VT: Mấy câu đó là thơ viết trêu đùa thôi.
Trác Thị là tên thường được gọi của Trác Văn Quân đó.
Và Nguyễn Bính trong bài "Hoa với Rượu" cũng có câu:
Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng!
Còn 2 câu sau muốn giữ lại tên 2 bạn NT và VD thì cũng có thể tạm đổi thế này
Lời thơ dấu Nguyệt còn lưu luyến
Tiếng hát tình Danh vẫn đậm đà.
Thực ra nói thể loại thơ nào hay hơn, bay bổng hơn thơ nào là điều rất khó so sánh.
Nếu người viết giỏi và tài tình thì thơ nào cũng có thể viết hay được. Nhiều người không thích thơ lục bát nhưng có những bài lục bát chẳng phải của nhà gì cả nhưng mình đọc mà phục cái tài tình của người viết. Rất mềm mại, rất trữ tình.Hay có những bài thơ 8 chữ đọc hoài không chán...
Thơ bát cú cũng vậy nếu viết giỏi cṹng rất hay và mềm mại. Nhưng nó đòi hỏi bỏ nhiều công sức để có 1 bài hoàn chỉnh có hồn đúng nghĩa thơ k bị gò ý ép từ.
TP cũng chỉ là tập tễnh viết cho vui thôi có chi thông cảm nghe.
Chúc vui.
---------------------------------
@Thu Phong
Trước hết, cảm ơn chị TP có nhã ý ghép tên vào thơ .
VT chỉ là mượn cơ hội trêu chị TP mà thôi .
Tất nhiên là VT biết Văn Quân là họ Trác .
Nhưng Trác Thị có nghĩa là "người đàn bà họ Trác", dù sao nghe cũng ko được văn nhã lắm . Thí dụ như Hồ Xuân Hương mà gọi là Hồ Thị (người đàn bà họ Hồ ) nghe cũng thấy kỳ kỳ ...
Đã nhắc tới 2 người có đủ tên : Trác Thị, vuong thanh mà 2 người kia lại chỉ nhắc thành "dấu Nguyệt", "tình Danh" , chị TP thấy mình làm thế có công bình hay không vậy ? hihihi` :-)
@các bạn
Lại bàn thêm về bát cú cho rõ ý Sở dĩ VT có vài phiếm luận về thơ bát cú là vì thấy nhiều người mê thích thơ bát cú của Trung Quốc quá đáng . Bất cứ truyện trời mưa trời nắng, cãi cọ, châm biếm, vợ hắt xì, con bị bệnh, đá bóng, v.v., gì gì cũng dùng thể thơ bát cú này mà đùa chơi với chữ nghĩa làm mất đi cái đẹp, cái nét "thuỷ mặc", cái phong nhã của thể thơ trang trọng này.
Nói là làm hay thì thể thơ nào cũng có thể làm hay được .
Bát cú làm hay thì giống như một viên ngọc đẹp, xúc tích, cô đọng, từ ngữ bóng bẩy ,
nhưng CHÍNH Bởi VÌ bát cú giới hạn số câu, số chữ, chỉ 56 chữ , gò bó trong vế đối , nên chỉ có thể diễn tả được một thoáng cảm xúc, một vài hình ảnh,
mà thôi -
chứ không thể nào diễn tả nổi cái hào hùng, bi tráng, thiên mã hành không như "Tuơng Tiến Tửu" của Lý Bạch, Chính Khí Ca của VanThienTuong, cái tha thiết của "Muoi hai tháng 6" của vũ hoàng chương, cái tình tự mượt mà với dạng thơ đường "thất ngôn trường thiên" trong "Tinh Tự duoi hoa" của Dinh Hùng , hay là thiên tình sử "truyện kiều" của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của thể song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm, LBSangNgang của NBi'nh ....
Chính là vì những bài thơ trên ngắn dài tuỳ ý, không bị câu thúc số câu, số chữ mới có thể lột tả hết những cảm xúc, ý tưởng trải rộng mênh mông của thi sĩ .
Vũ Hoàng Chương, DHu`ng, Nguyễn Bính, Thâm Tâm ,Tản Đà, Nguyên Sa có ai là có bài thơ bát cú nào đáng nhớ đâu !! Những kiệt tác của họ toàn là "thất ngôn trường thiên", tự do , lục bát .
Thơ tự do với vt bao gồm thơ (4 chu*~, 5, chu*~, tám chữ, 6 chữ v.v.).
VT khoảng 7,8 năm năm trước đây cũng hay thích chơi thể thơ bát cú ( phép hoạ vần , và trò chơi khoán thủ ( mỗi chữ đầu câu ghép thành 1 câu chào / chúc ... ) hay là dùng cả hai một lượt .
Chỉ là càng ngày càng lười . Chỉ là khi nào cao hứng muốn trêu ghẹo hoạ thơ thiên hạ hay làm thơ mừng ai dọn nhà, hay tặng làm đám cưới thì mới làm thôi vì lục bát nhiều người làm được, có vẻ không trang trọng bằng :-)
Làm lục bát, tự do, that ngon truong thien cho thảnh thơi, muốn múa may chữ nghĩa quay cuồng thế nào thì tuỳ ý . Há không khoái hơn ư !
Giòng thơ ai thả phiêu diêu
Một đời mãi nhớ tiếng tiêu hoạ đàn