di chuyển đi nơi khác . Ông Bằng buồn cười vì những người ngoài này họ đã tính giúp đường đi nước bước cho mình . Tùng ngỏ lời đưa con xuống gửi ông bằng , chuyển về đây học để bố con gần nhau và có diều kiện dạy dỗ cháu . Ông ủng hộ ngay ý định đó . Ông biết cháu Dinh hiếu động lại được chiều chuộng nếu không có sự quản lý trực tiếp của bố sẽ dễ tự do , manh động . Mặt khác cháu đến ở cũng thêm vui cửa vui nhà , khỏa lấp phần nào khoảng trống mà anh chị Xuân Thu để lại . Thế là cây ổi lại có người trèo ngày ngày , chiếc bàn lại có đứa trẻ ngồi học tối tối và tiếng gọi , lời quát lại dội lên trong nhà ngoài sân khi sớm khi hôm bớt đi phần quạnh quẽ . Bàn đi tính lại mãi rồi ông Bằng cũng quyết định mắc điện thoại . Có nhiều mục đích nhưng chủ yếu vẫn là được trò chuyện với con cái nhiều hơn , thuận tiện hơn . Ông đặt điện thoại ngay trên chiếc bàn con sát đầu giường , nằm nhìn trần nhà mà hả hê trong dạ . Ừ , sướng thật . Từ đây ông muốn nói chuyện với con cái chẳng phải đi đâu xa . Cứ với tay một cái là nghe được tiếng con mình . Còn cả bạn bè và người thân nữa chứ ,có chuyện gì chia sẻ với nhau ngay không phải chờ đợi thư đi thư về như trước nữa . Tiếc rằng không có ai ở nước ngoài cần trao đổi ; nếu có cũng chỉ nằm thế này mà như được giáp mặt nhau tâm sự . Sướng thật ! Thông tin qua thư từ , chuyện trò bằng điện thoại không thể lấp đầy nỗi nhớ . Thỉnh thoảng ông Bằng vẫn thu xếp lên Hà Nội thăm con . Mỗi lần như vậy ông lại nhắn cho Xuân đạp xe ra bến đón . Vào dịp việc học bận rộn ông theo xe buýt về nơi con ở . Chị Thu ở cùng bà ngoại và cậu . Xuân thì khi sống trong ký túc xá , lúc ở nhờ ông bác họ . Đã có thời gian cùng vài bạn thân sống nhờ trong căn nhà bỏ trống của một cơ quan nọ do bạn của bố bảo trợ . Một lần ông Bằng lên thăm , đúng lúc Xuân đang ở nhà này . Sau khi đón bố từ bến xe về , Xuân đưa ông ra ngay gần đó ăn bún ngan bằng tiền học bổng của mình vừa được lĩnh . Ông Bằng đi thăm con cũng là thăm gia đình bên ngoại . Mỗi đận như vậy thường lưu lại vài ngày uống rượu quốc lủi , nhai vó bò , gặm chân gà nướng đầy thú vị trong các cuộc vui dài dài . Con gái rượu cũng nhân những dịp ông Bằng lên cho bố tiếp xúc với bạn bè , trường lớp . Có lần mời bố ăn sữa chua làm bằng sữa bột ở một hàng trong trường với giá rẻ bất ngờ . Thứ mà Thu hay ăn khi có tiền . Người ta bảo ông Bằng có số nhàn . Câu nói cũng có lý nếu nhìn theo góc phát triển của con cái . Đã không phải đau đầu vì con bị những thói hư nhan nhản ngoài xã hội tấn công lại luôn vui lòng bởi những thành tựu trong học hành của hai chị em dành được , nhất là đối với Xuân .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Thu vào đại học năm trước , năm sau Xuân cũng trúng tuyển . Hai chị em đi học xa , nhà như rộng ra và trở nên yên tĩnh đến lạnh lẽo . Phải đến một vài năm sau ông Bằng mới quen dần cảnh chòng chọc chỉ có hai người Vẫn công việc đấy , vườn tược đấy , bạn bè đấy mà sao trống vắng lạ lùng . Bóng lá thấp thoáng cũng nghĩ đến hình con . một tiếng động nhẹ là nhớ bước chân con . Ngày ngày ngóng thư con . Từng bức , từng bức đọc kỹ xong vuốt ve phẳng phiu cất trong góc tủ . Ông Bằng đang lúi húi nhặt cỏ trong vườn nghe có người gọi cổng . Cháu nhỏ con ông Thiềng ngoài phố được bố sai mời ông ra nghe điện thoại . Ông chẳng kịp rửa tay vội vàng đi ngay . Con Jốp cũng bám theo đi . Nghe tiếng con gái trong máy ông cảm thấy lòng ấm áp lạ thường cho dù hôm nay trời se lạnh . Thu cũng nói vội vàng những thông tin chính thôi nhưng ông Bằng yên tâm vì biết chị em đều khỏe , học hành tốt , Bà và mọi người bình an . Vì thỉnh thoảng được theo đi nghe điện thoại , con Jốp bén hơi nhà ông Thiềng nên đi lại tự nhiên cứ như ở nhà . Có lần ông Thiềng nói đùa , khi nào chuyển đi Hà Nội nhường Jốp cho ông nuôi . Nhớ lại lúc xây nhà , anh trưởng tốp thợ cũng nói một câu ngẫu nhiên , nhà đổ móng vào ngày “ Ly Sào ” chủ nhà thế nào cũng di chuyển đi nơi khác . Ông Bằng buồn cười vì những người ngoài này họ đã tính giúp đường đi nước bước cho mình . Tùng ngỏ lời đưa con xuống gửi ông bằng , chuyển về đây học để bố con gần nhau và có diều kiện dạy dỗ cháu . Ông ủng hộ ngay ý định đó . Ông biết cháu Dinh hiếu động lại được chiều chuộng nếu không có sự quản lý trực tiếp của bố sẽ dễ tự do , manh động . Mặt khác cháu đến ở cũng thêm vui cửa vui nhà , khỏa lấp phần nào khoảng trống mà anh chị Xuân Thu để lại . Thế là cây ổi lại có người trèo ngày ngày , chiếc bàn lại có đứa trẻ ngồi học tối tối và tiếng gọi , lời quát lại dội lên trong nhà ngoài sân khi sớm khi hôm bớt đi phần quạnh quẽ . Bàn đi tính lại mãi rồi ông Bằng cũng quyết định mắc điện thoại . Có nhiều mục đích nhưng chủ yếu vẫn là được trò chuyện với con cái nhiều hơn , thuận tiện hơn . Ông đặt điện thoại ngay trên chiếc bàn con sát đầu giường , nằm nhìn trần nhà mà hả hê trong dạ . Ừ , sướng thật . Từ đây ông muốn nói chuyện với con cái chẳng phải đi đâu xa . Cứ với tay một cái là nghe được tiếng con mình . Còn cả bạn bè và người thân nữa chứ ,có chuyện gì chia sẻ với nhau ngay không phải chờ đợi thư đi thư về như trước nữa . Tiếc rằng không có ai ở nước ngoài cần trao đổi ; nếu có cũng chỉ nằm thế này mà như được giáp mặt nhau tâm sự . Sướng thật ! Thông tin qua thư từ , chuyện trò bằng điện thoại không thể lấp đầy nỗi nhớ . Thỉnh thoảng ông Bằng vẫn thu xếp lên Hà Nội thăm con . Mỗi lần như vậy ông lại nhắn cho Xuân đạp xe ra bến đón . Vào dịp việc học bận rộn ông theo xe buýt về nơi con ở . Chị Thu ở cùng bà ngoại và cậu . Xuân thì khi sống trong ký túc xá , lúc ở nhờ ông bác họ . Đã có thời gian cùng vài bạn thân sống nhờ trong căn nhà bỏ trống của một cơ quan nọ do bạn của bố bảo trợ . Một lần ông Bằng lên thăm , đúng lúc Xuân đang ở nhà này . Sau khi đón bố từ bến xe về , Xuân đưa ông ra ngay gần đó ăn bún ngan bằng tiền học bổng của mình vừa được lĩnh . Ông Bằng đi thăm con cũng là thăm gia đình bên ngoại . Mỗi đận như vậy thường lưu lại vài ngày uống rượu quốc lủi , nhai vó bò , gặm chân gà nướng đầy thú vị trong các cuộc vui dài dài . Con gái rượu cũng nhân những dịp ông Bằng lên cho bố tiếp xúc với bạn bè , trường lớp . Có lần mời bố ăn sữa chua làm bằng sữa bột ở một hàng trong trường với giá rẻ bất ngờ . Thứ mà Thu hay ăn khi có tiền . Người ta bảo ông Bằng có số nhàn . Câu nói cũng có lý nếu nhìn theo góc phát triển của con cái . Đã không phải đau đầu vì con bị những thói hư nhan nhản ngoài xã hội tấn công lại luôn vui lòng bởi những thành tựu trong học hành của hai chị em dành được , nhất là đối với Xuân .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Sau khi tốt nghiệp , Thu tự tìm nơi làm việc . Ban đầu cũng thử sức ở vài nơi có gắn với kinh tế ; sau dừng chân ở một cơ quan nhà nước . Ông bà Bằng coi đó là lựa chọn đúng bởi suốt đời họ sống trong “ vòng tay ”của nhà nước nên bị ám ảnh nặng với lối tư duy mòn cũ ấy . Cái hay mà ông bà tìm thấy trong các cơ quan này là sự ổn định , nhàn hạ mà lại có tình nghĩa . Con gái thực ra cũng chỉ cần bấy nhiêu . Hạnh phúc đầy đủ phải trông vào nhiều yếu tố khác cấu thành . Xuân chọn hướng đi cho công việc tương lai một cách can đảm hơn . Cũng phải thôi , đàn ông mà ! Anh chàng muốn chuẩn bị kiến thức một cách khá chu đáo rồi mới bắt tay làm . Trong khi vừa làm vẫn luôn tìm cách bổ sung năng lực và luôn tìm những thử thách mới cho lúc đến nhận ra đúng chỗ đứng của mình . Ông Bằng nằm bắt tay lên trán suy nghĩ mông lung về “ Chữ nhàn ” mà có người đã nói với ông một lần nữa theo góc độ khác . Ừ nhỉ , nhiều người chẳng đã tài tiêu lực kiệt , đôn đáo khắp trong Nam ngoài Bắc , gõ cửa mọi nơi mới tìm được việc làm cho con cái đó sao ! Đường này ông chỉ việc ngồi rung đùi mà nhìn con cái tự tiến thân , mà đi khoe với mọi người ! Ông lại nghĩ miên man sang lĩnh vực khác . Những bậc đế vương truyền lại con cháu cả một giang sơn . Các vị đại gia để cho đời sau thừa kế tài sản kếch xù . Tầng lớp trí giả gắn gen thông minh vào hậu duệ . Ông tự hỏi đã tạo dựng cho con được gì ? Câu trả lời là một tiếng thở dài lơ lửng . Chưa chợp mắt được , ông Bằng lại tự cật vấn . Ừ ! Cứ cho rằng ông đã dành cho con cái tất cả tình thương trên bàn tay nâng niu hứng đỡ , trong vòng tay ôm ấp chở che đi . Nhưng như thế có gì khác người đời ? Chẳng qua cũng nằm trong quy luật của trời đất về sinh tồn , về phát triển mà thôi .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Thu đưa bạn trai về ra mắt , ông bà Bằng vui như tết . Vậy là cái bóng dáng “ Ngày xưa ” của mình giờ đây đã nhìn thấy trong cuộc đời con . Đến cùng niềm vui , cũng có trộn lẫn chút nỗi xao xuyến man mác . Khi trước , ôm trọn con cái trong vòng tay dẫu có trăm bề vất vả nhưng lòng cứ vui . Bây giờ con bước vào cuộc sống riêng tư , ông Bằng nghĩ đâu như mất đi “ độc quyền ” tình cảm đang có . Biết rằng thế là lẩm cẩm nhưng không dễ đẩy suy nghĩ ấy ra khỏi đầu ngay được . Lễ ăn hỏi diễn ra không lâu sau ngày hai đứa dẫn nhau về thăm bố mẹ lần thứ hai . Nhà trai đưa lời thăm ý về yêu cầu nghi lễ . Ông bà Bằng cười xuề xòa cho qua chuyện . Ông nghĩ đâu phải chuyện gả bán mà định ra mức vật chất đặt lên đĩa cân . Miễn sao đầy đủ các thủ tục cơ bản phù hợp với nếp sống văn hóa để mọi người , nhất là chính con mình vui là được . Ông Bằng chạy ra chạy vào xem xét công việc nhưng lúc nào tai cũng ngóng ra đường nghe tiếng ô tô . Mỗi khi có tiếng còi toe toe ông lại ngó xem xe nào . Mấy bạn gái của Thu được bố trí tiếp lễ cũng trang điểm xong từ lâu chỉ chờ xe nhà trai đến . Chiếc xe mười sáu chỗ không vào lọt trong ngõ , nhà trai đi bộ dẫn lễ từ ngoài đường to . Cuộc đón tiếp diễn ra từ ngoài cổng còn nghi thức được tổ chức trong căn nhà ấm cúng một cách trang trọng . Hai bên cha mẹ và những người gần gũi nhất của cô dâu chú rể đều có mặt . Họ đã có một buổi gặp gỡ vui vẻ , chuyển cho nhau những thông điệp đầy đủ về trách nhiệm với một gia đình mới sắp hình thành . Để khảng định quy mô đám cưới cũng phải qua nhiều bước tranh luận . Ông Bằng không muốn theo thói thường nhân những dịp như thế này “ đòi nợ ” nhau . Phương án chỉ mời khách một cách tượng trưng , còn lại gửi giấy báo hỷ bị phản đối mạnh nhất . Mọi người đã tinh mắt tìm thấy “ Gót chân A sin ” để đánh . Chính vì không muốn con mình hiểu sai rằng làm đơn giản là thua chị kém em nên ông chấp nhận tổ chức một cách khá hoành tráng . Cả một vườn cây bị dẹp đi . Tùng cho lính mang khung bạt doanh trại đến dựng rạp . Mời những tay nội trợ sáng giá từ thủ đô thiết kế thực đơn và thực thi nấu nướng . Bố trí loa đài hò hát theo đúng thói quen ở địa phương . Đứng đầu ngõ nhìn hút theo bóng chiếc ô tô của nhà trai đón dâu về Hà Nội . Gửi theo nụ cười con gái trong ngày vu quy là nỗi niềm ngổn ngang trong lòng ông Bằng . Ông không nghĩ là mất nhưng rõ ràng có một khoảng trống vắng mới xuất hiện khó diễn đạt thành lời .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Ông Bằng được gọi là “ Ông ” , thậm chí là “ Cụ ” từ khá lâu rồi mặc dù tuổi đời ông chưa cao . Đó là những đứa cháu chắt của các anh các chị , ông chỉ là ông trẻ , cụ trẻ . Bây giờ ông sắp trở thành “ Ông xịn ” nên cứ thấp thỏm mừng thầm . Ông theo dõi từng bước , chờ đón đứa cháu ruột ra đời . Khi biết Thu sẽ sinh con gái , ông nghĩ trong bụng con gái ông lặp lại bước đi của ông rồi . Nhưng ông cũng nuôi hy vọng những vất vả , lo toan mà đời ông gánh chịu không lặp lại với con ông . Cháu ông sẽ được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh thuận lợi hơn để bước xa hơn . Ông Bằng nhờ người thợ mộc được coi là khéo tay nhất vùng đóng một cái cũi theo ý tưởng thiết kế của ông . Cái cũi phải vừa là không gian chơi của cháu ông khi thức , là cái nôi khi ngủ . Cũi phải có cửa mở hợp lý khi đón cháu ra , đặt vào . Phải có độ cao phù hợp để mẹ nằm trên giường thuận tiện sử lý các tình huống xẩy ra với con đêm hôm . Cũi phải làm bằng thứ gỗ không gây dị ứng , thanh gỗ phải tròn góc và nhẵn tối đa , độ dầy các thanh phải đủ đảm bảo an toàn trong mọi tình huống ...Ông Bằng gửi tất cả tình cảm yêu thương của mình vào chiếc cũi cho đứa cháu sắp ra đời và tự thấy bằng lòng . Kể từ ngày có cháu , ông Bằng vui vẻ hẳn lên . Thế là ông đã có thế hệ thứ ba của mình . Trước đây dăm năm , có thời gian sức khỏe của ông gặp trục trặc , Xuân Thu đều chưa trưởng thành . Ông chỉ mong sao có đủ thời gian nuôi đậy con đến ngày khôn lớn chững chạc vào đời . Lời nguyện cầu ấy ông gói chặt trong lòng như một nỗi niềm âm ỷ vì ông biết chẳng ai có thể sẻ chia . Bây giờ , mọi ước vọng dường như không phải dành cho ông nữa mà là cho hậu duệ . Việc tạo dựng cho Thu coi như đã yên lòng về cơ bản . Tiếp sau đó là sự tự vận động mà ông Bằng không thể tác động sâu hơn . Không phải là hết trách nhiệm nhưng dẫu sao bước chuyển giữa hai chặng đường “ Cậy cha ” sang “ Cậy con ” cũng trải qua một giai đoạn người cha chỉ còn là con mắt dõi theo để động viên , để chia sẻ lo toan hay mừng vui của con khi đối mặt với cuộc đời .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhân Quả ( Tiếp ) Ông Bằng quay mặt ra phía biển xa chờ từng con sóng lừng lững xô tới chuẩn bị cho mỗi lần nhẩy . Cũng có khi lỡ nhịp , sóng chùm kín , nhấn ông xuống làm cho nước mặn chui cả vào lỗ tai lỗ mũi . Đứng đây giỡn đùa với sóng , tai hứng gió vi vu , mắt gửi vào sắc mầu trăm hồng nghìn tía trải dài trên bãi biển ông Bằng mới ngộ ra được vì sao người ta lại mê tắm biển đến vậy . Sau những bộn bề công việc , căng thẳng tranh giành , một cơn sóng có thể gội trôi đi tất cả . Mắt nhìn về phương xa thăm thẳm có thể làm mờ lấp những đoản khúc bon chen . Thậm chí những nỗi niềm riêng tư nặng nề cũng được làn nước mát mơn man kỳ cọ cho vơi nhẹ . Ông Bằng đã có thưở thiếu thời đi về cùng biển mà giờ đây mỗi lần đến với biển lại có thêm bất ngờ mới . Trước đây , với ông biển là những buổi triều lui sò điệp nướng thơm bãi . Những đêm sáng trời tung mồi bắt cá ăn trăng . Bây giờ , biển là những buổi tối ngả lưng trên đi văng mềm ngắm sóng bạc đầu trôi từ vùng đen ngòm về liếm bãi cát trắng mờ . Là khi ngồi tẹt trên cát hóng gió chiều bóc còng cua ghẹ , mút ốc chùn chụt . Là những đêm lắc lư trên thuyền thúng câu mực nướng ăn ngay tắp lự trên thuyền . Biển là những đêm say sưa trên bè lồng với cá song , cá thu hấp thơm lừng , ngả nghiêng cười nói ... Phố biển về đêm đỏ xanh nhấp nháy , hàng quán rộn rã . xe đạp đôi , xích lô hộp tấp nập ngược xuôi . Đường gió dập dìu trai gái trao lời yêu đương , lối trăng thấp thoáng thi nhân thì thầm thơ phú . Phố biển thức trắng đêm để ăn , để hát và để lấy lại cân bằng cho những ngày vật lộn đã qua , tẩy trần chặng đường từ xa mỏi mệt . Phố biển là nơi nẩy sinh ý tưởng mới , gắn kết giữa những công việc , giữa những con người . Biển bây giờ đã cho ông Bằng những vần thơ dịu đi phần chua chát . Những vần thơ có sắc biếc đại dương , lời vi vu của gió , tình mặn mà của nước trong xanh thấu mắt . Sau mỗi lần về lại biển , trang thơ thêm dầy , địa chỉ thư trên mạng thêm dòng và điện thoại thêm nhiều số liên lạc mới .
☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 trong tổng số 23 trang (229 bài viết)Trang đầu « Trang trước ‹ ... [19 ] [20 ] [21 ] [22 ] [23 ] ›Trang sau »Trang cuối