Trang trong tổng số 4 trang (31 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phong Dũng

Về cách cảm nhận thơ thì các bạn đã nói cũng nhiều rồi, chỉ xin nói một chút: văn thơ là một nghệ thuật do đó ngoài một số kiến thức về văn học cũng như tiếng việt để làm công cụ khai thác cái hay cái đẹp, còn phải có lòng đam mê. Vì sao?, nghệ thuật là đi tìm cái đẹp, lao động nghệ thuật là phải đổ mồ hôi trên con đường đi tìm cái đẹp.Cái đẹp không nhất thiết là phải cảm nhận bằng 5 giác quan thông thường, mà cảm nhận ở sâu trong tâm. Viết một bài thơ không khó, nhưng để viết được một bài thơ để đời thì nhiều nhà thơ phải tốn cả một đời, máu và nước mắt.
"Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra" (Hàn M Tử)

Hàn Mặc Tử chỉ bắt đầu có danh tiếng lớn sau khi chết (do Chế Lan Viên người bạn thơ của ông - người mở ra trường phái thơ điên)
Bích Khê bắt đầu có tiếng sau tập Tinh Huyết (Các thơ trước bị Hàn Mặc Tử chê)
Một nhà thơ có thể viết rất nhiều nhưng chỉ để đời vài bài đặc sắc là chuyện thường.
Rượu hay em...chất men trong nước mắt
Người đang yêu...khi...mối tình vừa tắt
          Khóc cho nỗi niềm trinh bạch
Rượu hay em...
          Anh cứ uống xem! (H Việt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

Tặng bạn bài thơ nói về sự giao cảm giữa người và thơ :
Ta và Thơ
Lê Trọng Cường . 12-2008

Chắc đời ước hẹn từ lâu
Nên em vẫn ở quanh  ta mỗi ngày
Em là bạn nhạc lá cây
Là hương hoa cỏ, dắm say hồn người
Vầng trăng em giữ cho đời
Gần anh, em dệt bồi hồi sợi duyên
Khi buồn, lòng muốn bình yên
Nhờ em buông  chữ, êm đềm rớt sương
Chúng mình hay rủ tương tư
Để làm cảm hứng , vấn vươn lối sầu
Thế rồi vẫn lặng bên nhau
Anh đây chẵng biết  khi sau có bền
Tuy đời còn lắm truân chuyên
Riêng anh hiện tại vẫn bên cùng nàng.
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

Thơ văn phản ánh mọi mặt của cuộc sống. Những bài thơ văn nào phản ánh lĩnh vực mà bạn am hiểu hơn thì bạn sẽ cảm nhận tốt hơn.
Khi đọc một bài thơ văn phù hợp với bạn, đầu tiên bạn sẽ: "ô, bài này hay quá !" mặc dù thật ra, ngay lúc đó, bạn vẫn chưa rõ lắm lý do tại sao mà nó lại hay như thế. Vậy là bạn phân tích, mổ xẻ để tìm ra cái lý do đó.
Tất nhiên, bạn không thể nào biết hết tất cả mọi thứ nên sẽ không có gì khó hiểu khi có những bài thơ văn người ta thấy hay nhưng bạn thì không. Ngược lại, không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ cho nên sẽ có những bài thơ văn bạn thấy hay nhưng nếu có người thấy nó chẳng hay ở chỗ nào cả thì bạn cũng đừng vội ngạc nhiên.
Tóm lại, bạn càng học hỏi được nhiều kiến thức thì khả năng cảm nhận thơ văn của bạn càng cao.
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

Cảm nhận thiên về trực giác nhiều hơn là kiến thức, mà dạng đơn giản nhất của nó là nhận định xem thơ có "hay" và "không hay". Điều này dẫn đến việc có thơ ta đọc thấy hay mà không ... hiểu, ngược lại, có thể hiểu mà không... hay. Nói một cách khác, người đọc trước tiên sẽ cảm nhận như một đứa trẻ bằng trực giác của mình, và đánh giá đầu tiên là đánh giá hồn nhiên nhất. Nhưng điều này không có nghĩa là kiến thức không có vai trò quan trọng. Rõ ràng, vốn kiến thức đầy đủ hơn có khả năng giúp ta tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc hơn, từ dó dẫn đến việc cảm thụ được cái hay ẩn giấu trong tác phẩm. Từ đây PandaKid nghĩ, thơ hay là thơ có khả năng lay động các tâm hồn "trẻ thơ", vừa có thể thỏa mãn lí trí người đọc.

Bàn về cảm nhận thơ văn, thì PandaKid nghĩ là ai cũng có khả năng cảm nhận, tùy vào hai yếu tố bẩm sinh và một số điều kiện cá nhân mà cảm được ít hay nhiều thôi. Bẩm sinh thì mỗi người mỗi vẻ, khó thay đổi, còn điều kiện thì có thể kể đến một số như học vấn, kiến thức, xã hội, ngôn ngữ... Ví dụ như dân nông thôn thường sống với câu hò, điệu hát,... nên dễ cảm làn điệu ca dao dân ca. Người thành thị lại có xu hướng tìm đọc những tác phẩm hàn lâm hơn 1 tí. Vấn đề này PandaKid đồng ý với nguyenhnv: càng có nhiều kiến thức thì cảm nhận thơ văn càng "chính xác".

Xin đóng góp vài ý kiến nho nhỏ...
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

Cảm nhận chính xác là bắt nguồn từ trực giác, luôn là như vậy. Sau khi cảm nhận, người ta mới tìm cách lý giải tại sao có cảm nhận như vậy và lúc này mới là lúc kiến thức được phát huy.
Tuy nhiên, người có kiến thức uyên thâm hơn sẽ có trực giác tốt hơn. Ví dụ như 1 học sinh tiểu học sẽ khó lòng có đủ trực giác để cảm nhận  Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia Marquez hay Đồi Gió Hú của Emily Bronte nhưng một sinh viên đại học hoàn toàn có đủ trực giác để cảm nhận được Harry Potter của J. K. Rowling.
Đó là chỉ xét riêng trong lĩnh vực thơ văn, còn về trực giác nói chung, bao gồm mọi lĩnh vực, thì bạn sẽ càng thấy rõ người nào có kiến thức hơn thì trực giác cũng tốt hơn. Đứng trước 1 bài toán khó, người nào học giỏi sẽ có trực giác tốt hơn nên phán đoán ra hướng giải quyết tốt hơn người học bình thường.
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

"Cảm nhận chính xác là bắt nguồn từ trực giác, luôn là như vậy. Sau khi cảm nhận, người ta mới tìm cách lý giải tại sao có cảm nhận như vậy và lúc này mới là lúc kiến thức được phát huy. "

Nếu bạn đã đồng ý với PandaKid ở điểm này thì PandaKid và bạn không còn mâu thuẫn gì nữa. Vấn đề khác đặt ra là liệu kiến thức có phải là yếu tố thứ 2 đứng sau trực giác...? Các ví dụ của bạn là hoàn toàn đích đáng, vậy PandaKid xin nêu trường hợp của Nguyễn Bính, một nhà thơ ít học nhưng lại có thể sáng tác những vần thơ bất tử. Chắc chắn là kiến thức ông không bằng Xuân Diệu, Huy Cận "nói tiếng Pháp như người Pháp", nhưng không thể nói là cảm nhận thơ của Nguyễn Bính thấp hơn họ được.... Điều này có đi ngược lại những gì bạn đã viết không?
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

À... có lẽ cách hiểu khái niệm "kiến thức" của mình và bạn hơi khác nhau. Theo mình, kiến thức không phải chỉ là những gì học ở trong trường lớp, sách vở mà kiến thức phải là tất cả những hiểu biết mà mỗi cá nhân thu lượm được trong cuộc sống. Một vị giáo sư sống ở thành thị khi về quê thì vẫn lớ ngớ, không thể phân biệt được đâu là cỏ, đâu là mạ non. Như vậy, trong trường hợp này, kiến thức của vị giáo sư trong lĩnh vực nông thôn kém hơn một đứa trẻ chăn trâu. Mỗi cá nhân đều có một mức độ hiểu biết nhất định ở các lĩnh vực nhưng không ai có thể hiểu biết tất cả, không ai có thể uyên thâm ở tất cả mọi lĩnh vực được. Cho nên mình mới nói:"những bài thơ văn nào phản ánh lĩnh vực mà bạn am hiểu hơn thì bạn sẽ cảm nhận tốt hơn".  Nguyễn Bính cảm nhận thơ tiếng Việt tốt nhưng trước một bài thơ tiếng Pháp hay thơ dịch từ tiếng Pháp thì rõ ràng kém hơn Xuân Diệu và Huy Cận.
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

heo may

Việc các bạn bàn về vị trí giữa trực giác và kiến thức cho mình góp ý vài lời nhé! Theo mình cả hai đều quan trọng và nó dứng ở vị trí bằng nhau bởi nếu thiếu một trong hai thì rất khó để hiểu về một bài thơ. Ta phải lấy cả trái tim để cảm nhận được thơ văn nhưng chỉ một trái tim thì vẫn không đủ, ta cần một vốn kiến thức. Về tầm quan trọng của chúng thì các bạn đã nói nhiều rồi, mình không nói thêm nữa. Về mặt trực giác, ta cho đó là bẩm sinh, nhưng về mặt kiến thức thì ta phải không ngừng học hỏi. Cả hai mặt chúng ta đều cần học hỏi bạn ạ!
Trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

PandaKid chưa hiểu rõ lắm về "học hỏi" trực giác, bạn có thể giải nghĩa rõ hơn không?
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

heo may

Theo mình, "trực giác" thiên nhiều hơn về bẩm sinh, nhưng chỉ có như vậy thì chưa đủ, nó còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài. Ví như một đứa trẻ sống ở phố thị sẽ chẳng biết nhiều về thôn quê và đứa trẻ ấy sẽ có một cảm nhận nào đó, có thể ban đầu là ghét bỏ, về sau lại thích thú hay ngược lại, tuỳ theo sự việc và diễn biến nội tâm của người ấy, theo một khoảng thời gian nào đó. Tất nhiên đây chỉ là suy nghĩ của mình và điều này đúng hay sai thì mình mong sự góp ý của các bạn.
Trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (31 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối