Ngày gửi: 26/04/2024 00:05 Số lượt xem: 228 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bùi Xuân Mậu vào 26/04/2024 00:06
Văn Hoá Cội Nguồn là Văn Hoá vượt lên trên tất cả Văn Hoá, Văn Hoá Tối Cao vũ trụ. Những ý Văn vượt lên trên mọi tư tưởng thế gian, thứ Văn Hoá Linh Đơn dược liệu Cam Lộ chữa lành tất cả những chứng bệnh trong tâm, đi đến an vui tự tại. Văn Hoá đỉnh cao khai mở trí huệ, rất nhiệm mầu và rất linh thiêng. Những ai đã trở về Cội Nguồn thật sự con Trời mới hiểu được lời dạy của Trời; lời dạy thậm thâm vi diệu không thể luận bàn, nghĩ bàn cho hết sự huyền diệu Thiên Ý Văn Hoá được.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định rõ ở sách trời.” (Lý Thường Kiệt) “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.” (Nguyễn Trãi) Ngày Tết Việt Nam là ngày Tết Cội Nguồn, phát tích từ thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang, rồi dần lan truyền ra khắp vùng Á Đông. Sở dĩ ngày Tết nhanh chóng được các nước lân bang hưởng ứng là vì nó nói lên những gì thiêng liêng đẹp đẽ nhất của đạo con người, của khí trời xuân tiết - ngày mà chúng ta cùng nhau tưởng nhớ tri ân đến ông bà tổ tiên, cha mẹ, thầy cô. Mỗi lần Tết đến Xuân sang là mỗi lần “nhắc nhớ” người con Việt Nam tìm về Nguồn Cội dân tộc. Bốn câu thơ nêu ở đầu - là một sự “nhắc nhớ” như thế, được trích từ hai áng văn mang dáng vóc của một bản tuyên ngôn độc lập là Nam Quốc Sơn Hà và Bình Ngô Đại Cáo. Hai câu đầu trong bài Nam Quốc Sơn Hà khác nào lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ dân tộc; Câu 3, 4 trong bài Bình Ngô Đại Cáo như là một sự xét lại đầy tự hào về nền Văn hiến Cha Ông. Vậy “chủ quyền lãnh thổ” đó như thế nào mà lại “định rõ ở sách trời”?; “Nền văn hiến” ấy ra làm sao mà vốn xưng “đã lâu”? Để hiểu rõ những điều này, xin hãy “phản hồi” trở về giai đoạn niên đại Hùng Vương (2959-258 TCN) thời mọi thứ sẽ đều sáng tỏ. Từ niên đại Hùng Vương có thể đi ngược lên trên tìm hiểu thời kỳ Lạc Long Quân Âu Cơ - Tam Hoàn Ngũ Đế có quan hệ mật thiết với lịch sử Cội Nguồn nhân loại; cũng từ niên đại Hùng Vương lấy đó làm kim chỉ nam xuôi về các giai đoạn sau công nguyên, thời mới có cái nhìn thấu đáo khách quan về lịch sử Việt Nam cổ - trung - cận đại. Lịch sử niên đại Hùng Vương là lịch sử Cội Nguồn của dân tộc Việt Nam, chứa đựng rất nhiều lời giải cho những nan đề hóc búa trong sử học. Đưa người ta đi hết kinh ngạc này sang kinh ngạc khác.
VĂN LANG I. LẬP QUỐC 1. Ông Tổ sáng lập Quốc Tổ Hùng Vương, họ Cao tên Hùng Lan, con một của Kinh Dương đời thứ 9 (Lộc Tục). Sinh ngày 20 tháng 02 năm Giáp Thìn (2989 TCN). Về trời vào ngày 10 tháng 03 năm Ất Mùi (2877 TCN), theo niên lịch Kinh Nam. Thọ 112 tuổi. 2. Cơ sở thống nhất - Năm Kỷ Mùi (2973 TCN), lúc 16 tuổi, thái tử Hùng Lan đi tìm chân lý. Càng lớn thái tử càng thấy rõ những bất cập trong xã hội đương thời, dẫy đầy bất công và tội lỗi. Thái tử dần trở nên ít nói, ít cười, thường ngồi im một chỗ suy tư về kiếp sống con người. Sau cùng Thái Tử phát hoạ lên ý tưởng rồi đưa đến một kết luận quyết định. Quyết tìm ra Đại Đạo mở đường dìu dắt nhân loại, đưa xã hội nhân loại tiến lên công bằng văn minh, văn minh vật chất lẫn văn minh tinh thần. Sau 6 năm tu tịnh, miệt mài nghiên cứu chiêm nghiệm, thái tử hoát nhiên bừng ngộ, tìm ra Văn Hoá Cội Nguồn - con đường Chủ Nghĩa Mùa Xuân, Chủ Nghĩa Đại Đồng, đỉnh cao tri thức xã hội. - Trước ngày 20/2 năm Ất Sửu (2967 TCN), vua cha Kinh Dương Vương hạ lệnh thông cáo rộng rãi về việc mời tham dự Đại hội Long Vân tại vườn Cấm nước Xích Quỷ (ngày nay là Vườn Quốc Gia Lão Sơn cách thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, 37 km về phía Tây). Thành phần tham dự có đông đảo các tầng lớp nhân sĩ, trí thức, tu sĩ, đạo sĩ thuộc các giáo phái thần giáo, trường phái triết học, khoa học… phần đông họ là những bậc Tôn Sư, anh hùng hào kiệt và hàng đại diện cấp cao của cả trăm bộ lạc xa gần. - 2/3 năm Ất Sửu (2967 TCN), đại hội Long Vân chính thức được triệu tập. Lúc này thái tử Hùng Lan bước sang tuổi 22, trực tiếp chủ trì đại hội. Bằng đức độ - tài năng - trí tuệ hơn người, thái tử thuyết ra Quốc giáo Văn hoá Cội Nguồn - Thiên Đạo vũ trụ. Chúng hội nhờ đó càng thêm hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, ta sinh ra từ đâu, đến thế gian này để làm gì, sau cùng ta sẽ về đâu, thế nào là ý nghĩa của cuộc sống, thế nào là hạnh phúc chân chính... Đại hội diễn ra, thái tử đã làm nên một cuộc cách mạng lớn về tư tưởng vào thời kỳ ấy, chinh phục hoàn toàn các đoàn đại biểu, quan khách, thính chúng tham dự. Hay tin con của Quốc vương Kinh Dương Vương tìm ra Văn Hoá Cội Nguồn mở hội Long Vân diễn thuyết tại vườn Cấm. Các bộ tộc bộ lạc thi nhau hội về mỗi ngày một đông. Những “trận mưa pháp” trút xuống bình đẳng không phân biệt màu da, chủng tộc, giáo phái, bè phái, tôn phái, vương quan, dân, nam, nữ, già, trẻ đều bình đẳng như nhau - 1/5 năm Mậu Thìn (2964 TCN), sau 3 năm tuyên thuyết đường lối tư tưởng của mình, biết thời cơ đã chín muồi. Thái tử Hùng Lan lúc này 25 tuổi, sau khi xin phép vua cha Kinh Dương Vương, thu nạp nhân tài bách tộc (quân dân Âu, Lạc), liền dẫn đại quân tiến về đất Lĩnh Nam (địa long vũ trụ) để khai cơ mở rộng nước Xích Quỷ, khai hoang mở mang đất đai bờ cõi, gầy dựng cơ nghiệp nước Văn Lang. 3. Văn Lang ra đời 2/9 năm Quý Dậu (2959 TCN), Quốc Tổ Hùng Vương lúc này 30 tuổi, chính thức khai sinh ra hợp chủng quốc Văn Lang, đồng thời công bố nền Quốc đạo Hiến pháp Văn Lang ra đời. Từ niên đại Kinh Dương Vương chuyển sang niên đại Hùng Vương. Đánh dấu thời kỳ mở đầu lịch sử Con Rồng Cháu Tiên ra đời, tiến tới xã hội văn minh, công bằng, bình đẳng. Thay cho chế độ phong kiến thần giáo độc tài, độc trị. Chỉ có hiến pháp là vua, luật pháp là thầy, công lý là lẽ sống công bằng văn minh của xã hội văn minh loài người. 4. Thành phần dân tộc - Từ sau đại hội Long Vân, uy tín của Thái tử Hùng Lan tăng lên vượt bậc, thâu nhiếp hàng phục hết thảy càng tầng lớp xã hội. Thái tử đã dùng Văn hoá Cội Nguồn thống hợp tinh thần cả trăm bộ lạc, thị tộc (gọi chung là “Bách tộc”) thời ấy chung về một mối, chung một ý nghĩa thiêng liêng hai chữ đồng bào. Tất cả dân tộc anh em đều từ trong bọc trứng Âu Cơ mà lưu truyền cho đến bấy giờ. Ánh sáng Văn Hoá Cội Nguồn đã khai mở tâm trí làm cho trăm bộ lạc giác ngộ, tự thấy rõ Nguồn Cội cũng như viễn cảnh tương lai. Họ nguyện lòng đi theo thái tử khai dựng lên đất nước Văn Lang rộng lớn hùng mạnh. - Khi Nhà nước Văn Lang ra đời, “Bách tộc” thống nhất với nhau dùng chung một chữ “Việt” trở thành “Bách Việt Văn Lang”. Văn hoá Cội Nguồn trở thành nền Văn hoá của Bách Việt Văn Lang. Văn hoá đỉnh cao của “cái chung” trong đó gắn liền “cái riêng” của mỗi dân tộc. Bách Việt Văn Lang trở thành đại chủng tộc văn minh tuyệt đỉnh ở vào thời đó. Từ hợp chủng tộc Bách Việt tiến lên hợp chủng quốc Văn Lang - Từ năm Sửu cho đến năm Thìn (2967-2964 TCN), trong suốt ba năm truyền đạt Văn hoá Cội Nguồn - Chủ Nghĩa Thiên Quyền Nhân Chủ Đại Đồng - Thiên Đạo Vũ Trụ, phải nói Thái Tử Hùng Lan đã xây lên một thế lực hùng mạnh, văn võ song toàn lập lên đất nước Bách Việt Văn Lang thần thánh. Tuy phong tục tập quán của mỗi dân tộc Bách Việt Văn Lang mỗi khác, nhưng truyền thống anh linh Bách Việt Văn Lang chỉ có một, đó là Văn Hoá Cội Nguồn - Nền Quốc Đạo Văn Lang. Bách Việt Văn Lang đều sống trong một ngôi nhà chung là sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp, Công Bằng, Bình Đẳng Nền Quốc Đạo Văn Lang. - Dân Văn Lang là dân tộc Bách Việt, Âu Việt – Lạc Việt… Tuy nhiều họ tộc, bộ tộc nhưng chỉ phân ra làm hai dân tộc mà thôi: Một là dân tộc “Thượng”, hai là dân tộc “Kinh”. Kinh hay Thượng cũng chỉ là danh từ đặt ra để gọi, thật ra Kinh Thượng vốn là anh em một nhà. Kẻ thích ở cao sống dọc theo sườn đồi gọi đó là dân tộc Thượng. Người thích ở thấp, đồng bằng sông hồ kinh rạch gọi là dân tộc Kinh. Kinh - Thượng thường lên xuống lại qua chung sống với nhau: + Bắc Văn Lang, Trung Văn Lang: Dân phần nhiều chiếm đa số là dân tộc Kinh, Kinh Hoa, Kinh Thượng + Nam Văn Lang: Dân phần nhiều chiếm đa số là dân tộc Kinh, Kinh Chăm, Kinh Miên, Kinh Thượng, Thượng + Tây Nam Văn Lang, sông Mê-Kông: Dân phần nhiều chiếm đa số là dân tộc Kinh Chăm, Kinh Miên, Thượng + Đông Nam Văn Lang: Dân phần nhiều chiếm đa số là dân tộc Kinh, Kinh Thượng, Kinh Chăm, Thượng Đó là nói đến thời Quốc Tổ Hùng Vương khai sanh dựng nước, còn về sau nầy hàng nghìn năm thì Bách Việt Văn Lang phát triển xảy ra sự thay đổi lớn, có nhiều dân tộc vượt lên hơn so với dân tộc khác. 5. Phạm vi lãnh thổ Trên cơ sở nước Xích Quỷ thời cha ông Kinh Dương Vương, Quốc Tổ Vua Hùng mở rộng lãnh thổ về phía nam (nam tiến) thành nước Văn Lang rộng lớn (gấp ba lần nước Xích Quỷ) với diện tích đất liền xấp xỉ 10 lần diện tích nước Việt Nam hiện nay (≈ 2.700.000 - 3.000.000 km2), chia làm ba miền: - Miền Bắc Văn Lang: Chính là vùng lưu vực nam sông Dương Tử, Trung Quốc ngày nay hay còn gọi là vùng Giang Nam. Miền Bắc nước Văn Lang nguyên khởi là lãnh thổ nước Xích Quỷ qua các đời Kinh Dương Vương - Miền Trung Văn Lang: Chính là vùng lưu vực sông Châu Giang, Trung Quốc ngày nay hay còn gọi vùng Lĩnh Nam - Miền Nam Văn Lang: Chính là nước Việt Nam ngày nay, bao gồm bắc phần nước Việt Nam đến hoành sơn và mở rộng thêm trong những giai đoạn về sau - Tây Văn Lang giáp Ba Thục (Tứ Xuyên) và sông Hồng Lạc (Mê-Kông) - Đông Văn lang giáp Đông Hải, Nam Hải 6. Kinh đô Nước Văn Lang có hai kinh đô lớn: - Kinh đô Nam Kinh Xích Quỷ: Nằm trên đất Giao Chỉ thuộc miền bắc nước Văn Lang (ngày nay là địa bàn thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Đây là đô thành cổ có từ thời Viêm đế Thần Nông và trở thành kinh đô của nước Xích Quỷ kể từ đời Kinh Dương Vương thứ 5 (Long Vương Tử). Nam Kinh Xích Quỷ là đô thành nằm ở địa đầu đông bắc nước Văn Lang, có vị trí chiến lược về thông thương quốc phòng. - Kinh đô Văn Lang: Nằm trên vùng đất Phong Châu, Nghĩa Lĩnh (ngày nay là địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam). Đây là Quốc đô mới có từ thời Hùng Vương. Kinh đô Văn Lang là trung tâm đầu não chính trị - hành chính – quốc đạo quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và đối ngoại của cả nước Văn Lang 7. Mô hình nhà nước Nhà nước Văn Lang là nhà nước hợp chủng của 100 dân tộc. Nhà nước pháp quyền, lấy Văn Hoá Cội Nguồn làm nền Quốc Đạo Dân Tộc, không có sự độc quyền, độc tài, độc trị. Nhà Nước của hiến pháp, luật pháp, đạo pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, là vị vua muôn đời không già không trẻ. Nhà nước thật sự của Dân do Dân và vì Dân là nhà nước Đời trong Đạo, Đạo trong Đời. Nhà nước Văn Lang do Thượng Viện Quốc Đạo, Hạ Viện Quốc Hội chủ trì điều hành đất nước. Trên ban hành Công Đạo, dưới ban hành Công Luật. - Tam quyền phân lập: Quyền Văn, Quyền Võ, Quyền Nghệ - Ngũ quyền phân định: Ngoài 3 phần quyền trên, có thêm Quyền chủ trì, Quyền bảo duy, những gì công lý – sự thật - thành quả - Tam quyền phân lập, ngũ quyền phân định kiểm soát quyền lực lẫn nhau theo mô hình phân quyền trở thành một thể thống nhất chung cùng Hành Pháp - Lập Pháp - Tư Pháp - Công Pháp - Đạo Pháp, nhất quán một thể chế độc lập. Hình thành lên ngũ trị đi vào ổn định phát triển xã hội: + Một là văn hoá trị + Hai là quốc đạo hiến pháp trị + Ba là luật pháp công minh trị + Bốn là xã hội trường làng trị, trường xã giáo dục trị + Năm là gia đình, họ tộc trị 8. Phân cấp hành chính Nước Văn Lang lúc mới thành lập, đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt, làng xa cách xa nhau; có 15 Bộ, 90 Châu, 630 Quận Huyện, 4.410 Xã, 22.050 Thôn, 496.553 Hộ, Dân số 3.475.911 Người. Gồm 4 cấp hành chính, phân tầng từ trên xuống dưới theo chiều dọc: - Cấp Bộ Quân Khu: Đứng đầu các Bộ Quân Khu là Lạc Vương, Hầu Vương - Cấp Châu: Đứng đầu các Châu là Lạc Tướng, Hầu Tướng - Cấp Quận (Huyện): Đứng đầu Quận (Huyện) là Bố Chánh Trưởng Ti - Cấp Xã (Thôn): Đứng đầu Xã (Thôn) là Lạc Dân, Lạc Điền Còn tiếp....
II. HƯNG THỊNH 1. Đỉnh cao trị quốc Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, từ Bách Việt Văn Lang trường tồn độc lập 2701 năm TCN, đến nay là dân tộc Việt Nam. Đại gia đình 54 dân tộc anh em, dân tộc đồng bào chung nhau Nguồn Cội Rồng Tiên. Một dân tộc mạnh như Rồng, đẹp như Tiên; dân tộc tinh hoa thời đại nhân loại từ khi dựng nước Văn Lang; dân tộc có truyền thống lâu đời nhất thế giới. Dân tộc Rồng Tiên là dân tộc thánh thiện, mang trong người dòng máu Lạc Hồng, dòng máu Con Rồng Cháu Tiên, con Trời Lạc Long Quân và Địa Mẫu Âu Cơ. Dân tộc tôn trọng thiên quyền, nhân quyền ưa chuộng hoà bình, độc lập, tự do. Ý Trời đã định Quốc Tổ Vua Hùng, cùng Bách Việt khai dựng nước Văn Lang. Mở ra thời đại văn minh, không những văn minh về nền lúa nước mà còn văn minh về hiến pháp, luật pháp, nền Quốc Đạo Dân Tộc. Một dân tộc luôn hướng về Cội Nguồn, làm chủ chủ Quyền, làm chủ non sông Tổ Quốc. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, truyền thống Anh Linh không thay đổi, trước sau như một. Nhất quán một đường hướng độc lập tự chủ, không lệ thuộc, nô lệ bất cứ một cường quốc nào. Trên phương diện đa quan hệ đối tác, hợp tác. Công bằng, bình đẳng hai bên cùng có lợi cùng nhau. Một dân tộc bất khuất, kiên cường, thừa kế từ di chí truyền thống đạo đức Ông Cha. Thà hy sinh tất cả nhất quyết không làm nô lệ. Đấu tranh anh dũng, đấu tranh kiên cường, bỏ vệ tiền đồ cơ nghiệp Ông Cha. Truyền thống giữ nước, bảo vệ Tổ Quốc đi đôi với xây dựng kiến tạo làm cho Quê Hương giàu đẹp. Đó là trách nhiệm, bổn phận con cháu Tiên Rồng Việt Nam. Từ khi Quốc Tổ, cùng Bách Việt khai dựng nước Văn Lang. Dưới sự lãnh đạo của nền Quốc Đạo Văn Lang. Cũng như nhà nước Văn Lang. Bách Việt Văn Lang không những sống yên vui, tự Do Mưu cầu hạnh phúc mà còn độc lập kéo dài 2701 năm. Trên toàn thế giới không một đất nước nào bằng ở vào thời đại ấy, thậm chí cho đến tận ngày nay. Một dân tộc tuy đa nguyên của nhiều dân tộc nhưng chung thể Đồng Bào. Một dân tộc không lấy sự độc tài độc trị làm thể chế, mà xây dựng lên nền văn minh hiến pháp, luật pháp. Hiến pháp sống, luật pháp sống đi vào đời sống xã hội. Hiến pháp Văn Lang, luật pháp Văn Lang luôn đem lại sự công bằng bình đẳng cho mọi hoạt động cũng như nhiều thành phần, tầng lớp xã hội. Nhà nước Văn Lang là nhà nước pháp quyền. Nhà nước được xây dựng trên sự công bằng, bình đẳng. Nhà nước lấy dân làm gốc, lấy hiến pháp, luật pháp đi vào cuộc sống; Thiên quyền, nhân quyền làm kim chỉ nam về quyền con người, thống nhất công bằng bình đẳng, ai cũng như ai. Dân tộc Rồng Tiên là dân tộc anh linh. Dân tộc luôn hướng về cái mới, luôn sáng tạo cái đẹp. Loại bỏ những gì xơ cứng lỗi thời, đổi mới toàn diện khi cần thiết. Hạnh phúc của mỗi người dân là sống đúng hiến pháp, luật pháp, đạo pháp. Không đi ngược lại truyền thống anh linh trải qua hàng nghìn nghìn năm. Một dân tộc tự quyết định chính bản thân dân tộc mình. (Chú ý truyền thống anh linh của một quốc gia không phải là tập tục bản xứ, kể cả phong tục tập quán) Không phải ngẫu nhiên mà nước văn lang có được sự độc lập kéo dài 2701 năm ở niên đại Hùng Vương. Thượng Hùng Vương 23 đời (2959-1276 TCN), Hạ Hùng Vương 18 đời (1276-258 TCN). Sự độc lập kéo dài của niên đại Hùng Vương đều có nền tảng cơ sở văn hiến của nó. Với đường lối trị quốc siêu việt bằng Văn hoá Cội Nguồn, nền Quốc Đạo Tiên Rồng dân tộc, trên thế giới này 5000 năm trở lại đây, chưa có một nhà nước nào duy trì được nền thịnh trị độc lập lâu dài như vậy. Ở vào thời dựng nước tức là thời Quốc Tổ trị vì, Bách Việt Văn Lang sống chung cùng nhau an lạc thái bình. Không có sự phân biệt bộ tộc nầy với bộ tộc kia đoàn kết keo sơn gắn bó hoà hợp lẫn nhau, dân giàu nước mạnh văn minh. Ở vào thời đó không có một nước nào sánh kịp. Khắp địa cầu duy nhất nước Văn Lang là có nền văn hiến đa nguyên, nhân quyền, dân chủ, tự do, công bằng bình đẳng độc đáo như vậy. Sản sinh ra nhiều ngành nghề như ngành tơ tằm - dệt lụa - hội hoạ - giao tiếp – rèn đúc - luyện kim - đánh cá - làm nông - chăn nuôi v.v... Tất cả các ngành, các nghề sanh ra mục đích phục vụ cho cuộc sống làm giàu cho đất nước. Nhất là văn minh lúa nước, có một không hai trên địa cầu. Nhờ vào nền Văn hiến Quốc Đạo Tiên Rồng do Quốc Tổ truyền lại, Hùng Quý Lân quốc vương trị vì thiên hạ đạt đến đỉnh cao của đạo trị quốc. Bách Việt Văn Lang dân giàu nước mạnh, thái bình an lạc âu ca, ngủ không đóng cửa không người ăn trộm, vắng bóng ăn cướp. Tất cả đều sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp Dân Tộc công bằng bình đẳng văn minh, tự do mưu cầu hạnh phúc. Thịnh trị hơn cả đời Nghiêu, Thuấn. 2. Bát đại văn minh Bách Việt Văn Lang có nền văn minh lúa nước đem lại no cơm ấm áo cho người dân. Đã là văn minh lúa nước thời dân tộc Văn Lang nắm rõ quy luật bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Tạo ra niên lịch vụ mùa nắm rõ quy trình trồng ngô cấy lúa cho năng xuất cao. Và lấy đầu năm sự khởi đầu mùa xuân, mở đầu cho việc đi vào mùa vụ, các lễ hội từ đó cũng ra đời: Lễ hội gieo trồng, lễ hội tạ ơn trời đất, lễ hội uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây... thành lễ hội Tết Nguyên Đán, lễ hội nhân văn lớn nhất trong năm, mùng một tết Cha, mùng hai tết Mẹ, mùng ba tết Thầy. Nói chung là tạ ơn công sanh thành Ông Bà Cha Mẹ, công ơn dạy bảo của những bậc thầy. Trên thế giới ở vào thời ấy không có đất nước nào văn minh như thế. Lại nữa ngoài văn minh lúa nước, văn minh niên lịch, còn có văn minh hội hoạ biết dùng tượng hình làm sơ khai chữ viết đi vào giao tiếp cuộc sống, chưa kể đến văn minh sắt, thép, đồng, thau, vàng, bạc dùng vào công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác. Khai hoang vỡ hoá, gươm đao giáo mác cung tên tạo lên sức mạnh quân lực Bách Việt Văn Lang, kéo dài độc lập mấy nghìn năm không có nước nào dám động đến. Những văn minh mở màn của Văn Lang Bách Việt là cái nôi văn minh địa cầu. Nhất là đi vào đạo luật pháp quyền, hiến pháp, luật pháp, đạo pháp trở thành nền Quốc Đạo Văn Lang niên đại Hùng Vương có một không hai trên thế giới, không đất nước nào sánh kịp nước Văn Lang thời đó. Văn minh Bách Việt Văn Lang không thể kể hết ra đây được, chỉ tóm tắt thành “bát đại văn minh” mà thôi: 1 - Văn minh về lúa nước 2 - Văn minh về hội hoạ giao tiếp chữ tượng hình 3 - Văn minh về Hà Đồ Thiên Thư Dịch Lý 4 - Văn minh về kim khí 5 - Văn minh về gốm sứ 6 - Văn minh về trị quốc 7 - Văn minh thống nhất Bách Việt hùng mạnh 8 - Văn minh Văn hoá Cội Nguồn, tinh thần lẫn vật chất, Đời lẫn Đạo Nhờ sống theo Văn Hoá Cội Nguồn - Chủ Nghĩa Đại Đồng nên vương, quan ai nấy nhân cách, phẩm hạnh đức độ hơn người. Xứng đáng gương mẫu, đi đầu trong hiến pháp, luật pháp, đạo pháp, đạo luật tối cao nước Văn Lang. Bách Việt Văn Lang vì thế trở nên hùng mạnh, văn minh tinh thần lẫn vật chất. Uy Danh lừng lẫy nhất thời bấy giờ. Dân giàu nước mạnh, ổn định chính trị, kéo dài độc lập trải qua 2701 năm kế thừa trị quốc 41 đời thượng hạ Hùng Vương, độc nhất vô nhị không có nước nào sánh kịp.
3. Đại phá quân xâm lược Niên Đại Hùng Vương 1000 năm đầu hưng thịnh vô cùng. Nền văn hiến dân tộc dần dần tam sao thất bản bởi do truyền khẩu lâu dài. Vì ở vào thời điểm ấy chưa có giấy bút, chữ viết còn thô sơ nên không kết tập thành kinh luân được. Dần già thất truyền, thế mà vẫn kéo dài độc lập 2701 năm. Thời Dựng Nước 79 năm (2959-2880 TCN), tiếp theo thời Dựng Nước là thời Giữ Nước 2622 năm (2880-258 TCN). Nhìn khắp thế giới, chỉ riêng dân tộc Việt Nam là có Quốc Tổ, Quốc Giỗ, Quốc Lễ, Quốc Giáo, Quốc Đạo. 5 Quốc như thế, phải nói là có một không hai trên thế giới. Đây là niềm tự hào của dân tộc Đồng Bào, con cháu Tiên Rồng Đại Việt. Nói đến nước Xích Quỷ, thời Kinh Dương Vương thì phải nói đến sự giàu có, không những giàu có về vàng, bạc, châu, báu, sơn hào hải vị, món ngon vật lạ, nhất là văn minh về lúa nước, nhất là lúa hổ Rằng, lúa Hổ Chưởng, lúa Chiêm, lúa Thần Nông, lúa Xích Khoán, lúa Thiền Minh, lúa An Cựu, lúa Hạ Bạch, lúa Thanh Vu, lúa Bạch Kê, lúa Tẻ, lúa Thuần, lúa Mạch, lúa Kim Ô, lúa Hoàng Đế, lúa Xích Kê, lúa Thượng, lúa Hạ, lúa Phì, lúa Lùn, lúa Thơm, lúa Nếp Tẻ, lúa Đuôi Phụng, lúa Bạch Mạc và còn nhiều giống lúa quý hiếm khác nữa. Dân bắc Văn Lang lúa thóc đầy bồ, phải nói cuộc sống dân nước Xích Quỷ không những thái bình thịnh trị hàng nghìn nghìn năm, trong đời sống no cơm, ấm áo mà còn béo bỡ về thu nhập qua đường trao đổi buôn bán. Bắc Văn Lang nước Xích Quỷ phần lớn là đất đai Giao Chỉ, tới thời Hùng Vương, được mở rộng gấp đôi. Bắc Văn Lang Nước Xích Quỷ, Giao Chỉ, vì thế mà trở nên vô cùng hưng thịnh, lại phân chia thêm ra nhiều Bộ, Châu, Quận, Huyện. Bắc Văn Lang đất đai phì nhiêu, nhờ có nhiều con sông lớn bồi đắp, như sông Dương, sông Trường, sông Lạc, sông Âu, chia ra nhiều sông nhánh khác nữa, bồi lấp thành đất đen và bốc hơi rất mạnh, rất phù hợp cho nền nông nghiệp lúa nước. Những cánh đồng lớn, cò bay thẳng cánh, sông ngòi kinh rạch chằng chịt, thuận tiện cho việc trồng lúa nước, đem lại sự hùng mạnh cho quân lực. Nếu có được Bắc Văn Lang thì không lo gì sự đói nghèo nữa, không lo thiếu lương thực nuôi quân, nên không có thế lực mạnh nào mà không muốn chiếm lấy, phải nói là muốn chiếm lấy cho bằng được. Do sự trù phú đất đai, nhiều giống lúa tốt, sông ngòi kinh rạch, khí hậu ôn hoà thiên nhiên ưu đãi nầy, luôn luôn khơi dậy lòng thèm khát những tay háo chiến, mộng bá Vương, nên Bắc Văn Lang càng về cuối thời Hùng Vương càng chiến tranh xâm lược dữ dội từ Phương Bắc, xâm lược về Phương Nam, đất nước Văn Lang: - Đời Vua Hùng Vương thứ 14 thời Thượng Hùng Vương, Hùng Linh Lang Quốc Vương (2001-1927 TCN) có giặc Thổ Phỉ (Thượng Tây Hạ), giặc Hồ Quảng, Hồ Xương nổi lên dấy loạn biên cương ở Tây Bắc Văn Lang (ngày nay Thuộc Tỉnh Tứ Xuyên và một phần Tây Tạng Trung Quốc). Hùng Linh Lang cùng bá quan văn võ tiến cử người tài, chọn ra Võ Hầu tướng quân thống lãnh 5 vạn quân đi dẹp giặc. Nhờ Đức Độ cùng Uy Linh của nền Quốc Đạo do Quốc Tổ truyền lại, đoàn quân đi đến đâu được dân chúng, nhân tài hưởng ứng, tình nguyện gia nhập lên đến 5 vạn quân, cùng nhau giết giặc cứu nước nên giặc Thổ Phỉ, giặc Hồ Quảng, Hồ Xương bị tiêu diệt. Không những thế nhờ dùng đức thâu phục dân chúng vùng biên giới nên cương vực của Văn Lang lại được mở rộng thêm - Đời Hùng Vương thứ 18 thượng Hùng Vương, Hùng Thục Lang (1705-1634 TCN), khi ấy ở phương bắc Nhà Thương, vua Thành Thang nối truyền đến đời thứ mười ba Tổ Dân Thiên Tử có mộng xâm lấn nước Văn Lang, luôn cho người theo dõi nước Văn Lang và ngày đêm thao luyện binh mã chờ ngày xâm lược và ngày đó đã đến - Năm 1147 TCN vào cuối đời thứ hai đến đầu đời thứ 3 hạ Hùng Vương, thời Hùng Tiên Lang Quốc Vương (1141-1077 TCN), phía bắc Ân Thọ (Trụ Vương) huy động một lực lượng khổng lồ bao gồm 50 trấn chư hầu lớn nhỏ với quy mô hơn 200 vạn quân chia làm 4 đạo quân do Vi Tử Điển, Vi Tử Khải, Ngạc Sùng Cảnh, Khương Hoàng Nhân tiến đánh nước Văn Lang. Nhờ biết lợi dụng địa hình cộng với nền Quốc Đạo Tiên Rồng uy linh, gươm Thiên trấn Quốc do Quốc Tổ Truyền lại nên Quân Dân Văn Lang ta với 100 vạn quân do cha con Hùng Diệp Lang, anh em Cao Lạc Hầu, Hùng Cao Lang, Tây Thục Vương chỉ huy đã đánh bại Quân Ân một cách hào hùng vào năm 1139 trước Công Nguyên. Đây là cuộc chiến hào hùng của dân tộc thể hiện tinh thần giữ nước của con Rồng cháu Tiên Sau cuộc chiến với quân Văn Lang nhà Ân suy yếu. Vua Trụ càng ngày càng tàn ác, mê say tửu sắc, dâm loạn vô cùng, trở thành một hôn quân vô đạo, đi ngược lại đạo đức, nghe theo lời tà ma ngoại đạo, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, trộm cướp nổi lên khắp mọi nơi, các cuộc đàn áp nổi lên khắp chốn không còn luật lệ gì nữa, những trung thần phản ảnh can gián liền bị xử tử. Đã thế Ân Trụ vương còn chọc giận đến các Thánh Linh và Nữ Oa Nương Nương là một trong những số Thánh Linh ấy. Yêu Tinh ra phò Ân Trụ vương mỗi lúc một nhiều làm hại muôn dân, các Trung Thần khuyên can không được bị Vua Trụ ép vào đường cùng đành phải làm phản. Tạo ra một thế lực lớn chống trả lại triều Ân Vua Trụ. Thế lực chống trả đó đứng đầu là Tây Bá Hầu Chu Văn Vương, sau này bị Chu Võ Vương, Cơ Phát lật đổ, thành lập nhà Chu vào năm 1122 TCN. Cùng thời này ở Phương Nam Văn Lang có binh biến. Chiêm Chiêm Vương bị em họ là Hồ Chiêm Quân dẫn 10 vạn quân đánh úp chiếm đoạt ngôi vị. Hồ Chiêm Quân sau khi giết anh họ của mình liền dẫn 10 vạn quân buộc dân chúng đi theo tiến sâu vào đất Lĩnh Nam hàng nghìn dặm, mang theo nền văn minh lúa nước, nói chung là ngũ cốc được dân chúng mang theo sâu vào Nam. Không những nền văn minh lúa nước mà cả nền Văn Minh sắt thép, đồng, thau, chạm trổ hội hoạ, chăn tằm dệt cửi, gốm sứ, dựng lên nền văn minh Chăm, trong đó có nền văn minh gốm sứ Sa Huỳnh. Hồ Chiêm Quân xưng đế xưng vương biệt lập, không theo lệnh của Vua Hùng nữa. Cũng từ đây Hồ Chiêm Quân không cho nhắc tới Văn hoá Cội Nguồn Tiên Rồng - nền Quốc Đạo Dân Tộc nữa, tất cả đều bỏ lại sau lưng dần dần phai mờ và quên lãng. Hậu Duệ của Hồ Chiêm Quân cùng với những người theo Hồ Chiêm Quân sau này chính là dân tộc các nước Asean. Vì thế dân tộc Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với họ cho đến ngày nay. Nói về thời hạ Hùng Vương, đời thứ 3 Hùng Tiên Lang, đánh bại quân xâm lược Nhà Ân, cắt đứt quan hệ với phương Bắc, cho đến khi nhà Ân bị huỷ diệt, nhà Chu lên thay thế, Võ Vương chết, Thành Vương lên thay, thì nước Văn Lang nối lại quan hệ ngoại giao với phương Bắc Vào năm 1063 trước công nguyên đây không phải là lần đầu quan hệ ngoại giao sang thăm Phương Bắc. Khi ấy nước Văn Lang đời thứ tư hạ Hùng Vương, Hùng Diệp Vương (Bảo Lang) trị vì thiên hạ, Hùng Diệp Vương chỉ thị cho Lạc Vương, Bộ Việt Thường, đại diện cho nước Văn Lang, sang thăm Phương Bắc, Thành Vương Nhà Chu thị hiến chim Trĩ Trắng, nối lại quan hệ ngoại giao, hai phương Nam – Bắc láng giềng. - Năm 961 TCN, Ân Mao là con cháu của Trụ Vương Đắc Kỷ còn sống sót, lập lên nước Man Du (hậu Ân) cách Tây Bắc Văn Lang hơn 100 dặm. Liên thông với nước Hồ, nước Hung Nô, gọi chung là ba nước Phiên Ngung. Ba nước này liên kết với nhau với lực lượng lên đến 90 vạn quân chia làm 3 đạo quân do Ân Mao, Hung Nô Vương (vua Hung Nô), Hồ Nghi Vương (vua Hồ) tiến đánh nước Văn Lang thế mạnh như chẻ tre. Quân dân Văn Lang vì mất đi nền Quốc Đạo Tiên Rồng, không còn tường đồng vách sắt nên đánh đâu thua đó một cách đau đớn. Cho đến năm 930 TCN, Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) Thống Lĩnh Quân Dân Văn Lang đánh tan tác 90 vạn quân giặc một cách thần tốc. Ân Mao, vua Hồ, vua Hung Nô bỏ mạng chết không toàn thây. Dấu tích cuộc chiến nằm ở vùng đất thuộc tỉnh Giang Tô, An Huy, Hồ Nam, Hồ Bắc, Trung Quốc ngày nay. Tiền thân của Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) chính là Đức Long Đế Sùng Lãm - Kinh Dương Vương đời thứ nhất Tóm lại: Quân xâm lược đi đến đâu liền bị nền Quốc Đạo con cháu Tiên Rồng đánh bại thê thảm. Với uy linh của nền Quốc Đạo, linh hồn dân tộc bốc cao lên tận mây xanh, ngọn lửa hùng thiên phủ lên đầu quân xâm lược, thiêu chúng thành tro bụi, Một nền Văn Hiến hiện đại, với khẩu hiệu toàn dân kháng chiến, toàn dân quét sạch Quân thù, vì nước quên thân, gương Cha Ông đã từng làm khiếp đảm quân thù. Ngoài non sông đất đai trù phú, khí hậu ôn hoà, thiên nhiên ưu đãi, còn có 8 nền văn minh lớn như đã nói trên, một đất nước béo bỡ như thế, luôn luôn khơi dậy lòng tham lam thèm muốn của những nước lân cận nhất là những nước lân cận Phương Bắc, chúng thèm khát đến nổi ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng mơ tưởng chiếm cho được Bắc Văn Lang, coi như làm chủ sở hữu nền văn minh lúa nước, cơm no áo ấm thì còn gì bằng. Vì chiến tranh thường xảy ra. Các thế lực ngoại xâm, xâm lược, càng về sau càng quy mô lớn với những trận xâm lược kinh thiên động địa chưa từng có trong lịch sử, từ đó làm cho nền Văn Minh Văn Lang ở những giai đoạn gần cuối niên đại Hùng Vương chậm nguồn phát triển.
III. SUY VONG 1. Đạo mất trước, nước mất sau Niên đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, ở vào thời kỳ ấy chưa có chữ viết giấy bút, hoặc nếu có thì chữ viết vẫn chưa đủ độ hoàn thiện nên khó lòng ghi chép thành kinh văn. Chỉ truyền khẩu cho nhau qua khẩu tự ngôn từ, càng về cuối niên đại Hùng Vương thì sự tam sao thất bổn nền Văn hiến Văn hoá Cội Nguồn ngày càng lớn. Dẫn đến mất gốc văn hoá, bị văn hoá phương bắc đồng hoá (xâm nhập mềm), cũng như mất dần đất đai Bắc và Trung Văn Lang qua con đường chiến tranh vũ lực (xâm nhập cứng). Có thể thấy nền Văn hoá Văn hiến Cội Nguồn thời Văn Lang dùng hình thức “thoại ngôn khẩu tự” để truyền tải, kinh điển là “kinh vô tự”, cốt ở lấy “tâm truyền tâm”, từ đời này sang đời khác, hiệu quả của cách làm này cũng đã duy trì được sự độc lập 2701 năm niên đại Hùng Vương. Cũng cần nên biết, hơn 1500 năm đầu của Niên đại Hùng Vương, Văn Hoá phương nam Văn Lang ảnh hưởng sâu rộng đến văn hoá phương bắc Hạ Thương Chu. Dưới sự ảnh hưởng của Văn hoá Cội Nguồn, Quốc đạo Tiên Rồng Việt Nam thời Hùng Vương đã làm giảm đi tính “du mục”, “hiếu chiến”, “khắc nghiệt”, “cay độc” của phương Bắc, khiến văn hoá phương Bắc thời đó trở nên ôn hoà và đi vào trật tự hơn. Hai phương nam bắc giao hoà, âu ca thịnh trị gần 1000 năm đầu. Khi niên đại Hùng Vương trải qua gần 2500 năm thì lúc đó đất bắc nhà Chu suy yếu, bước vào thời kỳ Xuân Thu loạn lạc (771 đến 476 TCN). Đây cũng là giai đoạn Khổng Tử san định lại kinh sách, hiệu đính viết ra Ngũ Kinh, nổi tiếng với câu nói “thuật nhi bất tác”... Giai đoạn này đánh dấu rõ nét bước sang thời kỳ dùng “văn ngôn văn tự” để truyền tải, kinh điển chính là “kinh hữu tự”. - Vào đời Hạ Hùng Vương thứ 6 - Hùng Huy Vương (961-893 TCN), do quá trình truyền khẩu sai lệch lâu dài về Văn Hoá Cội Nguồn, cộng thêm sự hấp thụ Văn Hoá phương Bắc theo mưu đồ của Thái Công Vọng Khương Thượng (Khương Tử Nha), Sở Linh Công (Vua Sở) nhằm nuốt trọn Văn Lang, nên Bắc Văn Lang nhiều anh hùng nổi lên đòi tự trị lập nước riêng, xưng Vua này Vua nọ như phương Bắc. Sự nổi lên đòi tự trị ấy được hậu thuẫn từ các nước lân cận trấn chư hầu Nhà Chu, Bắc Văn Lang trở thành bãi chiến trường cho sự bùng nổ lên nhiều phe phái, hình thành lên nhiều Vua, Chúa tự trị riêng mỗi vùng, rồi thôn tính nhau theo kiểu phương Bắc Lúc ấy nhà nước Văn Lang cũng đã bắt đầu suy yếu, là do mất đi những điều cơ bản của nền Văn hiến - Văn hoá Cội Nguồn truyền thống dân tộc, dẫn đến độc quyền, độc tài, độc trị, sa vào con đường lìa xa dần dân chúng, làm mất lòng tin dân chúng. Dân chúng lại nghe theo sự xúi giục của các thế lực tham vọng bành trướng phương Bắc, nhất là những nước lân cận Bắc Văn Lang. Dẫn đến nội loạn chia bè rẽ phái ở Bắc Văn Lang, nổi lên đòi tự trị từng vùng xưng vua xưng chúa, dẫn đến nồi da nấu thịt ở đất Văn Lang. Từ đây chính là Cơ Hội cho Giặc Phương Bắc Xâm Lược. - Từ đời Hạ Hùng Vương đời thứ 13 - Hùng Việt Vương (từ năm 569 TCN), nền Quốc Đạo Tiên Rồng chấm dứt. Văn Hoá Cội Nguồn còn sót lại chút ít cũng biến mất từ đây. Đời sống xã hội Văn Lang từ đó chạy theo trào lưu, phong kiến chủ nghĩa độc quyền không khác gì triều đại đất Bắc. Lúc này Văn hoá phương Bắc được dịp tràn xuống phương Nam và chiếm thế thượng phong trong hơn 2000 năm qua. Khi văn hoá phương Bắc du nhập vào phương Nam, ngoài chánh thống giáo của Nho-Thích-Lão ra ta không nói, nhưng sự du nhập văn hoá phương Bắc ở vào giai đoạn này còn mang thêm những yếu tố “triệt giáo” tà đạo, hòng làm mê muội tinh thần con dân đại Việt, khiến cho con cháu Tiên Rồng quên Cội quên Nguồn, vong bổn mất gốc, nhất là khi tôn giáo đạo giáo bị lợi dụng vào những mưu đồ chính trị Ở vào thời kỳ Văn Lang suy tàn vì mất đi Văn Hoá Cội Nguồn, chính sách ban giao Nam Bắc, hợp tác toàn diện, dẫn đến bất lợi cho Văn Lang, không như thời Hùng Vương dựng nước, Văn Hoá Cội Nguồn hưng thịnh, càng giao thương hợp tác toàn diện càng có lợi. Với bao thủ đoạn mánh khoé, hiểm độc, thủ đoạn, xé Bắc Văn Lang ra từng mảnh nhỏ, tạo ra cơ hội thuận thời cơ thôn tính một cách dễ dàng. Với thủ đoạn ăn mòn, như tằm ăn dâu, như mối, mọt ăn cây, nuốt lần đất Văn Lang. Các Vua Hùng ở thời cuối đành bó tay, dẫn đến không những mất Bắc Văn Lang mà ngay cả Trung Văn Lang cũng mất trắng. Đây là một thảm kịch vì đã mất đi Văn Hoá Cội Nguồn, bị văn hoá Bắc phương xâm hại, thôn tính tinh thần dân tộc Văn Lang luôn theo chiều hướng có lợi cho chúng. Nhưng theo cơ Tạo Hoá, việc suy thịnh là chuyện bình thường. Quy luật tuần hoàn luôn xoay chuyển, thịnh mấy nghìn năm thì phải đi vào suy mấy nghìn năm, không phải do con người mà do Ý Trời. Sự truyền khẩu lâu dài dẫn đến tam sao thất bổn, đi vào thất truyền hiến pháp đạo pháp - nền Văn hiến văn minh Văn Lang dần dần biến mất. Dẫn đến suy yếu đi vào đại loạn chia bè rẽ phái, mở ra cơ hội cho ngoại bang xâm lược, bị phương Bắc đô hộ đi vào nô lệ. Dân tộc Việt Nam con cháu Tiên Rồng vùng lên quật khởi, chiến tranh triền miên giành lại độc lập, đánh bại ngoại xâm trên 14 lần, nhưng đâu lại vào đấy tiếp tục lệ thuộc Phương Bắc. Nguyên nhân dẫn đến lệ thuộc giặc Tàu là do lạc Cội lạc Nguồn mà ra. 2. Hùng – Việt phân tranh Sau 300 năm độc lập từ khi Thánh Gióng dẹp giặc Phiên Ngung tức là ba nước: Man Du (hậu Ân) - Hồ - Hung Nô. Lúc này tình hình nhà nước Văn Lang sút kém hơn thời của Hùng Huy Vương. Ở thời Này Vua, Quan càng sống theo xu thế của Văn hoá phương Bắc dẫn đến độc quyền, độc tài, độc trị, sa vào con đường lìa xa dần dân chúng, làm mất lòng tin dân chúng. Dân chúng lại càng nghe theo sự xúi giục của các thế lực tham vọng bành trướng phương Bắc, nhất là những nước lân cận Bắc Văn Lang, dẫn đến nội loạn chia bè rẽ phái. Bắc Văn Lang nổi lên đòi tự trị từng vùng xưng Vua xưng Chúa. Có sự hậu thuẫn từ phương Bắc nên các Vua Hùng từ đời 11, 12, 13 (683-506 TCN) ra sức dẹp nội loạn Bắc Văn Lang nhưng không dẹp nổi, vì người dân đã ngã theo Văn hoá phương Bắc, Văn hoá của sự xưng hùng xưng bá, Văn hoá chia bè rẽ phái, hình thành lên quá nhiều khu tự trị hùng mạnh. Những ông vua Việt nổi lên như vua Điền Việt, vua Mân Việt, vua Dương Việt, vua Đông Việt, vua Nam Việt, vua Lạc Việt, và nhiều vị vua Việt khác nữa. Về sau các vua Việt tự xưng này bị cha con Doãn Thường thôn tính và thành lập nước Việt Trung Nguyên. Nói về ông bà, cha con Doãn Thường khởi nguồn từ dòng dõi Vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ Phương Bắc. Đến đời vua Kiệt nhà Hạ, Vua Kiệt đắm say tửu sắc, lại bất trí không biết dùng người tài. Nghe lời dua mị của nịnh thần đi chinh phạt các nước, vua Vũ bị vua Kiệt nhà Hạ truy sát. Vua Vũ dẫn gia quyến vợ con, người thân cũng như các quan tướng có trên cả trăm người trốn vào phương Nam - Bắc Văn Lang giả làm dân thường sanh sống, rải rác nhiều nhất là ở đất Cối Kê. Vua Vũ đến ở Bắc Văn Lang đất Cối Kê (khu vực Hàng Châu - Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc hiện nay), mang theo vàng bạc châu báu nhiều vô số kể nên Vua Vũ mua rất nhiều ruộng đất trở nên giàu có không khác gì những người giàu có nhất Bắc Văn Lang. Không những thế, Vua Vũ còn giúp đỡ các quan tướng đi theo mình ở rải rác khắp đất Bắc Văn Lang cũng trở nên giàu có. Nhờ sự giàu có nên chỉ nội trong đời Vua Vũ đã nhập tịch dòng họ con cháu thành dân Bắc Văn Lang chính thống. Theo số đông dân Lạc Việt – Âu Việt, Vua Vũ truyền bá những người đi theo mình cắt tóc, xăm mình, trở thành dân Âu, dân Việt nhưng không sống theo phong tục tập quán của người Âu Việt, Lạc Việt, mà duy trì lối sống dung hoà Bách Việt, lối sống hoà hợp lôi kéo có sự mưu đồ của riêng mình. Lối sống bí mật hình thành lên nghiệp Vương tương lai về sau trong các thời con cháu. Trong thời điểm ấy ở Phương Bắc Thành Thang thì nhà Hạ là người nhân đức trung hậu, nên các nhân tài theo về rất đông. Còn Vua Kiệt thì hoang dâm vô độ, độc ác vô cùng, phải nói là mất hết nhân tính con người. Tàn sát các nước, giết hại trung thần, bị Thành Thang đánh đổ lập lên Nhà Thương. Vua Vũ không muốn trở về đất Bắc vì thấy Bắc Văn Lang đất Giao Chỉ trù phú giàu có vô cùng, có thể làm nên nghiệp bá bằng nuôi mộng cho đời sau. Sao gọi là nuôi mộng cho đời sau? Có nghĩa là duy trì dòng tộc theo Văn Hoá trung hoà hơi nghiêng về phương Bắc. Hàng năm đều tổ chức hội đồng hương, luôn giúp đỡ người Phương Bắc di cư đến Bắc Văn Lang để ở nhằm nuôi lớn cái Gốc tự trị, củng cố thế lực Xã Hội, cho đến khi hội tụ đủ thời cơ thì nổi dậy xưng Vương. Vua Vũ cùng những quan tướng trung thần đi theo Vua Vũ đến nơi đất mới Bắc Văn Lang, người nào người nấy trở nên giàu có không kém gì người giàu ở bản địa- dân chính gốc Bắc Văn Lang. Đến đời thứ 20, con cháu vua Vũ có người đã làm đến Quan Tri Huyện. Đến đời thứ 30 thời con cháu vua Vũ phần lớn là Quan Tri Huyện, có người làm đến Quan Tri Phủ. Các Con Cháu, các Quan Tướng theo vua Vũ phần nhiều là có địa vị Xã Hội ở khắp đất Bắc Văn Lang và chỉ còn hội đủ thời cơ thời nổi lên xưng Vương xưng Bá. Đến đời thứ 31 thời con cháu của Vua Vũ là Doãn Thường, làm đến chức Tri Phủ Lạc Giang Giao Châu Sông Lạc (hiện tại là địa bàn Thành Phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc) Thấy tình thế Bắc Văn Lang mất Gốc Văn hoá Cội Nguồn; nền Quốc Đạo không còn; Nhà Nước Văn Lang trở thành nhà nước phong kiến thần giáo; nhà nước của sự độc quyền, độc tài, độc trị; Quan chức nhà nước Văn Lang phần lớn là Quan lạc Cội Lạc Nguồn, chỉ biết củng cố quyền lực không chăm lo mấy đến dân, trở thành tham Quan nổi lên khắp nước nhất là Bắc Văn Lang. Tham Quan không những đắm say tửu sắc, chỉ biết vàng bạc châu báu của cải vật chất, mà còn trở thành mê tín dị đoan chạy theo Văn hoá phương Bắc. Chỉ biết quyền lực, tham ô hối lộ, dẫn đến làm hại dân hại nước, nhất là thể chế phong kiến thần giáo độc tài độc trị càng ngày càng hà khắc của các vương quan tha hoá. Dân chúng Bách Việt Bắc Văn Lang chán ghét vương quan nhà nước Văn Lang vô cùng, không trông mong gì nhà nước Văn Lang chỉ biết nghe theo dua nịnh. Mơ ước có sự thay đổi nên chỉ cần có một tia lửa thương dân nổi lên thời dân ủng hộ ngay, đây chính là cơ hội cho con cháu vua Vũ, Doãn Thường nổi lên xưng Vương. Bắc Văn Lang ở vào thời kỳ này như quả mít chín muồi của sự bùng nổ chiến tranh. Chỉ cần một tia lửa đấu tranh nổi lên đem lại quyền lợi cho dân, tức thời bùng cháy chiến tranh ngay không cách gì dập tắt được. Nhất là Văn hoá Cội Nguồn đã mất, sự đoàn kết của dân tộc không còn, non sông Tổ Quốc Văn Lang bao trùm màn u minh. Khi Dân tộc Văn Lang mất đi nguồn gốc truyền thống anh linh đương nhiên phải héo cành rũ ngọn. Cội Nguồn dòng nước truyền thống không còn đương nhiên là lòng dân đã cạn, không còn nghĩ gì đến non sông Tổ Quốc nữa. Mạnh ai người nấy đi theo chí hướng riêng. Tất cả phần đông đều rơi vào con đường ác đạo, có thể nói là phản bội lại non sông Tổ Quốc. Doãn Thường là nhà Quân Sự Chính Trị tài năng lỗi lạc, hiểu rõ tình thế xã hội, hiểu rõ nguyện vọng của dân, hiểu rõ tâm lý của dân và cũng hiểu rõ nói láo là mẹ đẻ của chính trị, dẫn đến thắng lợi thành công. Với câu khẩu hiệu: “Tất cả đấu tranh là vì Dân. Giải phóng bóc lột cho Dân. Giải phóng nô lệ cho Dân. Đem lại quyền sống quyền tự do cho Dân. Ai cũng có đất ruộng để cày. Lập lên Nhà Nước của Dân do Dân vì Dân. Quân Đội của Dân vì dân mà chiến đấu. Vì Dân mà quên mình. Bảo vệ độc lập tự chủ, xoá bỏ nô lệ. Lập lên một Xã Hội Công Bằng, Bình Đẳng, Dân Chủ, Văn Minh. Thoát khỏi ách Độc Tài Độc Trị. Thoát khỏi thể chế xin cho. Thoát khỏi tham quan tàn bạo. Lập lên nước Việt Trung Nguyên dân giàu nước mạnh thay thế cho nhà nước Văn Lang- Nhà Nước độc tài độc trị, đi ngược lại di chí Quốc Tổ Vua Hùng” Tất cả ngôn từ văn từ như một liều thuốc bổ. Dân chúng theo Cha Con Việt Tế Gia như nước vỡ bờ. - Ngày 3 tháng 2 năm 545 TCN, cha con Doãn Thường triệu tập các Vua Việt hội nghị tại đất Cối Kê, nơi đền thờ Vua Vũ từ thời Nhà Hạ đến Phương Nam – đất Cối Kê lập nghiệp. Hơn mấy mươi Vua Việt ở Đông Bắc Văn Lang, Tây Bắc Văn Lang đều tới dự hội đông đủ. Gọi là “Hội Liên Minh Việt Bắc Văn Lang”. Nơi đất Cối Kê đền Thờ Vua Vũ, Doãn Thường như một vị anh hùng biện tài vô ngại, thuyết phục các Vua Việt mới nổi lên đòi tự trị liên minh thành một khối, trở thành một nhà nước mới - Nhà Nước Trung Thổ Việt Trung Nguyên. Sau khi thành lập nhà nước Việt Trung Nguyên, cha con Doãn Thường nổi lên cướp lấy Bắc Văn Lang, Chia cắt đất nước Văn Lang ra làm hai, biến Bắc Văn Lang thành Trung Thổ Trung Nguyên, xưng Vương ở giữa. Nam có Hùng Vương, bắc có Việt Vương. Hùng – Việt phân tranh cũng từ đó mà ra, quân Văn Lang và quân Việt Trung Nguyên giao tranh khốc liệt. Quân Văn Lang tiến ra Bắc cũng không nổi, quân Việt Trung Nguyên tiến vào cũng không được, kéo dài hơn hơn 70 năm. Danh xưng miền bắc Văn Lang từ đó dần dần biến mất, không còn được nhắc tới.
3. Xoá sạch dấu tích Văn hoá bắc Văn Lang Thế lực phản loạn Doãn Thường nổi lên làm một cuộc chính trị tài tình nuốt trọn toàn bộ Bắc Văn Lang. Bách Việt Văn Lang rơi vào nội chiến. Kết quả của sự nội chiến là đưa dân tộc Văn Lang đến con đường nô lệ ngoại bang, mất lần đất đai chiến tranh triền miên khốn khổ mấy nghìn năm. Miền bắc Văn Lang chính là nước Xích Quỷ ở thời Kinh Dương Vương. Tất cả những di tích Văn Hoá cũng như danh nhân, những người có công với đất nước Văn Lang bị xoá sạch. Thay thế vào đó là Văn Hoá Phương Bắc, thờ phụng những người có công ăn cướp Bắc Văn Lang, lập lên nhà nước Việt Trung Nguyên mà thôi. Chỉ còn sót lại những di tích thời Viêm Đế Thần Nông- Ông Tổ sáng lập lên nền Văn Minh lúa nước. Từ 10 đời niên đại Viêm Đế Thần Nông truyền xuống 9 đời niên đại Kinh Dương Vương. Đến đời thứ 10 thời chuyển sang niên đại Hùng Vương- 41 đời. Thượng Hùng Vương 23 đời. Hạ Hùng Vương 18 đời. Cha con Doãn Thường cướp lấy Bắc Văn Lang và biến Bắc Văn Lang thành Trung Thổ Việt Trung Nguyên, thì không những Văn Hoá truyền thống Văn Lang bị xoá sạch, mà những di tích 41 đời Hùng Vương cũng như các Công Thần có công chống ngoại xâm giữ nước cũng đều bị xoá không còn. Thay thế vào đó là Văn Hoá Trung Nguyên mới sáng lập cũng như những danh nhân đã có công cướp lấy Bắc Văn Lang lập lên nhà nước Trung Nguyên. Những di tích Văn hoá Văn Lang từ thời Kinh Dương Vương đến thời Đại Hùng Vương đều xoá sổ không cho dân chúng nhắc tới nữa. Thay thế vào đó là một số di tích Văn hoá mới - Văn hoá thời đại Trung Nguyên. Thờ phụng những người có công nổi dậy chiếm lấy Bắc Văn Lang. Thậm chí cả tên núi non, đất đai, sông, hồ, cũng cải đổi thành tên mới. Ở vào thời Kinh Dương Vương thì sông Trường Giang chính là sông Dương Tử. Chi nhánh ngược lên phía Bắc của sông Dương Tử là sông Trường. Khi sông Dương Tử chuyển thành sông Trường Giang thì chi nhánh phía bắc sông Trường Giang không còn gọi là sông Trường mà gọi là sông Hán. Sông Kinh, sông Âu, sông Lạc đều ở Bắc Văn Lang (phía nam sông Trường Giang). Thay đổi tên châu, bộ. Thay đổi tên kinh đô từ kinh đô Xích Quỷ thành kinh đô Trung Nguyên. Nhìn chung là thay đổi hầu hết danh từ mới thay cho danh từ cũ. Văn hoá truyền thống Văn Lang dần dần biến mất không còn. Đều đáng nói ở đây, cha con Doãn Thường biến nước Xích Quỷ Bắc Văn Lang thành Trung Thổ Trung Nguyên. Xảo ngôn truyền bá đất Trung Nguyên là do công lao vua Vũ khai lập ra. Thế hệ đời sau bị mắc lừa cho rằng công lao vua Vũ thực là to lớn rằng: Vua Vũ dẫn nước 9 con sông làm cho 9 châu có thể ở được. Con cháu vua Vũ đến thời Việt Vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, trả đất lại cho nước Sở, trả đất lại cho nước Lỗ mà nước Ngô đã chiếm lấy... Đó cũng giải thích vì sao người Hoa ở miền Nam Trung Quốc hiện nay thường tự xưng mình là con cháu của Viêm-Hoàng, tức Viêm đế Thần Nông và Hoàng đế Hiên Viên, không thấy nhắc gì đến thời đại Kinh Dương Vương cũng như Hùng Vương, trong khi miền Hoa-Nam Trung Quốc bây giờ (tức là miền Bắc và Trung Văn Lang trước đây) vốn do các đời Kinh Dương Vương - Hùng Vương khai hoang vỡ hoá, với những đoạn lịch sử văn minh hào hùng bậc nhất thần châu. Nói tóm lại: Nước Văn Lang có Bách Việt, miền Bắc và miền Trung Văn Lang chính là miền Hoa-Nam Trung Nguyên, Trung Quốc hiện nay, do đó Việt Nam và Trung Nguyên Trung Quốc là một dải đất liền, trở thành hai nước láng giềng cùng một điều kiện địa lý. Người Việt Nam Văn Lang và người Hoa Trung Quốc Trung, Bắc Văn Lang đã có quan hệ lịch sử rất lâu đời, từ thời đại Kinh Dương Vương chuyển sang thời đại Hùng Vương. Miền Bắc và miền Trung Văn Lang trở thành Trung Nguyên rồi sát nhập vào Trung Quốc đều nằm trong đại chủng tộc lớn Bách Việt Văn Lang. Phương Bắc xâm chiếm đất Văn Lang tới đâu thì những di tích Văn Hoá Văn Lang bị xoá sạch tới đó. Thay vào đó là những Văn Hoá mới theo trào lưu Phương Bắc nên sử sách Trung Quốc không bao giờ ghi chép nguồn gốc nước Văn Lang cũng như Bách Việt. Đây là một âm mưu lớn lâu dài của giặc Tàu hầu nuốt trọn nước Văn Lang. 4. Miền bắc Văn Lang sát nhập vào nhà Chu - Năm 496 TCN, Doãn Thường qua đời (khi ấy là thời Hùng Ánh Vương, Chân Nhân Lang lên ngôi đã 10 năm), con của Doãn Thường là Câu Tiễn lên thay. Tình hình Bắc Văn Lang vẫn không mấy sáng sủa, vua Hùng mang quân đi dẹp loạn nhưng không được vì Nhà Nước Việt Trung Nguyên vẫn còn đang rất mạnh và được dân Bắc Văn Lang ủng hộ. - Cùng năm 496 TCN, Hạp Lư, Vua Nước Ngô mang 10 vạn quân vượt sông Trường Giang tiến đánh nước Việt Trung Nguyên nhưng bị quân Việt Trung Nguyên đánh bại. Hạp Lư vì thất bại uất hận qua đời. Phù Sai lên ngôi thay cho cha, từ đó ngày đêm luyện binh mã chờ ngày phục thù - Cuối năm 494 TCN, Câu Tiễn biết thế liền tiến đánh nước Ngô nhưng bị Ngô đánh bại, đi tiêu 10 vạn quân ở Phù Liêu. Câu Tiễn đem tàn quân trở về Việt Trung Nguyên củng cố lại lực lượng phòng khi Phù Sai cử binh sang tấn công. Cùng lúc đó Hùng Ánh Vương cho 20 vạn quân tiến ra Bắc dẹp loạn, nhưng không thể tiến đánh vào Bắc Văn Lang được - Mùa xuân 2/493 TCN, Phù Sai sau 3 năm ôm chí báo thù cho cha, quyết đánh Việt Trung Nguyên. Câu Tiễn thất trận chịu hàng Ngô và cống nạp rất nhiều của cải lẫn mỹ nữ cho vua Ngô trong đó có Tây Thi. Vua Ngô còn bắt Câu Tiễn làm tù binh trong 3 năm, từ đây điển tích “ẩn nhẫn chờ thời” (nếm mật nằm gai) và “mỹ nhân kế” ra đời - Sau 3 năm tức là năm 490 TCN, Câu Tiễn được trả về nước Việt Trung Nguyên và tiến hành xây dựng lực lượng trong hơn mười mấy năm chờ ngày phục thù nước Ngô. Vua Ngô Phù Sai vì say mê sắc đẹp Tây Thi không lo chính sự, nghe lời nịnh thần Bá Hi giết chết các trung thần như Ngũ Viên (Ngũ Tử Tư) và không đề phòng Câu Tiễn - Năm 474 TCN, Câu Tiễn tiến quân đánh úp Ngô. Nước Ngô thua to nên cầu hoà. Câu Tiễn cho giảng hoà trong 4 năm - Năm 470 TCN, Câu Tiễn mang quân tiến đánh Ngô lần nữa. Quân Ngô bại trận, Phù Sai xin hàng nhưng Phạm Lãi can Câu Tiễn, vì thế Phù Sai tự sát. Câu Tiễn lập mưu giết Bá Hi để che đậy tội ác. Sau khi thôn tính nước Ngô, Câu Tiễn tiến hành lên kế hoạch sát nhập nước Việt Trung Nguyên (Bắc Văn Lang) vào tay nhà Chu Phương Bắc. Việt Vương Câu Tiễn hoà hảo với các trấn chư hầu đất Bắc như Tề, Tấn v.v... cùng một số trấn chư hầu khác hội họp ở Từ Châu tùng phục theo Nhà Chu. Vua Nguyên Vương nhà Chu phong cho Việt Vương Câu Tiễn là Việt Bá Vương làm chủ phương Đông. Việt Vương Câu Tiễn cúi đầu dâng Việt Trung Nguyên cho Phương Bắc. Tức thời đất Việt Trung Nguyên (miền Bắc Văn Lang) lại chuyển sang một giai đoạn mới, không còn độc lập tự trị nữa mà trở thành “Trung Quốc”. Vì sao lại có nguyên nhân sâu xa như thế? Vì Ông Cha Câu Tiễn là người phương Bắc, tôn thờ Văn Hoá Phương Bắc chứ không tôn thờ Văn Hoá Phương Nam dù biết rằng dòng họ Vua Vũ đã nhập cư thành dân Văn Lang. Tư tưởng Việt Vương Câu Tiễn thừa kế di chí Ông Cha thà Việt Trung Nguyên mất về Phương Bắc còn hơn mất về Phương Nam, trả Bắc Văn Lang về cho nước Văn Lang. Vì Việt Vương Câu Tiễn biết rõ, nếu quân Văn Lang chiếm lại được Bắc Văn Lang thời Tổ Tiên thái miếu Việt Vương Câu Tiễn sẽ bị san bằng huỷ diệt với cái tội phản bội lại nước Văn Lang. Với ý nghĩ này, Việt Vương Câu Tiễn có xu hướng ngả về Phương Bắc, sẵn sàng dâng nước Việt Trung Nguyên cho phương Bắc nếu có cơ hội tiến thân và đúng thật như vậy. Đây nói về Phạm Lãi và Văn Chủng đều là đại công thần của nước Việt Trung Nguyên ra phò Câu Tiễn. Phạm Lãi là dân Bách Việt Văn Lang, thấy Việt Vương Câu Tiễn đem dâng nước Việt Trung Nguyên cho Nhà Chu thời vô cùng bất mãn khuyên can mấy lần. Câu Tiễn không nghe cứ làm theo ý mình nhưng trong lòng có ý dè chừng Phạm Lãi. Phạm Lãi có ý bỏ Việt Vương Câu Tiễn khi còn ở Từ Châu nhưng còn chần chừ chưa dứt khoát. Khi về nước Ngô Phạm Lãi mới dứt khoát biết nếu mình ở lại thời cái chết không biết lúc nào bằng bỏ đi. Phạm Lãi vượt qua Tam Giang, Ngũ Hồ nhìn lên trời mà than rằng: “Ta có tội với Bách Việt Văn Lang! Anh Hùng Lạc Đạo tôn thờ tên ác Bá kẻ bán nước phản bội Ông Cha.” Phạm Lãi trước khi bỏ Việt Vương Câu Tiễn mà đi có một bức thư cho quan đại phu Văn Chủng. Một hôm Văn Chủng vừa ra khỏi cung thời có một người đưa cho Văn Chủng một bức thư nói rõ bộ mặt lang sói của Câu Tiễn. Văn Chủng nhận được thư của Phạm Lãi trong lòng lấy làm căm hận cho cuộc đời mình anh hùng lạc đạo tôn thờ một kẻ bán nước. Văn Chủng bật khóc từ đó cáo bệnh không vào chầu nữa. Có người gièm nói Văn Chủng làm phản. Việt Vương Câu Tiễn đến nhà đưa kiếm cho Văn Chủng rồi nói: “Nhà ngươi thường dạy quả nhân bảy thuật để đánh Ngô. Quả nhân mới dùng có ba mà nước Ngô đã thua. Còn bốn thuật nữa ở nhà ngươi. Nhà ngươi hãy giúp ta mà diệt Hùng Ánh Vương, Chân Nhân Lang, thời công ngươi mới to tác hơn nữa.” Văn Chủng nhìn lên trời nói lớn: “Con đã biết sai xin Bách Việt Văn Lang tha tội cho con.” - Cùng năm 470 TCN, Câu Tiễn nghị hoà với Hùng Ánh Vương, phân chia Nam – Bắc không ai xâm phạm đến ai nữa. Từ đó Việt Vương Câu Tiễn không còn lo chiến tranh, cao ngạo tàn độc. Trung thần can ngăn đều bị giết sạch, ăn chơi trác táng còn hơn cả Vua Ngô Nhà nước Việt Trung Nguyên độc lập tự chủ chỉ trên dưới 70 năm. Câu Tiễn làm vua được 27 năm (496-269 TCN) thì chết. Sau khi Câu Tiễn chết, nhà nước Việt Trung Nguyên chia rẽ nội bộ, bắt đầu tan rã từ năm 468 đến 425 TCN, do Dân tộc Bách Việt nổi lên lật đổ triều đại Việt Vương Câu Tiễn với cái tội: “Việt Vương Câu Tiễn bán đứng Việt Trung Nguyên cho nhà Chu”. Tóm lại: Bắc Văn Lang bị cha con Doãn Thường cướp trở thành Trung Thổ Việt Trung Nguyên. Đến thời Việt Vương Câu Tiễn tùng phục Nhà Chu, Bắc Văn Lang Trung Nguyên nhập về phương bắc chuyển thành Trung Quốc. Kể từ đây trở về sau, không những chúng ta mất Bắc Văn Lang, mà Trung Văn Lang cũng chịu chung số phận bị mất vào tay Phương Bắc. Đây chính là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ qua các thời kỳ lịch sử Trung Quốc.
Ngày gửi: 27/04/2024 11:10 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bùi Xuân Mậu vào 27/04/2024 11:16
IV. TAN RÃ 1. Chuyển sang thời đại Âu Lạc Đến thời Hùng Duệ Vương đời 18 - Hạ Hùng Vương (306-258 TCN) tình hình càng ngày càng tồi tệ, Bắc Văn Lang không còn, hơn hai phần Trung Văn Lang đã mất, chỉ còn Nam Văn Lang và một phần Trung Văn Lang. Đến năm Giáp Thìn (257 TCN) thì chỉ còn Nam Văn Lang là nằm trong vòng kiểm soát. Vua Hùng Vương đời thứ 18 có con trai nhưng chết yểu lúc còn nhỏ thành ra không có con trai kế vị, nên nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn. Khi ấy Tây Văn Lang, Thục Phán là cháu 20 đời của Thục Lao. Bà Cố của Thục Phán là Công Chúa Hùng Vương đời thứ 15 - Hùng Triều Vương. Thục Phán thấy Hùng Duệ Vương không có con trai, lại bỏ bê chính sự, nịnh thần lộng hành, không sớm thì chầy cũng bị ngoại xâm nuốt chửng. Nghe Vua Hùng chuẩn bị nhường ngôi cho con rể tức là Tản Viên Sơn Thánh (Nguyễn Tuấn), Thục Phán tức giận, huy động chín Chúa khắp Tây Văn Lang. (Chín chúa Tây Văn Lang là cháu trên 20 đời của Tây Thục Vương) huy động 30 vạn quân kéo về thành Văn Lang ép Vua Hùng nhường ngôi. Hùng Duệ Vương có trao binh quyền cho Tản Viên Sơn Thánh chống trả lại Thục Phán. Tản Viên Sơn Thánh – Nguyễn Tuấn biết chống trả lại cũng khó thắng, lại gây ra cảnh tương tàn nồi da nấu thịt, sò hến đánh nhau ngư ông đắc lợi. Ngoại xâm chính là ngư ông, chờ thời cơ là hốt sạch, xoá sổ nước Văn Lang. Nguyễn Tuấn thấy rõ nguy cơ mất nước xảy ra khi anh em tương tàn nồi da nấu thịt, chi bằng khuyên Vua Hùng nhường ngôi Quốc Vương cho Thục Phán. - Năm 258 TCN, Thục Phán lên ngôi quốc vương, niên hiệu Hùng Vương kết thúc, chuyển sang niên hiệu An Dương Vương. Thời đại Văn Lang kết thúc chuyển sang thời đại Âu Lạc, cũng chính là lúc con cháu Tiên Rồng rơi vào thời mạt pháp, mạt vận. Mặt Trời Chính Nghĩa không còn, màn đêm bao phủ Con Cháu Tiên Rồng. Sau cơn hoả hoạn lớn thiêu rụi thành Văn Lang, thiêu rụi những gì còn sót lại kể cả gia phả Hùng Vương - Ý Trời. Các Vương Quan, tướng lĩnh đời cuối Niên Đại Hùng Vương đau xót cho Niên Đại Hùng Vương, kéo dài hàng nghìn năm. Ai được nghe kể gì thời thờ nấy nên hết sức lộn xộn. Xót thay, thà thờ lộn xộn, câu chuyện lịch sử lộn xộn, còn hơn là đánh mất hẳn truyền thống dựng nước, giữ nước của Ông Cha. 2. An Dương thắng lớn giặc Tần - Năm 218 TCN, vua Tần sai tướng Đồ Thư thống lãnh 50 vạn quân đánh tiến vào Trung Văn Lang ồ ạt thế mạnh như chẻ tre. Quân Tần giáp trụ đầy mình, nón đồng phủ kín, nào kị binh, bộ binh, chiến xa, trang bị ná phóng đá, xe chống tên vô cùng lợi hại. Chia ra làm hai đạo quân, một đạo quân tiến đánh Triệu Đà đang ở Nam Hải. Đạo quân chủ lực do Thống Soái Đồ Thư trực tiếp chỉ huy thống lãnh 30 vạn quân tiến đánh Nam Văn Lang. Trước thế giặc hung hãn, An Dương Vương ra lệnh cho Dương Sàn cùng Tây Lương, bình tĩnh vừa đánh vừa chủ động vừa rút lui. Dân chúng ở mọi Châu, mọi vùng miền tạm thời di cư sâu vào Nam Văn Lang, theo kế sách “Vườn không nhà trống”. Giặc Tần đi đến đâu cũng không thấy dân, nên không cướp bóc được gì. Chờ cho quân Tần chia ra nhiều nhánh tiến sâu vào các châu, quận địa phận Nam Văn Lang. Thống soái Dương Sàn cùng phó thống soái Tây Lương, cho quân Văn Lang mai phục những nơi địa hình hiểm trở nơi sông, suối, đèo, dốc, bất ngờ tấn công quân Tần. Đại quân di chuyển nhanh chóng nhất là đội quân cung nỏ, phóng lao tinh nhuệ, cũng như áp dụng chiến thuật bắn tỉa, dồn quân Tần vào nơi phục kích, dùng nỏ tên hạ gục chúng. Với chiến thuật: trên kéo dài trận chiến, dưới dồn ép quân Tần vào chỗ hiểm nghèo khiến quân Tần chết vô số kể, lại không cướp bóc được gì của dân nên đứng trước nguy cơ thiếu lương thực. Quân Tần không làm chi được, tiến đánh không xong mà lùi cũng bị kẹt, tình thế vô cùng bất lợi, càng kéo dài càng nguy, hơn nữa quân dân Bách Việt tinh thần yêu nước quật khởi rất cao, có thể nói là không sao quân Tần đánh bại được. - Năm 211 TCN, tướng Đồ Thư quyết định rút lui về Việt Trung Nguyên không tiến đánh Nam Văn Lang nữa. Quân Tần rút lui vừa tới nơi hiểm trở, An Dương Vương trực tiếp thống lãnh đại quân xạ thủ đuổi theo truy kích, quân Tần quay lại chống trả. Quân Âu Lạc nhiều ngả kéo tới sáp chiến. Quân Tần bị động, lại thêm thiếu lương thực nhiều ngày đã mệt mỏi, tinh thần chiến đấu không còn cao. Quân Âu Lạc thời khí thế dâng trào, những mũi tên thép bắn ra từ quân Âu Lạc xuyên thủng giáp thủng nón đồng, quân Tần chết như rạ. Tướng giặc Đồ Thư chỉ huy la hét, An Dương Vương liền bắn một phát tên thép xé gió vút nhanh cắm thẳng vào cổ tướng giặc Đồ Thư. Thống soái Đồ Thư tướng giặc ngã nhào, An Dương Vương nhanh như con mèo phi ngựa lao tới vớt cho một đao, tướng Đồ Thư đầu lìa khỏi cổ. Đại quân binh mã nhà Tần như rắn mất đầu khiếp kinh hốt hoảng tháo chạy, dẫm đạp lên nhau lớp chết lớp bị thương. Vô số những quân binh sống sót chạy về Việt Trung Nguyên Bắc Văn Lang hú hồn hú vía. Sau lễ ăn mừng đánh đuổi quân Tần, An Dương Vương chọn đất Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam) lập kinh đô, phòng thủ trước âm mưu xâm lược từ phương Bắc. 3. Mở màn 1000 năm Bắc thuộc Khi Thục Phán lên ngôi quốc vương, lúc ấy Bắc Văn Lang đã rơi vào tay giặc từ lâu. Nước Việt Trung Nguyên vốn là miền Bắc Văn Lang, do cha con Doãn Thường nổi lên chiếm lấy vào năm 545 TCN, đến đời Việt Vương Câu Tiễn thì quy thuận Nhà Chu. Khi nhà nước Việt Trung Nguyên tan rã thì miền Bắc Văn Lang về sau trở thành bãi chiến trường của nhiều thế lực như: Thục – Tần – Ngô – Sở – Triệu – Hàn – Nguỵ – Tấn. Chiến tranh tranh giành thuộc địa càng lúc càng dữ dội. Bách Việt Văn Lang vô cùng khốn khổ. Dưới ách thống trị của quân Tấn, quân Sở thì Bách tộc Văn Lang (Âu Việt, Lạc Việt, Mân Việt, Dương Việt, Điền Việt, Hải Việt, Sơn Việt, Trung Việt, Hoa Việt, Đông Việt, Tây Việt v.v… gọi chung là Bách Việt Văn Lang ở vào giai đoạn Hạ Hùng Vương từ đời Hùng Vương thứ 11 đến thứ 18) vô cùng khốn khổ. Chúng ra sức vơ vét của cải phục vụ cho chiến tranh. Bắc phần nước Văn Lang vô cùng trù phú là miếng mồi béo bỡ tranh giành của nhiều thế lực. Vì thế giặc Tấn bị quân Triệu, quân Hàn, quân Nguỵ kéo đến tấn công. Quân Tấn bị tiêu diệt. Giặc Hàn, giặc Triệu, giặc Nguỵ chia nhau chiếm giữ. Bách Việt Văn Lang lại rơi vào cảnh khốn khổ khác. Hổ chết thì sói vào, ma tiêu thì quỷ đến. Chúng không những vơ vét về của cải vật chất mà còn vơ vét con người phục vụ cho chiến tranh. - Năm 257 TCN, Tần Thuỷ Hoàng gồm thâu thiên hạ, giành lấy giang san của kẻ khác, trong đó có miếng mồi ngon béo bỡ Việt Trung Nguyên (Bắc Văn Lang Xích Quỷ), liền đem quân tấn công quân Nguỵ, quân Triệu, quân Hàn. Đất Bắc nhà Chu đi vào giai đoạn kết thúc, nhà Tần lên thay thế Họ Tần chia thiên hạ ra làm 36 quận, quận lớn hơn huyện. Quận ở Tần bằng châu Văn Lang. Đời Tần thịnh về thuyết Ngũ Hành nên chia thiên hạ cũng theo năm phương vị ngũ hành: Đại Nam – Đại Bắc – Đại Đông – Đại Tây, nhưng chỉ có Đại Nam là quan trọng hơn cả. Chiếm được Đại Nam là coi như chiếm được thiên hạ nên Tần Thuỷ Hoàng quét sạch quân Hàn – quân Triệu – quân Nguỵ – quân Sở, chiếm lĩnh Đại Nam trước - Đại Nam chính là nước Xích Quỷ (miền Bắc Văn Lang). Quân Hàn – quân Nguỵ đầu hàng. Quân Triệu vì ỷ có 40 vạn quân nên không chịu đầu hàng. Thế là cuộc chiến xảy ra trên đất Tây Giao Chỉ vô cùng khốc liệt. Gia Triệu tử nạn, 20 vạn quân chôn vùi tại trận. Con của Gia Triệu là Gia Lại dẫn 20 vạn quân còn lại chạy trốn sâu vào đất Văn Lang, xưng là Đại Vương. Quân Tần tiếp tục truy sát, Gia Lại Đại Vương dẫn 20 vạn quân vượt qua sông Tây Giang, quân Tần không truy đuổi nữa. Về sau Gia Lại xưng hiệu là Triệu Việt Vương. Quân Triệu (giặc Triệu) vượt qua sông Tây Giang chiếm lĩnh nhiều châu, nhiều quận, nhiều huyện của Trung phần đất Văn Lang như: Hồng Châu, Hồng Thượng Châu, Đông Châu, Thái Châu, Bộc Châu, Cưu Châu, Tiên Châu, Lô Châu, Du Châu, Thạch Châu, Môn Châu, Điền Châu. Tình hình Bách Việt Văn Lang lúc bây giờ rối loạn, liên tiếp xảy ra sự lộn xộn, rối ren không có trật tự nào cả. Bắc Văn Lang thì đã rơi vào tay giặc, còn Trung Văn Lang tình hình như đã nói trên, trộm cướp khắp nơi. Tình hình vô cùng thuận lợi cho giặc Triệu chiếm lĩnh đất đai hàng phục dân chúng một cách dễ dàng. Không bao lâu thế lực của giặc Triệu lên tới 40 vạn, tiếp tục chiếm lĩnh các châu, quận, huyện về hướng Đông Trung Văn Lang như: Lũng Trung Châu, Diên Giao Châu, Hồng Định Châu, Hà Hạ Châu, Thượng Lô Châu, Lô Lô Châu. Trước sự cai trị độc ác, hà khắc, ác nghiệt của chế độ chính sách nhà Tần, dân chúng Bách Việt Văn Lang Xích Quỷ bỏ trốn di cư vào Nam, vượt qua sông Tây Giang làm cho thế lực Triệu Đại Vương càng ngày càng mạnh. Lúc này nền Quốc Đạo truyền thống Văn Hoá Cội Nguồn phai mờ từ lâu, Bách Việt rơi vào cảnh tối tăm. Đất Bắc sáng sủa hơn vì có thuyết Lão giáo, Khổng giáo. Ngoại xâm xâm lược nước Văn Lang không những chỉ có quân sự, chính trị, mà còn có cả Văn Hoá. Xâm lược Văn Hoá còn độc hại hơn xâm lược quân sự, chính trị. Bách Việt Trung phần, Bắc phần Văn Lang đã bị Văn Hoá ngoại xâm thống trị, ngự trị ăn sâu vào tâm hồn, đồng hoá dân tộc Văn Lang thành dân tộc đất Bắc. Nói về thời Việt Vương Câu Tiễn, quân binh phần lớn nằm trong tay họ Triệu. Sau khi Việt Trung Nguyên mất về tay quân Tần. Tàn dư quân Việt Trung Nguyên chạy vào Trung Văn Lang chiếm lĩnh một vùng rộng lớn (vùng Đông Hải) thành cánh quân Triệu Đà. Còn các cánh quân họ Triệu khác thất bại chạy tản lạc khắp nơi. Các cánh quân họ Triệu chạy tản lạc khắp nơi, khi biết Triệu Đà đã có đất dụng võ chiếm lĩnh Đông Nam Hải Trung Văn Lang, liền kéo đến gia nhập với quân Triệu Đà. Quân Triệu Đà vì thế lớn mạnh như thổi, không bao lâu lên đến hơn mười vạn quân. Dân chúng vùng Nam Hải cũng như các vùng khác ở Trung Văn Lang theo về rất đông quân Triệu vì thế trở nên hùng mạnh, có hơn mười lăm vạn quân. Triệu Đà (Triệu Việt Vương) là con cháu nhiều đời của Triệu Phàn, Triệu Công theo phò cha con Doãn Thường đang đóng quân ở Nam Hải, tiến đánh phần còn lại của Trung Văn Lang. (Địa phận Nam Hải nay thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc bây giờ, đây chính là nơi Tiên Dung và Chử Đồng Tử chung sống với nhau). Sau thất bại cuộc chiến với Triệu Đại Vương, tướng Dương Lương bỏ mạng, cuối cùng Trung Văn Lang mất hết vào tay giặc. Tây Thục Vương (Thục Phán) mất cánh quân Dương Lương, lâm vào thế yếu rút về Tây Nam Văn Lang. Vào thời kỳ này, Phương Nam quân Hồ Nam (hậu duệ của Hồ Chiêm Quân) tiến đánh phía Nam của Nam Văn Lang bị quân Văn Lang đánh dẹp, từ đây điển tích Mai An Tim ra đời. Mai An Tim là con của thống tướng Mai Yển dân tộc Chăm, đang thống lĩnh ba quân trấn thủ Phương Nam của Nam Văn Lang bị tử trận trong cuộc chiến với Quân Hồ Nam. - Năm 184 TCN, Triệu Đại Vương đem quân đánh An Dương Vương nhưng đánh không lại, tiêu 20 vạn quân và mấy lần liên tiếp thất bại. Triệu Đại Vương tức là Triệu Đà khiếp vía, biết không thể nào thắng nổi An Dương Vương bằng nghĩ ra một kế sách âm mưu lớn. Triệu Đà quỷ quyệt xin giảng hoà với An Dương rồi sai con trai là Trọng Thuỷ vờ sang cầu hôn với nàng Mỵ Châu, chủ ý là dò xét cách dàn quân bày trận “liên hoàn cung” và vũ khí luyện thép bí mật của Âu Lạc. Mũi tên thép bắn thủng áo giáp, độ trúng chính xác rất cao làm khiếp sợ quân xâm lược. Với mưu đồ cầu hôn giảng hoà quỷ quyệt giả tạo này, Triệu Đà đã đạt được mục đích. Trọng Thuỷ học được bí quyết luyện thép nhờ sự giúp đỡ của Mỵ Châu. Triệu Đà liền chế tạo ra tên thép, kiếm thép, áo giáp thép, liền tiến quân đánh thành Cổ Loa. An Dương Vương luôn ỷ y thế mạnh và không nghe theo lời khuyên của Cao Lỗ nên cuối cùng bị Triệu Đà đánh bất ngờ và tiêu diệt. Thế là nước Âu Lạc không còn vào năm 179 TCN, tồn tại được 79 năm. Kể từ đây con cháu Tiên Rồng, như đi trong đêm, dẫn đến nô lệ phương Bắc, nước Văn Lang chỉ còn có một phần, Nam Văn Lang, còn Trung Văn Lang Bắc Văn Lang, thời đã thuộc về phương Bắc, chỉ còn Nam Văn Lang mà sống cũng không yên, bị phương Bắc đô hộ xâm lược hết thời nầy sang thời khác, hầu nuốt trọn nước Văn Lang, nhưng nuốt mãi không được, vì Nam Văn Lang là đất Địa Linh, Địa Long Vũ Trụ. Tiêu diệt An Dương Vương xong, Triệu Đại Vương xưng là Triệu Việt Vương. Con cháu Tiên Rồng rơi vào cảnh đô hộ ngoại bang dưới sự cai trị của quân Triệu. Con cháu Tiên Rồng không những không tùng phục mà còn nổi lên chống trả khắp nơi. Triệu Việt Vương liền ra sức dẹp loạn nhưng dẹp chỗ này là chỗ khác lại mọc lên. Y lấy làm lạ, đâu cũng là nước Văn Lang nhưng Dân Nam Văn Lang vô cùng khác lạ, không giống Trung Văn Lang và Bắc Văn Lang. Y ra sức dụ dỗ cách nào Dân cũng không nghe. Y thuyết giảng Khổng, Lão dân cũng không màng và y đã nghi ngờ đất đai Nam Văn Lang có vấn đề. 4. Cuộc khởi nghĩa có quy mô đầu tiên - Năm 111 TCN, nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu, cướp nước Nam Việt lần nữa. Thừa Tướng Triệu Lữ Gia bỏ Âu Lạc chạy sang Phiên Ngung, cấu kết với các Bộ Tộc Thổ Hào Văn Lang chống lại nhà Hán và cuộc giao tranh giữa nhà Hán với Thổ Hào Văn Lang tại Long Động Hùng Sơn. Triệu Lữ Gia tử nạn. Âu Lạc Nam Văn Lang lại rơi vào tình cảnh bi đát hết sức đau khổ. Con cháu Tiên Rồng thật đáng thương. Nhìn cảnh vơ vét bóc lột dã man của quân Hán. Nhìn cảnh Trâu cày Ngựa cỡi tù đày tra tấn, đói rét, bệnh tật, sống chết nằm trong tay giặc. Thi Sách nhìn quân thù hai con mắt đổ lửa. Thi Sách là cháu Quan hầu tướng về quê ở ẩn, không theo phò An Dương Vương. Sách nhìn cảnh tàn ác của quân xâm lược nung nấu ý chí, ngày đêm góp nhặt viết sử Ông Cha, kêu gọi con cháu Tiên Rồng khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược. Giặc Hán không những vơ vét sức người của cải, tài nguyên đất nước mà còn ra sức ếm yểm hầu tiêu diệt Linh Địa khắp nơi. Thi Sách ngày đêm góp nhặt những gì còn sót lại, truyền thống quí báu của Ông Cha, để cho Con Cháu Tiên Rồng có hướng đi theo bước Cha Ông. Tô Định được mật báo liền bày kế giết chết Thi Sách, đốt sạch những gì Thi Sách viết. Mùa xuân năm 40 sau Công Nguyên, chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa, trả thù chồng, thù nước. Thái Thú Tô Định bị hai bà Trưng đánh tơi bời.
Ngày gửi: 27/04/2024 11:10 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bùi Xuân Mậu vào 27/04/2024 11:17
V. BẢY ĐƯỜNG ĐỨT ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA PHƯƠNG BẮC Như những phần trước đã trình bày, với âm mưu sách lược lâu dài phải nói là có hệ thống từ đời này sang đời khác kế thừa, các nước phương Bắc không bao giờ ngưng mộng chiếm nước Văn Lang, không hẹn mà gặp, nhìn chung các kế sách là khá giống nhau: “Muốn chiếm được đất Văn Lang, chỉ có một con đường duy nhất là đồng hoá dân Văn Lang theo Văn hoá phương Bắc, Văn hoá tự trị, vua nổi lên mọc khắp vùng, thôn tính lẫn nhau, tranh giành lẫn nhau, mạnh được yếu thua, được là Vua thua là giặc. Đó chính là cơ hội cho giặc Tàu phương Bắc thôn tính Bắc Văn Lang, nhờ sự hậu thuẫn của nhà Chu.” Sau đây là 7 đường đứt đoạn thâm độc của phương Bắc: – Đường thứ 1 / “Tằm ăn dâu xanh, nhả tơ tự trói”: Xâm nhập mềm bằng con đường văn hoá độc hại, thông qua đoàn người giao thương, xuất khẩu lao động, di dân bất hợp pháp, thuê đất dài hạn, v.v… từng bước gặm nhấm tinh thần dân chúng ngã về phương Bắc – Đường thứ 2 / “Lưỡng hổ tranh hùng, quan thầy đắc lợi”: Chia rẽ mưu chuộc nội bộ chính trị, hình thành mạng lưới gián điệp tình báo rộng khắp (phần nhiều nhờ sự nội ứng của các thế lực Hán giang Tàu kiều đang sinh sống trên đất Văn Lang), phá hoại kinh tế, lũng đoạn thị trường, đầu độc dân chúng, v.v… Xoay chuyển cuộc diện, cắt nước Văn Lang thành thế Nam–Bắc phân tranh đòi ly khai tự trị, dẫn đến nội chiến nồi da xáo thịt anh em tương tàn, tạo điều kiện thuận cho chúng thôn tín (từ ngoài đánh vào) – Đường thứ 3 / “Mắt trắng đi đêm”: Ký kết hiệp định (mật đàm) hợp thức hoá, con sói mắt trắng âm thầm nuốt trọn miền Bắc Văn Lang sát nhập sang Tàu; còn Trung Văn Lang, Nam Văn Lang cứ theo đà ấy sớm muộn gì cũng sẽ ra đi - Đường thứ 4 / “Diệt cỏ tận gốc”: Xoá bỏ hết những di tích văn hoá - văn vật - danh nhân; sửa sử đốt sách; đàn áp thủ tiêu hết trọn những thành phần Bách Việt Văn Lang phản kháng chống đối, bất đồng chính kiến - Đường thứ 5 / “Linh lang hoán chúa”: Tiếm nhận những gì văn minh - văn hoá - văn hiến rực rỡ của Bách Việt Văn Lang làm thành cái gọi là “sự vĩ đại của thiên triều giả xưng” - Đường thứ 6 / “Lộng giả thành chơn”: Phương bắc quay ngược lại cho rằng dân Bách Việt Văn Lang là dân man di thấp kém, tạo thành cái gọi là “sự nhược tiểu của An Nam phiến loạn” - Đường thứ 7 / “Chụp mũ tối trời”: Lợi dụng tôn giáo đạo giáo Nho-Thích-Lão… với các thuyết như “thiên tử thế thiên hành đạo”, “tu hành không can quốc sự”, “yếm thế xuyên không”, “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”… được tiếp cận theo chiều hướng có mưu đồ dã tâm về chính trị. Đặc biệt là thuyết “tam uý” (3 cái sợ làm cho bạc nhược), tai hại vô cùng. Để chiếm được nước Văn Lang, không phải chiếm liền được ngay mà phải có kế sách lâu dài, phương Bắc giặc tàu đã áp dụng “7 đường đứt đoạn” như đã nói trên, như tằm ăn dâu, như mối mọt ăn cây, như trùng sư tử trong mình sư tử, giao thương văn hoá mậu dịch với nước Văn Lang, làm cho dân Bắc Văn Lang tôn thờ văn hoá phương Bắc, thì mộng xâm lược chiếm đất Văn Lang mới thành. Những kẻ phương Bắc giặc Tàu, thường vịn vào quan điểm mệnh trời, lợi dụng câu nói của Khổng Tử, người quân tử có ba điều sợ, sợ mệnh trời, sợ đại nhân, sợ lời nói của ông thánh, và chúng đã vịn vào lời nói của Khổng Tử, hù doạ những người thiếu hiểu biết. Sợ mệnh trời là sợ cái gì? Có nghĩa là sợ Thiên Ý Cha Trời, Thiên Luật Vũ Trụ nào phải sợ những ông vua, ông chúa độc tài độc trị của chế độ phong kiến thần giáo. Vì con cháu Tiên Rồng không rõ Thiên Luật nên luồn cuối trước ông vua độc tài độc trị xưng là mệnh trời. Chúng lấy lời hù doạ ấy làm lợi khí chính trị, đầu độc làm hại con cháu tiên rồng ta hàng nghìn năm, làm cho dân tộc ta sợ chúng mãi, nô lệ chúng mãi. Thứ vũ khí lợi hại của chúng ngoài những độc dược, gươm đao, giáo mác, chúng còn vịn vào lời nói của Khổng Tử, Lão Tử. Thánh nói một đường chúng giảng một nẻo làm khiếp sợ tinh thần dân tộc ta, chúng đưa ra những bậc đại nhân, những bậc thánh, lời nói của bậc đại nhân, lời nói của bậc thánh. Ví dụ: Người quân tử có ba điều sợ, sợ mệnh trời, sợ đại nhân, sợ lời nói của ông thánh. Sợ đại nhân là sợ làm sao? Đại nhân cũng là con người, hơn nữa ta có tội lỗi gì mà phải sợ đại nhân. Kính trọng đại nhân đó là nhân cách của người hướng thiện, tôn trọng cái đức của người khác. Sợ lời nói của ông thánh là sợ làm sao? Nếu lời nói đó trái với lương tâm con người, trái lại Thiên Ý của Trời. Nói tóm lại sợ lẽ phải là điều cần yếu hơn hết dù cho người đó là ai phàm, thánh, vua, quan, giàu nghèo. Như vậy Bắc phương xâm lược, chúng dán ba “đạo bùa” lên tinh thần dân tộc chúng ta. Nếu tinh thần dân tộc chúng ta không sợ đại nhân, thì chúng còn ông thánh lời dạy của thánh. Nếu chúng ta không sợ lời dạy ông thánh thì chúng còn mệnh trời, vịn vào các nhà Nho suy tôn. Chúng tự cho mình có học thức. Thánh nói một đàng chúng giảng một nẻo hầu làm khiếp sợ con cháu tiên rồng ta, để dễ bề cai trị. Chúng cho các vị vua chúa, phương Bắc là con trời, hành sự theo mệnh trời, làm cho các nước nhỏ phải sợ hãi, cúi đầu làm theo, nghe theo chuyên quyền độc ác của chúng. Nước nhỏ sợ mệnh trời thờ nước lớn, ở điểm nầy chúng đã lừa dân tộc ta, làm cho dân tộc ta khốn đốn, rơi vào cảnh cửa nát nhà tan đói nghèo lạc hậu nô lệ truyền miên. Chúng tìm cách chia rẽ dân tộc ta, tạo ra cảnh nồi da nấu thịt, chúng giúp cho một bên thắng, để rồi ca ngợi chúng tôn sùng chúng và chúng tự do mặt nhiên chiếm lần đất đai biên giới chúng ta vì kẻ đương chức đương quyền là do chúng giúp sức dựng lên. Với chiêu tam sợ, chúng đã thành công xoay chuyển tình thế dân tộc ta; với chiêu lưỡng hổ tranh hùng thợ săn hưởng lợi, chúng tạo ra cảnh nồi da nấu thịt, anh em tương tàn lẫn nhau, và chúng tạo ra giả cảnh giúp cho một bên thắng cuộc, lọt vào mưu kế sách lược của chúng để rồi chúng lấn lần biên giới đất đai của chúng ta. Bằng chứng cụ thể gần đây chúng đã thực hiện mưu đồ đó và chúng đã thành công. Để đối trị “7 đường đứt đoạn” đã có từ xưa nay, thời chỉ có “7 gươm thiên trấn quốc văn hoá” mà Quốc Tổ Vua Hùng đã để lại, dùng làm hành trang cho con cháu Tiên Rồng vững bước đi về phía trước, đương đầu với mọi thử thách gian nan. Gươm thiên trấn quốc Văn hoá Cội Nguồn chính là ánh gươm văn hoá chính nghĩa, văn hoá thái dương, văn hoá chánh đẳng chánh giác, soi rọi đến tận hang cùng ngõ hẻm, sâu tận tâm hồn mưu mô thủ đoạn xảo quyệt của chúng. Cướp nước người ta, làm cho đất nước người ta nhà tan cửa nát, làm cho các nước nhỏ phải tùng phục nô lệ, mà thừa hành mệnh trời cái nổi gì, ác chúa ác vua thì có, những kẻ ấy phải được lên án tố cáo tội ác của chúng trước hội đồng nhân quyền, thiên quyền, thiên luật công lý vũ trụ.
VI. BẢY GƯƠM THIÊN TRẤN QUỐC VĂN HOÁ CỦA VĂN LANG Vì do truyền khẩu kéo dài trên hai nghìn năm dẫn đến thất truyền Văn Hoá Cội Nguồn Thiên Ý Cha Trời, ánh sáng mặt trời dần dần lặng mất, bóng U Minh bao trùm xuống nhân gian, tức thời ánh sáng trăng sao liền mọc ra chiếu sáng soi đường cho nhân thế. Lúc bấy giờ Nam Văn Lang đã chuyển sang thành Việt Nam Đại Việt. Bắc Văn Lang, Trung Văn Lang đã mất về tay phương Bắc trở thành Trung Quốc Trung Hoa. Ngày nay trước sự biến động chính trị toàn cầu, cũng như giặc Tàu phương Bắc quyết tâm thôn tính Việt Nam. Bằng mọi âm mưu thủ đoạn trăm phương nghìn kế, từ ngoại giao, thuê đất, đầu độc, du nhập, giao thương, phá hoại kinh tế trên mọi hình thức,… dần dần khống chế nuốt trọn Việt Nam. Bài học lịch sử cho thấy, không phải mới bây giờ Trung Cộng mới có dã tâm thôn tính nước Việt Nam mà đã từ rất lâu, bao đời nay lúc nào cũng muốn nuốt trọn Nam Văn Lang Việt Nam. Nhưng giai đoạn hiện nay là giai đoạn quyết liệt nhất. Giai đoạn xoá hẳn đất nước Việt Nam trở thành một tỉnh thuộc địa của chúng. Đứng trước đất nước lâm nguy, và cấp bách như hiện nay. Toàn dân tộc Việt Nam con cháu Tiên Rồng trong nước cũng như ngoài nước, phải cấp tốc làm chủ Văn Hoá Cội Nguồn. Phát động lòng yêu nước, nắm vững 7 gươm thiên trấn quốc. Vung lên chém thẳng về phương Bắc nhất là phiên dịch ra Hoa ngữ, truyền bá Văn Hoá Cội Nguồn sang Trung Quốc đến tận tay người dân Trung Quốc, tức thời những cuộc cách mạng lớn xảy ra làm tan rã chế độ bạo quyền Bắc Kinh, chặt đứt tức thì 7 đường đứt đoạn, chiến thắng ngay trên đất nước của họ. Sau đây là 7 gươm thiên trấn quốc Văn hoá Cội Nguồn: - Một là gươm | “Long Hoa Thiên Tạng” - Hai là gươm | “Long Hoa Pháp Tạng” - Ba là gươm | “Long Hoa Mật Tạng” - Bốn là gươm | “Sau thời Hậu Đế” - Năm là gươm | “Long Hoa Đại Cương” - Sáu là gươm | “Nhân Luân Hiếu Nghĩa” - Bảy là gươm | “Long Hoa Luật Tạng” Và còn nhiều bộ Kinh Văn, Kinh Thơ khác nữa như: Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên; Long Hoa Thị Tập Thời Đại; Long Hoa Thi Tập Hữu Ích; Long Hoa Thi Tập Phổ Độ; Long Hoa Lược Truyện; Văn Lang Chiến Sự I, Văn Lang Chiến Sự II, Văn Lang Chiến Sự III, v.v... Nói chung những bộ kinh nói trên chính là gươm thiên trấn quốc hay còn gọi là Quốc Bảo Chân Kinh. Từ đội quân máy móc Google, Facebook, Tiktok, v.v… phát lên, tấn công về phương Bắc xây chuyển Trung cộng, nhờ vào sự nhiệm mầu của “Kinh” xâm nhập vào linh hồn người dân Trung Quốc. Dân chúng Trung cộng nổi lên xoá sổ chế độ bành trướng độc tài tàn ác như nước vỡ bờ. Việt Nam có cơ hội chuyển đổi thuận lợi liên kết với các nước tư bản trong đó có Mỹ, vững yên như bàn thạch. Trước hoạ xâm lăng nguy cơ mất nước, buộc dân tộc Việt Nam phải ra tay theo sự hướng dẫn Anh Linh Quốc Tổ, theo Thiên Ý Vũ Trụ chuyển xây cuộc thế từ “lệ thuộc” thành “chủ động” tấn công. Hồn Thiêng Dân Tộc năm nghìn năm, hiệp theo khí thiên sông núi phù trì chở che cho sự một còn một mất với quân thù xâm lược. Dân tộc Việt Nam con cháu Tiên Rồng hãy nắm lấy gươm thiên Văn hoá Cội Nguồn mà đánh. Chuyển xây tình thế bằng hành động cụ thể cứu nguy đất nước. Nhất định không để mất nước, nhất định không làm nô lệ. Cái gốc khốn khổ Việt Nam tất cả là do mưu đồ chiếm lấy Việt Nam của Tàu từ ngàn đời nay. Văn hoá Cội Nguồn chính là Chủ Nghĩa Đại Đồng, Tự Do, Nhân Quyền, Dân Chủ văn minh đỉnh cao nhân loại. Khi đã vung lên chém tới nhất định phá tan xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Gươm thiên đã có, thời cơ đã đến, chỉ cần quyết tâm là đánh bại quân thù xâm lược. Bằng thứ vũ khí vô cùng lợi hại Văn hoá Cội Nguồn, Chủ nghĩa Đại Đồng, Thiên Quyền Nhân Chủ, Nhân Quyền Dân Chủ Tự Do là khắc tinh của Chủ nghĩa mùa đông - thể chế độc tài độc trị. Văn hoá Cội Nguồn không của riêng ai, ai cũng có quyền làm chủ Văn hoá Cội Nguồn. Văn hoá Cội Nguồn là văn hoá thống nhất. Văn hoá của tất cả mọi người dân Việt Nam, Quốc Nội cũng như Hải Ngoại. Văn hoá tự chủ độc lập Dân Tộc. Là con đường Đại Đạo rộng lớn xoá đi ngăn cách cái ta, xoá đi ngăn cách giai cấp màu da chủng tộc, hoà nhập cùng nhau trên con đường Chủ Nghĩa Đại Đồng. Văn hoá Cội Nguồn là văn hoá khai dân trí, phục hưng dân khí, tạo lên sức mạnh Thần Thánh mang dấu ấn riêng biệt của một Dân Tộc có Nguồn có Cội như Dân Tộc Việt Nam. Là con dân Đại Việt dù ở đâu, trong nước hay ngoài nước đều phải chung sức giữ gìn truyền bá rộng rãi đến tay mỗi người dân Việt Nam nói riêng, nhân loại thế giới nói chung. Trước nguy cơ mất nước, và sự tồn vong của Dân Tộc. Nhất là Trung Cộng đồng hoá dân tộc Việt Nam theo Hán hoá để chúng sát nhập thành một tỉnh An Nam Trung Quốc. Trước mối nguy cơ mất nước con cháu Tiên Rồng dân tộc Việt Nam, nắm chặt Văn hoá Cội Nguồn trong tay - thứ vũ khí mà Ông Cha ta đã từng đánh bại Văn hoá phương Bắc, là cho quân xâm lược khiếp sợ. Thứ vũ khí bén hơn cả gươm đao giáo mác. Tàn phá hơn cả nguyên tử, mạnh hơn cả hồng thuỷ, những cơn bão lớn. Dân Tộc Việt Nam chúng ta có thứ vũ khí Văn hoá Cội Nguồn, thời không sợ bất cứ kẻ thù nào. Dù cho kẻ thù đó mạnh hơn ta gấp mười lần. Mỗi người dân Việt Nam trong nước hay ở hải ngoại hãy tự làm chủ Văn hoá Cha Ông gươm thiên cứu quốc. Tự in ấn phân phát, tự phổ truyền kinh giáo đến mọi người dân Việt Nam. Tự thành lập hội đoàn Văn Học Việt Nam, cùng nhau đánh bại Văn hoá Tàu cũng như mưu đồ xâm lược của chúng. Văn hoá Cội Nguồn khi đã tấn công thời không có một thế lực nào chống đỡ nổi, sẽ bị chúng ta hạ gục tại trận. Một nước nhỏ mà đánh bại nước lớn là nhờ vào binh pháp tối ưu, cũng như sự mầu nhiệm của Văn hoá. Không có thứ vũ khí nào đánh bại được Văn hoá Tàu, cũng như sự âm mưu xâm lược của chúng, ngoài Văn hoá Cội Nguồn vũ trụ Thiên Ý tối cao. Văn hoá Cội Nguồn không những đánh bại Văn hoá Tàu cũng như mộng xâm lược của chúng mà còn ổn định chính trị độc lập lâu dài, dân giàu nước mạnh văn minh.
* * * Muốn hiểu rõ về nước Văn Lang cũng như nền Văn hiến Bách Việt Văn Lang, thời phải xem qua Văn - Kinh - Thơ - Sử - Triết - Truyện - Luật - Luận trong Văn khố Văn hoá Cội Nguồn. Chào các bạn! Chúc các bạn vạn sự như ý, an vui hạnh phúc cát tường!