Trang trong tổng số 4 trang (37 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 20

Bông Lau, Bông Lau rừng xanh pha máu
Biên cương lưu danh ngàn đời về sau...
(Bông Lau, pha máu)



Sau hai năm chiến tranh, Pháp đã chiếm đóng được nhiều thành phố, nhưng không dám mạo hiểm ra khỏi các vị trí đóng quân ngoại trừ một chiến dịch lớn gồm 12.000 quân mà tướng Salan tung ra từ tháng 10 năm 47 cho tới tháng giêng 1948 với mục đích không thành là tiêu diE°êt Quân Chủ Lực của Việt Minh và bắt sống toàn thể nhân viên Chính Phủ Kháng Chiến. Trong cuộc giao tranh đầu tiên giữa hai quân lực sự thiệt hại của đôi bên cũng rất là đáng kể nhưng Việt Minh biết khai thác những chiến công đầu tiên của kháng chiến. Những chiến thắng trên Sông Lô, trên đường số 4 đã được thổi lớn. Người dân đã khởi sự mệt mỏi trong kháng chiến nay nghe tin chiến thắng thì bớt được bi quan.

Lúc đó Vệ Quốc Quân đã được lệnh thực hiện chiến thuật "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" nghĩa là vẫn dùng một đại đội để đánh du kích nhưng khi cần thì tập trung ba đại đội thành một tiểu đoàn để đánh đồn. Tất cả đặt mũi dùi vào đường số 4 qua những vụ tấn công chiếm cứ điểm Đông Khê, vụ phục kích ở Bông Lau là một địa điểm nằm giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Trong chặng kháng chiến ở Cao-Bắc-Lạng này, khác hẳn trong hai chặng đường Sơn Tây-Lao Kai và Lao-Kai-Bắc Kạn... tôi đã được sống gần bộ đội và tôi thấy Vệ Quốc Đoàn đã trưởng thành hơn lúc trước. Đã có những buổi học tập gần giống như lối rèn cán chỉnh quân sau này. Văn nghệ sĩ chúng tôi đã được tham dự những buổi đánh sa bàn trước khi tiến đánh cái đồn thật. Rồi tới khi bộ đội đi đánh đồn thì chúng tôi cũng được đi theo luôn. Chúng tôi đã thực sự được sống trong không khí chiến tranh. Còn nhớ có một lần, tôi và Hoàng Cầm ngâm bài thơ Đêm Liên Hoan cho bộ đội nghe 15 phút trước giờ tấn công đồn địch. Sau đó một anh bộ đội đã nói: "Tôi vào giữa đồn mà vẫn còn nghe tiếng ngâm thơ của các anh văng vẳng ở trong đầu". Thế mới biết sức mạnh của văn nghệ. Cũng nên kể ra đây bài thơ Bắn Đi của Tố Hữu do tôi thường diễn tả trong chuyến đi phục vụ quân đội ở vùng Cao-Bắc-Lạng này. Đó là một trong những bài thơ mạnh mẽ nhất của thời kháng chiến...

... Một ngày đẹp trời, tại gần địa điểm Bông Lau là nơi đã được tôi gọi là rừng xanh pha máu, tôi gặp lại Đoàn Bính tức Giang Cao từ Liên Khu X đi công tác qua Bắc Kạn-Cao Bằng từ mấy tháng naỵ Được nghe kể lại một câu chuyện đẹp: Vào lúc Quân Pháp mở chiến dịch biên giới thì từ Cao Bằng, Hồng Giang đã phải mở đường máu để ra thoát cuộc tấn công của Quân Pháp vào tỉnh này. Những Vệ Quốc Quân trong các đơn vị đã bị tan vỡ bây giờ được tập hợp thành một đội quân với cái tên rất oai là Trung Đoàn Cảm Tử. Từ một bản có cái tên là Nà Thúm, đội quân đi về phía Nam. Đi tới đâu thì cũng thấy cảnh tàn phá với những bản thôn vắng tanh và những nhà sàn bị cháy rụi đang còn bốc khói. Đồng bào thiểu số đã sơ tán vào tận rừng sâu hết cả rồi. Cũng may mà đU³ội quân đang ngất ngư vì đói thì tới được một nơi có một rừng cam với mầu vàng ói đến nỗi mọi người phải nhức mắt. Đang thèm ăn quá thì gặp một bà ké (tức là một bà mẹ). Bèn lễ phép xin bà cho ăn. Bà đồng ý cho ăn cam nhưng không được hái đem đi. Mọi người vội vàng ùa vào rừng cam ăn lấy ăn để, theo kiểu "ăn cam nhả bã" đến độ bị "say cam" như bị say rượu vậy. Có lẽ cái bụng trống rỗng bị chất át-xít của nước cam làm cho cồn cào và người ăn bị phản ứng. Nhân vật bà ké này là một phản ánh tuyệt vời của người dân Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến lúc đó.

Đội quân "cảm tử" đóng trại tại cái bản thôn đã bị tàn phá này với những cái bụng hãy còn đói và với một câu thốt lên của anh bạn Giang Cao là: && -- Thèm vài quả trứng gà quá tạ&& Bà ké nghe thấy và lẳng lặng đi moi móc ở trên những nhà sàn chưa bị cháy rụi đủ mọi những thứ còn lại của khoai, của sắn, của củ cải, của cơm lam... rồi bỏ vào nồi đốt lửa nấu chung thành một thứ lương thực không tên. Rồi mang tới cho toàn đội ăn. Giang Cao cũng như các anh em đồng đội nghĩ rằng sáng mai sẽ trả ơn bà ké bằng một số tiền nào đó cũng là đủ lắm rồi. Ăn xong, mọi người gối đầu gác chân lên nhau mà ngủ.

Sáng hôm sau, trước khi hành quân lên đường, Giang Cao đưa tiền cho bà ké. Bà ké không nhận. Cố nài nỉ bà thì bà khóc và nói rằng: -- Ké có hai đứa con trai đi Vệ Quốc Đoàn. Một đứa đã chết ở mặt trận "Phe Đén", một đứa hiện ở đâu không biết? Gặp các anh em, cho các anh em ăn với hi vọng con của ké ở đâu đó cũng có cái ăn.

Tất cả mọi người nghe bà ké nói như vậy đều khóc hết. Mấy anh chỉ huy, anh thì lột cái khăn che cổ làm bằng vải dù ra, anh thì thò túi rút cái bút chì ra, anh thì lục ba lô lấy mấy viên ký-ninh ra để tặng bà ké. Nên nhớ rằng trong kháng chiến, đó những thứ đồ qúy giá nhất, cần thiết nhU³ất của người đội viên. Nhưng mọi người đã đưa tặng bà ké để nói lên cảm tình cao đẹp nhất của mình. Đẹp nhất là bà ké nhận những thứ đồ tặng đó một cách rất vui vẻ dù rằng chưa chắc bà ké cần tới cái khăn đeo cổ, cái bút chì hay vài viên ký ninh đó. Cái đáng kể ở đây là thái độ rất đẹp của tất cả mọi người, của một bà mẹ có con đi kháng chiến và của những người thanh niên đã phải xa cha mẹ để đi làm chiến tranh. Tôi còn mục kích nhiều chuyện tương tự như chuyện bà ké Lạng Sơn này. Chẳng cứ gì là chuyện bà mẹ Ở Gio Linh mà tôi ghi vào một bản hát, ở bất cứ một nơi nào trong thời này cũng đều có chuyện hi sinh ngút trời của những bà mẹ như thế. Nhưng sự hi sinh của những bà mẹ đó chỉ có nghĩa lý trong một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm như cuộc kháng chiến chống Pháp này. Phi lý vô cùng khi ta sẽ thấy, sau ngày thực dân Pháp bị thua trận và phải rút lui, có những bà mẹ Việt Nam vẫn phải tiếp tục hi sinh từ năm này qua năm khác, và vẫn có những người con bây giờ không còn là phải xa mẹ để đi giết giặc ngoại xâm mà là để đi giết lẫn nhau chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai.

Có những chuyện cảm động và sót thương nói lên tinh thần của người mẹ vô danh trong kháng chiến như chuyện bà ké Lạng Sơn, bà mẹ Gio Linh như vậy thì cũng có một chuyện vui và rất đơn sơ về một bà mẹ Việt Nam mà thằng Ngọc Bích đã phổ thành một bài hát nhan đề Bà Già Giết Giặc Bài này phổ thông đến nỗi sau này danh từ "bà già giết giặc" đã trở thành câu nói đùa đầu môi của mọi người:

Làng kia có một bà già&& Thân mình tiều tụy tuổi đà 65&& Một hôm giặc Pháp đói ăn&& Chúng lần vào tới xóm nghèo tìm ăn...

Chúng tóm được một bà lão và bắt bà đi lấy gạo thổi cơm cho chúng ăn. Trong lúc chúng sơ ý, bà mẹ liền bỏ vào nồi cơm một ít thuốc độc mà bà giấu ở trong đống rơm. Rồi bà bưng cơm ra cho giặc Pháp ăn:

Ăn vào liền gục nồi còn bốc hơi
Bà ta bèn lấy đóm soi
Đốt nhà nhà cháy, hết đời thực dân...

Chưa chắc đây là một câu chuyện có thật -- bởi vì chúng tôi đọc được câu chuyện này trong một tờ báo nào đó -- nhưng vào thời điểm đó thì một bài hát như vậy cũng rất là có ích cho công cuộc kháng chiến.

Trong thời gian ở vùng Cao-Bắc-Lạng này, chúng tôi có cái khoái là được sống trên nhà sàn của đồng bào sắc dân Tày. Chúng tôi được nghe những bài ca Cách Mạng đầu tiên như bài Bâu Lao Thai -- tức là Không Sợ Chết -- do Trung Đội Giải Phóng dạy cho mọi người hát hồi trước 1945. Đây cũng là lúc mà tôi học hát những tình ca của người Tày là hát lượn và được nghe họ hát bài Nhớ Người Thương Binh của tôi b_ăng tiếng đia. phương: "Pài mà, pài mà qua nứng nà khuê... " Tôi còn được hưởng cái lạnh tê người ở vùng núi rừng này nhưng đồng thời cũng được hưởng cả cái thú ngồi bên bếp lửa nhà sàn và do đó mà nhìn thấy mái nhà sàn thở khói âm ụ Và cũng có lúc, dù lạnh chết người, được ra suối tắm chung với các cô nàng để thấy được hình ảnh cô nàng về để suối tương tư.

Nói tới chuyện cô nàng và sự tương tư thì phải nhắc lại một kỷ niệm không quên được của tôi và Ngọc Bích. Đó là một buổi chiều sơn cước, tại một phiên chợ núi ở vùng Lạng Sơn. Gặp hai cô gái Tày thật đẹp, má đỏ hồng hồng, ăn vận quần áo chàm còn thơm mùi vải, đeo đầy lục lạc bằng bạc ở thắt lưng. Hai thằng cán bộ văn nghệ tán rất giỏi cho nên hai cô ưng thuận cho đi theo về nhà. Chúng tôi liều bỏ đơn vị để đi theo hai cô sơn cước. Không thể ngờ rằng cái bản thôn của hai cô gái ở một nơi xa quá, phải trèo hằng chục ngọn núi và phải đi từ 5 giờ chiều cho mãi tận 11 giờ đêm mới về tới nhà hai cộ Lại bị cha mẹ các cô mời ra ngồi ở giữa nhà sàn nơi có bếp lửa, nghe họ nói chuyện lẩm cà lẩm cẩm cho tới quá nửa đêm. Chẳng thấy hai cô đâu mà chỉ nghe thấy tiếng cười rúc rích. Nói chuyện với cha mẹ hai cô hoài, sốt ruột quá, chúng tôi phải xin kiếu. Rồi mệt quá, lăn ra sàn, ngủ lúc nào không biết.

Đã chẳng được sơ múi gì, sáng ra hai cô còn bầy trò lưu luyến, tặng cho hai thằng những cái vòng dây có ba mầu đỏ, trắng, vàng. Hai thằng chửi thề ầm ỹ lên bằng tiếng Tày: ê mê thổ mừ... rồi lại leo núi hết hơi trở về đơn vị, hẹn thầm rằng từ nay trở đi xin chừa tán tỉnh những cô sơn nữ ứ ơi... mà nhạc sĩ Trần Hoàn đã vẽ ra trong một bài hát tiền chiến.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 21

Đường mòn lên cheo leo
Vượt đồi non lên phiêu diêu...
(Đường Lạng Sơn)



Vào cuối mùa Xuân 1948 này, Quân Đội Viễn Chinh Pháp đặt mục tiêu của cuộc chiến tranh ở Bắc Việt vào chiến dịch biên giới, đem rất nhiều quân lên chiếm hầu hết các tỉnh lỵ, các thị trấn và đóng nhiều đồn trú trên những con đường chiến lược nằm giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa, từ Moncay, Tiên Yên qua Lạng Sơn, Cao Bằng (Đường Số 4) vòng xuống Bắc Kạn (Đường Số 3). Quân Đội Việt-Minh tập trung toàn thể sức lực gồm dân quân du kích, địa phương quân và chủ lực quân vào việc đánh tiêu hao cũng như đánh bật quân lực Pháp ra khỏi các nơi chiếm đóng tại chiến trường biên giới này. Các vụ đánh đồn và các cuộc phục kích liên tiếp xẩy ra. Từ du kích chiến, Việt Minh chuyển dần qua vận động chiến với chiến thuật "công đồn- đả viện", gây nên rất nhiều sự thịêt hại cho địch quân. Đường Số 4 chứng kiến nhiều sự tan vỡ của các chiến đoàn Pháp khiến cho Pháp phải đặt cho đường này thêm cho cái tên rùng rợn là "con đường máu". Việt Minh thì gọi là Đường Số 4 "con đường lửa".

Đây là lúc mà tôi tạm quên loại "dân ca" êm dịu để tung ra những lời "quân ca" mãnh liệt:

Đường Lạng Sơn âm u (ù u)
Trời bình minh êm ru (ù u)
Rừng êm ái thức giấc sau đêm mờ,
Đường Thất Khê Đông Khê (ề ê )
Vừa mới tan cơn mê (ê ê)
Chợt nghe thấy tiếng ta kéo quân về.
Biên Khu (ù u)
Biên Khu (ù u)
Ta nhìn qua Cai Kinh ngang tàng
Chờ cơn gió Bắc Sơn lùa sang
Biết say đời, cuộc đời trai nước Nam...

... Và nói lên sự Oai hùng của vùng rừng núi bất khuất kiên cường này:

Việt Bắc ứ ư
Việt Bắc ứ ư
Chốn đây rừng rú ú u
Chốn đây rừng núi ứ ư
Chốn đây toàn dân biên khu
Theo cha già tiến ra một mùa Thu.
. . . . . .

Trong hai năm sống ở miền thượng du Bắc Việt, tôi được sống những ngày đẹp nhất đời mình. Khi mới bước vào đời, được cái may mắn đi tới tận hang cùng ngõ hẻm của các thành phố Việt Nam, được gặp gỡ đủ mọi hạng người, từ vua Bảo Đại (gặp tại Phan Rang năm 43) tới một anh du côn, từ một gái giang hồ tới một mệnh phụ, lúc nào và bất cứ ở đâu thì tôi cũng đều được mọi người yêu mến. Và tôi cũng trả lại tình yêu đó bằng tình yêu của tôi. Qua âm nhạc. Nhưng phải có cuộc kháng chiến, tôi mới được đi tới những làng xã và bản thôn xa xôi hẻo lánh nhất của miền Việt Bắc này, để thấy người miền núi và người miền suôi đã thực sự đoàn kết để làm nhiệm vụ chung: chống Pháp, bảo vệ sự độc lập tự do còn non nớt của Việt Nam. Tôi thấy được sự chia cơm sẻ áo, chia vui sẻ buồn của tất cả mọi người. Tôi nghe được những chuyện gây dựng tài sản cho con của người Nùng ở Lào Kai, chuyện bà ké ở Lạng Sơn... để thấy được những cái đẹp của cuộc đời mà mình có thể sờ mó được chứ không phải là những cái đẹp nằm trong sách vở.Trong những ngày gần đây, khi phải tiếp súc với những thằng bạn cùng đi kháng chiến với mình cách đây 40 năm để hỏi han chuyện này, chuyện no... chúng tôi đều có một thắc mắc chung: hồi đó, làm sao mà chúng mình sống được nhỉ? Ai nuôi chúng mình để có thể đi kháng chiến khơi khơi như vậy được? Chúng tôi đều ngộ ra rằng chính nhân dân đã nuôi chúng tôi. Đồng ý là chúng tôi cũng có một số tiền lương hàng tháng đủ để tiêu vặt và đi tới đâu thì cũng đều được nuôi ăn, nuôi ở. Nhưng gạo mà cơ quan mua để thổi cơm cho chúng tôi ăn là do nhân dân sản xuất ra. Chính Phủ cứ việc in ra giấy bạc để mà mua gạo. "Tiền cụ Hồ" trong kháng chiến thì làm gì có trữ kim để đảm bảo? Dân chúng giữ giấy bạc đó thì cũng chỉ như là giữ Công Khố Phiếu mà thôi. Tôi khẳng định là trong kháng chiến, cùng với bộ đội, văn nghệ sĩ là con đẻ của nhân dân. Bộ đội thì có đời sống tập thể, nhưng văn nghệ sĩ thì phải bám vào dân chúng. Đi tới đâu thì cũng ở trong nhà dân. Và dù xuất thân là tiểu tư sản thành thị, sau khi sống chung với dân quê, chúng tôi hoà mình ngay vào đời sống thôn ổ. Chính quyền Việt Minh nhìn thấy điều đó cho nên trong bất cứ một chiến dịch nào, khi cần động viên quần chúng là chính quyền dùng văn nghệ sĩ ngaỵ Về sau này, khi vào sinh sống ở trong miền Nam, tôi cũng thấy có những tổ chức dân vận ở trong chính quyền. Nhưng khi nhìn thấy những cán bộ mặc áo đồng phục mầu xanh có nếp ủi, hay mặc quần áo bà ba đen láng coóng, ban ngày tới công sở làm việc, tối đến trở về nhà ăn ngủ với cha mẹ hay vợ con thì tôi thấy ngay là họ không thành công trong việc vận động dân chúng, đa số là nông dân. Hơn nữa, ở thành phố còn có quá nhiều thú vui, người nào cũng muốn hưởng thụ nhiều và ít chịu hi sinh. Trái lại, trong kháng chiến, chúng tôi không còn thú vui nào khác hơn là... kháng chiến. Chúng tôi không còn có chọn lựa nào khác hơn là phải sống chung đụng thực sự với dân quệ Và cũng chẳng cần ai dạy chúng tôi hai chữ "đoàn kết". Rất tự nhiên, chúng tôi và quần chúng đã thực sự gắn bó với nhau. Điển hình là chuyện bà ké Lạng Sơn và những anh bộ đội.

Con người thì hoàn thiện như vậy. Phong cảnh đất nước thì -- nhất là ở vùng Việt Bắc này -- tôi bỗng thấy linh thiêng hẳn lên. Tới Lạng Sơn, núi "vọng phu" và câu ca dao quen thuộc:

Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh...

... đối với tôi lúc này chỉ còn là một câu sáo ngữ. Cũng như câu:

Ai đưa ta đến chốn này && Bên kia là núi bên này là sông.

Phải tạo ra cái mới. Không cần nhắc lại những câu ca dao hay những huyền thoại cũ như một con vẹt nữa. Hào khí của kháng chiến khiến cho tôi có can đảm tung ra loại dân ca mới bất cần sự chống đối của những ông "nhạc phiệt". Hào khí này còn giúp tôi có đủ sự tự tin để viết ra những câu hay những bài ca dao mới, những huyền thoại mới, chẳng hạn câu ca dao về mùa đông chiến sĩ :

Mùa Đông đã tới nơi rồi
Gửi mau áo rét cho người chiến binh.
Nào ai vui thú gia đình
Gửi ra chiến sĩ chút tình nước non.

Những câu chuyện thực phải được đưa vào huyền thoại như chuyện một bà mẹ Ở huyện Gio Linh chẳng hạn (xin coi đoạn viết về chuyến đi Bình-Trị-Thiên). Cách mạng đâu có phải chỉ là đánh Tây? Cách mạng là phải "làm mới" văn học nghệ thuật.

Lúc đó, thi sĩ Tố Hữu có mấy câu thơ mà tôi cho là ca dao mới:

Rét Thái Nguyên, rét về Yên Thế
Gió qua rừng Đèo Khế gió sang
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét việc làng em lo...

Em gái Bắc Giang lo chuyện xóm làng thì tôi cũng từ Hà Nội đi ra Sơn Tây, lên Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Kai... qua Bắc Kạn rồi tới Thái Nguyên để theo gió về Bắc Giang để lên Lạng Sơn, Cao Bằng rồi đấy nhé. Đi tới đâu thì cũng đóng góp thêm huyền thoại vào cuộc sống anh hùng của toàn thể dân tộc.

Thế nhưng trong sự hào hùng của cuộc sống tại Việt Bắc, có lúc nào tôi bị mỏi mệt hay chán chường hay không? Có chứ, nếu nói là không thì là nói dối. Tôi có thể -- hãn hữu -- nói dối người ngoài, nhưng tôi không thể nói dối tôi được.

Tình hình chiến sự Ở Cao-Bắc-Lạng đã trở nên vô cùng quan trọng do đó Khu XII bấy giờ được sát nhập và Quân Khu I để tiện cho việc điều quân của Bộ Tổng Tư Lệnh.

Đội Văn Nghệ của chúng tôi không còn là của Khu U±y nữa mà vào nằm trong Bộ Chỉ Huy của một Trung Đoàn mà tôi đã quên mất "phiên hiệu" rồi - phải chăng là Trung Đoàn 28? Hoạt động của chúng tôi bị hạn chế hơn trước. Nhân viên bị giảm bớt. Trong đoàn đã có người có ý định bỏ Đội Văn Nghệ ra đi.

Vào lúc này, cả tôi lẫn Ngọc Bích đều biết sợ cuộc đời "sơn lâm". Thèm đồng bằng quá rồi. Đồng ý là nương chiều ở Lạng Sơn rất đẹp khi mình vừa bước tới nơi này. Nhưng sau một thời gian sống ở đây, trong rất nhiều buổi chiều âm u, khi đêm sắp sửa tới, nhìn sương mù và bóng đen dần dần đè xuống những ngôi nhà sàn ọp ẹp đang bị bao vây bởi núi đá chập chùng trong một thung lũng nhỏ nhoi... tôi như bị nghẹt thở. Chúng tôi gọi nơi đóng quân của chúng tôi là "u tì quốc" (u tì nói ngược là đi tù). Dù sao thì chúng tôi sinh ra và lớn lên là người dân ở phố xá, quen sống ở nơi có vỉa hè, có xe cộ, có đèn điện, có nước máy. Chúng tôi nghe theo tiếng gọi của kháng chiến, quyết chí về đồng hoang, lại còn vui vẻ trèo đèo lội suối lên sống ở trong hang đá, dưới lều tranh nơi rừng già hay trên nhà sàn ở những nơi đúng là "rừng thiêng, nước độc", bị sốt rét lên sốt rét xuống, phải ăn uống kham khổ và luôn luôn thiếu vệ sinh (không có cả thuốc đánh răng.) Bị kiết lỵ sau khi bị ngã nước. Bị đau răng là cái chắc. Nạn đau răng này càng làm cho tôi ngán cái "Việt Bắc" hơn lên, vì ở nơi khỉ ho cò gáy này, đào đâu cho ra một ông hay một bà nha sĩ để mà sửa, mà chữa, mà o bế cái răng sâu? Răng mà hơi hư một tí là được y tá lấy kìm sửa xe đạp, sắn tay, đè miệng mình ra để nhổ phứt răng đi. Nhổ răng không cần thuốc tệ Nhổ đến nỗi sau khi "dinh tê" về thành, tôi phải lắp quá nửa hai hàng răng giả. Hơn nữa, sau khi đi theo kháng chiến hai năm, bây giờ tôi muốn biết tin tức về mẹ tôi. Tôi cũng vừa được tin là người chị thứ hai của tôi và anh Nhượng hiện đang ở Chợ Đại. Tôi bèn rủ thằng Ngọc Bích: "Hay là ta về Khu Ba chăng?" Ngọc Bích gật đầu.

Ngày chúng tôi ra đi, cũng chẳng có ai ở trong Trung Đoàn níu ba lô mời ở lại.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 22

Quê em miền trung du
Đồng tươi lúa xanh rì...
(Nguyễn Đức Toàn)



Một ngày lạnh cóng và ẩm ướt vì những giọt mưa cuối cùng của mùa Xuân, Ngọc Bích và tôi giã từ Hoàng Cầm và rừng núi Lạng Sơn, vác ba lô lên đường. Lúc này chúng tôi không còn là văn nghệ sĩ của Cục Chính Trị nữa. Sau vài ngày cuốc bộ, mầu tím đen dữ dội của núi rừng đã dần dần không còn đi theo để bưng mắt chúng tôi nữa. Chúng tôi đang đi trong khoảng trời cao mây rộng, rảo bước trên con đường đê dọc theo con sông đào quen thuộc vẫn đang trôi lờ lững trong vùng Nhã Nam, Yên Thế.

Tôi thản nhiên đi qua làng Lan Giới, lờ luôn người đẹp nông thôn. Rồi chúng tôi tới Bắc Ninh. Bây giờ thì tôi đi qua Sông Đuống để nhớ tới Hoàng Cầm... Và nhận ra được cô hàng sén răng đen, ông già phơ tóc trắng, thấy được cả những tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong. Nhưng không thấy được em bé sột soạt quần nâu... vì lúc này là chiến tranh. Buồn. Rồi từ Bắc Ninh, sau khi len lỏi qua những đồn địch đóng lẻ tẻ ở dọc đường số 1, chúng tôi rẽ sang Phúc Yên, Sơn Tây để xuống địa phận Hà Đông.

Vùng trung du lúc này vẫn còn an ninh vì Pháp không có đủ quân để chiếm đóng cả vùng thượng du lẫn vùng trung du hay vùng đồng bằng. Quân Pháp còn đang bận tâm ở chiến trường biên giới. Họ chỉ cho máy bay đi bắn phá những tỉnh nằm ngoài vòng đai lớn bao quanh thành phố Hà Nội, ở những nơi mà họ nghi ngờ là có kho đạn hoặc có Vệ Quốc Đoàn đóng quân.&& Hình như cả Pháp lẫn Việt Minh đều muốn như vậy cho nên có một cái chợ trời rất lớn mọc lên ở làng Thịnh Đại, gần bến Đồng Quan thuộc tỉnh Hà Đông, chỉ cách vùng Quân Pháp chiếm đóng khoảng hai chục cây số. Chợ là nơi để Pháp tuôn hàng hoá âu Mỹ ra vùng quê một cách dễ dàng và là nơi Việt Minh có thể mua những thứ cần thiết cho kháng chiến. Chợ trời này nằm ở ngay làng Đại cho nên nó mang luôn cái tên là Chợ Đại. Chợ trải dài từ làng Đại cho tới làng Thần, nơi đây có một cái cống lớn để dẫn nước sông vào ruộng -- cho nên được gọi là Cống Thần -- từ đầu chợ tới cuối chợ là khoảng 5 cây số. && Chợ Đại-Cống Thần này nằm dọc theo ven bờ của một nhánh sông thuộc dòng sông Đáy -- Hát Giang là đây -- rất tiện lợi cho những ai từ mạn Phúc Yên đi xuống hay từ dưới Ninh Bình, Phát Diệm đi lên bằng thuyền. Ơ± đây có khoảng không dưới một trăm túp lều gỗ hay lều tranh do khoảng một trăm gia đình, dân số trên dưới 500 người, từ Hà Nội tản cư ra chỗ này và cất thành một cái chợ ven sông. Khác hẳn với đa số thị dân khác, hoặc có cha mẹ hay anh chị em ở trong gia đình làm việc cho các cơ quan kháng chiến và đi theo đơn vị lên Việt Bắc, hoặc là thường dân tản mác đi khắp các vùng quê và cố gắng hội nhập vào đời sống cày bừa trồng trọt của nông thôn, những người dân Hà Nội tới "lập nghiệp" ở Chợ Đại-Cống Thần này không dính líu gì tới đời sống sản xuất hay tham dự vào một tổ chức kháng chiến nào cả. Họ sống nhờ ở nghề buôn đi bán lại đồ cũ, đồ mới. Đặc biệt là những thứ hàng ngoại hoá. Một giới làm ăn mới mẻ được mệnh danh là "bờ lờ" (tức là buôn lậu) đã tạo ra ở đây một thị trường khá lớn để tuôn hàng hoá âu Mỹ từ Hà Nội ra hậu phương.

-- Họ đi buôn hàng ngoại hoá ở đâu vậy?

-- Thưa ở vùng "tề" ạ.

Chỉ cần ra khỏi Cống Thần-Chợ Đại khoảng chừng10 cây số là tới vùng "tề" tức là những làng bị lính Pháp tới "bình định" (pacifier) và bắt dân làng phải thành lập những "hội tề" để làm việc cho Pháp. Nhưng bất cứ một "hội tề" nào làm việc cho Pháp vào lúc ban ngày, vào ban đêm họ bắt buộc phải theo Việt Minh thì mới sống được. Vùng "tề" được coi như là vùng sôi đậu và là nơi đã tạo ra nhiều câu ca dao của thời đại, ví dụ:

"m ớ hội tề&& Sáng đi buôn lậu

Tối về Tây đen.

Câu ca dao này muốn nói tới những chị đi buôn lậu ở vùng tề, ban ngày thì đi lấy hàng hoá từ Hà Nội để chuyên chở ra hậu phương nhưng tới ban đêm thường hay bị lính Phi Châu bắt vào đồn để làm tình. Có người từ hậu phương vào tề để mua hàng trở ra thì cũng có người hằng ngày mặc áo blouson Tây, có cài bút máy Tầu, tay đeo đồng hồ Thụy Sĩ, chân đi dép Nhật... đang sống ở vùng tề bây giờ đi ra Chợ Đại để bán hết những thứ hàng mang trên mình, rồi lại trở về vùng tề. Do đó có câu ca dao:

"m ớ hội tề

Khi đi có dép

Khi về chân không

Còn có một câu ca dao khác dùng để phê bình những người ở vùng tề, không bao giờ có lập trường vững chãi:

"m ớ hội tề

Chính phủ gọi về&& Ra chiều bất mãn.

Vùng "tề" còn là nơi có người chỉ đường dẫn lối cho những ai muốn "dinh tê" vào thành.

Chợ Đại-Cống Thần mọc lên rất nhanh và trở thành một nơi thu hút những người ở các vùng khác. Những thị dân đi tản cư cho tới lúc này đều nhớ vỉa hè và đều chán cảnh đồng quê hay rừng núi, nghe tin đồn về thiên đường Chợ Đại thì ai cũng tìm mọi cách để tới nơi này, sống trong ảo ảnh của cuộc đời phố xá trước đây. Như tôi chẳng hạn. Tại đây, các quán ăn mọc lên như nấm, có nhiều món ăn mà chúng tôi từng thòm thèm trong mấy năm. Ví dụ món phở. Món này ở Việt Bắc cũng có nhưng tôi nghi là phở ở trên đó được nấu với thịt trâu hơn là với thịt bò.

Tại Quán Thủy Tiên lại có thêm một món mà trong kháng chiến ai cũng thích là: hai quả trứng sống pha với đường rồi quậy lên thành một ly thuốc bổ hạng nhất. Quán này có chơi nhạc, ban nhạc gồm anh "Cai Kèn" tên là Cách thổi saxo, Chương "Ve" kéo acordéon, Paul Trí chuyên đánh piano nhưng vì nay không có đàn nên phải đánh guitarẹ Tội nghiệp Paul Trí có bàn tay đang bị ghẻ nặng cho nên chỉ có thể dùng ba ngón tay để bấm những hợp âm.

Quán Café Lan đông khách vì cô chủ quán có người chị lấy kép Cải Lương Huỳnh Thái, người được toàn dân phong cho mỹ danh: "Huỳnh Thái, cây sái của Bắc Việt" -- sái đây là sái thuốc phiện -- khách tới đây hi vọng được gặp kép hát nổi danh.

Lại còn một cái quán nữa -- Ở chợ Vân Đình cũng gần Chợ Đại -- có cái tên là Sem Sem, hình như do Tạ Đình Đề làm chủ. Nếu đánh vần theo kiểu bình dân học vụ thì là: " Sờ em xem. Sờ em xem." Tức là quán Sờ Em.

Chợ Đại-Cống Thần có những túp lều bán các thứ "xa xỉ phẩm" (!) như bút máy, đồng hồ, thuốc tây, vải kaki, áo blouson Mỹ, sà phòng thơm, bàn chải và thuốc đánh răng. Nhất là có thuốc lá thơm. Nói về thuốc lá thì ở các nơi khác, các tay nghiện thuốc chỉ được hút thứ thuốc sản xuất tại Việt Bắc mang nhãn hiệu "Du kích" và "Bazooka". Bây giờ tại Chợ Đại Cống Thần này, họ đã có thể mua được những bao thuốc lá thượng hảo hạng như Cotab, Philip Morris, Camel... Nhất là mua được bật lửa, thứ bật lửa có bánh quay để quệt ra lửa -- gọi là "bật lửa cu lu xe" -- Có bật lửa rồi là thi nhau bật lửa xem ai có lửa, ai không có lửa? Những người không mua được dầu xăng xe hơi, không bật ra lửa nhanh được vì dùng dầu thắp đèn Hoa Kỳ, thua cuộc và phải khao những người có lửa nhanh một chầu bún riêu.

Chợ Đại-Cống Thần chỉ đông người từ xế chiều cho tới nửa khuya. I³t ai ra chợ vào ban ngày vì sợ máy bay Pháp tới bắn phá. Đêm đêm, với ánh sáng của hằng trăm ngọn nến hay đèn dầu, với tiếng người vui đùa trò chuyện, với tiếng đàn ca văng vẳng từ trong quán ăn hay từ trong khoang của những chiếc thuyền đang trôi trên sông Đáy hay đang chen nhau đậu tại các bến, khung cảnh Chợ Đại-Cống Thần giống như những đêm hội hoa đăng của thời bình. Sống ở đây, người ta có thể tạm quên được những cam go của kháng chiến. Từ Việt Bắc đi xuống, từ Thanh Hoá và ngay cả từ Nam Bộ đi ra, ai ai cũng phải ghé lại nơi chợ trời (tương đối) khổng lồ này.&& Khi bước chân tới đây, tôi và Ngọc Bích gặp các văn nghệ sĩ đã đóng đô ở Chợ Đại từ lâu như thi sĩ Đinh Hùng, thi sĩ Huyền Kiêu, thi sĩ Lê Đại Thanh, nhạc sĩ Auguste Ngọc (người Pháp lai, đánh guitare rất giỏi), nhạc sĩ Canh Thân, nhạc sĩ Việt Lang (tên thật là Lê Qúy Hiệp), hoa. sĩ Bùi Xuân Phái, hoa. sĩ Tạ Tỵ. Giống như Phạm Văn Đôn và Quang Phòng trước đây ở Việt Bắc, hai hoa. sĩ họ Bùi và họ Tạ này cũng đang tổ chức một phòng triển lãm tranh tại một trường học gần Chợ Đại. Đinh Hùng thì vẫn còn dáng dấp tiên ông như lúc Cách Mạng vừa mới thành công, cùng với Vũ Hoàng Chương, hai người ở tiệm hút mở cửa ra phố, trông thấy lá cờ đỏ sao vàng thì hỏi: "Cờ nước nào thế kiả" Lúc này, tiên ông Đinh Hùng thỉnh thoảng còn mặc một cái áo gấm đi chơi trong Chợ Đại, có một người xách làn mây đựng bàn đèn đi theo sau. Tiên ông mà cũng ra đi như thế này thì "cả nước lên đường" là đúng lắm.

Tôi cũng được gặp hai người bạn làm nghề xuất bản là Nguyễn Văn Hợi (nhà xuất bảnThế Giới) và Nguyễn An Nghị I³t lâu sau hai người này sẽ về thành và ấn hành nhạc của tôi trong vùng tạm chiếm, nhờ đó mẹ tôi có được một số tiền tác giả khá lớn. Trần Quốc Bảo, Giám Đốc nhà xuất bản Minh Đức thì đang tản cư ở đây và sẽ là người xuất bản cuốn Những Điệu Hát Bình Dân Việt Nam của tôi, trong đó tôi ghi âm lại một số những bài dân ca cổ truyền như Cò Lả, Trống Quân, Hò Huế vân vân...

Đây cũng là nơi mà một vài nhân vật nổi tiếng như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, cựu tri huyện Trần Chánh Thành... thường hay ra chợ để sắm đồ hay để vào quán ăn. Các ông này đang phục vụ trong ngành Tư Pháp của Quân Khu IIỊ Cũng thấy sự có mặt của Bác Sĩ Trần Hữu Tước, ông này ở Pháp cùng về nước với ông Hồ sau Hội Nghị Fontainebleau, vì không chịu được đời sống kham khổ ở Việt Bắc cho nên đã về sống ở đây.

Chợ Đại còn có những ổ tình báo của hai bên đối phương nữa. Tôi thấy nhân viên làm việc tình báo với Văn Cao ở Lào Kai như Ty "Rỗ", bây giờ, cùng với những nhân vật mang nhiều huyền thoại như Tạ Đình Đề, Hãn "Trắng", Viễn "Mập" tự "Kinh Bắc" (bố Khánh Ly), Học "Kirisitô" (vì trông giống Chúa Kitô), Hoành "Hổ" và Nguyễn Trần Huyên (sau lấy tên là Cao Dao)... trở thành nhân viên của một đội trưởng Biệt Động Đội thuộc Sở Tình Báo Ngoại Thành trong U±y Ban Thành Phố Hà Nội tên là Chi Nam (anh này hiện ở Hawaii). Nhóm Biệt Động Đội này thường ra vào Hà Nội để hoặc lấy tin tức, hoặc làm công tác phá hoại, ám sát... Pháp cũng gửi điệp viên ra Chợ Đại-Cống Thần để theo rõi sự chuyển quân của Việt-Minh. Về sau, ở ngay Chợ Đại này, anh nhạc sĩ Tây lai Auguste Ngọc bị thủ tiêu vì bị nghi ngờ là làm việc cho "đơ bò" (Deuxième Bureau) của Pháp. "Kinh Bắc", người cha của Khánh Ly cũng mất tích luôn. Tôi gặp lại Hoành "Hổ" và Ty "Rỗ" ở Saigon, biết chắc chắn là họ không còn là người của "bên kia" nữa rồi. Còn Nguyễn Trần Huyên tức Cao Dao thì cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, không biết anh ta có còn hoạt động cho Miền Bắc nữa không?

Chợ Đại cũng còn là nơi dưỡng sức của kháng chiến quân đi nghỉ mát bừa hay đi nghỉ phép -- sự kiện này khiến cho tôi nhớ tới cái tên của một cuốn phim Pháp Le Repos Du Guerrier. Tại đây, ngoài những cán bộ quân sự hay chính trị hạng trung và hạng thấp, tôi còn gặp cả cán bộ gộc như Chu Văn Tấn từ Việt Bắc đi xuống và Trần Văn Giầu từ trong Nam đi ra. Những người lãnh đạo của Quân Khu III lúc đó là Hoàng Minh Thảo, Văn Tiến Dũng, cũng hay lảng vảng ra "dưỡng sức" ở Chợ Đại-Cống Thần. Một trong hai ông này còn cưỡi xe Vélo Solex chạy trên con đường ruộng dẫn tới chợ. Khi họ ra đi, dân chúng đang bu lại coi chiếc xe, thấy người cưỡi xe phải dùng chân đạp nhiều vòng để lấy đà cho máy nổ rồi mới ngưng đạp thì tưởng rằng xe này chạy bằng... dây cót.

Và không có ai tới Chợ Đại-Cống Thần mà không ghé tới Quán Thăng Long. Quán này là của ông bà Phạm Đình Phụng, rất đông khách vì chủ nhân là người rất "văn nghệ". Các văn nghệ sĩ nổi danh đang ngụ cư ở Chợ Đại rất năng tới quán Thăng Long. Mà hễ ở đâu có văn nghệ sĩ là người ta đổ sô tới.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 23

Mênh mông lả ơi.
Thuyền về tới bến Mê rồi...
(Tiếng Đàn Tôi)



Hai ông bà Phạm Đình Phụng nguyên là chủ nhân của một cửa hàng bán mứt và ô mai ở phố Bạch Mai tên là hiệu Mai Lộc. Hồi 13 tuổi, cậu Nguyễn Cao Kỳ thường hay tới hiệu Mai Lộc để ăn ô mai và đánh đàn mandoline cùng với lũ con của chủ nhân. Ngày 19 tháng 12 năm 46, tức là ngày toàn quốc kháng chiến, ông bà Mai Lộc Phạm Đình Phụng dắt hai người con trai và ba người con gái tản cư ra Sơn Tây. Cả gia đình thuộc vào hạng "tiểu thương thành phố" này đã tới ở nhờ trong nhà của một gia đình nông dân tại một nơi gọi là đồi Cốc. Một hôm phi cơ Pháp tới bắn phá nơi đây và đau lòng thay, người con gái lớn của ông bà bị tử thương. Chôn cất người bạc mệnh xong, ông bà còn quá hoảng sợ muốn đi khỏi nơi này. Mới đầu tính di cư lên Việt Bắc nhưng vì sợ những nơi thường được gọi là "rừng thiêng nước độc" cho nên ông bà quyết định dắt một người con trai và hai người con gái đi về vùng suôi và dừng chân ở Chợ Đại. Người con trai lớn thì đã gia nhập một đoàn văn nghệ kháng chiến ở Sơn Tây đi lưu diễn ở miền thượng du rồi. Tại Chợ Đại, ông bà mua lại một cái quán và đặt tên là Quán Thăng Long. Ơ± đây có đủ ba món phở sào, phở áp chảo, phở nước, có cà phê ngon và có luôn một anh Tây lai tên là Auguste Ngọc ngày nào cũng vác đàn guitare tới quán để biểu diễn chơi. Ông bà Thăng Long vốn là những người rất sành nhạc cổ. Đi chạy giặc như vậy mà vẫn mang đàn đi theo. Thỉnh thoảng, cao hứng, ông bà lấy nhạc cụ ra. Ông đánh đàn nguyệt và bà đánh đàn tranh, đàn tỳ. Rất là du dương. Văn nghệ sĩ nào tới Quán Thăng Long thì cũng đều được đón tiếp rất niềm nở. Không có sự cách biệt giữa chủ và khách. Có anh nghệ sĩ đã xung phong vào bếp để phụ giúp trong việc thái thịt bò và thái bánh phở.

Tại Quán Thăng Long, ông bà có ba người con để giúp đỡ trong việc nấu phở, pha cà phê và tiếp khách. Người con gái lớn tên là Phạm Thị Thái, vào chạc 20 tuổi, biết hát và biết chơi cả đàn guitare hawaienne nữa. Nàng có một vẻ đẹp rất buồn, lại là người ít nói, lúc nào cũng như đang mơ màng nghĩ tới một chuyện gì xa xưa. Văn nghệ sĩ nào khi tới gần nàng thì cũng đều bị ngay một cú "sét đánh". Thi sĩ Huyền Kiêu luôn luôn thích làm người "tao nhã" (galant) và có nhiều lúc, trịnh trọng cầm hoa tới tặng Nàng. Thi sĩ Đinh Hùng, dụt dè hơn, nhờ người chị ruột của tôi -- đang tản cư ở Chợ Đại -- làm mối. Còn anh hoa. sĩ hiền lành như bụt và có đôi mắt rất xanh là Bùi Xuân Phái thì ngày ngày tới Quán Thăng Long, ngồi đó rất lâu, im lặng... Ngồi, nhìn, chứ không vẽ. Ngọc Bích cũng soạn một bài hát tỏ tình, lời ca do tôi "gà" cho...

Sau Phạm Thị Thái là người con trai 18 tuổi của ông bà tên là Phạm Đình Chương. Cậu này rất có khiếu về đàn guitare, bây giờ lại được Auguste Ngọc tới dạy cho cậu những ngón đàn rất haỵ Rồi tới người con gái út, tên là Phạm Băng Thanh, mới 13 tuổi mà đã có một giọng hát rất haỵ Văn nghệ sĩ người lớn thường gọi cô này là chú bé.

Trước khi tôi và Ngọc Bích tới Chợ Đại-Cống Thần, đoàn Văn Nghệ Giải Phóng của Phạm Văn Đôn -- mà chúng tôi là cựu đoàn viên -- từ vùng thượng du kéo về vùng suôi với ý định vào Liên Khu IV ở Thanh Hoá để làm việc với tướng Nguyễn Sơn. Phạm Văn Đôn là cháu ruột của ông bà Phạm Đình Phụng, chủ quán Thăng Long, do đó người con trai lớn của ông bà là Phạm Đình Viêm đã gia nhập đoàn văn nghệ Giải Phóng này từ khi mới từ Hà Nội tản cư ra Sơn Tây, như đã nói ở Chương trước. Dừng chân tại Chợ Đại, Phạm Văn Đôn tới Quán Thăng Long và xin hai chú thím cho phép hai người con đang ở đó -- là Phạm Thị Thái và Phạm Đình Chương -- nhập luôn vào đoàn văn nghệ này để đi vào Thanh Hoá. Cũng có thể vào lúc này, hai ông bà Thăng Long đã có ý định di cư thêm một lần nữa vào một vùng được coi như là an toàn nhất là Liên Khu IV cho nên ông bà để cho Phạm Thị Thái và Phạm Đình Chương ra đi một cách dễ dàng. Còn cô bé út Băng Thanh thì ở lại Chợ Đại với cha mẹ.

Phạm Thị Thái là cháu của nữ kịch sĩ Song Kim, trước đây được Thế Lữ (là chồng của bà Song Kim) có ý định cho vào hoạt động trong đoàn kịch Thế Lữ. Nhà thơ kiêm kịch gia này đặt cho nàng cái tên sân khấu là Thái Hằng. Bây giờ nàng dùng luôn cái tên này để trở thành một ca sĩ kiêm diễn viên kịch nghệ của đoàn văn nghệ do Phạm Văn Đôn chỉ huy, đầu quân vào làm việc tại Phòng Chính Trị của Trung Đoàn 9 (sau này sẽ trở thành Sư Đoàn 304) thuộc Bộ Chỉ Huy của Liên Khu IV.Khi tôi tới Chợ Đại cùng Ngọc Bích thì ba người con của ông bà

Thăng Long từ Thanh Hoá trở ra thăm gia đình sau 6 tháng đi công tác. Tôi gặp lại Phạm Đình Viêm thì vui lắm. Sau khi Viêm giới thiệu tôi với ông Thăng Long, tôi được ông cho biết là cha mẹ tôi và ông khi trước là chỗ thân tình. Hà Nội hồi xưa bé bỏng như một cái làng nhỏ. Ai cũng quen nhau. Ông Phụng còn nói là ngày đó có lần ông đã nhờ người tới dạm hỏi để xin lấy mẹ tôi làm vợ. Tôi chỉ ghé Quán Thăng Long đôi ba lần và chỉ có đủ thời giờ để thấy cảnh đầm ấm của gia đình nghệ sĩ họ Phạm. Họ thường hoà tấu và hát chung với nhau những bản Tân Nhạc trước sự hâm mộ của khách hàng hay của các bạn bè văn nghệ sĩ. Cũng thấy hay đấy, nhưng tôi không bị choáng váng trước tài nghệ hay tài sắc của mấy anh em, chị em nhà này. Tôi cũng được mời để trổ tài hát và ngâm thợ Có lúc tôi nổi hứng lên hơi nhiều và tôi nhẩy đại lên trên bàn ăn ở giữa quán, đứng vung tay vung chân ngâm những bài thơ kháng chiến của Tố Hữu và Hoàng Cầm. Mọi người khoái lắm. Phạm Đình Viêm gạ tôi đi theo ba anh em vào Liên Khu IV để, một lần nữa, làm nhân viên của đoàn văn nghệ. Tôi ầm ừ lấy lệ.

Lúc đó, tôi quên hẳn là mình đang sống trong thời kháng chiến. Khung cảnh sầm uất của vùng Chợ Đại làm cho anh chàng lãng tử ở trong tôi vùng lên. Tôi đang muốn tận hưởng sự "nghỉ ngơi của chiến sĩ" giống như lúc tôi từ chiến khu Bà Riạ-Vũng Tầu trở ra sống những đêm hành lạc ở trên những con đò Hương Giang. Cũng không khác đời sống của mọi người, đời tôi xưa nay vẫn là một chuỗi những ngày lao lung vất vả đi theo những cuộc nghỉ ngơi ăn chơi. Hay ngược lại. Giống như những đoạn nhạc trong một trường ca, có lúc rồn rập, có lúc khoan thai, có đoạn vội vã, có đoạn nhàn hạ. Bây giờ, từ mạn ngược về đây, lối sống "hoang chơi" trong tôi được bùng nổ sau hai năm bị đè nén ở miền núi rừng Việt Bắc.

Ngọc Bích tạm biệt tôi để về thăm gia đình ở Thái Bình. Tôi gặp người chị ruột đang sống với người chồng làm việc tại ban Dân Vận của Quân Khu IIỊ Anh tôi là Phạm Duy Nhượng cũng từ Thái Nguyên đi xuống và soạn ra những bài như Tà A³o Văn Quân, Đêm Đô Thi... Tội nghiệp anh Nhượng, làm nghề thầy giáo, lúc nào cũng phải tỏ ra là con người mô phạm, nhưng lúc nào cũng muốn sống cuộc đời lang bạt kỳ hồ như tôi. Rất thèm được làm một chàng phiêu lãng ôm đàn đến giữa đời... Nhờ người chị và người anh, tôi biết rằng mẹ tôi đã được người chị lớn ở Hà Nội cho người ra đón về thành. Thế là tôi yên tâm.

Mùa hè 1948. Chợ Đại-Cống Thần. Tâm hồn tôi nhẹ nhõm. Cơ thể tôi sung mãn. Và tôi buông thả đời tôi lúc đó cho được nổi trôi bềnh bồng trên khúc sông 5 cây số từ đầu chợ tới cuối chợ. Suốt mấy năm qua, chưa có lúc nào tôi vô tư như bây giờ. Tôi đang bắt được một người tình mới tên là Hiếu. Nàng thuộc vào loại đàn bà rất phóng túng của Hà Nội mấy năm trước đây, có một thân hình nở nang đẹp đẽ không thua gì bức tượng của Thần Vệ Nữ ở Milo, có đôi mắt lặng lờ và khiêu khích, có cái răng khểnh rất kiêu sa và có một con tim bốc lửa. Tôi sống với Nàng Hiếu trong một con thuyền nhỏ. Thuyền tình này khi thì trôi trên dòng sông Đáy, khi thì đậu ở bến chợ Đại hay bến Cống Thần. Đêm đêm tôi giả vờ là anh Trương Chi, ôm đàn guitare, ngồi hát ở mạn thuyền. Tại đây tôi soạn bài Tiếng Đàn Tôi:

Mênh mông lả ơi.
Thuyền về tới bến Mê rồi.
Khoan khoan hò ơi.
Dặt dìu trong tiếng đàn tôi.
Hương Hương, Nàng ôi.
Nàng về xoã tóc không lời.
Khoan khoan hò ơi.
Lệ sầu rụng xuống đàn tôi.

Nhưng rồi cũng như những cuộc tình tạm bợ trước đây, Nàng Hiếu và tôi sẽ tới lúc lạnh lùng rời nhau như trong bài hát.

Quân Khu III hồi này không có không khí chiến tranh như ở các Quân Khu trên Việt Bắc. Pháp chưa tung ra những chiến dịch lớn ở vùng đồng bằng như lúc sau này với Tướng De Lattre De Tassignỵ Người dân sống khá thảnh thơi. Không có sự nguy hiểm tới tính mạng vì hòn tên mũi đạn giữa cảnh giao tranh giữa ta và Tây, ngoại trừ những lúc phải nhẩy xuống hố tránh máy bay oanh tạc. Đối với một kẻ rất lười biếng như tôi thì trong lúc này tôi không còn phải leo những con dốc làm cho chân tay rụng rời, mắt nổ đom đóm, tim đổ rồn và ngực bị đè nặng. Không phải sống cảnh cô đơn vắng lặng nơi núi rừng chỉ có tiếng chim kêu "bắt cô trói cột" buồn tênh hay tiếng cú rên não nùng. Được ăn uống thoa? thuệ Không bị dồn nén dục tình. Nhất là không phải họp với cấp trên, không phải học tập chính trị, nghe báo cáo tình hình trong nước, tình hình thế giới, vân vân và vân vân... Bài Tiếng Đàn Tôi được ra đời trong bối cảnh đó.

Sự cởi mở trong đời sống như vậy không phải chỉ thấy trong tôi. Nó còn được thể hiện ra ở những bản nhạc ra đời tại Quân Khu III lúc đó. Nhạc sĩ Việt Lang tung ra bài Đoàn Quân Đị Bài này rất được phổ thông với câu hát Đoàn quân đi thấp thoáng trong đêm không một vì sao... Nhưng nếu phải đem ra để so sánh với những hành khúc mới soạn ra gần đây tại Việt Bắc bởi Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn hay Đỗ Nhuận thì bài Đoàn Quân Đi này nghe giống như là bước đi của một đoàn quân đang đi... vui chơi trong đêm tối.

Tại vùng Đống Năm (Thái Bình) -- cũng là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ -- hai nhạc sĩ Tử Phác và Lương Ngọc Châu soạn bài Tiếng Hát Lênh Đênh. Tuy hai nhạc sĩ này đang sống trong kháng chiến và cũng có lúc nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh nhưng cả hai chàng, cũng như tôi, chỉ mơ làm diều mang sáo thanh bình. Nhạc sĩ Tô Vũ (tức Hoàng Phú) thì có bài Tạ Từ và chàng cũng chỉ mong rồi đây khi mùa dứt chiến chinh sẽ nhờ gió dâng khúc đàn thanh bình cho chúng tạ Trong khi chờ đợi, chàng hẹn sẽ đến thăm em một chiều mưa... dù rằng mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều. Rất khác xa với thứ mưa dầm dề trong bài Đợi Anh Về của Văn Chung (phổ nhạc thơ Simonov và Tố Hữu).

Thứ tình cảm ướt át mang tính chất "quốc cấm" của thời đại này cũng còn đến với một nhà thơ Quang Dũng. Anh đang là một Đại Đội Trưởng ở trong Trung Đoàn Tây Tiến, đóng quân ở đâu đó trong vùng Hoà Bình thuộc Quân Khu IỊ Vừa được nghỉ phép để về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây, anh tạt qua một nơi có cái tên là Kinh Đào ở gần Chợ Đại để gặp lại người tình vũ nữ tên là Nhật, hiện nay là một "cô hàng cà phê" ở cái chợ trời trong vùng kháng chiến này. Người tình này còn có thêm một mỹ danh là Akimị Nàng chính là người đẹp Sơn Tây mà Quang Dũng đã tặng bài thơ có những câu:

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Gặp Akimi đang cùng với người mẹ mở cái quán di cư ở Kinh Đào này, Quang Dũng ngồi viết ra những câu thơ tình và dán lên vách nứa:

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước Kinh Đào, sóng nổi lên.
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên...

(Những câu thơ này, tôi đã được Akimi Nhật đọc cho tôi nghe vào đầu năm 1989 khi tôi bất ngờ biết rằng Nàng đang sống ở trên đất Mỹ)Những bài thơ lãng mạn viết ra trong kháng chiến này có thể là lý do khiến cho Quang Dũng bị chuyển ngành từ quân đội qua văn hoá. Quang Dũng gặp tôi ở Chợ Đại và cho nghe bài thơ Tây Tiến mà anh vừa viết ra ở một nơi gọi là Phù Lưu Chanh, cách Chợ Đại khoảng 7 cây số. Mới nghe qua mấy câu mà đã thấy hay, lúc đó tôi đã có ý định phổ nhạc bài thơ này rồi. Tôi với Quang Dũng là bạn học chung một lớp ở Trường Thăng Long. Trước đây, một nhà văn ở Saigon, trong một bài viết về Quang Dũng đã có quá nhiều óc tưởng tượng, gán cho anh là con của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Theo như chỗ tôi biết thì tên thật của thi sĩ Trần Quang Dũng là Bùi Đình Diễm, quê ở Phượng Trì, Sơn Tây. Anh có họ hàng với tướng Bùi Đình Đạm. Qua tới chương sau, viết về hai chặng đường Thanh-Nghệ-Tĩnh và Bình-Trị-Thiên, tôi sẽ kể thêm những kỷ niệm giữa tôi và chàng chiến sĩ-thi sĩ, giữa cảnh kháng chiến ngụt trời này, vẫn chỉ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm và chỉ mong có ngày trở về miền Sông Đáy chậm nguồn để nghe sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng...

Quang Dũng cũng không phải là cán bộ quân sự hay cán bộ chính trị độc nhất làm thơ lãng mạn. Chính ủy của một Trung Đoàn trong Quân Khu III là Nguyễn Văn Giáp cũng có những câu thơ sặc mùi tiểu tư sản:

Hà Nội bây giờ có đẹp không?
Có còn những lứa mắt xanh trong?
Có còn những buổi bình minh dậy,
Cô gái bên song thẹn, má hồng?

Lẽ dĩ nhiên tình trạng buông thả trong giới văn nghệ sĩ ở Quân Khu III này chỉ thấy ở trong đám người đang sống tự do ở những thành phố nấm như Chợ Đại-Cống Thần, Đống Năm. Trong tập thể quân đội, các ủy viên quân sự, chính trị hay các văn nghệ sĩ đã trở thành "văn-công" chắc chắn đã có nhiều đề tài chiến đấu để viết ra những tác phẩm tích cực hơn. Tôi xin miễn nói tới những công trình "vĩ đại" đó. Trong tập Hồi Ký này, tôi không muốn làm công việc sưu tầm nghiên cứu hay nhận xét phê bình mà chỉ muốn gợi lại những kỷ niệm đã in dấu trên từng chặng đường kháng chiến của mình.

Nhưng tôi phải nói tới một không khí sinh hoạt văn nghệ rất hào hứng ở đây khi tôi được tham dự Đại Hội Văn Nghệ Liên Khu IIỊ Trong mấy chặng đường kháng chiến trước, hoạt động văn nghệ của tôi chỉ có tính cá nhân nằm trong sinh hoạt thu hẹp của hai đoàn văn nghệ. Tôi chưa bao giờ được sinh hoạt văn nghệ chung với mọi người như bây giờ.

Khu III là nơi tụ họp rất đông văn nghệ sĩ kháng chiến. Vào dịp Đại Hội Văn Nghệ này, phòng tranh ở trong đình của hai hoa. sĩ Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái có thêm tranh của Văn Cao và của những hoa. sĩ khác, chẳng hạn Lương Xuân Nhị, Cát Hữu (người đã tạo ra nhân vật điển hình là Vệ Tếu). Tôi chỉ còn nhớ là những tranh lập thể của Tạ Tỵ với đề tài Lià Phố và Nhạc Máu có vẻ dữ dội hơn những tranh ấn tượng của Bùi Xuân Phái với cảnh vài ba ngôi nhà cũ kỹ trong một ngõ hẻm cong queo của Hà Nội. Cũng rất haỵ Vì hoa. sĩ này thì nói lên tinh thần dân tộc muôn đời, hoa. sĩ kia nói lên tinh thần dân tộc của chiến đấu hôm nay và dự phóng cả ước vọng của ngày mai nữa. Văn Cao thì vẫn là người tài hoa trong cả ba lĩnh vực thơ-hoạ-nhạc. Tranh kháng chiến của Văn Cao là anh bộ đội đánh Cây Đàn Đỏ.

Ngoài những nhà thơ đã kể ở trên kia như Huyền Kiêu, Đinh Hùng, bây giờ tôi gặp Hoàng Công Khanh. Và được nghe thơ kháng chiến của Mai Luân:

Nón nghiêng che nắng em cười
Nắm tay trao chút bùi ngùi anh đi
Chiều về gió múa hàng mi
Cổ vuông chiếc áo mềm khi giã từ.

Tất cả hình ảnh kháng chiến chỉ thu vào hai chữ cổ vuông có lẽ là cổ áo trấn thủ. Rồi tới thơ Yên Thao. Thơ nhớ nhà, nhớ gia đình nhiều hơn là thơ chiến đấu. Thơ nói với người bạn chiến sĩ, có phải bắn súng thần công thì bắn vào địch chứ đừng bắn vào nhà mình:

Anh rót vào cho khéo nhé
Kẻo lại nhầm nhà tôi.
Nhà tôi ở cuối thôn Đoài
Có giàn hoa lý, có người tôi thương.

Vui nhất là những đêm trình diễn cải lương và kịch nói. Nghệ sĩ Cải Lương hạng nhất của miền Bắc là Sĩ Tiến và vợ là Khánh Hợi diễn nhiều màn như Lã Bố Hí Điêu Thuyền, Tam Khí Chu Du... Nhưng màn Chu Du hộc máu là màn được khán giả nông thôn khen nức nở. Vì tôi đã đi theo gánh hát Cải Lương cho nên tôi biết cách làm thế nào để có thể phun máu ra được. Thực ra, máu chỉ là phẩm đỏ pha với lòng trứng rồi đánh lên... Nghệ sĩ phải nhịn cơm và uống chất lỏng đó nhiều giờ trước khi ra trình diễn. Và tới lúc vai Chu Du cần tỏ ra tức khí đến tột độ thì diễn viên... Oẹ ra. Vở kịch nói Bão Loạn thì do các kịch sĩ của tổ chức Bình Dân Học Vụ phụ trách. Ngọc Đĩnh, chủ tiệm may, là đạo diễn của vở kịch với Tạ Tỵ lo việc vẽ phông cảnh. Một ban nhạc khá đồ sộ trong đó có Nguyễn Văn Hiếu vua piano và Đỗ Thế Phiệt vua violon với sự cộng tác của Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Huấn, Tạ Phước... làm cho những buổi trình diễn ở đây càng thêm náo nhiệt. Tử Phác vừa soạn ra những bài như Tiếng Hát Quay Tơ, Tiếng Hát Lênh Đênh cũng có mặt ở Đại Hội Văn Nghệ Liên Khu III này.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 24

Nghĩa nhơn mỏng nhánh
Như cánh chuồn chuồn...
(CA DAO)



Tôi sống ở Chợ Đại-Cống Thần đã được gần hai tháng. Tôi gặp lại nhiều bạn cũ, có thêm nhiều bạn mới và có thêm một người tình nữa để soạn thêm một bản nhạc tình. Từ khi đi theo kháng chiến thấm thoát đã được ba năm, tôi soạn ra khá nhiều những bản nhạc hùng xưng tụng đầy đủ mọi tầng lớp nhân dân, từ anh Vệ quốc quân qua anh du kích tới người thương binh, từ bà mẹ già qua người vợ hiền tới đàn trẻ nhỏ... Tôi đã cố gắng nói lên những vinh quang của con người Việt Nam, tám mươi năm một thưở, được đem xương máu, mồ hôi và nước mắt ra để đánh đổi lấy tự do và độc lập cho đất nước. Tôi cũng không quên, dù chỉ là một con số quá ít ỏi, soạn ra hai bản nhạc tình. Tôi chịu đựng khá nhiều gian khổ của kháng chiến nhưng tôi cũng được nghỉ ngơi, ăn chơi thoa? thích. Nhất là ở vùng Chợ Đại-Cống Thần này... Tôi rất vui.

Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có lúc trở thành ra chán. Trong bản "trường ca kháng chiến", đoạn nhạc "phóng túng" trong tôi đã réo lên những câu kết. Tôi đã bắt đầu thấy cảnh Chợ Đại-Cống Thần giống như những hợp âm chuệch choạc của một bản nhạc hào hùng. Tôi lại thèm được thay đổi không khí...

... Một hôm, tới quán Thăng Long, tôi gặp Trần Văn Giầu. Sau khi ôn lại chuyện kháng chiến Nam Bộ, anh ta lại đưa ra một câu hỏi ngắn ngủi giống như câu hỏi của Phạm Thanh Liêm trước đây:

-- Phạm Duy "zô" Nam không?

-- Zô thì zô.

Thì ra cuộc đời của tôi cũng rất là giản dị. Bởi vì tôi muốn nó giản dị. Cho tới lúc này, cuộc Kháng Chiến đối với tôi đẹp đẽ vô cùng bởi vì tôi không bị ràng buộc vào bất cứ một tổ chức nào, một đoàn thể nào hay một cơ quan nào cả. Tôi hoàn toàn độc lập. Không ai bắt tôi phải sáng tác ra sao, phải sống với tác phong nào, phải đi tới đâu, phải ở lại đâu? Tôi định đoạt lấy chương trình hoạt động của tôi, lối sống của tôi, miễn là những hoạt động hay lối sống đó không làm hại cho đại cuộc. Tôi rất thoải mái trong tình yêu nước, yêu người dân, yêu Cách Mạng, yêu Kháng Chiến và yêu... đàn bà. Không phải lúc nào tôi cũng nghiến răng lại để "phục vụ tốt". Khi làm việc thì rất siêng năng. Khi vui chơi được thì cứ vui chơi cho tới khi chán chê thì thôi. Nói tóm lại, tôi tôn thờ hai chữ "Tự Do". Sự tự do của con người cũng quan trọng như sự tự do cho đất nước.

Sinh ra đời là đứa trẻ mồ côi cha, không được gần mẹ nhiều và được vú nuôi rất nuông chiều, tôi là một đứa bé có cái may mắn là không bị ai uốn nắn, bẻ cong hay hay bẻ thẳng ngay từ khi hãy còn thơ ấu. Tôi nhớ rằng mẹ tôi không bao giờ phải dạy tôi bằng roi hay bằng những câu trách mắng nào cả. Tuy vậy, tôi chưa bao giờ là một đứa bé hự Tôi chắc chắn chịu ảnh hưởng giáo dục của thiên nhiên, rung động bởi lẽ tạo hoá nhiều hơn là bị nhồi sọ bởi những bài học luân lý của con người.

Khi gần tới tuổi thanh niên và thấy người lớn trong gia đình có vẻ độc tài thì tôi bỏ nhà ra đi. Tôi tự lập thân. Sau nhiều phen phải bó mình trong những công việc mưu sinh, cuối cùng tôi lại có may mắn được làm một nghề rất tự do là nghề hát rong, rồi từ đó tôi là người chỉ thích bay bổng. Tôi đến với Cách Mạng và Kháng Chiến cũng với cái nết thích bay bổng đó. Giống như con chuồn chuồn...

... khi vui nó đậu khi buồn nó bay.

Nói đến con chuồn chuồn, sực nhớ ra chuyện cái tổ. Con chim nào thì cũng đều có tổ, hoặc ở trên những cành cây hay ở trên những mái nhà mà ai nhìn cũng thấy. Con ó, con diều còn làm tổ ở tận đỉnh núi đá. Con rắn, con chuột thì có tổ ở những nơi kín đáo nhưng nếu cần, ta vẫn có thể tìm ra cái tổ của nó. Con người, ngoài tổ ấm ra lại còn có cả tổ quốc nữa. Ngay cả đến con chấy, con rận mà cũng có tổ. Duy chỉ có con chuồn chuồn thì không ai biết cái tổ của nó ở đâu? Nó mới thực là có tự do vậy.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 25

Thôi nhé, miền suôi. Thôi, tạm biệt
Thôi, chào Hà Nội lửa ngang trời.
Ta đi, Ngõ Gạch, tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh cầm hơi...
(Quang Dũng)



Sau khi đã hẹn với Trần Văn Giầu là sẽ gặp nhau tại Thanh Hoá để cùng nhau đi bộ vào Nam, một ngày mưa phùn, tôi và Ngọc Bích giã từ Cống Thần-Chợ Đại.

Trên đường đi vào phía Nam, chúng tôi tránh không đi dọc theo quốc lộ 1 bởi vì Quân Pháp đã đóng đồn ở nhiều nơi từ Phủ Lý vào tới Ninh Bình. Nhưng trước khi đi vào Phủ Nho Quan để từ đó tiến vào địa đầu của Khu IV là tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi phải đi qua vùng Chợ Bến là nơi đóng quân của Trung Đoàn Thăng Long. Trung Đoàn này là phần còn lại của Trung Đoàn Thủ Đô trước đây, sau khi rút ra khỏi Hà Nội thì thành phần bộ đội, phần nhiều là các thanh niên trong tổ chức Tự Vệ của thành phố, đã chia ra làm hai, một nửa đi lên Việt Bắc để gia nhập những đơn vị lớn, một nửa trở thành Trung Đoàn Thăng Long và ra đóng quân tại nơi này.

Tôi gặp nhạc sĩ violon Phạm Nghệ là một đội viên trong Trung Đoàn. Đều là bạn của Quang Dũng, chúng tôi rủ nhau ra ngồi ở một quán café, ôn lại vài câu thơ của thi sĩ viết ra khi còn chiến đấu trong Trung Đoàn Thủ Đô:

Thôi nhé, miền suôi, thôi, tạm biệt
Cống Chéo, Đồng Xuân, thề một chết
Hàng Gai tay bỏng trục ba càng
Đất cũ Thăng Long người lẫm liệt...

Nói tới những sáng tác của người lính trong Trung Đoàn Thủ Đô thì phải nói thêm tới Lương Ngọc, người nhạc sĩ lai Pháp, nhờ sự Ở lại và chiến đấu rất anh dũng của những người như anh hay Quang Dũng để cầm chân Quân Đội Pháp mà các cơ quan của chính quyền cũng như đa số dân thủ đô có thể bình yên tản cư ra được vùng quê và làm được cuộc kháng chiến gọi là "trường kỳ" này. Cũng như số đông những người sống về đêm mà xã hội trước đây không coi trọng lắm như vũ nữ, cô đầu... giới nhạc công, nhạc sĩ là những người cầm súng hăng hái nhất trong đám Tự Vệ của thành phố và trở thành chiến sĩ của Trung Đoàn Thủ Đô, rồi được phân tán đi các đơn vị quân đội khác. Những người viết sử sẽ rất bất công nếu không nhắc tới công lao của giới giang hồ này trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Đừng quên rằng, sau khi bỏ Hà Nội ra đi, đa số nữ nhân viên tình báo của Việt Minh đều là vũ nữ đã từng chiến đấu trong Trung Đoàn Thủ Đô.

Sau khi rút quân ra đóng ở vùng Chi Nê này, nhạc sĩ Lương Ngọc của Trung Đoàn Thăng Long phổ nhạc một bài thơ của Chính Hữu nhan đề Ngày Về, một bài hát mà chúng tôi đã hát nhiều nhất trong khi đi kháng chiến:

Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu
Hôm nay mơ thấy trở về Hà Nội.
Bao giờ trở lại?
. . . . . . . . . . . . ..
Phố phường xưa gạch ngói tưng bừng
Bức tường đổ ngày nay điêu tàn trấn ngự.
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
. . . . . . . . . . . . ..

Trước kháng chiến đã có Bài Hát Của Người Hà Nội rất hào hùng của Nguyễn Đình Thị Bài hát về Hà Nội của Lương Ngọc phổ thơ Chính Hữu bây giờ, về phần nhạc ngữ, có nhiều "biến đoạn" âm nhạc rất phong phú và mang nhiều tính chất ngoạn mục khi được đem trình diễn trên sân khấu.

Mấy câu thơ của Quang Dũng và bài hát của Lương Ngọc phổ thơ Chính Hữu đã nói lên được phần nào cái oai hùng của những chàng trai Hà Nội trong những ngày chiến đấu tại Thủ Độ Sau đêm 19 tháng chạp 1946, trong thành phố đã không còn lực lượng quân sự nào hết ngoài 400 tay súng của Tự Vệ Thành, những công tử Hà Nội vốn là con cái của tiểu thương, công chức, lúc nào cũng đầu chải bóng, quần áo và dày giép bảnh bao, kể cả từ lúc xung phong làm anh tự vệ. Tự bỏ tiền túi ra mua vũ khí, may đồng phục, sắm ca lộ Ngay cả cái phù hiệu sao vàng trên nền vuông đỏ cũng tự mua lấy. Thế mà những tự vệ công tử này đã giữ được thủ đô trong mấy tháng liền, không một lúc nào sợ hãi, nhất định không buông súng dù Pháp đã nhiều lần dụ hàng. Bây giờ, họ là chiến sĩ Trung Đoàn Thăng Long và đang sống như trong lời thơ của Chính Hữu:

Những chàng trai chưa trắng nợ máu xương
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm.
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...

Ta lại thấy tinh thần "cả nước ra đi" hiện lên trong bài thơ phổ nhạc này.

Bởi vì tôi và Ngọc Bích đi tới đâu thì cũng phải tới hát cho Vệ Quốc Quân nghe để có nơi ăn uống và trú ngụ cho nên bây giờ, khi chúng tôi tới thăm Trung Đoàn Thăng Long, hậu thân của Trung Đoàn Thủ Đô thì chúng tôi được đưa tới sinh hoạt với một đơn vị tại một địa điểm có cái tên là Quèn Thị. Đây không còn là vùng trung du của người miền suôi nữa mà là vùng sơn cước của người Mường với dãy núi Kim Bôi mà một nhạc sĩ trong kháng chiến là Tô Hải đã nói tới:

Ai về sau dãy núi Kim Bôi
Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ
Hình dung một chiếc thắt lưng xanh
Một chiếc khăn mầu trắng thanh
Một chiếc vòng sáng long lanh
Với nụ cười nàng quá xinh...

Chúng tôi lại tìm thấy niềm vui rừng núi, được ở nhà sàn, hằng ngày được vác ống tre lớn đi xuống suối để lấy nước thổi cơm và rửa ráy. Nhưng lần này thì những bông hoa rừng mà nhạc sĩ Tô Hải đã phác hoa. không còn làm cho chúng tôi phải vất vả trèo núi đi theo như trong thời kỳ ở Lạng Sơn nữa. Các nụ cười sơn cước bây giờ gặp Phạm Nghệ, Ngọc Bích hay là tôi thì léo nhéo:

-- Eng tửa ti no thỉa? (Anh đi đâu đó?)

Chúng tôi đâu có còn ngây thơ và lãng mạn như nhạc sĩ Tô Hải của bài Nụ Cười Sơn Cước để mà trả lời rằng:

Nàng ơi, tôi muốn rút tơ lòng
Dệt mấy cung yêu đương
Gửi người trong trắng của mấy bông hoa rừng...

Vậy thì xin trả lời:

-- Ho ti quác đác đây (Tôi đi vác nước đây)

Giã từ Quèn Thị, sau khi ghé qua Quèn Chồm, chúng tôi thẳng đường đi tới Chi Nệ Vùng này nổi tiếng là vùng có thú dữ. Đêm đêm cọp từ rừng sâu về làng ăn heo và có khi vồ luôn cả trâu bò nữa. Làng Mường này đã có nhiều súc vật bị cọp bắt. Từ ngày Vệ Quốc Quân tới đóng quân ở gần đây, trong công tác dân vận, bộ đội muốn tới giúp dân chúng trừ khử cọp, nghĩ rằng mình có súng đại liên -- như súng Thompson chẳng hạn -- thì chắc chắn là cọp phải chết. Thế rồi một đêm, mấy anh bộ đội rủ nhau tới làng Mường để hạ cọp. Họ lấy lá rừng đun sôi để làm nước tắm với mục đích tẩy hơi người đi rồi đóng một cái cọc ở ven bìa rừng để buộc mồi nhử cọp là một con lợn béo. Chung quanh con mồi và ở trên cao, họ bố trí 4 khẩu súng Thompson. Rồi họ leo lên chỗ đặt súng, ngồi uống cà phê thật đặc để thức đêm chờ cọp. Khởi sự rình cọp từ nửa đêm cho tới 3 giờ sáng, dưới ánh trăng non, họ đang ngồi trong im lặng và vừa mới ngửi thấy mùi cọp thì bỗng nhiên nghe thấy một tiếng "oé". Mọi người chưa kịp có một phản ứng nào thì nhìn ra chỗ buộc mồi đã thấy cọp ngoạm cổ con heo lôi đi mất béng rồi.

Sáng hôm sau, một ông già Mường tới cho mấy anh bộ đội biết rằng con cọp này đã thành tinh, các anh có tắm nước lá rừng để tẩy hơi người thì nó cũng thừa biết là các anh đang ngồi ôm súng rình nó. Bây giờ muốn trừ nó thì chỉ có một cách là bẫy nó thôi. Rồi cụ đem mấy anh bộ đội lực lưỡng theo cụ vào rừng chặt những cành cây soan to bằng bắp đùi rồi đem về cưa ra từng khúc, chôn nửa thân cây xuống đất và quây thành một cái cũi nổi có 2 ngăn, một ngăn thì nhốt con heo mồi, một ngăn thì có cánh cửa là một tấm phản lim để khi cọp chui vào là cửa tự động xập xuống.

Quả nhiên mấy hôm sau, một con cọp rất lớn bị sa bẫy. Một tiểu đội Vệ Quốc Quân bèn vác súng tới để hạ sát con cọp. Không phải ngồi rình bắn cọp trong đêm mà là giết cọp ở trong cũi ban ngày. Các "thợ săn" phải ghé súng qua chấn song cũi để bắn cọp vì sợ bắn từ xa không khéo mà vỡ cũi, cọp xổ cũi nhẩy ra thì chết cả lũ.

Trước đây tôi chỉ nhìn thấy cọp ở trong gánh xiếc hay ở trong vườn Bách Thú, và qua những vần thơ của Thế Lữ tôi cũng cảm thấy được sự buồn rầu của con cọp khi sa cơ bị nhục nhằn, tù hãm. Và liên tưởng tới thân phận nô lệ của dân tộc mình. Bây giờ, nhìn tận mắt một con cọp rừng đang gầm gừ vùng vẫy ở trong cũi, nguyên cái mùi cọp nồng nực xông lên cũng đủ làm cho mọi người kinh sợ đến độ như muốn... té đái ra. Đây là một con cọp mới bị lọt vào bẫy, chưa an phận và đang lồng lộn lên để đòi tự do, cũng như chúng tôi đang vẫy vùng đi kháng chiến vậy. Tội nghiệp cho cọp, nó sẽ không có thì giờ để gậm khối căm hờn, nó đã bị "thợ săn" bắn chết ngaỵ Chỉ sau khi thấy tận mắ cái chết của con cọp rồi thì từ nay, trong kháng chiến, dù có thêm đôi ba lần ngửi thấy mùi cọp trên đường đi trong rừng, riêng tôi sẽ không còn sợ cọp như trước nữa.

Xử tử và làm thịt con cọp xong rồi, dân buôn bán ở mọi nơi nghe được tin bộ đội hạ thủ (!) được cọp vội vàng tới tấp lại đây, kẻ thì mua da cọp đem về làm đồ trang trí, thầy thuốc thì tới mua xương cọp để làm cao hổ cốt, chị hàng thịt cũng mò tới để mua thịt cọp. Còn cán bộ và bộ đội thì vác bát tới để lấy mỡ cọp, dùng làm thuốc chữa ghẻ rất hiệu nghiệm.

Chúng tôi chỉ ở tại làng Mường này trong một thời gian ngắn rồi lại cắm cổ đi vào Thanh Hoá.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 26

Đời vui
Thái bình
Cũng vì bao đời lính
Tiếng hát công thành
Thương nhớ
Những người tòng chinh...
(Đường Ra Biên Ải)



Thành phố rất êm đềm là Thanh Hoá mà tôi biết khi đi hát với gánh Đức Huy-Charlot Miều vào năm 1943, bây giờ chỉ còn là một đống gạch vụn khổng lồ với chính sách "tiêu thổ kháng chiến". Tất cả sinh hoạt của dân chúng lúc này tập trung vào một cái chợ trời họp cũng không xa thị xã cũ là mấy và cũng lớn, cũng vui như Chợ Đại-Cống Thần ở Khu III vậy. Đó là Chợ Rừng Thông với một dãy nhà tranh vách gỗ nhỏ mới dựng lên ở một ngọn đồi thấp, đối diện với con đường cái quan mịt mù và dựa lưng vào những cây thông cao lớn. Cách chợ Rừng Thông chừng 5 cây số là một chợ trời khác: Chợ Cầu Bố. Chợ này cũng có đầy đủ các cửa hàng như ở các chợ trời khác, nhưng có điều đặc biệt là sau khi thành phố Thanh Hoá bị tiêu thổ thì các tiệm cao lâu của người Tầu đã dọn ra đây như tiệm Kim Long và tiệm A± Xây với nhiều món ăn ngon hơn ở các chợ trời khác. Và lẽ dĩ nhiên là cũng có rất nhiều quán cà phê để cho chúng tôi tới "bồi dưỡng" sức khoẻ.

Tại đây, tôi gặp lại anh bạn nhạc sĩ kéo violon tên là Trần Quang Trường mà tất cả anh em trong làng nhạc đều gọi là "Schubert giả". Trước đây, tại Hà Nội, chúng tôi được coi cuốn phim La Symphonie Inachevée trong đó có cảnh nhạc sĩ Schubert đang ngồi đánh đàn piano rồi vì một cử chỉ không đẹp của một bà bá tước, Schubert tức giận, đập nắp đàn piano xuống, hất mớ tóc dài, đứng phắt dậy bỏ ra khỏi phòng. Lũ khán giả dễ tính là chúng tôi coi màn cinê đó thì vỗ tay ầm ầm cả lên! Hồi đó chúng tôi mê nhạc cổ điển cũng vì phim ảnh Pháp thường cho chúng tôi thấy được đời tư và sự nghiệp của các nhạc sĩ như Schubert, Bellini, Strauss. Trường violon với mớ tóc dài thường hay bắt chước cảnh đó và làm cho chúng tôi rất khoái. Anh ta cũng là người đã đệm đàn cho tôi hát và chứng kiến mối tình ca kỹ và kỹ nữ của tôi tại Quán Thiên Thai trước đây. Bây giờ gặp Trường ở Cầu Bố, tôi lại yêu cầu "Schubert giả" đóng cho tôi coi cái cảnh trong phim La Symphonie Inachevée thêm một lần nữa.

Một tay violon khác là Đỗ Thế Phiệt cũng từ Khu III tản cư về Hậu Hiền, cách Cầu Bố chừng một hai tiếng đồng hồ đạp xe. Trong khi các nhạc sĩ khác mà tài năng chỉ thuộc vào bậc trung đều đầu quân vào các ban văn nghệ của quân đội thì những nhạc sĩ rất giỏi về nhạc cổ điển Tây Phương như Trường và Phiệt thì không có cơ hội phục vụ đúng mức, dù thỉnh thoảng họ cũng đóng góp vào những đêm văn nghệ của địa phương. Có thể vì loại nhạc "đại hoà tấu" đòi hỏi quá nhiều điều kiện: nhạc cụ, nhạc công, nhạc trưởng và quan trọng nhất là khán thính giả và thính đường. Phải mãi tới sau này người ta mới tổ chức được một giàn nhạc lớn được gọi là giàn "nhạc giao hưởng".

Tôi không ở lại Rừng Thông-Cầu Bố lâu như thời ở Chợ Đại-Cống Thần bởi vì tôi có hẹn với Trần Văn Giầu ở Bộ Chỉ Huy Liên Khu IV, lúc đó đang đóng đô tại một nơi nào đó trong mấy ngôi làng có những cái tên như Làng Ngò, Châu Long, Quần Tín... cách xa khu chợ trời này khoảng 20 cây số. Một thiếu nữ rất ngoan có cái tên là Huệ cũng không giữ tôi ở lại khu Cầu Bố-Rừng Thông lâu hơn được nữa...

... Khi tôi và Ngọc Bích tới Bộ Tư Lệnh của Chiến Khu IV thì chúng tôi thấy văn nghệ sĩ ở chung quanh đây đông đảo quá! Hai làng Quần Tín và Châu Phong, chỉ cách nhau một ngọn đồi thấp, cũng như làng Ngò (tức Ngô Sá) là nơi trú ngụ của các gia đình Vũ Ngọc Phan, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai, Nguyễn Đức Quỳnh, Trương Tửu vân vân... Mai Thảo và Trần Thanh Hiệp cũng sẽ có mặt ở nơi này...

Nhưng người mà tôi mong được gặp nhất ở đây là tướng Nguyễn Sơn. Tôi được nghe rất nhiều huyền thoại về ông từ khi danh tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trường này từ Trung Cộng trở về nước rồi được Hồ Chí Minh cử vào Quảng Ngãi để lập một mặt trận với mục đích ngăn không cho Quân Đội Pháp mở rộng chiến trường ra phía Bắc vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến Nam Bộ. Chắn chắn Nguyễn Sơn là người thu hút được hầu hết các văn nghệ sĩ ở vùng suôi gia nhập vào những tổ chức kháng chiến ở đây.

Cũng phải công nhận là ở Thanh Hoá, từ khi xẩy ra cuộc kháng chiến toàn quốc cho tới khi có Hiệp Định Geneve, đã không bao giờ có một cuộc giao tranh lớn nhỏ nào xẩy ra cả. Quân Đội Pháp có thể mở nhiều cuộc càn quét ở các khu vực khác, nhưng họ không có đủ quân để tiến vào nửa phần ngoài của Chiến Khu IV này. Tình hình ở ba tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên (gọi tắt là Phân Khu Bình-Trị-Thiên) thì rất là sôi động nhưng tình hình ở ba tỉnh Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh (gọi tắt là Phân Khu Thanh-Nghệ-Tĩnh) thì rất là an ninh. Dân chúng ở đây có đầy đủ thóc gạo để ăn. Không những thế, tỉnh Thanh Hoá còn là nguồn tiếp tế lương thực cho các vùng trung du và thượng du ở miền ngoài. So với những Chiến Khu ở Việt Bắc và so ngay cả với Chiến Khu III là miền đồng bằng, tôi thấy đời sống ở Chiến Khu IV này rất là dễ chịu và là nơi lý tưởng để tập trung văn nghệ sĩ. Nhất là tại đây lại có hai người của chính quyền rất chú trọng tới vấn đề văn hoá là Đặng Thái Mai và tướng Nguyễn Sơn.

Một Hội Văn Nghệ Sĩ được thành lập do Đặng Thái Mai điều khiển, với một ban thư ký trong đó có Hoàng Sĩ Trinh, người trong tương lai sẽ nắm Đài Phát Thanh Saigon với cái tên là Phạm Xuân Ninh tức thi sĩ Hà Thượng Nhân. Hội này giúp cho gia đình văn nghệ sĩ có một đời sống vật chất tương đối cao. Làng Quần Tín, làng Châu Phong và làng Ngò biến thành những "làng văn" rất đúng với ý nghĩa của danh từ. Những hội viên của Hội Văn Nghệ Sĩ đều là những giảng viên đắc lực của một Trường Văn Hoá được mở ra tại khu vực mấy làng văn nghệ này. Trường có rất đông người ghi tên đi học. Thời gian của mỗi khoá học là 6 tháng và trong mỗi khoá có khoảng 60 học viên. Khi tôi tới đây, khoá I đã kết thúc và khóa II vừa được mở ra trong đó có nữ học viên tên là Hoài Trinh, sau này sẽ mang cái tên dài hơn là Minh Đức Hoài Trinh và có Bùi Hiển, một nhà văn có tên tuổi của kháng chiến trong những năm tới. Nhà văn Mai Thảo cũng sẽ có mặt trong khoá III của Trường Văn Hoá này. Giảng dạy về Thơ có Nguyễn Xuân Sanh. Giảng về Văn thì có quá nhiều giáo sư như Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Lạp, Đồ Phồn và giảng về Phê Bình thì có Vũ Ngọc Phan. Có Đặng Thái Mai và Trương Tửu dạy Triết và Nguyễn Đức Quỳnh dạy Sử Địa. Về ngành Hoa. thì có những giáo sư như Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ. Dạy về Kịch có Chu Ngọc, Bửu Tiến. Dạy về nhạc là Phạm Thế Mỹ.

Trong hai ngành Nhạc và Kịch, những nghệ sĩ nào chọn công tác trình diễn hơn là công tác thuyết giảng -- như tôi và Ngọc Bích chẳng hạn -- đều gia nhập đoàn Văn Nghệ Quân Đội của Sư Đoàn Bộ. Tuy có chân trong Sư Đoàn Bộ nhưng trong thực tế chúng tôi thường hoạt động trong các văn nghệ của hai Trung Đoàn 304 và Trung Đoàn 9. Sự gia nhập của chúng tôi vào các tổ chức văn nghệ quân đội này là để giải quyết vấn đề ăn ở. Chỉ những văn nghệ sĩ trẻ và nằm trong ngành trình diễn mới phải đi công tác xạ Còn các vị văn nghệ sĩ cao niên chỉ cần tới Bộ Tư Lệnh để sinh hoạt với Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Đặng Thái Mai hay với tướng Nguyễn Sơn mà thôi.

Ngành Kịch ở trong Trung Đoàn 304, về phần diễn viên có Trúc Quỳnh, Thái Hằng, Bửu Tiến, Phạm Văn Đôn, Phạm Đình Viêm, anh Trực (chồng Trúc Quỳnh), anh Uẩn, cô Hiếu, cô Nghĩa... Còn về phần đạo diễn và viết kịch có Chu Ngọc với vở Cái Võng, Hoàng Trọng Miên với vở Dưới Bóng Thánh Giá. Ngành Nhạc có Phạm Văn Chừng và Bạch Bích (em vợ của Phạm Văn Đôn) và ca sĩ Ngọc Khanh (em Ngọc Bích). Và bắt đầu từ đây, Đoàn Văn Nghệ trong Trung Đoàn 304 này còn có thêm Ngọc Bích và tôi, bởi vì sau khi đã mê bầu không khí văn nghệ Ở đây rồi, tôi quyết định bỏ rơi cái chuyện đi theo Trần Văn Giầu vào Nam. Tôi cũng không gặp được anh ta để xin lỗi. Trung Đoàn 9 có Phạm Đình Chương và Băng Thanh (tức Thái Thanh, vừa mới từ Khu III di cư vào đây cùng với cha mẹ), Nhật Bằng và một đám vũ sinh lau nhau như bé Ngân Qúy, bé Phúc trình diễn những màn vũ. Về phần sân khấu cổ truyền, các ban hát Chèo, Cải Lương và Tuồng Cổ cũng được chính quyền Khu IV nuôi dưỡng. Vì mê Cải Lương cho nên Nguyễn Đức Quỳnh đã sinh hoạt rất gần gũi với một ban hát tản cư, trong đó có Kim Xuân, em gái của Kim Chung. Riêng tôi được tướng Nguyễn Sơn phái tới sinh hoạt với tổ sư của Ngành Chèo Văn Minh là cụ Nguyễn Đình Nghị -- đang tản cư ở làng Ngò -- để ghi âm những điệu hát Chèo. Đây là một trong những vinh dự lớn của đời tôi.

Trong một không gian nhỏ hẹp là khu vực của "làng văn nghệ Quần Tín" nằm trong tỉnh Thanh Hoá này và vào thời gian mà cuộc toàn chiến kháng chiến đã gần đi vào năm thứ 5 rồi, với một xã hội "trí thức" như vậy, tất nhiên là phải có nhiều chuyện xẩy ra. Minh Đức Hoài Trinh lúc đó mới có 17 tuổi, từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến mà còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đen pha ô tộ Từ tướng Tư Lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con rồi, ai cũng đều mê cô bé này hết! Phạm Ngọc Thạch từ Trung Ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam Bộ, khi ghé qua Thanh Hoá, cũng phải mò tới Trường Văn Hoá để xem mặt Hoài Trinh. Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thái Mai coi như là con nuôi và hết lòng nâng đỡ. Ông Mai cũng có một người con gái 17 tuổi rất xinh đẹp tên là cô Hà. Dù đã đính hôn với con trai của Tôn Quang Phiệt là Tôn Gia Ngân rồi, nhưng trong một buổi đẹp trời nào đó, cô Hà bỗng lọt vào mắt xanh của Võ Nguyên Giáp và sẽ trở thành bà Đại Tướng. Thất tình, Tôn Gia Ngân bèn cưới ngay một cô gái quê "chăm phần chăm" làm vợ!

Tuy là nhân viên của Sư Đoàn Bộ nhưng trực thuộc đoàn văn nghệ của Trung Đoàn 304, trên danh nghĩa chúng tôi được đặt dưới quyền chỉ huy của ủy viên chính trị tên là Nguyễn Kiện. Tuy nhiên, văn nghệ sĩ gặp ông đồ Mác-Xít Đặng Thái Mai hay tướng văn nghệ Nguyễn Sơn gần như hằng ngày cho nên chẳng ai coi ông chính ủy ra cái gì cả! Nguyễn Kiện chỉ là người vô phúc cho nên phải ôm cái tai nạn to lớn là bọn văn nghệ sĩ "nứt trời rơi xuống" này. Cứ tưởng tượng ông chính ủy Trung Đoàn này vốn xuất thân là một cán bộ tỉnh nhỏ mà bây giờ phải đối xử hay đương đầu với những con người kiêu kỳ và lắm mồm như Nguyễn Tuân, Chu Ngọc chẳng hạn... Cho tới bây giờ, tôi vẫn thầm phục Nguyễn Kiện ở chỗ có một hôm, không biết ông chính trị ủy viên bị bọn văn nghệ sĩ hành hạ ra sao mà ông ta về nơi trú ngụ -- nhà đồng bào -- đóng cửa lại, lấy một cái búa ra rồi nhè cái xe đạp mới toanh của mình mà đập cho tới khi cái xe nát ra mới thôi. Cho hả với cơn bực tức gây nên bởi sự đụng chạm với văn nghệ sĩ. Xin nhớ rằng chiếc xe đạp Sterling của chính trị ủy viên lúc đó có giá trị như chiếc xe hơi hiệu Rolls Royce bây giờ. Sự chịu đựng của cán bộ chính trị đối với văn nghệ sĩ sau này sẽ khác đi, cây búa sẽ không đập vào xe đạp nữa mà đập lên đầu các ông con Trời này.

Qua sự chịu đựng của chính trị viên Nguyễn Kiện này, tôi thấy được sự quan tâm của Việt Minh trong vấn đề dùng văn nghệ sĩ. Họ hiểu rõ sự quan trọng của văn nghệ trong công cuộc chiến đấu. Họ sẵn sàng chịu đựng tất cả những khó khăn nào đó để có thể dùng văn nghệ sĩ vào một việc gì và cũng sẵn sàng chôn ngay văn nghệ sĩ khi đã xong việc. Về sau, khi tôi sống với những chính quyền ở trong miền Nam, tôi không thấy họ coi văn nghệ là quan trọng. Thật là đáng tiếc. Cho cả chính quyền lẫn văn nghệ sĩ.

Trong thời gian vừa mới gia nhập Đoàn Văn Nghệ Quân Đội Liên Khu IV và đang trong thời kỳ tập dượt trước khi lên đường đi công tác xa, hằng đêm chúng tôi thường tới sinh hoạt với tướng Nguyễn Sơn, hoặc để biểu diễn thử cho ông ta coi, hoặc để nghe ông ta nói chuyện về kinh nghiệm làm công tác văn nghệ trước đây trong Hồng Quân Trung Hoa. Nguyễn Sơn có vẻ rất thích loại dân ca mới của tôi. Tôi rất khoái Nguyễn Sơn vì thấy ông ta khác hẳn các ông "cách mạng" mà tôi đã gặp, tính tình cởi mở hơn, vóc dáng quắc thắc hơn, hiểu biết về văn nghệ hơn. Ngoài ra, ông tán gái cũng giỏi lắm. Một thiếu nữ trẻ măng có cái tên là Hoài luôn luôn ở gần gụi ông, lúc đó ông cũng đã quá 40 tuổi rồi. Điều này đã làm cho Ban Thường Vụ Ở trên Trung Ương khổ tâm lắm. Dần dà, tôi biết thêm về tiểu sử của ông.

Nguyễn Sơn quê quán tại Bắc Ninh, con của một nhà nho đã từng hoạt động cho tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục vào hồi đầu thế kỷ. Ông đang học trường Sư Phạm tại Hà Nội thì vào năm 1925, vì tham gia Phong Trào Bãi Khoá cho nên ông bị Pháp ghi tên vào sổ đen. Cũng như mọi thanh niên chống Pháp lúc bấy giờ và sợ bị bắt giam, ông liền bỏ nước để sang Tầu. Ông được vào học trong Trường Chính Trị Quân Sự Hoàng Phố rồi khi xẩy ra vụ Quảng Châu Công Xã thì ông hoạt động cho Phong Trào này. Trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Hoa, ông là một cán bộ đắc lực của Mao Trạch Đông và đã có mặt trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Lúc tôi tới Khu IV, Tướng Nguyễn Sơn đang bị Trung Ương ép phải lấy vợ chứ không được "giao du" với cô Hoài như vậy được nữa. Thế nhưng người vợ rất trẻ này lại không phải là cô Hoài mà là cô Lê Thị Hằng Phân (tức là mảnh trăng chia đôi), con gái của cụ Lê Dư, một nhà nho thường viết báo dưới bút hiệu là Sở Cuồng. Người chị của cô Hằng Phân đã kết duyên từ lâu với kỹ thuật gia Hoàng Văn Chí, tác giả sau này của rất nhiều những sách chuyên nghiên cứu về Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trong những đêm sinh hoạt giữa văn nghệ sĩ và vị Tư Lệnh của Chiến Khu, về vấn đề văn nghệ, chúng tôi thường được nghe ông nói về Tào Ngu và vở kịch Lôi Vũ và chúng tôi đã học hỏi được ở ông rất nhiều điều để có thể đem áp dụng vào công tác văn nghệ của chúng tôi lúc bấy giờ. Điều này cũng chẳng lấy gì làm lạ vì tướng Nguyễn Sơn đã từng là đoàn trưởng của nhiều đoàn ca kịch trong Hồng Quân Trung Hoa từ khi ông là đồng chí của Mao Trạch Đông.

Về vấn đề quân sự thì chúng tôi được nghe tướng Nguyễn Sơn kể lại những chuyện chiến đấu ác liệt giữa Hồng Quân và quân đội Tưởng Giới Thạch ở miền đồng bằng cũng như ở miền sa mạc ở trên đất Trung Hoa. Nguyễn Sơn là một trong 18 tướng còn sống sót sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Nghe ông kể chuyện mà cứ tưởng như mình đang đọc tiểu thuyết cận đại của nước Tầu. Tuy nhiên, phục tài Nguyễn Sơn là một chuyện đương nhiên, nhưng không phải vì những chiến tích hiển hách của ông trong hàng ngũ Hồng Quân mà chúng tôi quên được công cuộc chiến đấu rất anh hùng của Việt Nam hiện naỵ Sau 4, 5 năm đi theo kháng chiến, chúng tôi đã vững tin là không bao giờ Việt Nam có thể thua Pháp được. Ngay từ khi chưa được nghe Nguyễn Sơn kể cho nghe sự ích lợi của cuộc chiến tranh du kích của Mao Trạc Đông, chúng tôi cũng đã áp dụng chiến thuật đó rồi. Hơn nữa, tại Trung Hoa, đó là cuộc chiU³ến tranh nội bộ giữa hai phe Quốc-Cộng. Không phải là cuộc chiến đấu của toàn dân như tại Việt Nam lúc này. Làm sao Pháp có thể thắng được một dân tộc mà ban ngày thì cả nước im phăng phắc, tầu bay Pháp muốn đi tìm chúng tôi để bắn giết, chẳng thấy chúng tôi đâu cả. Tới ban đêm, khi tầu bay đi ngủ cùng với lính Pháp, hằng triệu người chúng tôi lũ lượt ra đi, hoặc chúng tôi đi tiếp tế, đi họp, hay đi đánh đồn...

Như đã nói ở trên, tại bộ Tư Lệnh Liên Khu IV này, luôn luôn có tổ chức những buổi họp về văn hoá trong đó có lần tôi được nghe Đặng Thái Mai và Trương Tửu cãi nhau kịch liệt về Truyện Kiều. Cùng là Mác-Xít cả nhưng người thuộc đệ tam CS có bao giờ đồng ý với người thuộc đệ tứ CS đâu? Vui nhất là trong một buổi thảo luận về một vấn đề gì đó, với tính tình rất cởi mở, tướng Nguyễn Sơn đã phang một câu rất bạo: "Đánh trận vất vả như đàn ông lấy vợ còn trinh". Khiến cho các bà các cô tới họp về văn hoá đỏ cả mặt lên, dù tất cả đều đã là "phụ nữ cứu quốc" và được chúng tôi mến gọi là "bà già giết giặc". Tướng Nguyễn Sơn còn quá bạo miệng đến độ có một hôm, trong phần trình diễn đi tiếp phần thảo luận, sau khi đội Tuồng Cổ diễn một vở hát nào đó, ông tướng cựu đoàn trưởng của các đoàn kịch của Hồng Quân nhẩy lên sân khấu đả kích một cách thậm tệ tinh thần phong kiến của vở tuồng khiến cho các diễn viên hơi buồn.

Để hiểu rõ con người Nguyễn Sơn hơn nữa, xin kể một chuyện vặt về viên tướng Tư Lệnh này: Là người nghiện thuốc lá, lúc nào trong túi cũng có một bao thuốc thơm hảo hạng "3 con 5", một hôm, Nguyễn Sơn đi ra phía Cầu Hàm Rồng và đi qua một trạm gác. Tuy là tướng đó nhưng có lúc nào ông mặc quân phục đâu? Mặt thì xạm nắng, người thì khô đét, tóc thì như rễ tre, lại ưa mặc quần đùi, ai trông cũng tưởng là một anh binh bét, lính tốt đen. Nguyễn Sơn đang đứng ở dưới chân cầu, vừa móc túi lấy thuốc lá ra hút thì một anh dân quân đứng gác ở gần đó đi tới và phê bình:

-- Tại sao đồng chí lại hút thứ thuốc lá quốc cấm này? Tôi phải tịch thu, không đưa thì tôi bắt đồng chí ngay lập tức.

Cận vệ vội chạy lại túm cổ anh dân quân và hỏi:

-- Có biết ai đây không? Tướng Tư Lệnh đó.

Nhưng Nguyễn Sơn đã gạt anh cận vệ ra, nhe răng cười và nói với anh dân quân:

-- Cậu làm như vậy là đúng, xin nộp đồng chí bao thuốc lá.

Đi khỏi chỗ đó một quãng đường, Nguyễn Sơn mặt tỉnh khô, bảo cận vệ đưa cho ông bao thuốc "3 con 5" khác.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 27

Đêm qua say tiếng đàn, đôi chim uyên tới giường
Chim báo tin Xuân đã về trong giấc mộng...
(ĐÊM XUÂN)



Vào đầu năm 1949, sau khi tất cả mấy anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Đình Chương, Thái Hằng, Băng Thanh (tức Thái Thanh) đã gia nhập các ban văn nghệ quân đội của Liên Khu IV rồi thì hai ông bà Thăng Long cũng rời Chợ Đại di cư vào Thanh Hoá để được sống gần gũi các con. Hai ông bà tới một nơi gọi là Chợ Neo, cách làng Ngò khoảng vài cây số, thuê lại căn nhà lá của một nông dân tên là Cò Mại và mở một quán phở vẫn lấy tên là Quán Thăng Long.

Chợ Neo là một chợ quê rất bé, trước kia chỉ có lèo tèo vài gian nhà trống dùng làm nơi họp chợ của dân đia. phương, bây giờ thì có thêm khoảng trên hai chục cửa hàng là những túp nhà lá do dân di cứ dựng lên. Quán Thăng Long nằm ở ngay trước mặt một ngôi chùa nhỏ, chung quanh chùa có đào nhiều hố tránh máy baỵ Chính ông chủ quán Thăng Long, tuy đã trên 60 tuổi rồi, nhưng vẫn cởi trần, sắn quần, tự tay đào hố và tôi đã có lần nhẩy vào một trong những cái hố đó khi tầu bay Pháp tới đây bắn phá lăng nhăng. Đoàn Châu Mậu cũng có mặt ở chợ tản cư này, hai vợ chồng vừa mở một quán nước ở ngay trước mặt con sông máng, vừa có thêm một cái quầy bán quần áo cũ ở trong chợ. "Minh tinh chiếu bóng" tương lai của nền Điện A±nh Việt Nam lúc đó còn mang bí danh là Lê Quán,vừa mới thôi làm việc với một tổ chức thuộc Bộ Nội Vụ và tới tạm cư tại Chợ Neo.

Cũng như một số các bậc cha mẹ khác, khi phải tản cư ra vùng kháng chiến thì các con đi tới đâu là ông bà Thăng Long có cái may mắn là được đi theo tới đó. Cái quán phở mở ra ở Chợ Neo này không phải là một sinh kế quan trọng của gia đình tản cư này. Trong khi tại Hậu Hiền, một gia đình nghệ sĩ khác -- có người con chơi violon là Đỗ Thiệu Liệt -- cũng mở một quán phở lấy tên là Phở Tầu Bay và vì biết cách làm quảng cáo cho nên rất đông khách. Họ viết trên vách tường ở bên ngoài quán phở mấy câu thơ mà người ở xa nửa cây số cũng đọc được:

Những ai qua phố Hậu Hiền

Hễ có đồng tiền đến Phở Tầu Bay

Giá tuy đắt đắng đắt cay

Ngon chẳng đâu tày, nức tiếng gần xa.

Quả r_ăng quán này nức tiếng là ngon và đắt cho nên tới bây giờ -- 1989 -- Mai Thảo vẫn còn nhớ mấy câu thơ mà Trần Lê Văn đã soạn ra khi nhà văn nghệ này kéo được Vũ Đình Liên -- là tác giả bài thơ về ông đồ -- tới ăn phở:

Cứ thẳng nông giang tới Hậu Hiền

May mà gặp được Vũ Đình Liên

Ta rủ vào ngay trong quán phơ?

Và nhẩy dù luôn mấy bát liền.

Quán Thăng Long chỉ có đầu bếp rất ư là "tài tử" cho nên không nghĩ tới chuyện quảng cáo. Tôi được biết là ít khi quán phở này có lãi, ông bà Thăng Long sống được là nhờ ở số tiền bán nhà ở Bạch Mai và đem theo ra vùng quê, số tiền này bây giờ cũng đã vơi đi nhiều rồi. Quán mở ra để phục vụ cho cái dạ dày của mọi người trong nhà và là một thứ "hậu cần" để cung cấp cho các con những thực phẩm bổ béo hơn loại cơm tập thể ở trong cơ quan. Mấy người con gia nhập đoàn văn nghệ quân đội ở đây thường hay từ Trung Đoàn Bộ trở về nhà -- tức là về quán Thăng Long -- để ăn uống thêm. Khi trở lại cơ quan để làm việc thì mang đồ ăn về cơ quan. Đó là ruốc thịt lợn đựng trong một cái ống tre lớn như cái ống tre đựng "tiền bỏ ống" của đại đa số trẻ em Việt Nam thời xưa.

Danh từ "ăn cơm nhà vác ngà voi" có thể áp dụng vào trường hợp của đại đa số dân thành thị đi theo kháng chiến. Ai mang theo được chút tiền bạc thì khi tiêu hết tiền là bán dần đồ đạc để mà "trường kỳ kháng chiến". Khi không còn gì để bán nữa là kéo nhau về thành phố. Phong trào "dinh tê" xẩy ra vào khoảng 1950 một phần lớn cũng là do tại người dân tản cư đã kiệt quệ về kinh tế.

Vì cùng là đội viên của đoàn văn nghệ quân đE°ôi và vì không có ai là người quyến thuộc cho nên vào những ngày nghỉ, tôi thường hay theo Phạm Đình Viêm và Thái Hằng về chơi quán Thăng Long. Đã quen biết hai ông bà từ ngày ở Chợ Đại cho nên tôi được ưu đãi. Tôi được ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ luôn tại quán, giường ngủ là hai cái bàn trong quán ăn kê xát lại nhau. Cùng với Viêm, Chương, Thái Hằng, Băng Thanh, chúng tôi ngồi đàn hát với nhau suốt ngày hoặc cùng với đội viên của đoàn văn nghệ đóng quân ở gần đây, kéo nhau ra sông máng để tắm táp, bơi lội. Khi nhìn thấy mấy cô trong đoàn mặc maillot de bain nhẩy plongeon xuống nông giang thì bộ đội đi hành quân trên bờ đê đã... điên lên. Lúc này quán ăn không đông khách như hồi còn ở Chợ Đại bởi vì Chợ Neo không nằmtrên con đường đi lại giữa các Chiến Khụ Quán Thăng Long chỉ có khách là những nhân viên của một số ít cơ quan chính quyền đóng tại Làng Ngò. Thản hoặc mới có những lữ khách từ phương xa ghé lại. Tại đây, trong cái quán vắng khách này, tôi ngồi trên một cái chõng tre, nhìn ra cánh đồng xanh rực nắng hay nằmdưới ánh đèn dầu để soạn lời ca tiếng Việt cho những bài Sérénade (Schubert), Plaisir d'amour, Célèbre Valse (Brahms), Back To Sorriento, Les Millions d'Arlequin... tặng hai chị em Thái Hằng, Băng Thanh.

Kể từ ngày có lệnh toàn quốc kháng chiến và tôi phải rời Hà Nội ra đi, sau khi đặt chân trên nhiều nẻo đường của đất nước, tới đâu thì cũng ăn nhờ ở đậu tại nhà đồng bào như một người khách lạ hoặc phải sống chung ở trong cơ quan với cán bô... mãi cho tới bây giờ, tôi mới được sống lại không khí gia đình êm ấm.

Khung cảnh gia đình không phải mới vắng bóng từ ngày tôi đi theo cuộc kháng chiến toàn quốc. Nó mất đi từ hơn mười năm trước, lúc tôi mới 17 tuổi, khi người anh cả từ Pháp trở về, không khí trong nhà trở nên ngột ngạt, dù thương yêu mẹ một vạn ngàn lần, tôi vẫn đành phải bỏ mái ấm gia đình ra đi. Tôi cứ luôn luôn bị ám ảnh bởi sự thiếu thốn tình yêu đó cho nên 20 năm sau, tôi vẫn nói tới sự thèm khát tuổi thơ êm ả trong gia đình ấm cúng qua một bài hát nhan đề Kỷ Niệm:

Cho tôi lại ngày nào

Trăng lên bằng ngọn cau

Me tôi ngồi khâu áo



Bên ngọn đèn dầu hao

Cha tôi ngồi xem báo

Phố xá vắng hiu hiu

Trong đêm mùa khô ráo

Tôi nghe tiếng còi tầu...

. . . . . . . ..

Sau khi bỏ nhà ra đi tôi cũng có một hạnh phúc ngắn ngủi khi, vào năm 1940, tôi được vợ chồng ông bà Tuần Phủ Lê Đình Trân ở Hưng Yên (rồi đổi về làm Tuần Phủ Kiến An) nhận làm con nuôi. Tôi được sống một số tháng ngày thân ái cùng với gia đình này trong một dinh thự lớn, với lối sống lẽ dĩ nhiên có phần hơi gò bó. Nhưng tôi không được ở lâu với bố mẹ nuôi để hưởng cái thú gia đình vì tôi được phái ngay lên vùng Yến Thế, Bắc Giang để trông coi một cái đồn điền nhỏ. Kỷ niệm in dấu vết sâu nhất trong thời gian tôi ở với ông bà Tuần Phủ là có một đêm trước khi đi ngủ, người mẹ nuôi, đường đường là vợ một ông quan, nhưng bà cúi xuống đất trước giường tôi nằm, xếp lại đôi guốc của tôi cho thật ngay ngắn, khiến cho từ đó trở đi, tuy sẽ trở nên một nghệ sĩ rất phóng túng trong tâm hồn, tôi là một con người ít bừa bãi nhất trong lối sống Hằng ngày.

Còn tại cái quán tản cư lụp xụp ở một vùng quê vắng lặng này, sau những năm tháng lông bông, bây giờ sống chung với gia đình Thăng Long, tôi không còn là một người khách lạ nữa. Tôi bắt gặp lại không khí gia đình. Hơn nữa, tôi còn thấy khung cảnh gia đình này bình dị và ấm áp khác thường. Sự khác thường này có lý do là cả nước đang ở trong hoàn cảnh chiến tranh, đại đa số gia đình bị phân tán, nhà nào có phúc thì mới có cảnh cha mẹ con cái ở chung với nhau. Tôi nhìn thấy sự thương yêu con cái của hai ông bà Thăng Long, vào lúc khác hay ở nơi khác, chưa chắc tôi đã nhìn ra. Hai bậc cha mẹ này, như đã nói, đi theo kháng chiến chỉ có một mục đích là được ở gần các con. Cũng may mà tình hình yên tĩnh ở Thanh Hoá lúc đó cho phép những người con được luôn luôn trở về nhà sống với cha mẹ. Và may mắn cho tôi là được theo về sống tại Quán Thăng Long. Tôi cũng được coi như con cái trong nhà. Và khi quá quen thuộc với gia đình rồi, tôi bắt đầu để ý đến người con gái lớn là Phạm Thi Thái tức Thái Hằng.

Khi còn ở Chợ Đại, tôi cũng thoáng biết tới cô con gái lớn của Quán Thăng Long, được nghe cô đánh đàn guitare hawaiwenne và hát chung với mấy người anh, nhưng lúc đó tôi không năng tới quán ăn này để tán tỉnh nàng -- như thường lệ mỗi khi gặp bất cứ người đẹp nào -- bởi vì tôi còn đang quá bận bịu với những chuyện vui chơi của tôi. Vả lại lúc bấy giờ cũng có khá nhiều "cây si" được trồng tại quán Thăng Long. Các chàng "si" này, nếu phải "mài kiếm dưới trăng" để so kiếm, lại toàn là những "tình địch" trong nghề như Đinh Hùng, Huyền Kiêu, Bùi Xuân Phái, Ngọc Bích... Vào tới Khu IV, tuy cùng hoạt động chung với nhau trong đoàn văn nghệ, nhưng tôi và Thái Hằng chỉ là hai người bạn đồng đội và sống riêng biệt. Còn trong những ngày sống tại Quán Thăng Long này, hai chúng tôi cùng sống dưới một mái nhà, cùng vui đùa ca hát và có rất nhiều thì giờ để hiểu biết nhau. Chẳng hạn Thái Hằng thấy tôi không phải là người nghiện thuốc phiện -- cái tội nặng nhất -- như ông anh họ là Phạm Văn Chừng đã nói. Thấy tôi quả là một anh chàng mê gái -- cái tội nhẹ nhất -- như người ta đồn. Thấy tôi đàn địch, hát hỏng, viết lách cũng kha khá, tối thiểu thì cũng là khá nhất trong cái thế giới nhỏ hẹp là Khu IV này. Nhất là thấy tôi vui tính, nghịch ngợm trái hẳn với sự âm thầm, ít nói của nàng.

Về phần tôi thì bây giờ tôi không nhìn người con gái này như một bông hoa dọc đường mà tôi thường giơ tay hái. Từ lúc vào đời và biết yêu cho tới nay, tôi chỉ gặp những mối tình mang nhiều tính chất sông nước và nhẹ như mây bay gió thoảng. Đó cũng còn tại vì bẩm sinh tôi là một con người không thích bị ràng buộc. Nhưng vào lúc này, trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ -- tâm lý gia đình, sinh lý cá nhân... -- sau gần ba năm cống hiến tất cả sức lực của mình cho kháng chiến, nhiều khi tôi cũng cảm thấy mệt mỏi và cô đơn. Tôi thấy như tôi đang đi trên một con đường có nhiều hứng khởi nhưng cũng không thiếu những lúc trùng xuống thì bỗng nhiên rơi vào một tổ ấm gia đình trong đó có một người con gái không dửng dưng hay vô tình trước những cảm tình hãy còn kín đáo của mình. Rồi tôi còn tự thấy mình cũng đã xấp xỉ 30 tuổi đời -- các cụ thường nói: tam thập nhi lập -- trong tôi đã nảy sinh ra ý nghĩ lấy vợ, và tôi nhìn thấy ngay một người vợ lý tưởng qua người con gái này.

Mới đầu tôi chỉ thấy Thái Hằng là người hiền lành, xinh xắn, dễ thương nhưng ít vui và rất hà tiện trong sự biểu lộ tình cảm. Nay được ở gần nàng luôn luôn và vì tôi là người lém lỉnh cho nên nàng không thể im hơi lặng tiếng được nữa. Thế là chuyện này chuyện nọ được trao đi đổi lại như giữa bất cứ một đôi trai gái nào. Rồi sau khi những chuyện thông thường đã mòn, chúng tôi nói tới chuyện riêng. Tôi hiểu được vì sao nàng luôn luôn là một vẻ buồn. Vẻ buồn đã từng quyến rũ nhiều người, nhU³ất là những người bạn văn nghệ của tôi ở Khu III trước đây và những người ở trong Khu IV bây giờ như Đoàn Phú Tứ, Bửu Tiến, Bửu Kỉnh. Nhưng nếu họ không có cơ hội để tìm hiểu nguyên do của vẻ buồn đó thì bây giờ tôi được nàng kể cho nghe một câu chuyện rất thiêng liêng của đời nàng. Cũng vì tôi là một nghệ sĩ rất nhạy cảm cho nên khi biết được chuyện riêng của nàng, tôi càng muốn trở thành người bạn suốt đời của nàng để kéo nàng ra khỏi nỗi buồn dĩ vãng, cùng đi với tôi vào tương lai. Oái oăm nhất là trong khi tôi đang cô đơn mệt mỏi và đang cần những bàn tay vỗ về an ủi thì bây giờ tôi lại phải có tới hai thứ nghị lực, một cho tên "héros fatigué" là tôi và một cho người con gái đang chìm sâu vào một dĩ vãng oan nghiệt...

... Vào năm 1945, Thái Hằng đã đính hôn với một sinh viên trường Luật tên là Trần Văn Nhung (bạn đồng học của Trần Thanh Hiệp). Anh Nhung này làlà bạn thân thiết của Nguyễn Thiện Giám, anh họ của Thái Hằng . Anh Giám là con trai độc nhất của bà bác ruột, một goá phụ, và là người làm mối Trần Văn Nhung cho Thái Hằng . Trong gia đình Nhung có mấy người anh đi theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, còn Nhung thì vào đầu thập niên 40, cũng như rất nhiều thanh niên khác, anh tin rằng Nhật Bản thực sự muốn giúp cho Việt Nam thoát ra khỏi ách thực dân Pháp.

Năm 1940, sau khi Pháp bị bại trận ở âu Châu thì ở Đông Dương, Nhật Bản gây áp lực buộc Pháp đóng cửa biên giới Hoa-Việt, chấm dứt việc tiếp tế vũ khí, nhiên liệu cho Tưởng Giới Thạch và để cho Nhật đóng quân ở Bắc Việt. Pháp còn đang do dự thì Quân Đội Nhật từ miền Quảng Tây tiến chiếm Lạng Sơn. Mặt khác Nhật đổ bộ Ở Đồ Sơn, ném bom Hải Phòng.

Trong toán quân tới chiếm đóng Lạng Sơn, có một đoàn Phục Quốc Quân Việt Nam do Trần Trung Lập cầm đầu. Ai cũng nghĩ rằng Nhật sẽ giúp Việt Nam có độc lập tự dọ Nhưng khi Pháp đồng ý thực hiện những điều kiện mà Nhật đã đưa ra thì quân Nhật ở Lạng Sơn rút đi, Pháp đem quân lên Lạng Sơn tiêu diệt nhóm Phục Quốc Quân Việt Nam đó.

Trần Văn Nhung không nhìn thấy -- hoặc không biết tới -- bài học Trần Trung Lập và vẫn tin là Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam. Cảm tình của anh đối với Nhật Bản còn khiến cho anh được tặng một học bổng để đi du học nhưng anh chưa kịp đi thì xẩy ra vụ đảo chính ngày mùng 9 tháng 3, 1945. Trước giờ đảo chính không lâu, một sĩ quan Nhật tới một buổi họp của sinh viên Hà Nội do họ triệu tập cấp bách để hỏi xem có ai là người xung phong cùng đi với lính Nhật vào hạ thành Hà Nội? Những người này sẽ được dành cho danh dự đặc biệt là tự tay giật lá cờ tam tài của Pháp xuống. Mọi người còn đang im lặng vì do dự thì Trần Văn Nhung và một sinh viên đã đứng lên nhận lời mời của Quân Đội Nhật. Hai sinh viên này đi tiên phong trong đám lính Nhật và bị bắn chết ngay trên bờ tường thành Cửa Bắc trong phút đầu tiên của vụ đảo chính. Sau đó một hai ngày, Nguyễn Thiện Giám cũng bị thảm sát trong một trường hợp khác. Cái chết của Giám đã làm cho mẹ anh phát điên. Ngày 11 tháng 3 năm 45, một buổi lễ truy điệu những người đã hi sinh cho nền "thịnh vượng chung của Đại Đông A³" được tổ chức rất long trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thái Hằng đầu chít khăn trắng tới dự lễ truy điệu này. Mẹ nàng cũng tới, thay mặt cho bà bác đã phát điên.

Cái chết của vị hôn phu và của người anh họ đã ảnh hưởng rất lớn vào Thái Hằng . Ngoài tình yêu đối với người tình, nàng thường nhìn hai người này như mẫu người lý tưởng của thời đại. Thế mà chỉ trong có mấy ngày, nàng đã đi từ mất mát này tới mất mát nọ. Từ ngày đó trở đi, Thái Hằng đã xây chung quanh nàng một bức tường kiên cố là sự buồn rầu, chối bỏ mọi sự vui sống trên đời, đắm đuối trong nỗi niềm riêng. Trong suốt một năm còn ở trong thành phố, kể từ ngày Nhung được chôn cất, Hằng tuần nàng mang hoa tới đặt trên mộ và ngồi khóc.

Đi theo gia đình ra vùng kháng chiến, nàng vẫn mang theo tấm ảnh và tập nhật ký của người đã chết, trong đó Nhung có những câu nói vừa gở vừa thiêng như: nếu anh chết thì em phải lấy chồng và cố tìm ra một người nào như anh nhé. Khi ra sống ở Chợ Đại và Chợ Neo, trong hai năm liền, Thái Hằng vẫn chưa nguôi được nỗi buồn. Suốt ba năm dài, coi như nhất định để tang người tình, nàng đóng chặt hai cánh cửa trái tim và tâm hồn, sống với một nỗi buồn không che dấu. Tất cả mọi người trong gia đình đều thương sót nàng rồi còn cho rằng nàng bị ma ám cho nên, một hôm, cha mẹ nàng đã tìm cách đốt tấm ảnh và tập nhật ký của Nhung đi.

Sau này, nàng sẽ cho tôi biết là trong ba năm ấy, đã có nhiều chàng trai đến với nàng nhưng nàng không thấy ai như Trần Văn Nhung cả. Những chàng trai đó -- mà tôi cũng quen biết -- đối với tôi, đều là những người đáng yêu, đáng kính nhưng tôi ngờ rằng họ không biết tới chuyện riêng của nàng hoặc nếu có biết đến thì chắc rằng cũng chỉ biết vậy mà thôi.

Tôi thì khác, tôi đóng luôn vai trò của một bác sĩ phân tâm học. Hằng ngày tôi gợi chuyện cũ cho nàng nói. Nói cho thật nhiều, nói cho vơi đi và chắc chắn sẽ có thể nói cho hết đi. Và tôi cũng thật lòng xưng tụng thái độ anh hùng của Trần Văn Nhung, sự chung tình của Thái Hằng khi vẫn thờ hình ảnh của vị hôn phu trong lòng. Khi nàng cho biết Trần Văn Nhung sinh ngày mùng 10 tháng 5 năm 1921 thì tôi bảo tôi cũng sinh năm 1921 và vào ngày mùng 5 tháng 10, gần giống y chang đó nhé. Khi nàng nói Trần Văn Nhung cận thị, người dong dỏng cao và có mang một biệt hiệu là Chung Tử Kỳ thì tôi bảo tôi đây cũng là Bá Nha, cũng đeo kính nhìn gần và dáng người của tôi thì có lùn gì đâu? Nàng đã có lúc buột miệng nói rằng: trông tôi cũng hao hao giống Trần Văn Nhung, thế là khá rồi đấy. Để cho có thêm nhiều sự trùng hợp, tôi cho nàng biết tôi cũng có liên hệ với vụ Nhật đảo chính. Chuyện tôi may cờ Nhật rồi bị Tây bắt ở Cà Mâu. Cũng trong một ngày, ở hai nơi xa lắc, hai người cùng tuổi, vóc dáng hơi giống nhau, cùng bị lùa vào tấn bi hùng kịch hay bi hài kịch chính trị. Cả hai đều được đẩy đưa một cách êm du vào một người con gái. Là phép lạ hay là số mệnh đây? Cuối cùng, để cho nàng có cảm tưởng tôi là người có thể thay thế được Trần Văn Nhung, tôi cũng là một chàng trai cũng có nhiều can đảm lắm: tôi sẽ xung phong đi vào Bình-Trị-Thiên trong sáu tháng, khi trở về mới làm lễ cưới. Ngoài ra, tôi cũng phác hoa. cho Thái Hằng -- qua những truyện kể, qua những bản nhạc -- thấy được sự lớn lao của cuộc chiến đấu hiện đang diễn ra Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút... tại khắp mọi nơi trong nước, với vinh quang ngụt trời và đau khổ vô biên để cho nàng thấy rằng nỗi niềm của một cá nhân rất là bé bỏng trước sự vĩ đại của cuộc sống trước mặt.

Đến với Thái Hằng , tôi còn có một ưu điểm mà người khác có thể không có, đó là cái tài mọn của tôi trong âm nhạc. Tài nghệ nhỏ nhoi này cũng đã được nhiều người công nhận, từ Tướng Tư Lệnh Nguyễn Sơn rất giỏi về văn nghệ, qua những nhà văn hoá lão thành như Đặng Thái Mai, Nguyễn Đức Quỳnh... tới đông đảo quần chúng là bộ đội hay dân quê nhưng nó chỉ xuyên qua loại nhạc hùng có ích lợi cho kháng chiến mà thôi. Tôi gọi đó là cái tài "hùng" (!) Riêng đU±ôi với Thái Hằng , bây giờ tôi trổ luôn cái tài "hèn" ra là việc soạn nhạc tình và soạn lời Việt cho nhạc cổ điển.

Thái Hằng có một giọng hát rất dịu dàng, hiền hoà, hợp với tính tình của nàng. Tôi đệm đàn cho Thái Hằng hát những bài hát tiền chiến trong đó có một bài hát của Lương Ngọc Châu nhan đề A±i Mai Pha rút ra từ một vở tiểu-ca-kịch nào đó của nhạc sĩ này. Đây là lời than khóc của một thiếu nữ trước cái chết của vị hôn phu mang tên là Đoàn Thăng. Bài hát phản ánh rất trung thực tâm hồn của Thái Hằng lúc đó:

Từng đoàn quân kéo lên chốn biên thùy

Chàng Đoàn yêu dấu nay đã qua đời.

Buồng hồng tang vắng

Lệ nồng khăn trắng, oán hoài.

Dù chàng đã thác em vẫn một lòng

Bền lòng trinh tiết cho xứng danh chàng...

Sau khi đẩy đưa cho nàng trút hết tâm sự ra qua bài hát ở nơi "buồng hồng tang vắng" và có "lệ nồng khăn trắng" này, tôi soạn bài Đêm Xuân cho Thái Hằng, để thay mặt cho đàn chim, "báo tin" cho nàng biết rằng: Xuân đã về trong giấc mộng. Em cứ việc "yêu câu hát buồn" đang "lả lướt trong màn trăng" nhưng xin em hãy yêu luôn cả "trời thanh vắng đã đón đưa em tới chàng... "

Hồn em chùm đêm tối

Tình em còn chơi vơi

Lòng em yêu rồi xin đừng nhạt phai.

Đừng nhạt phai.

Trong những bài hát của tôi soạn ra từ trước tới nay, đây là lần thứ sáu tôi nói tới "cây đàn". Khi trước thì là "cây đàn bỏ quên" côi cút, là "tiếng đàn tôi", tiếng đàn chết chóc trên đường dương thế xa vời, là tiếng đàn trầm vô tư "bên chiếc cầu biên giới", là cung đàn thờ ơ của "tình kỹ nữ" hay là cung đàn Nam Thương, Nam Ai thở than của "khối tình Trương Chi". Bây giờ là "tiếng đàn báo tin Xuân đã về" và hạnh phúc đã tới. "Tiếng đàn đêm ấy" sẽ "ru trái tim này":

Chưa quen nhau lúc đầu

Em nghe theo tiếng sầu

ôi khúc ca nuôi mối tình muôn sắc mầu.

Em phôi pha tháng ngày

Vì lúc trăng về đây có đàn đêm ấy

Đã ru trái tim này.

Hồn em tìm nương náu

Tình em chờ thương đau

Lòng em chưa tàn, xin đừng phụ nhau.

Đừng phụ nhau.

Trong kháng chiU³ến -- như tôi đã có dịp nói tới vấn đề này -- cho tới lúc này, chúng tôi rảnh rỗi vô cùng. Không bao giờ chúng tôi phải làm nô lệ cho cái đồng hồ cả. Cuộc chiến cũng chẳng bao giờ trói tay chúng tôi vào nhiệm vụ. Chúng tôi rất có tự dọ Những ngày được về nghỉ ngơi tại Quán Thăng Long, vì nhu cầu của hai chị em tên là Thái và tên là Thanh, tôi soạn ra khá nhiều những lời ca tiếng Việt cho nhạc cổ điển Tây Phương. Lời lẽ trong những bài này cũng phản ánh ít nhiều mối tình của tôi đối với Thái Hằng. Trong bài Dạ Khúc của Schubert, có những lời ca rất an ủi:

Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời

Cho người thôi khóc thương ai

Cho niềm yêu đến bên tôi.

Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu

Ru người qua chốn thương đau

Cho làn nước mắt chìm sâu.

Vì đang tự tay mình xây đắp cho mình một tổ ấm cho nên tôi cũng có những lời ca rất nồng nàn trong bài Les Millions D'Arlequin mà tôi đặt cho cái tên Việt là Hắt Hiu:

Gió không buồn, hôn lá trên con đường xưa

Nước không còn soi bóng đôi hoa thờ ơ

Ta lặng nghe cánh chim đang về nơi tổ êm đềm

Mặc cho chìm xuống bóng đêm.

Sau gần sáu tháng đi chung với nhau trong đoàn văn nghệ cũng như ở chung với nhau tại Quán Thăng Long và sau khi đã ôm được nàng vào lòng rồi, tôi chính thức hỏi Thái Hằng làm vợ. Chuyện tình của tôi và Thái Hằng cũng như chuyện tôi hỏi vợ được nhiều người ở chung quanh biết tới. Đặc biệt có hai người nhiệt liệt tán thành cuộc hôn phối của chúng tôi là Nguyễn Sơn và Nguyễn Đức Quỳnh. Khi tôi còn đang gặp một chút lưỡng lự nơi hai ông bà Thăng Long thì hai cán bộ chính trị và văn nghệ này "nói vào" cho tôi. Hơn thế nữa, Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) là người anh lớn trong gia đình cũng vận động dùm tôi và cuối cùng ông bà Thăng Long ưng thuận.

Trong đời tình ái của tôi, đây là lúc tôi không còn là con bướm nhởn nhơ trước những nụ hoa dọc đường và vui thú với những cuộc tình dễ dãi nữa. Bây giờ, tôi phải vận dụng tất cả khả năng thuyết phục của lý trí, khả năng rung động của con tim, khả năng hấp dẫn của cây đàn và khả năng lôi cuốn của tình trai... để đẩy được một vị thần hay một bóng ma ra khỏi đời một người con gái, rồi lấy nàng làm vợ.

Bắt buộc là phải có một cái lễ ăn hỏi chứ. Kẻ đãng tử xưa nay bất cần đời nay đầu hàng lễ nghi gia đình và xã hội rồi. Sau khi chọn được một ngày tốt lành, bà Thăng Long ra chợ Ở ngay trước mặt Quán Thăng Long mua một nải chuối, một buồng cau, một gói trà... Ngày lễ hỏi, bên nhà trai không có ai ngoài tôi ra, đành phải nhờ người em của điêu khắc gia Lê Thị Kim là Bạch Bích tới bưng hộ khay trầu. Hôm đó, từ trong Quán Thăng Long đi ra tôi còn là một kẻ độc thân rồi tức khắc từ ngoài cửa đi vào, sau khi ra đứng lễ ông bà ông vải xong, từ nay trở đi tôi trở thành người chồng chưa cưới của Phạm Thị Thái Hằng. Một cái lễ hỏi nhẹ tênh, so với sự nặng nhọc và kiên trì của sáu tháng khổ công vận động của tôi.

Và phải đợi sáu tháng sau, khi tôi từ Bình-Trị-Thiên trở về, lễ cưới của đôi vợ chồng quê này mới được cử hành dưới sự chủ hôn của Tướng Nguyễn Sơn.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 28

Ra biên khu
Ra biên khu
Ra nơi tiền tuyến.
Hôm nay bao linh hồn
Dâng lên trong chiều hậu phương...
(Văn Nghệ Sĩ Ra Tiền Tuyến)



Trong thời gian ở Chợ Neo này, tôi được gặp một nhà văn mà tôi ngưỡng mộ từ lâu. Đó là Nguyễn Tuân.

Từ khi còn là một học sinh, tôi đã bị mê hoặc bởi những lời văn trong Một chuyến đi, Thiếu Quê Hương rồi chính cái ngông, cái phóng đãng, cái tinh thần phiêu lưu của anh đã giúp tôi bỏ nhà ra đi một cách dễ dàng lúc tôi còn trẻ. Dù chỉ nhắc lại một câu nói của Paul Morant, Nguyễn Tuân đã làm cho tôi mơ có ngày được người đời "lấy da của mình để làm chiếc va ly". Lúc đó, tôi chưa coi va ly là "kẻ thù" như bây giờ khi phải xách hành lý nặng như cùm trong các chuyến đi hát tại nhiều nơi trên thế giới sau ngày bỏ nước ra đi.

Nguyễn Tuân không chỉ đẩy tôi đi vào kiếp giang hồ, anh còn kéo tôi về dĩ vãng với Vang Bóng Một Thời, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Tóc Chị Hoài... Nhất là với Chùa Đàn. Hơn nữa, khi tôi chưa có đầy đủ sự trưởng thành để hiểu được André Gide thì Nguyễn Tuân dạy cho tôi sống cuộc cách mạng của cảm giác như thế nào, dù rằng trong tác phẩm, nói đủ những chuyện phóng túng hình hài nhưng anh chưa dám nói tới chuyện đồng tính luyến ái của André Gidẹ Tôi có trở thành một con người không thích hành đạo mà chỉ thích hành lạc -- một trong ba thứ mà Tú Xương đã nói -- thì cũng là vì tôi muốn được sống như những nhân vật trong trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân. Tôi cũng nhận thấy Nguyễn Tuân là người có lối sống của những nhân vật mà nhà văn tạo ra. Không như những người viết chuyện phiêu lưu nhưng không dám sống phiêu lưu -- chẳng hạn Đái Đức Tuấn (bút danh TCHYA), Vũ Bằng hay Lê Văn Trương -- Nguyễn Tuân hoà lẫn văn chương và cuộc đời. Anh có lối sống mà người đời có thể cho là lập dị (tôi thì cho là chân thật) và mới thật xứng đáng được gọi là một "đãng tử". Trước kháng chiến, đi ăn tại tiệm cơm Tầu Quảng Sinh Long ở phố Hàng Buồm, gọi món chim bồ câu quay nhưng khi ăn thì Nguyễn Tuân chỉ ăn có hai cái đùi chim mà thôi và bỏ không thèm ăn đĩa thịt chim còn lại. Trong kháng chiến, đi theo bộ đội đánh trận, Nguyễn Tuân đòi cung cấp cho anh một cái trống lớn và hai cái dùi để anh sẽ đánh trống thúc quân khi bộ đội xung phong đánh đồn Pháp. Bố ai mà chiều anh được?

Bao nhiêu lâu nay, tôi rất mong được "chơi" với tác giả của bài bút ký nhan đề Buổi chiều bô-hê-miêng đồng thời cũng là một trong những tài tử "xi-lê-ma" đầu tiên của Việt Nam -- anh có qua Hồng Kông đóng phim Cánh Đồng Ma với Đàm Quang Thiện -- và là nhà đãng tử thứ hai sau Tản Đà... thì bây giờ gặp thần tượng của mình ở Thanh Hoá, tôi chỉ có một cái pipe thuộc loại đắt tiền mà tôi mới mua được ở Chợ Đại để tặng ông anh.

Tại Khu IV này, tôi còn có cái may được làm quen với Nguyễn Đức Quỳnh, người trở thành anh bạn tâm tình mà tôi tin cậy nhất trong hai mươi năm sống ở miền Nam. Cũng như Nguyễn Tuân, anh Quỳnh và những nhà văn khác trong nhóm Hàn Thuyên -- Trương Tửu chẳng hạn -- đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ vào tâm hồn tôi. Đọc cuốn Kinh Thi Việt Nam của Trương Tửu, tôi yêu tục ngữ, ca dao của nước mình hơn lên và vững tin hơn để tạo ra loại dân ca mới. Đọc những truyện Thằng Kình, Cu So của Nguyễn Đức Quỳnh, tôi biết thêm những mẫu người lý tưởng khác với những nhân vật lý tưởng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn mà tôi yêu mến và kính phục.

Tôi đã có lần thầm phục Nguyễn Đức Quỳnh khi thấy anh chàng theo đệ tứ này chống lại nhóm đệ tam trong ngày khai mạc Đại Hội Văn Hoá tổ chức tại Hà Nội mấy năm trước. Thấy anh còn sống sót và đang ở bên cạnh Nguyễn Sơn tại Khu IV này trong khi Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm bị thủ tiêu, tôi lại càng phục anh hơn nữa. Sau này tôi còn thấy anh Quỳnh được Việt Minh ở Khu IV cử vào Hà Nội để làm một công tác tình báo hay ngoại giao gì đó thì tôi nhận ra rằng Nguyễn Đức Quỳnh là người có chí phiêu lưu, trong khi Nguyễn Tuân là người có ý tưởng phiêu lưu. Chỉ "phiêu lưu trong thành phố" như Nguyễn Sỹ Tế sẽ viết về Nguyễn Tuân. Viết như vậy là chưa nhìn thấy kháng chiến, bởi vì trong lúc này, ở khắp mọi nơi, thiếu gì người đã chẳng tự lột da của mình ra để làm chiếc ba lổ Kể cả Nguyễn Tuân.

Trong đời sống, Nguyễn Đức Quỳnh vốn là người đã từng đầu quân vào đội Lê Dương của Pháp, đã sống lăn lộn ở nước ngoài cho nên tính tình của anh rất là cởi mở. Hơn tôi đúng một con giáp nhưng anh Quỳnh đến với tôi như một người bạn đồng tuế và tôi học hỏi được nhiều điều nơi con người có cái hiểu biết rất sâu rộng trong các vấn đề chính trị, văn hoá.

Tại vùng Quần Tín này, Nguyễn Đức Quỳnh khởi sự vai trò "đấm bóp văn nghệ" để rồi về sau được tặng cho một biệt hiệu là "phù thủy văn nghệ". Trong kháng chiến, Việt Minh mở ra nhiều cuộc vận động, nào là dân vân, địch vận... trong đó trí thức vận là công tác cũng quan trọng lắm. Anh Quỳnh xung phong làm công việc vận động chúng tôi vì dù sao đi nữa chúng tôi vẫn thấy anh ấy gần gũi với chúng tôi hơn là Nguyễn Sơn hay Đặng Thái Mai vốn là những nhà lãnh đạo văn nghệ thực sự của Mặt Trận. Đây là điều càng làm sáng tỏ vấn đề chính quyền coi văn nghệ là quan trọng. Biết văn nghệ sĩ là người rất tự cao, không bao giờ cán bộ chính trị trực tiếp liên lạc với văn nghệ sĩ cả. Họ toàn nhờ người trung gian là văn nghệ sĩ có thành tích và tên tuổi.

Nguyễn Đức Quỳnh là người đứng giữa văn nghệ sĩ và chính quyền để giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới chúng tôi và cuộc chiến đấu. Giải quyết cho gia đình văn nghệ sĩ có phương tiện vật chất để trường kỳ kháng chiến thì rất dễ nhưng giải quyết những chuyện rắc rối giữa văn nghệ sĩ mới là khó khăn. Giải quyết việc hôn phối giữa tôi và Thái Hằng thật ra cũng không khó lắm nhưng làm sao có thể giải quyết được chuyện tình giữa Hoàng Trọng Miên và Trúc Quỳnh đây? Hay là chuyện mâu thuẫn giữa Chu Ngọc và ủy viên chính trị Trung Đoàn 304? Con người mảnh khảnh và tinh khôn Nguyễn Đức Quỳnh đã rất khéo léo trong việc hoà giải những mâu thuẫn xẩy ra trong "làng văn nghệ" này. Trong những buổi họp về văn hoá, nếu Trương Tửu lý luận hay hơn anh Quỳnh thì chắc chắn là tác giả Kinh Thi Việt Nam không bao giờ nói hấp dẫn bằng tác giả Thằng Cu Sọ Tiếng cười ròn rã cất lên từng tràng mỗi khi Nguyễn Đức Quỳnh ngồi trên hàng ghế chủ toạ.

Vì ở trong ba miền Thanh-Nghệ-Tĩnh này chưa hề có cuộc giao tranh nào giữa Việt Minh và quân đội Pháp cho nên văn nghệ sĩ nào muốn có đề tài để sáng tác thì phải xung phong đi vào miền trong được gọi là "Bình-Trị-Thiên khói lửa". Lãnh đạo văn nghệ mới chỉ tung ra ý kiến đi ra tiền tuyến chứ chưa có ai xung phong để thực hiện công tác đó cả. Tôi sẽ có vinh dự là một trong những người đầu tiên làm công việc mà sau này người ta đặt cho cái tên là "tham quan chiến trường". Trong khi chờ đợi ngày ra tiền tuyến, văn nghệ sĩ chúng tôi được học tập để tham gia những chiến dịch thông thường như đời sống mới, truyền bá quốc ngữ, tăng gia sản xuất vân vân...

Đây cũng là lúc tướng Nguyễn Sơn bày ra một chiến dịch mới mẻ gọi là Rèn Cán, Chỉnh Quân với mục đích rèn luyện cán bộ và chỉnh đốn cơ quan. Các đơn vị quân đội ở khắp nơi trong Quân Khu kéo về Đò Lèn để tham dự mấy ngày được gọi là Đại Hội Tập trong đó có những cuộc thi điền kinh, thi bắn, đánh trận giả vân vân... Tôi thấy có sự hiện diện của một số cố vấn Trung Cộng tại Đại Hội Tập này. Một phong trào thi đua được tung ra. Lẽ tất nhiên, giới văn nghệ sĩ có nhiệm vụ vận động mọi người tham gia phong trào này. Chiến sĩ thi đua lập chiến công, nông dân thi đua sản xuất... thì văn nghệ sĩ cũng phải thi đua sáng tác. Nhiều tác phẩm lớn đã ra đời trong giai đoạn này.

Về âm nhạc, Ngọc Bích viết những bài như Anh Nghiện Súng và Say Chiến Công. Trong bài Say Chiến Công nó đưa ra chuyện ba anh bộ đội thi đua lập chiến công và chia nhau mỗi người hát một đoạn. Tôi phục Ngọc Bích vì nó dám đem một điệu nhạc Mỹ vào một bài hát kháng chiến. Đó là điệu "swing". Do đó bài hát có một hành điệu rất vui:

Hợp Ca: Hôm nay chúng tôi say
Say vì tiêu diệt một đồn tây
Hôm nay chúng tôi say
Say vì súng, say vì đạn, say vì chiến công.
Đơn ca 1-- Anh bắt được một khẩu Thompson và một đôi giầy
Đơn ca 2 -- Tôi 5 lựu đạn và một F.M.
Đơn ca 3-- Còn tôi đen quá, vớ được một sơ mi rách vai.

Phạm Đình Chương bắt đầu soạn nhạc và đưa ra những bản hợp ca rất cần thiết cho việc trình diễn của Đoàn Văn Nghệ, như Hò Leo Núi, Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng...

Về phần tôi thì sau vài tháng hụt hẫng trong sáng tác vì còn mải chơi ở Chợ Đại Cống Thần, bây giờ tôi hưởng ứng phong trào thi đua và soạn ra bài Thi Đua Ái Quốc trong đó có câu:

Anh có cây súng kia
Thì tôi có bàn tay thợ.
Anh có cây cuốc này
Thì tôi có một cây đàn.
Anh giết bao thực dân
Thì tôi cướp bao súng đạn.
Anh có bông lúa vàng
Thì tôi có ngàn lời ca.

Khi nghe bài này, Nguyễn Sơn nheo mắt bảo tôi: "Cậu phải giữ cho đúng lời hứa đó nhé. Phải soạn đủ một ngàn bài ca nghe. " Lời hứa đã được giữ đúng. Sau đúng 40 năm, tại Thỡi Trấn Giữa Đàng (Midway City) ở tiểu bang California (Hoa Kỳ) tôi có cơ hội in ra một cuốn sách nhan đề Ngàn Lời Ca, bao gồm gần như hầu hết sáng tác của tôi. Chỉ tiếc rằng không có Nguyễn Sơn ở đây để tôi ký tặng ông một cuốn sách. Ngoài sự hưởng ứng phong trào thi đua, tôi cũng soạn thêm những bài vận động phụ nữ cứu quốc như bài Bà Mẹ Chiến Sĩ:

Vườn rau, vườn rau xanh ngát một mầu
Có bà mẹ nuôi chiến sĩ...

Hình ảnh bà mẹ miền quê mới chỉ được tôi vẽ mỏng trong một vài bài dân ca trước đây như Nhớ Người Ra Đi, Dặn Dò... Bây giờ, hình ảnh tuyệt vời của bà mẹ chiến sĩ được tôi tô cho đậm nét hơn:

Trời mưa ướt áo mẹ già
Mưa nhiều càng tươi bông lúa...
. . . . . . . . . ..

Miệng khô nhớ bát nước đầy

Nhớ bà mẹ quê năm ấy...

Bài này sẽ dắt tới một bài hát còn lồng lộng hơn nhiều là bài Bà Mẹ Gio Linh. Huyền thoại về người mẹ Việt Nam khởi sự có mặt trong ca nhạc kể từ những ngày này. Ngoài những bài có tính chất dân ca ra, trong lúc này, tôi còn soạn hành khúc như bài Văn Nghệ Sĩ Ra Tiền Tuyến để hỗ trợ cho việc vận động văn nghệ sĩ đi vào Bình-Trị-Thiên, nhưng trong bài hát có một câu bị phê bình là tiêu cực:

Em ơi. Mai về
Chắc rằng có người nhớ...

Các nhà lãnh đạo văn hoá bảo tôi rằng: "Cậu nói tới ngày về của chiến sĩ là làm cho chiến sĩ nản lòng đó." Thế à? Vâng, có gì khó đâu? Nếu các "vu" không muốn có một câu hát hi vọng thì, dễ lắm, "moa" đổi ngay thành câu hát tuyệt vọng:

Người đi không về
Chắc rằng có người nhớ
Hương khói chiêu hồn
Hiu hắt những chiều trận vong...

Vì quá yêu lãnh đạo cho nên lúc đó tôi rất dễ tính. Sau này tôi sẽ khó tính hơn nhiều. Nhưng phải công nhận rằng lúc bấy giờ, tướng Nguyễn Sơn là người đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm trong công tác văn nghệ. Tôi còn nhớ những buổi tập diễn, các kịch sĩ phải đi ra bờ ao, người đứng ở bờ ao bên này, kẻ đứng ở bờ ao bên kia, và... đóng kịch. Trong đối thoại, hai bên đâu có thể nói nhỏ với nhau được? Phải nói cho thật lớn thì đôi bên mới nghe được tiếng nói của nhau. Tập hát cũng thế, phải ra bờ ao, người hát, người nghe đứng ở hai bên bờ ao, ca sĩ phải hát cho thật lớn, bởi vì trong kháng chiến làm gì có micro-ampli và loa hát?

Sau khi tập dượt và có đầy đủ vốn liếng rồi, đoàn văn nghệ của chúng tôi đi trình diễn tại các nơi lân cận trong vùng Thanh Hoá, trước khi sẽ đi vào Nghệ An và Hà Tĩnh. Riêng tôi và một số anh em còn phải đi xa hơn nữa, đi tuốt vào tận Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên.

Chương trình văn nghệ trình diễn nhắm vào đối tượng Vệ Quốc Quân nhiều hơn cho nên tôi đã thành công rất lớn với những bài thơ Đêm Liên Hoan, Tâm Sự Đêm Giao Thừa của Hoàng Cầm tôi đã từng diễn ngâm với tác giả nhiều lần ở vùng Cao-Bắc-Lạng.

Thái Hằng là nhân viên quan trọng của đoàn văn nghệ vì nàng vừa đóng kịch, vừa hát đơn ca, hợp cạ Lúc đó đại đa số Vệ Quốc Quân là những thanh niên gốc tiểu tư sản thị thành chạy ra vùng kháng chiến -- chúng tôi gọi là "lính cậu" -- cho nên trong phần hát đơn ca, họ yêu cầu Thái Hằng hát những bài hát cổ điển Tây Phương do tôi đặt lời Việt như Ave Maria của Schubert, Les Millions D'Arlequin...

Nếu phải hát nhạc Việt thì hát toàn là những bài rất cao sang của Dương Thiệu Tước như Vầng Trăng Sáng, Trời Xanh Thẳm hay là bài Hồn Xuân rất hiền hoà của Nguyễn Xuân Khoát. Nhờ có tôi ở Việt Bắc về cho nên bây giờ ban hát có thêm một số bài hát mới và hùng hồn hơn như Khúc Hát Sông Thao, Bến Bình Ca, Tiếng Hát Trên Sông Lô... Thái Hằng còn là vai chính của vở kịch nói Cái Võng của Chu Ngọc. Trong vở này, tác giả đưa ra chuyện hai vợ chồng trẻ ở tỉnh thành phải tản cư ra vùng quê và tới ở nhờ nhà đồng bào. Chủ nhà kiêng không muốn cho hai vợ chồng "nằm chung" cho nên đêm đêm mắc một cái võng nằmngay cạnh giường ngủ để canh chừng đôi vợ chồng trẻ. Ngoài vở kịch có tính chất phê bình xã hội đó, còn có thêm vở kịch nói tới người Công Giáo trong kháng chiến. Đó là vở Dưới Bóng Thánh Giá của Hoàng Trọng Miên. Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung sau này) đóng vai một ông cha và với giọng hát rất khoẻ, anh ta đã làm cho vở kịch kháng chiến này có thêm giá trị qua bài Tiếng Chuông Nhà Thờ của Nguyễn Xuân Khoát:

Thánh đường tôn nghiêm
Giặc phàm tới chiếm
Gác cao toà thánh
Đặt súng thay chuông...

Từ Thanh Hoá, chúng tôi đi dần vào Nghệ An. Đi qua những làng đạo, tôi thấy thiếu nữ ở đây cao lớn đẹp đẽ như những cô đầm lai. Tại thành phố Vinh bây giờ chỉ còn là một đống gạch vụn, chúng tôi gặp một đoàn kịch nhi đồng trong đó có Trần Hoàn, Hoàng Thi Thơ...

Rồi cũng ở thủ đô của xứ Nghệ này chúng tôi gặp lại một anh cán bộ quen biết tên là Nguyễn Văn Tý. Anh chàng này muốn trở thành nhạc sĩ và đã ra Chợ Neo ở chơi với chúng tôi trong một thời gian để học hỏi. Rồi anh mê luôn một cô con gái không biết từ đâu tản cư tới đây và đang hoạt động trong ban văn nghệ của phường khóm. Cô này lấy tên là Thùy Dương và có đôi mắt rất lờ đờ cho nên chúng tôi tặng cho một biệt danh là "Thùy Dương say thuốc lào". Nguyễn Văn Tý soạn ra một bài hát nhan đề Dư âm để tặng cô gái. Tên bài hát cũng ở cái tên "Dư- Ơng" của cô gái mà ra.

Vào tới Hà Tĩnh, khi tới hát tại một làng chài, Phạm Văn Chừng có nhiều cảm hứng để soạn ra một bài hát có tầm vóc lớn giống như bài Trường Ca Sông Lô của Văn Cao. Đó là bài Cảnh Dương:

Cảnh Dương
Đây xóm làng dân trù phú
Sống yên lành bên bờ biển rộng mênh mông...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 29

Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng...
(Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây?)



Đoàn Văn Nghệ của Trung Đoàn 304 sau khi xong công tác tại Hà Tĩnh rồi thì chia ra làm hai. Phạm Văn Đôn dắt một nửa đoàn trở ra Bộ Tư Lệnh Quân Khu IV. Tôi, Bửu Tiến, Ngọc Khanh (em gái của nhạc sĩ Ngọc Bích), Vĩnh Cường và một số đội viên đi vào phía Nam. Giã từ những đoàn viên đang quay chân trở về Thanh Hoá, chúng tôi lên đường đi vào một miền đất nước được mệnh danh là "Bình-Trị-Thiên khói lửa". Một đại đội Vệ Quốc Quân do một cán bộ tên là Ngô Đại Hành chỉ huy được phái đi để phòng vệ cho đoàn văn nghệ. Họ đi cách chúng tôi chừng 2, 3 cây số.

Ngày đầu tiên khởi sự ra đi, vừa qua một mảnh đồng bằng rất hẹp không có đất cầy mà chỉ có những búi cỏ cứng mọc trên bãi cát, chúng tôi phải leo ngay lên núi. Và đã leo một bước rồi là cứ tiếp tục leo, leo hoài, leo mãi. Leo từ sáng sớm cho tới chiều tối, không có một bước chân nào của chúng tôi được đặt trên một lối đi gọi là phẳng phiu cả. Toàn là phải cong lưng, cúi đầu, co gối... leo hết bước này leo tới bước khác. Leo khoảng vài chục bước là phải ngồi bệt xuống bờ núi để ôm ngực thở. Phải mất một ngày đường mới leo được từ chân núi tới đầu núi. Nghỉ ngơi một đêm rồi hôm sau lại mất một ngày nữa mới đi được từ đỉnh núi xuống thung lũng. Không trách gì người dân ở đây đã gọi các cao điểm này bằng những cái tên nghe phát sợ: núi "Ba Lùm Ba Lòi", núi "U Bò"... Cứ tưởng rằng đi xuống thì đỡ mệt hơn leo lên, nhưng vì ngoài cái ba lô nặng, bây giờ chúng tôi lại còn phải choàng thêm một cái ruột tượng đựng gạo, cho nên sự xuống dốc cũng chẳng sướng hơn sự lên dốc là mấy. Đường núi rừng Việt Bắc mà tôi đã nếm mùi, tuy cũng khó đi nhưng không khốn khổ như đường Trường Sơn.

Trong suốt một tháng đi trên đường này, từ Hà Tĩnh vào tới cái đích là Bộ Tư Lệnh Phân Khu đang đóng ở Mật Khu Ba Lòng, trên con đường núi, ngoài những cái trạm rất thô sơ, chúng tôi không gặp một cái quán nhỏ nào để mua một ly cà phê sữa nóng uống cho ấm bụng. Ngoài ra, trong suốt mấy năm kháng chiến, đây là lần đầu tiên tôi phải tự "hầu cơm" mình chứ không còn được "anh nuôi" hay "chị nuôi" giúp mình trong việc ẩm thực như trước nữa. Anh em trong đoàn góp gạo rồi chia nhau mỗi ngày một người phụ trách việc thổi một nồi cơm chung. Thức ăn thì đội viên phải tự lo lấy. Sau mấy ngày đầu ăn hết số thịt kho mà hôn thê Thái Hằng làm sẵn để mang đi, nỗi khổ tâm nhất của tôi bây giờ là phải ăn cơm với gói mắm tôm mà tôi mua được tại một cái trạm hiếm hoi trên con đường mòn này. Từ xưa tới nay, trong các món ăn "quốc hồn, quốc túy", tôi sợ nhất là hai món thịt chó và mắm tôm. Trong kháng chiến, đã có lần tôi chê thịt chó dù đang đói lả người, nhưng bây giờ thì tôi đành phải le lưỡi nếm món mắm tôm vậy. Sự ăn uống càng ngày càng kham khổ, cô Ngọc Khanh ở trong đoàn phải chế ra một thứ thức ăn là mỡ pha với muối rồi cho vào ống tre mang đi. Có ngày hết gạo, chúng tôi phải vào rừng kiếm rau mà ăn.

Có lẽ chúng tôi là một trong những đoàn người đầu tiên mở ra con đường về sau được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Đã nhiều lần chúng tôi đi trong rừng rậm không có lối mòn, mọi người phải lấy dao rừng để chặt cây làm lối đi. Có những nơi chúng tôi đang đi thì ngửi thấy mùi cọp. Mới đây ở Chi Nê, tôi đã thấy cọp rừng không giống như cọp ở Sở Thú. Cọp nhốt ở trong chuồng Hằng ngày được nhân viên Sở Thú phun nước tắm còn cọp trong rừng bao giờ cũng toa? ra một mùi dễ sợ. Nghe đâu đã có nhiều vụ cọp vồ người ở đây. Mọi người trong đoàn bảo nhau đi xát vào lưng nhau, nếu cọp nhẩy ra thì một người phải hi sinh đó nhé. Rất may là lúc đó cọp Trường Sơn để cho chúng tôi yên thân ra đi. Có nhiều khi chúng tôi đi lấn qua địa phận nước Ai Lao chứ không còn đi ở trên đất nước của mình nữa.

Tuy rất là gian nan nhưng cuộc ra đi này đối với tôi cũng rất là lý thú. Trước hết, tôi vốn là một kẻ ham chơi, lại vừa mới chiếm được trái tim của một người đẹp, đáng lẽ ra tôi phải sợ gian khổ và ở lại hậu phương để lấy vợ thì tôi đã xung phong đi vào chốn "khói lửa" (sic) này để tỏ cho mọi người -- nhất là cho tướng Nguyễn Sơn và cho vị hôn thê Thái Hằng -- biết rằng tôi là một người trai xứng đáng của thời đại. âu cũng là bởi vì ngoài cái tính ham chơi ra, tôi còn có thêm cái tính hiếu thắng.

Hơn nữa, dù rằng trong quá khứ tôi cũng đã có cơ hội sống với biển cả (như hồi đi theo Kháng Chiến Nam Bộ chẳng hạn) nhưng tôi vẫn cho rằng muốn nhìn thấy biển Thái Bình Dương rộng rãi bao la như thế nào thì phải leo lên đứng ở trên một đỉnh cao nhất của dãy Trường Sơn. Bây giờ tôi làm được điều đó. Ơ± chốn này, giữa biển và núi chỉ có một khoảng đất hẹp, tôi có cái nhìn rộng rãi hơn vào biển Đông. Nói một cách lộng ngôn, đứng ở nơi cao nhất của nước mình, tôi có thể nhìn qua được đại dương để thấy rằng "đất liền âu A³ cũng không xa gì"... Nếu có ai yêu nhạc của tôi mà nhìn thấy trong đó có đủ chiều cao chiều rộng thì nên biết rằng một trong những nguyên nhân của nó, chính là chuyến đi vào Bình-Trị-Thiên này. Rồi đây, chiều sâu mà tôi học được trong chuyến đi, đó là sự đau khổ của người dân đang phải sống quằn quại ở dọc một con đường mà Quân Đội Pháp sẽ đặt cho cái tên là La Rue Sans Joie (Con Phố Buồn Thiu) ở dưới miền đồng bằng khủng khiếp kia...

... Được đại đội phòng vệ dẫn đi đúng đường, sau gần một tuần lễ leo núi, chúng tôi tới được trụ sở của U±y Ban Kháng Chiến Tỉnh Quảng Bình. Trụ sở là một cái nhà làm bằng nứa được dựng lên tại một bìa rừng cách thị xã và làng mạc ở dưới đồng bằng cũng không xa lắm. Được nghỉ ngơi vài ngày rồi được dẫn xuống một làng phụ cận, và dù rằng đồn canh của Pháp chỉ cách đây có vài cây số, chúng tôi cũng tổ chức một đêm trình diễn văn nghệ tuy đơn sơ nhưng rất hào hứng. Sau 3 năm chiến tranh và chịu đựng rất nhiều sự khủng bố của lính Pháp, đây là lần đầu tiên mà dân chúng Quảng Bình được gặp những văn nghệ sĩ nổi tiếng do Bộ Tư Lệnh Quân Khu gửi vào. Sự có mặt của chúng tôi cần thiết hơn là những vở kịch hay những bài hát của chúng tôi.

Làm xong công tác có tính chất ủy lạo rồi, chúng tôi sống với đồng bào vài ngày để lấy chất liệu sáng tác. Chúng tôi được nghe nhiều chuyện rất thương tâm của người dân ở trong vùng này và tôi soạn ngay tại đây một bài hát nhan đề Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây:

Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân.
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng.

Tuy đã đi kháng chiến từ 1945, đU³ây là lần đầu tiên tôi thấy được sự thống khổ của người dân trong vùng bị Pháp chiếm. Tôi biết được rằng phụ nữ ở đây bị hãm hiếp 200 phần trăm, nghĩa là gia đình nào cũng có mẹ, có chị, có em gái bị làm nhục, mỗi người tối thiểu cũng bị hiếp hai lần. Do đó, người dân ở đây ai cũng mong chờ Vệ Quốc Quân về đánh đồn:

Bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh?
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.

Sau này, khi tôi trở về Thanh Hoá và lên Việt Bắc, qua bài hát này, có nhiều người có nhiệm vụ lãnh đạo văn nghệ phê bình tôi là tiêu cực. Họ nói: "Dân chúng phải tự động đứng lên đánh đồn. Đừng chờ Vệ Quốc Quân". Tôi buồn và nghĩ rằng có lẽ những người này chưa bao giờ nhìn thấy cảnh quê nghèo ở miền Trung trong chiến tranh, chưa có dịp nhìn thấy những ruộng khô có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy và chỉ có người bừa thay trâu cầy... như tôi nhìn thấy vào năm 1948 này. Hay là đã chưa có dịp nghe được tiếng o nghèo, miệng thì thở dài, đôi bàn tay khẳng khiu thì vỗ về trẻ thơ bùi ngùi trong những nửa đêm thanh vắng không một bóng trai... Không một bóng trai, bởi vì bao nhiêu người trai ở trong làng đều đã bị giết chết cả rồi. Lấy đâu ra trai làng để đi đánh đồn Tây? Hở những người sẽ trở thành "nhất tướng công thành vạn cốt khô"?.

Nhờ ở chuyến đi công tác tại đây mà tôi thấy được bộ mặt khác của kháng chiến. Trong vinh quang của chiến đấu có thống khổ của chiến tranh. Con người không phải lúc nào cũng chỉ ở trong hoàn cảnh hùng dũng mà nhiều khi còn bị đẩy vào những cảnh bi thương. Và không chỉ có tôi mới nhìn thấy sự kiện đó. Ơ± ngay trong Khu IV lúc này, một cán bộ chính trị kiêm thi sĩ, với bút hiệu Hữu Loan, cũng nói tới nỗi bi thương của những đôi vợ chồng trẻ trong chiến tranh:

Nhà em ở dưới mái chè
Chồng em chết trận em về quay tơ...

Hữu Loan trông bề ngoài rất là oai, nhất là khi anh cưA°ơi ngựa đi công tác trong khu IV này. Đầu húi cua, tiếng nói lớn, và khi ngủ thì ngáy như sấm, vậy mà khi làm thơ thì toàn là thơ buồn. Anh còn có một bài thơ rất nổi danh sau này là bài Mầu Tím Hoa Sim mà nhiều người đã phổ nhạc, trong đó có tôi:

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương...
. . . . . . . . . . . . ..
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu...

Tôi không nghĩ rằng văn nghệ sĩ đi theo kháng chiến là phải viết ra những bài uống máu quân thù, ăn thịt giặc không tanh... hay là phải xây dựng những con người Việt Nam bằng sắt bằng đá. Người nghệ sĩ còn phải nói lên tiếng nói con tim của những người đang hi sinh hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình để đi chiến đấu. Do đó tôi rất yêu Hoàng Cầm khi nó đưa ra hình ảnh vợ con của chiến sĩ qua bài Tâm Sự Đêm Giao Thừa. Đi diễn ở một vài nơi trong tỉnh Quảng Bình xong, chúng tôi lại phải leo núi để đi đường rừng vào Quảng Trị vì ở dưới đồng b_ăng, Quân Đội Pháp xây rất nhiều đồn canh, ban ngày chúng cho lính đi vào các làng mạc để khủng bố dân chúng, ban đêm chúng ở trong đồn bắn ra bừa bãi. Nhưng lúc đó chúng tôi còn rất trẻ và chẳng biết sợ là gì cả, cho nên sau khi ở với U±y Ban Kháng Chiến tỉnh Quảng Trị Ở trên núi vài ngày, chúng tôi đề nghị với chính quyền đia. phương cho chúng tôi xuống đồng bằng để đi công tác. Và một hôm, chúng tôi tới một làng trong huyện Gio Linh.

Khi chúng tôi tới đầu làng, dân chúng lảng đi không muốn nói chuyện vì lính Pháp vừa tới khủng bố làng này. Họ tưởng chúng tôi là người của Pháp. Nhưng sau khi biết chúng tôi là đoàn văn nghệ được Tỉnh U±y phái tới để nâng cao tinh thần đồng bào thì dân làng niềm nở đón tiếp. Sau khi hỏi thăm tình hình nơi đây, họ kể cho nghe chuyện lính Pháp vừa tới khủng bố làng này và đưa chúng tôi đi coi cái hố chôn tập thể. Khi đi qua một cái cầu tre, tôi thấy nước ở dưới chân cầu hãy còn nhuộm mầu máu đỏ, hỏi ra thì được biết chuyện12 người mẹ vừa bị bắn chết. Chuyện như thế này:

Sau khi một toán lính Pháp đi tuần tiễu và bị du kích bắn chết hay bị giật mìn gì đó, lính Pháp được phái tới làng này để trả thù. Chúng tập trung dân làng lại và thấy trong đám đông có 12 người mẹ đang bồng trong tay 12 đứa con thợ Chúng bắt dân làng phải khai ra nơi trú ẩn của những du kích quân vừa gây thiệt hại cho chúng, nếu không chúng sẽ giết 12 người mẹ này. Vì không có ai khai cả cho nên chúng lôi 12 người mẹ đang bồng con thơ đó ra bờ sông, và ra lệnh cho 12 người mẹ đó ném 12 đứa con của mình xuống nước. Lẽ dĩ nhiên là 12 người mẹ đó không làm theo lệnh chúng và bị chúng bắn chết cùng 12 đứa con thợ Tôi soạn ra một bài có âm hưởng dân ca miền Trung nhan đề Mười Hai Lời Ru để ghi lại tội ác này:

Miền Trung yêu dấu có một bài ru
Vọng từ quê mẹ là nơi căm thù.
. . . . . . ..
Mười hai người me.
Giặc bắt ôm con
Thả trôi suôi dòng...

Bài hát kể lại câu chuyện hãi hùng đó với kết luận là 12 người mẹ Ôm con chết đi, nhưng từ đó, hằng đêm, trên con sông đau thương này, người ta vẫn nghe văng vẳng 12 lời ru của 12 người mẹ Việt Nam chết trong kháng chiến:

Mười hai câu hát đưa tự miền xa
Để thành lời ca ghi vào lòng ta.

Ngoài chuyện 12 người mẹ bị hi sinh đó, dân chúng ở trong làng này còn kể cho chúng tôi nghe thêm câu chuyện của một bà mẹ Ở trong một làng gần đó, có người con đi dân quân bị lính Pháp bắt rồi bị chặt đầu treo giữa chợ. Không ai dám lấy cái đầu của anh dân quân xuống để đem đi chôn. Rút cuộc bà mẹ lẳng lặng ra chợ lấy đầu con bỏ vào khăn gói mang về. Nghe xong câu chuyện, tôi xin với một anh dân quân đưa tôi tới cái làng đó để gặp bà mẹ. Đây là một người đàn bà với bộ mặt có nhiều nét mặt nhăn nheo nhưng đối với tôi thì bà đẹp như một vị thánh. Gặp bà, tôi lúng túng không biết nói năng gì và đẩy cho người đưa đường nói hộ tôi. Tôi đã rợn người khi nghe bà kể lại câu chuyện của bà bằng một giọng nói rất bình thản. Rồi bà dẫn tôi đi qua một rặng tre để ra tới chợ là nơi ngày nào bà đã tới để lấy đầu con đem đi chôn.

Tôi không khóc khi đứng ở giữa nơi sân khấu chưa đóng màn của một tấn tuồng bi thảm trong kháng chiến, bên cạnh vai chính của vở bi-hùng- kịch này, nhưng trong đêm đó, tôi trở về nằmlăn trên cái giường nứa ở một cánh rừng không tên trên chiến khu Quảng Trị, rồi tôi đã khóc rưng rức khi ngồi dậy và viết ra những câu ca đầu tiên của bài hát. Lúc đó cũng là lúc tôi nghĩ tới mẹ tôi:

Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy...
. . . . . . . ..
Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào.
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu.
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu.
Đường về thôn xóm buồn teo,
Xa xa tiếng chuông chùa gieo...

Tôi đã có lần nói tới cái xác không đầu của người chiến sĩ trong một hai bài hát. Lúc đó tôi tham gia cuộc Kháng Chiến Nam Bộ và đã nhìn thấy xác một đồng đội ở trong khu rừng Đất Đỏ. Cái xác chết chỉ còn thân hình mà thôi, cái đầu đã bị lính Pháp da đen mang đi hay bị thú rừng tha mất. Để không ai quên được cái xác không đầu đó, tôi đã soạn bài Nợ Xương Máu:

Ai nghe không sa trường lên tiếng hú
Tiếng lầm than, những tiếng người đời quên
Đi lang thang tiếng cười vang rú
Xác không đầu nào kia?

Cái đầu bị mất tích vào năm 1945 đó cứ ám ảnh tôi hoài và trong bài quân ca Khởi Hành soạn vào năm1947, tôi cũng đã nhắc tới:

Thân ôm tường
Đầu gục đâu?

Bây giờ, tôi mường tưởng như cái đầu chiến sĩ đó đang nằm trong tay Bà Mẹ Gio Linh. Chẳng khác chi trái tim của anh Trương Chi có ngày phải về nằm trong đôi tay Mỵ Nương để hứng lấy giọt lệ:

Tay nâng nâng lên
Rưng rức nước mắt đầy.
Mẹ nhìn đầu con,
Tóc trắng phất phơ bay.
Ta yêu con ta
Môi thắm bết máu cờ.
Nụ cười hồn nhiên
Đôi mắt ngó trông ta.

Câu chuyện bà mẹ Gio Linh sẽ có một kết luận là sau khi hi sinh người con độc nhất cho kháng chiến, bà mẹ sẽ có hằng trăm con nuôi là những người đi bộ đội:

Khi trông con nuôi
Xúm xít dưới túp nhà
Mẹ nhìn đàn con
Thương nhớ đứa con xưa.
Con, con con ơI
Uống hết bát nước đầy
Ngày một ngày hai
Con nhớ ghé chơi đây.

Điều làm tôi rất cảm động là trong thời gian này và ở những phương trời xa, các văn nghệ sĩ khác cũng nói tới bà mẹ chiến sĩ như tôi. Mẹ là mẹ chung của mọi người, và trong cơn khó khăn, ai cũng muốn có mẹ bên cạnh. Ơ± Thanh Hoá, hoa. sĩ Sỹ Ngọc vẽ một bức tranh sơn dầu tên là Cái Bát với hình ảnh một bà mẹ quê, hai tay bưng một bát nước có khói bốc lên. Ơ± đâu đó trong vùng Khu III, thi sĩ Quang Dũng cũng có một bài thơ nói về bà mẹ trong vùng kháng chiến, với đầu đề Nhớ:

Nhà tranh hốc hác
Cuối làng trơ vơ
Đường xa công tác
Người lính ghé nhờ
Mẹ già tóc bạc phơ
Dăn deo nét khó
Người vào run sốt
Giữa trưa đòi đắp chăn
Mẹ già hối đun nước
(Nhà uống nước lã quen)
Lấy thêm chiếu đắp
Kiếm thêm mền
Mền nâu rách mướp
Chiều rồi, vác ba lô ra đi
Bâng khuâng hồn lính vấn vương gì
Nhớ mẹ già tiền cơm chẳng lấy...

Niềm cảm động rất lớn mà tôi có khi soạn ra bài Bà Mẹ Gio Linh cũng như khi thấy các bạn đồng nghiệp của mình trong thời gian đó cũng cùng có những rung động về mẹ như vậy, về sau này sẽ trở thành niềm tủi nhục khi đất nước bị chia đôi, tôi vào Nam sinh sống rồi bỗng nhiên một ngày nào đó, tôi nhận được một bài thơ của một thi sĩ miền Bắc nói tới chuyện bà mẹ Gio Linh có nhắc nhở tới người nhạc sĩ năm xưa. Tôi còn đang buồn tủi khi tự thấy mình không có cách nào để trả lời bà mẹ đó được thì lại nhận được một bài thơ khác của một thi sĩ miền Nam đả kích bài thơ của thi sĩ miền Bắc. Bài thơ thứ hai này cũng đem tôi và bà mẹ Gio Linh ra để làm cái bung xung. Khi đang viết những dòng chữ này, tôi cũng có ý định lợi dụng giấy bút và thời gian để trả lời hai nhà thơ đó. Nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ tôi chỉ cần đưa ra một câu hỏi nhỏ, là đủ: không biết ở Việt Nam hiện nay, có thành phố nào có một con đường mang tên BA° ME³ GIO LINH không nhỉ?

Trong chuyến đi Bình-Trị-Thiên này, ngoài việc sống trong vùng địch để lấy cảm hứng sáng tác, chúng tôi còn có thêm công tác quan trọng khác là ủy lạo nhân dân, trình diễn văn nghệ. Cũng như ở Quảng Bình, chúng tôi đi diễn ở một vài nơi trong tỉnh Quảng Trị với một chương trình rất nhũn nhặn gồm vài ba màn kịch ngắn do Bửu Tiến, Quang Kính và một số kịch sĩ khác phụ trách cùng với những tiết mục đơn ca, hợp ca do Ngọc Khanh (em nhạc sĩ Ngọc Bích), Vĩnh Cường và tôi hát. Những bài như Tiếng Hát Trên Sông Lô, Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng, cũng đem lại một vài phấn khởi nho nhỏ cho người dân ở vùng khủng khiếp này.

Rời Quảng Trị tiến vào Thừa Thiên, bây giờ chúng tôi không muốn đi đường núi nữa mà liều mạng đi ở dưới đồng bằng, len lỏi qua những đồn canh của lính Pháp. Khi đi quá làng Gio Linh một đoạn đường, nhìn thấy đồn canh ở không xa lắm, tưởng rằng đi vào ban ngày, chỉ cần nhìn xem nếu có lính đi tuần tiễu trên đường cái thì mình sẽ lẩn vào núi. Ai ngờ súng từ trong đồn bắn ra, có lẽ cũng do tình cờ chứ không phải vì chúng tôi bị lộ diện. Chúng tôi vội vàng, đứa thì nằmxuống ruộng, đứa thì chạy theo kiểu chữ chi để tránh đạn. Có lúc chúng tôi tới một nơi có ngôi nhà thờ đã bị tàn phá, đang ngồi nghỉ ngơi ăn uống thì nghe thấy tiếng tầu bay, nhưng chúng tôi rất yên chí, nghĩ rằng chẳng lẽ tầu bay Pháp lại còn tới bắn vào một thánh đường đã đổ vA°ơ và không có người ở hay sao? Nhưng có lẽ đã có việt gian ở đâu đây dùng gương soi để ra hiệu cho nên tầu bay vụt tới thả bom và bắn xuống, chúng tôi vứt cả đồ ăn thức uống, chạy ra ngoài tranh nhau nhẩy xuống những hố tránh bom đã được đào sẵn, đứa nào cũng nhìn vào nhà thờ và lẩm nhẩm cầu xin Đức Mẹ che chở. Còn nhớ lúc sắp vào tới Mật Khu Ba Lòng, đang đi trong một đêm khuya có ánh trăng non soi mờ trên bãi cát thì thấy ở xa xa có một toán lính Pháp đi trên đường cái. Đội phòng vệ đã sẵn sàng để ứng chiến thì toán lính kia không đi về phía chúng tôi mà rẽ sang một con đường nào đó. Hú vía.

Trong chuyến đi này, sự sống chung của một nhóm văn nghệ sĩ trong tình trạng thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, cũng tạo ra những va chạm to nhỏ. Vì tôi được Ngọc Khanh luôn luôn săn sóc cho nên Vĩnh Cường là người yêu của cô này đã biểu lộ sự ghen tuông của anh bằng cách bỏ đồ bẩn vào bi đông đựng nước của tôi. Cũng may, Ngọc Khanh biết và đổi bi đông nước khác. Trong hành trình này, sau khi đã có dịp nhìn thấy núi cao biển rộng ra sao, sự đau khổ của nhân dân sâu tới độ nào thì tôi cũng được biết thêm con người nhỏ nhen tới mức nào khi phải tranh nhau từng miếng ăn, hớp nước, nơi ngủ. Đừng bao giờ nghĩ rằng cùng lâm vào một hoàn cảnh đau khổ, con người sẽ thương nhau hơn lên. Nói như vậy, có là quá đáng không nhỉ? May thay, lúc này tôi đã chỉ nuôi một quyết tâm: đi công tác xa và nguy hiểm rồi trở về bình yên lấy vợ. Cho nên tôi không hề quan trọng hoá bất cứ một mâu thuẫn nào xẩy ra ở trong đoàn...

... Thế rồi sau hơn một tháng ra đi trong vất vả và hiểm nguy, chúng tôi tới được Bộ Tư Lệnh Phân Khu Bình-Trị-Thiên. Mật Khu Ba Lòng nằmsâu trong núi, có Hà Văn Lâu làm Phân Khu Trưởng, có một tHằng bạn Huế hồi trước của tôi tên là Hoàng Trọng Khanh lúc này đang phụ trách một việc gì đó trong bộ Tư Lệnh, có những ngôi nhà khá khang trang, có quán cà phê nho nhỏ, có con suối khá mơ mòng, tất cả như đã thân mật chờ đón chúng tôi.

Tôi ra suối tắm táp bơi lội, rồi khi leo lên bờ suối, cúi đầu soi mặt xuống dòng nước thì mới thấy rằng mớ tóc trên đầu tuy ướt mèm và dài chấm mang tai nhưng cũng không che nổi đôi mắt trũng sâu, đôi môi tím ngắt, đôi má hóp lại, hàm răng nhô ra... của tôi. Thân hình cũng rất là tiều tụy, lưng đã hơi gù nay gù thêm nữa, hai chân đều bị lở loét vì sâu quảng, bụng to như cái ba lô nhỏ, hậu quả của bệnh sốt rét. Trong kháng chiến, có danh từ "đeo hai ba lô" để nói tới người bị bệnh sốt rét rừng, đằng sau lưng đeo ba lô vải thì đằng trước đeo cái bụng báng, giống như chiếc ba lô thứ hai... Tuy vậy, tôi rất hài lòng vì đã vượt được mọi khó khăn để tới được nơi mình định đến. Giống như lực sĩ chạy đua đường trường đã về tới đích. Nhất là vì tôi đã soạn được ba bài hát mới, coi như đó là món quà cưới mà tôi sẽ đem về cho người bạn trăm năm.

Sau một thời gian nghỉ ngơi tại mật khu, tôi được tách rời ra khỏi đoàn văn nghệ để một mình đi xuống đồng bằng sống với đồng bào. Một ngày mưa lạnh, anh liên lạc viên đưa tôi xuống núi, về miền Đại Lược. Tôi nhớ tới câu ca dao mà tôi rất yêu:

Tình về Đại Lược, duyên ngược Kim Long
Tới đây là chỗ rẽ của lòng
gặp nhau còn biết trên sông bến nào?

Người đàn bà Việt Nam bình dân khi xưa có hai người yêu: Tình, người của con tim (l'homme du coeur) thì ở Đại Lược nhưng duyên, người của số mệnh (l'homme du destin) thì ở Kim Long. Nàng về với ai đây? Trong mấy chục năm trời phải sống ở một nước Việt Nam bị chia đôi, lắm lúc tôi thấy mình cũng chẳng khác chi người phụ nữ trong câu ca dao đó. Thấy rằng suốt đời mình, lúc nào cũng như là sống ở trong một hoàn cảnh "ấm ớ hội tề" như vậy.

Tôi sống chung với một gia đình nông dân tại một ngôi nhà cổ ở vùng quê Thừa Thiên với mối cảm tình câm lặng nhưng thân thiết giữa chủ và khách. Hằng ngày tôi đóng vai nông dân đi chơi trên con đường làng hay ra ngắm người mua người bán ở nơi phiên chợ. Nhưng lúc nào tôi cũng phải đề cao cảnh giác, đề phòng lính Pháp hay lính pạc-ti-giăng từ xa đi tới. Tình hình trong vùng Pháp chiếm này không khủng khiếp như ở ngoài vùng quê Quảng Bình, Quảng Trị. Ơ± ngoài đó, làng mạc là nơi hẻo lánh nằmgiữa biển và núi, lính Pháp tha hồ giết người cướp của, còn ở đây thì dân cư rất là đông đảo, làng xóm như dựa vào nhau, lính Pháp không dám làm bậy. Đời sống của tôi rất là thoải mái so với những ngày trước đây. Căn nhà nơi tôi trú ngụ nằmngay cạnh con sông miền Trung nước chẩy êm đềm. Tôi nhìn thấy cái đẹp của miền quê này. Bài Về Miền Trung ra đời:

Về Miền Trung
Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
Thuyền ngược suôi suốt một dòng sông... dài.

Nét nhạc của tôi lại bay bướm như trong bài Nương Chiều nhưng về phần ngữ thuật dân ca, bây giờ tôi chủ ý làm mới những điệu hò miền Trung. Sau khi thử thách dùng nét nhạc Huế một cách đơn sơ trong bài Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây, bây giờ với bài Về Miền Trung tôi làm công việc phát triển mạnh mẽ cái thang âm lơ lớ của miền thùy dương này. Về sau, các qúy vị trong làng Tân Nhạc đều bắt chước lối phát triển giai điệu ngũ cung lơ lớ của tôi mỗi khi cần đưa ra những bài hát nói tới Huế. Tuy nhiên, hình thức không quan trọng bằng nội dung. Bài Về Miền Trung là một bài ca Huế hùng dũng, không bi quan yếm thế như một bài Nam Bình, Nam Ai chẳng hạn:

Về miền Trung
Còn chờ mong núi về đồng xanh
Một chiều nao đốt lửa rực đô thành.
Tay trong tay dắt nhau về quê hương cũ
Không than van, không sầu nhớ.
Về miền Trung
Người về đây hát bài thành công,
Lửa ấm áp bếp nhà ai hồng, đêm trùng.
Đêm hôm nay tiếng dân nồng vang thôn xóm
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng...

Lúc bấy giờ là năm 1948. Sự thành công của kháng chiến hãy còn xa lắc nhưng tôi vẫn cứ hát bài thành công như thường, bởi vì quả rằng hào quang của kháng chiến đã nắm được tâm hồn của toàn thể nhân dân. Việc tôi đang sống rất an ninh ở Đại Lược trong vùng địch chiếm có thể hiểu được là vì Quân Pháp không đủ quân để chiếm đóng cả miền quê lẫn thị thành, nhưng ngay ở trong thành phố Huế, người Pháp và những chính quyền Việt Nam đi theo họ cũng không nắm được dân chúng. Từ Đại Lược, nhiều đêm tôi được đưa tới tận thôn Vỹ Dạ để gặp các văn nghệ sĩ từ trong thành phố Huế ra đây để sinh hoạt với tôi. Kể ra lúc đó tôi cũng là một kẻ khá chung tình. Vì đã hứa hôn với Thái Hằng cho nên tôi đã không vui chân đi thẳng vào thành phố Huế để gặp lại một vài người tình cũ ở nơi Sông Hương Núi Ngự tuyệt vời này.

Thấm thoát đã gần hết hạn kỳ sáu tháng của chuyến công tác Bình- Trị-Thiên. Bây giờ tôi đã có thể yên tâm giã từ xứ dân gầy để về Thanh Hoá lấy vợ rồi đây. Vì đã có kinh nghiệm gian khổ của đường rừng trong chuyến đi vô rồi, bây giờ tôi xin với U±y Ban Kháng Chiến chức cho tôi trở ra bằng đường biển.

Thế là sau khi đã có dịp đứng trên một đỉnh Trường Sơn để ngắm biển Đông bao la vời vợi, bây giờ tôi lại có dịp nằm vắt chân chữ ngũ trên khoang của một con thuyền lớn đang lướt sóng như bay trên biển cả, ngư_ớc mắt nhìn vào dẫy núi Trường Sơn trùng trùng điệp điệp và cất lên tiếng hát gửi vào đất liền những lời ca mới mẻ nhất của tôi:

Về đây với lúa, với nàng
Thay bao nỗi khổ tiếng đàn (tôi) mừng reo.
Nguồn vui đã tới với dân nghèo
Con sông nước chẩy, tiếng chèo hò khoan.
. . . . . ..
Hà hớ hơ
Tiếng ai vừa hát qua làng
Lúc em gặt lúa trên đồng
Hát rằng:
Hà há hơ.
Tiếng cười, tiếng ca trên lúa trên sông.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (37 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối