Xin phép Mod diễn đàn cho Lãng Du được gửi vào đây bài viết của nhà báo quân đội Mai Thanh Hải cùng link của diễn đàn. Với mong muốn các bạn sẽ tham gia diễn đàn Vì Trường Sa và Hoàng Sa thân yêu. Vì những liệt sỹ đã ngã xuống cho cuộc sống của chúng ta hôm nay và các bạn sẽ tham gia ủng hộ dự án này của nhà báo. Trước hết các bạn có thể tham gia tìm thông tin gia cảnh của các liệt sỹ và gửi lên diễn đàn Trường Sa hoặc gửi lên đây.
Trân trọng!
Kêu gọi hành động thiết thực với những người đã nằm xuống trong ngày 14-3-1988 trên quần đảo Trường Sa -
Nhà báo quân đội Mai Thanh Hải Nguồn :
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=5520Là thành viên của Diễn đàn, tôi đưa ra vấn đề này để mọi người cùng bàn bạc, thống nhất và nếu thực hiện được trong thời gian sớm nhất thì không có gì tuyệt vời hơn.
Như chúng ta đã biết, cách đây hơn 21 năm, tàu chiến đấu và lính thủy Trung Quốc đã bất ngờ tấn công các tàu vận tải của ta đang làm nhiệm vụ tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa. Dã man và điên cuồng, lính thủy Trung Quốc đã bắn chìm tàu vận tải của ta, dùng pháo hạng nặng trên tàu và các loại vũ khí bộ binh khác bắn xối xả lên bãi cạn Gạc Ma, nơi có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và xây dựng đảo. Những chiến sĩ này, đại đa số đều không thể chống cự được bởi không có vũ khí và do tương quan lực lượng. Rút cục, ngay từ những phút đầu, bộ đội ta đã chịu thương vong nặng nề.
Theo con số chính thức mà Nhà nước ta (thời điểm 1988) đưa ra, trong ngày 14-3-1988, đã có 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân ta hy sinh và bị mất tích. Sau thời điểm này, Trung Quốc đã trao trả cho ta 9 cán bộ-chiến sĩ bị chúng bắt sống làm tù binh. Như vậy, còn tới 65 bộ đội ta đang nằm sâu dưới lòng biển Cô Lin - Gạc Ma.
Đến thời điểm này, chúng ta càng biết rõ hoàn cảnh hy sinh của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên vùng biển Cô Lin-Gạc Ma trong ngày 14-3-1988 qua những thước phim mới được công bố. Đây là bằng chứng xác thực về dã tâm của Trung Quốc và cũng nói lên ý chí, sự dũng cảm, kiên trung của những người tay không giữ đảo...
Những người bị bắt làm tù binh và được trao trả sau ngày 14-3-1988, hiện đang sống ra sao? Họ nói gì, nghĩ gì và hồi tưởng gì về những khoảnh khắc đâu thương đó?
Những gia đình có con em hy sinh trong ngày 14-3-1998 đã biết về trường hợp hy sinh của con em mình chưa? Qua bao nhiêu năm, nỗi đau có thể nguôi ngoai nhưng những người mẹ, người vợ, người chị của các liệt sĩ ấy đang sống thế nào?..
TÔI ĐỀ NGHỊ TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN HOÀNG SA VÀ NHỮNG AI ĐÃ, ĐANG QUAN TÂM ĐẾN DIỄN ĐÀN NÀY, ĐẾN SỰ KIỆN ĐAU THƯƠNG NÀY HÃY CÙNG BỎ CHÚT THỜI GIAN ĐỂ QUAN TÂM, TÌM HIỂU ĐẾN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TRỞ VỀ VÀ NHỮNG GIA ĐÌNH LIỆT SĨ HY SINH Ở CÔ LIN-GẠC MA
Trong danh sách 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã hy sinh và mất tích mà Báo Nhân dân đã đăng tải, đã liệt kê cụ thể họ tên, quê quán của các anh, các chú. Tôi đề nghị các bạn đọc danh sách này (liệt kê cụ thể ở dưới) và vận dụng điều kiện, hoàn cảnh để tìm đến họ. Trong diễn đàn này, chắc chắn có bạn ở Quảng Bình, các bạn có thể tìm đến mấy huyện trong tỉnh để tìm gía đình các liệt sĩ (hồi đó là tỉnh Bình Trị Thiên nhưng tên xã, huyện bây giờ vẫn không thay đổi) để thăm hỏi, động viên...
Các bạn ở các dịa phương khác cũng có thể làm như vậy. Sau mỗi chuyến đi thăm, tìm hiểu về gia đình các liệt sĩ, các bạn hãy viết về những gì đã ghi nhận, cảm nhận và đưa lên Diễn đàn của chúng ta. Từ những thông tin này, đề nghị Ban Quản trị Diễn đàn Hoàng Sa kêu gọi các thành viên và những người quan tâm, tổ chức việc quyên góp để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn và chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức những chuyến đi đến thăm hỏi, động viên các Mẹ, các Chị.
Việc "Đền ơn, đáp nghĩa" là chủ trương của Chính phủ và mọi hành động, việc làm đều được khuyến khích, không ai dám cấm đoán chúng ta. Đối với những người đã nằm xuống vì Trường Sa, việc này càng nên làm để vong linh của các anh khỏi tức tưởi, để các anh được yên nghỉ dưới lòng biển và để mọi người dân nước Việt không thể quên việc các anh đã nằm xuống ra sao, trong hoàn cảnh nào? Để cái chết của các anh không vô nghĩa, không đi vào quên lãng như suốt 21 năm qua, nhiều người đã muốn quên đi, muốn giấu đi...
Tôi xin cung cấp về trường hợp gia đình liệt sĩ Phan Văn Thiềng) quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên, nay là Quảng Bình): Hiện tại mẹ liệt sĩ Thiềng vẫn đang sống một mình trong căn nhà mái lá ven quốc lộ 1A. Trong căn nhà này, thứ đáng giá nhất là tấm bằng... Tổ quốc ghi công mang tên anh Thiềng. Nhà không có bàn ghế, bếp nguội lạnh và mỗi ngày hàng xóm láng giềng, con gái mẹ ở gần đấy mang bát cơm đến cho mẹ ăn qua ngày... Đầu năm 2008, tôi đã qua thăm nhà mẹ và cũng thay mặt cơ quan tặng mẹ 500.000 đồng để mẹ có tiền sắm Tết. Hiện tại, không rõ hoàn cảnh của mẹ ra sao, rất mong bạn nào đó ở Quảng Bình đến thăm, tìm hiểu và thông báo cho anh em trên Diễn đàn. Đường đến nhà mẹ: Từ Hà Tĩnh chạy vào, qua đèo Ngang một đoạn sẽ thấy trụ sở UBND xã Đôn TRạch nằm bên tay trái, từ trụ sở xã đi khoảng 500 mét, sẽ thấy 1 căn nhà mái lá ọp ẹp nằm cạnh ao rau muống. Đó là nhà mẹ liệt sĩ Thiềng. Nếu không tìm được, cứ hỏi là người dân sẽ chỉ cho ngay...
Rất mong các bạn quan tâm đến đề nghị của tôi!
Rất mong các bạn liên lạc với tôi: thanhhaivir@yahoo.com
Danh sách 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh, mất tích trong ngày 14-3-1988 tại vùng biển Cô Linh - Gạc Ma (đăng trên báo Nhân dân 15-3-1988)
1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng.
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.
8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
9- Nguyễn Tiến Hùng, quê Quảng Xương, Thanh Hóa.
10- Lê Minh Thoa, quê Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định).
11- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
12- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.
13- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
14- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
15- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).
16- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
18- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).
19- Kiều Văn Lập, quê Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
20- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Trương Văn Hiền, quê Hương Phong, Hương Khuê, Hà Tĩnh.
22- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
23- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
24- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
25- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).
26- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
27- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
28- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
29- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
30- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
31- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
32- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
33- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
34- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
35- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
37- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
38- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
39- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.
40- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
41- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
42- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
43- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình). (*)
44- Mai Văn Tuyến, quê Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.
45- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Nguyễn Văn Thông, quê Nhân Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
47- Lê Văn Đông, quê Tây Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
48- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Trần Thiện Phụng, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
50- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
51- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
52- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
54- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
55- Mai Văn Hải, quê Liêm Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
58- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
59- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
60- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
61- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
63- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
64- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
65- Phạm Văn Nhân, quê Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh (Nam Định).
66- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam ĐỊnh).
67- Dương Văn Dũng, quê tổ 53, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
68- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
69- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. BÌnh).
70- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
71- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
72- Lê Văn Xanh, quê tổ 38, Tuyên Sơn, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
73- Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
74- Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).
**********************
Còn đây là đường link videoclip buổi tưởng niệm và những hình ảnh lịch sử gây xúc động và khơi dậy trách nhiệm , nghĩa vụ của mỗi người dân Việt. Xin đừng lãng quên!
http://www.youtube.com/wa...&feature=channel_page