Đôi dòng phân tích bài thơ "Terompet Tahun Baru" của JokpinDiễn nghĩa"
Đêm giao thừa, tôi và mẹ cùng đi đến trung tâm thành phố để mừng năm mới. Trong khi đó cha lại muốn ở nhà để làm bạn cùng tờ lịch trong những thời khắc cuối cùng của năm cũ. Trên đường, tôi tìm thấy một cây kèn trompet màu tía và vội nhặt lên. Tôi lau sạch nó rồi thử thổi nhưng không thành tiếng. Khi tôi hỏi mẹ tại sao cây kèn đó câm thì bà trả lời có lẽ vì nó được làm từ giấy lịch."
Bài thơ dựa trên thói quen đón mừng năm mới tại các thành phố ở Indonesia và trong đó Jokpin kể đến một sự việc rất bình thường: "
cây kèn trompet (giấy) không kêu". Vậy cái hay bài thơ nằm ở đâu qua một câu chuyện
đêm giao thừa bình thường đến vậy (bài thơ này được đăng trong tập 100 bài thơ hay nhất Indonesia năm 2008)!?
Phải nói, cái hay của thơ Jokpin là ẩn ý mà nhà thơ gửi đến qua những sự việc ngỡ là bình thường nhất, đến độ "cái quần" cũng khiến người đọc ngẫm suy. Thế, nếu để ý kỹ, hình tượng hoá và xâu chuỗi các hình ảnh: "Ibu-người mẹ", "Ayah-người cha", "tahun baru-năm mới", "kalender-tờ lịch" và "terompet-cây kèn" trong bài thơ, ta sẽ nhận được một lời thì thầm, trăn trở của Jokpin - sự giằng co giữa "tình cảm và lý trí". Xem "ibu-người mẹ" là phần lý tính của nhà thơ (hoặc rộng hơn là của
tôi-con người), trong khi "ayah-người cha" là phần lý trí; "tahun baru-năm mới" và "kalender-tờ lịch" là biểu tượng của "mới và cũ" và "malam tahun baru-đêm giao thừa" chính là thời khắc lựa chọn, là điểm chuyển tiếp giữa cũ và mới, giữa cái sắp mất đi và cái sẽ đến; tôi sẽ kể lại bài thơ thành một câu chuyện thế này,
"
Khi phải lựa chọn, con người lý tính trong tôi bảo hãy vui vẻ đón nhận cái mới sẽ đến mặc dù phần lý trí lại cứ nuối tiếc mãi cho những điều sắp mất."
Ở đầu bài thơ, câu thứ 2, Jokpin đã dùng từ "
meramaikan - tức khuấy động/enlive" chứ không hề bảo "tham gia vào không khí náo động" (menikmati keramaian) của đêm giao thừa! Rõ ràng chủ thể làm cho đêm giao thừa/thời khắc đón cái mới náo động là "tôi và mẹ", chứ không phải tự cái thời khắc đó đã vui tươi (đúng như cụ Nguyễn Du từng nói "
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ). "Tôi" đi với "mẹ" đến cái năm mới/đón cái mới, để "khuấy động" nó, mặc dầu trong tâm "tôi" vẫn nghĩ đến "cha" đang lặng lẽ bên "tờ lịch của năm cũ", chờ đợi những khắc cuối cùng. Thả cho suy nghĩ đi xa hơn một ít, có thể chăng người đọc nhìn nhận "ngôi nhà" mà người cha đang luyến tiếc cái cũ chính là đất nước trong khi "trung tâm thành phố" tức cái "ngoài nhà" là một cái gì đó "ngoại"! Có thể chuyển hóa không nội dung bài thơ thành một cuộc giằng co nội tâm giữa "cũ/nội" và "mới/ngoại" ở đây? Nhưng dù thế nào đi nữa, cũng cần phải khẳng định, tại thời khắc chuyển giao cũ-mới này, Jokpin không dùng dằng níu kéo cái cũ, vì rõ ràng cả "mẹ và cha" đều đón "năm mới", nhưng theo những cách khác nhau, "háo hức-lặng lẽ". "Cái mới" trong bài thơ đến như một lẽ tất nhiên đối với nhà thơ, không thể khác biệt, chỉ là có chút gì đó còn nuối tiếc với điều cũ.
Và trong đoạn thơ thứ 2, sự nuối tiếc đó được Jokpin "đặt" vào đêm giao thừa qua hình ảnh "kèn terompet". Tại sao cây kèn "terompet" - một món đồ góp phần tạo nên không khí sôi động của thời khắc giao thừa, "
Selamat tahun baru... Tettt... tettt.. teeeooottt...", lại nằm "sóng soài bên đường"? Tại sao cây kèn lại màu tía - màu ký ức, nhung nhớ,...? Và không lạ sao, khi
"tôi" - một công dân thành phố lại nhặt một món đồ "đánh rơi", "bẩn", và "kém giá trị" (nên nhớ kèn trompet với giá 6.000 rupiah chẳng phải món đồ đắt đỏ gì) như thế, và còn nhặt một cách "vội vàng" chứ không hề ngần ngại!? Đọc đoạn thơ thứ 2 này, người đọc có thể thấy rõ sự háo hức của nhà thơ khi nhặt lấy "kèn terompet cũ màu tía, như thể nói rằng "tôi" dù đã biết không thể chối bỏ "cái mới" nhưng thật tâm luôn mong có thể giữ lại những "cái cũ".
"
Tôi nhặt cây kèn trompet cũ, lau sạch nó và cố thổi mấy lần"
có thể hiểu như,
"[/i]Tôi cố gắng làm mới lại cái cũ và dùng nó trong thời điểm cái mới đang tới[/i]"
Một cố gắng hòa hợp giữa cái cũ và mới!? Nhưng tiếng kèn terompet như một dấu hiệu tiễn cũ đón mới, khi cố thổi bằng một "cây kèn cũ màu tía" lại lặng câm, không thành tiếng! "Tại sao cây kèn đó lại câm?", "tôi" hỏi với "mẹ", và đây là câu trả lời,
"
Có lẽ vì được làm từ những tờ giấy lịch..."
Một sự thật hiển nhiên từ cuộc sống được Jokpin vận dụng ở đây vì rõ ràng là "kèn terompet" đón năm mới tại Indonesia đa phần đều được làm từ giấy lịch cũ, và đôi lúc không thể kêu thành tiếng (do chất lượng chế tác kém). Nhưng nhà thơ đã tài tình khi sử dụng hình ảnh đó vì lời lý giải của "mẹ" lại dẫn người đọc nhớ ngay đến hình ảnh "
người cha lặng lẽ tại nhà bên tờ lịch trong những thời khắc cuối cùng..." Có thể chăng, tờ giấy lịch làm nên "cây kèn màu tía" này là tờ giấy lịch mà "người cha kề bên"? Năm cũ đã hết, 24h00, tờ lịch chết và được làm thành chiếc kèn-đón-năm-mới... và chiếc kèn đó câm!!!
Đến cuối bài thơ, Jokpin đã thành công khi đặt vào một chấm lặng: "cây kèn terompet câm", và người đọc không thể không tự đặt cho mình câu hỏi, "Điều gì câm lặng cùng cây-kèn-giấy-lịch đó? Cái mới đang đến hay chính là tôi trong cái mới đó..."
Tam Diệp Thảo
(Yogya, 08.12.2008)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)