Xin cùng suy ngẫm :
Huyền thoại vĩ đại hơn tất cả những gì có thực
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thực tế vĩ đại hơn tất cả những gì hư vô. ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Đã " Hư vô " còn so được với cái gì nữa hỡi bạn ?
Còn " Huyền thoại " được " Thêu dệt " từ những dấu vết có thực !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Huyền thoại được thêu dệt
Một số phần hư vô
Những phần hư vô đó
Không có thực bao giờ. ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Điều bạn nói là đúng
Nhưng xin thay đổi từ
Cái từ " Hư vô " đó
Thay " Hư cấu " vào cho !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ồ, hay quá! Cảm ơn bác nhé! "Hư cấu" đích thực mới là từ chính xác. ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Đôi điều suy nghĩ về Phật và Bụt .
Không ít người lấn cấn giữa hai danh từ Phật và Bụt . Lại có người cho rằng Bụt là tên gọi có trước , Phật xuất hiện sau để nói về cùng một khái niệm trong Phật Giáo : Những đấng sáng lập của Đạo Phật . Lịch sử phát triển của Phật Giáo cũng như triết lý Đạo Phật mênh mông như biển cả . Vài dòng viết ngắn với sự nông cạn của nhận thức không dám bén mảng tới . Chỉ xin bày tỏ đôi điều có thể con hồ đồ xung quanh hai từ Phật và Bụt như những câu tản mạn .
Người sáng lập đạo Phật , xây dựng hệ thống triết học và tư tưởng Phật Giáo để rồi chính mình tu luyện thành công , truyền bá hệ giáo lý đó cho đời chính là Phật Tổ . Những người tu luyện theo giáo lý ấy thành công quả , hiển linh thành các Phật khác : Phật Bà Quan Âm , Phật Di Lặc ... Nói đến Phật là nói đến những người đó , những Thần Tượng đó . Phật là thần tượng bất tử , trường tồn trong tâm thức mọi người theo Dạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật .
Còn Bụt chỉ là hình hài Phật được con người làm nên bằng nhiều chất liệu . Có thể là đồng , gỗ hay sành sứ ... .Nói cách khác Bụt là Tượng Phật . Chẳng thế mà dân gian hay nói cửa miệng :
“ Để là hòn đất , cất lên ông Bụt ” hoặc
“ Gần chùa gọi Bụt bằng anh
Thấy Bụt hiền lành cõng bụt đi chơi ” .
Thậm chí một cái cây có dáng như Bụt cũng được gọi là : “ Cây Bụt Mọc ” Người ta có thể tạc nên , đúc nên bụt hay “ cõng ” Bụt chứ không thể làm điều đó với Phật . Còn điều này nữa : Bụt có thể hỏng , mất hoặc thay được chứ Phật thì không !
Đôi dòng tản mạn có thể chưa minh xác . Âu cũng là sự am tường mới có đến mức ấy !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Theo hiểu biết riêng của tôi thì: Về mặt khoa học và trong ngôn ngữ các nước khác, Bụt và Phật là một. ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Không ít người suy nghĩ giống bạn . Xin cảm ơn ý kiến của bạn !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bàn luận : Lại nói về trùng ngữ .
Trùng ngữ là hiện tượng hay gặp trong viết và nói . Đó có thể là thuần Việt , cũng có thể là Hán và Việt . Ở đây chỉ xin bàn trường hợp nào có thể chấp nhận được còn trường hợp nào không .
Trong khẩu ngữ Phương Nam , hằng ngày ta gặp những câu nói đại loại như : “ Em đâu có làm đâu ! ” , “ Anh đâu có đến đó đâu ! ” ... Rõ ràng trong mỗi câu thừa một chữ “ đâu ” nhưng do thói quen , việc đó trở nên bình thường . Vả lại đây là ngôn ngữ giao tiếp nên không quan trọng , miễn sao truyền đạt được ý từ người nói đến người nghe .
Một số bài hát thậm chí rất nổi tiếng ta cũng bắt gặp hiện tường trùng ngữ . Chẳng hạn bài Du kích Sông Thao của Đỗ Nhuận :
“...Ven sông đoàn du kích ẩn từng lều
Nơi đây người dân tới họp chợ chiều
SÔNG HỒNG HÀ réo
Ú u u ù ... .”
Hay lời ca bài Tiểu Đoàn Ba Lẻ Bảy của Nguyễn Bính :
“ Ai đã từng đi qua SÔNG CỬU LONG GIANG
Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy ...”
Rõ ràng ở đây xẩy ra trùng ngữ giữa Sông và Hà hay Giang . Những trường hợp này có thể chấp nhận vì cái khó nằm ở chỗ từ phải đủ với số nốt nhạc .
Trong câu thông thường chỉ được nói “ Sông Cửu Long ” , “ Sông Hồng ” hay “ Cửu Long Giang” , “ Hồng Hà” mà thôi .
Tương tự như vậy . Nếu ai đó nói “ Lúc sinh thời , Bác Hồ của chúng ta sống rất giản dị ...” là không ổn . Hai từ “ Lúc ” và “ Thời ” chỉ được dùng một . Có thể là “ Sinh thời Bác Hồ ...” hoặc “ Khi còn sống Bác Hồ ...” mà thôi . Nói như vậy đã đủ và mới đúng !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook