Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cảm ơn Shrek đã vào thăm và hoạ bài Hồ Tây-Quốc huyệt của mình. Về luật thì chuẩn rồi. Tinh thần của bài cũng phản ánh đúng đa phần thực trạng của các cháu đi Tây và gia đình có con đi Tây du học. Shrek thật giỏi về thơ Đường. Mình đã có riêng hai bài vừa vui vừa thực lòng khen bạn về việc này. Bạn đã đọc chưa mà không thấy có nhời lại.Ở bài hoạ này mình muốn hỏi bạn cho rõ thêm:
-Câu thứ ba: Từ "tặn" có nghĩa gì nếu đứng nguyên mình nó ?
-Câu 8 có hai từ đầu câu mình cũng chưa rõ nghĩa nếu ghép tiếp với các từ còn lại của câu.
- Câu 5: Có thể là: Con cái nở hoa cười chốn ấy
-Dùng từ "đây" ở câu 8 dẫn đến trùng từ trên câu 2.
Trao đổi với tinh thần học hỏi nhau để mong còn có thơ hay hơn nữa. Nếu tiện thì trao đổi để mình học hỏi thêm.
  Hện gặp lại !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Chằn tinh Shrek đã viết:
Hồ Tây – Quốc huyệt
@Thái Thanh Tâm

Trâu vàng đang dưới đáy Hồ Tây
Không Lộ ngày xưa yểm ở đây
Quần tụ khí thiêng mờ mặt nước
Tỏa lan huyệt quý tỏ chân mây
Bao phen giặc dã xâm bờ cõi
Bấy bận quân thù bỏ xứ này
Không biết bảo nhau gìn Quốc huyệt
Nhân tài tuyệt diệt nước vong ngay

************************************

ĐI TÂY - DU HỌC

Thiên hạ đua nhau học ở Tây
Cho rằng hơn hẳn Việt mình đây
Chi tiêu tiện tặn lo tan mật
Vay mượn quáng quàng để cưỡi mây
Con cái nở hoa cười chốn nọ
Mẹ cha thắt ruột khóc bên này
Đồng tiền lỗ xỏ nào mà xuể
Chơi nổi, tôi thì cũng tếch ngay

Shrek
Cảm ơn Shrek đã vào thăm và hoạ bài Hồ Tây-Quốc huyệt của mình. Về luật thì chuẩn rồi. Tinh thần của bài cũng phản ánh đúng đa phần thực trạng của các cháu đi Tây và gia đình có con đi Tây du học. Shrek thật giỏi về thơ Đường. Mình đã có riêng hai bài vừa vui vừa thực lòng khen bạn về việc này. Bạn đã đọc chưa mà không thấy có nhời lại.Ở bài hoạ này mình muốn hỏi bạn cho rõ thêm:
-Câu thứ ba: Từ "tặn" có nghĩa gì nếu đứng nguyên mình nó ?
-Câu 8 có hai từ đầu câu mình cũng chưa rõ nghĩa nếu ghép tiếp với các từ còn lại của câu.
- Câu 5: Có thể là: Con cái nở hoa cười chốn ấy
-Dùng từ "đây" ở câu 8 dẫn đến trùng từ trên câu 2.
Trao đổi với tinh thần học hỏi nhau để mong còn có thơ hay hơn nữa. Nếu tiện thì trao đổi để mình học hỏi thêm.
 Hẹn gặp lại !

****************************************************************************

Thưa bác! Rất vui vì những lời bộc bạch của bác về những trao đổi trên. Diễn đàn nào, cũng cần phải có những trao đổi thú vị trên tinh thần xây dựng rất hữu hảo như thế. Shrek cũng phải phép có đôi lời tâm sự cùng bác.
_ Tiện tặnquáng quàng đều là một dạng danh tĩnh từ diễn đạt cho một hành động. Ta không thể tách rời hai từ để so sánh. Trong luật đối Thơ Đường luật nêu rõ. Tĩnh từ phải đối tĩnh từ. Động, danh từ phải đối động, danh từ. Hán Việt phải đối Hán việt. Vì thế Tiện tặn và quáng quàng là một cặp đối chấp nhận được.
_ Câu Tám hai từ: Chơi nổi- Đó là một dạng từ gần như tiếng lóng mà giới trẻ ngày nay hay dùng. Chỉ sự: Đua đòi, bắt chước người khác có điều kiện hơn mình. Cố gắng bằng mọi giá, dù bản thân mình không có điều kiện. Thực hiện cho bằng được dù sau đó có gây ra muôn vàn khó khăn. Nói gọn, đó là vì cái tôi mà cố gắng thoả mãn cái tôi đó.
_ Con cái nở hoa cười chốn ấy. Hoặc là chốn nọ đều đồng nghĩa như nhau tuỳ theo vùng miền mà tác giả sinh sống( Miền Nam chuộng từ: Nọ. Miền Bắc chuộng từ: Ấy!) Shrek rất thú vị về gợi ý này.
_ Khi xướng hoạ thơ Đường luật. Những lỗi lặp từ là điều không thể tránh khỏi.Kể cả thất niêm cũng có. Shrek rất quý sự thẳng thắn dễ mến của bác. Và đã sửa. Shrek mời bác ra bài xướng tiếp theo để Shrek tiếp tục hoàn thiện. chúc bác an mạnh và sáng tác thêm nhiều thơ hay.:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cảm ơn Shrek rất nhiều ! Lúc trước mắt mình nhìn gà hoá quốc. Chữ chi tiêu của bạn lại đọc thành chỉ tiêu nên mới không rõ ý cặp từ sau đó. Mình đã mở lại từ điển. Tiện tặn tương ứng với tằn tiện. Chắc trong ấy quen dùng tiện tặn thay cho tằn tiện ? Còn tiện tặn đối với quáng quàng là chỉnh. Tính từ đối với tính từ và hợp với cảnh ngữ của bài hoạ.
-Ngoài Bắc thường dùng cụm từ "chơi trội" thay cho "chơi nổi". Nổi với trội cũng nghĩa ấy cả. Vấn đề ngôn từ vùng miền cũng là một khoảng cách phải tìm hiểu , học tập.
  Rất vui và hẹn gặp lại bạn.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Shiroi ơi ! Có vấn đề gì cứ trao đổi để cùng nhau học hỏi mà. Mình sang Nhật được có mấy hôm nhưng vẫn kịp nhớ được câu ngạn ngữ của Nhật: "Khôn ngoan không đợi tuổi. Dại dột chẳng có thời." Tri thức của bất cứ ai, về bất cứ lĩnh vực gì cũng rất đáng trân trọng và mình chưa nắm được thì phải học mà.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lý Bạch


Cả đời thả mấy chục ngàn bài (1)

Số lượng nào đâu hẳn đã tài

Tài ở từng bài tiên ẩn hiện

Tiên thi Lý Trích, một không hai !

   T T T

(1) Đời viết của Lý Bạch có hơn hai chục ngàn bài thơ.Hiện nay TQ mới sưu tầm được khoảng 1800 bài.Theo giáo sư văn học Nguyễn Khắc Phi thì đời viết của Lý Bạch có gần 1000 bài thơ, từ...Cần kiểm tra tiếp.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Shiroi

Thái Thanh Tâm đã viết:
Shiroi ơi ! Có vấn đề gì cứ trao đổi để cùng nhau học hỏi mà. Mình sang Nhật được có mấy hôm nhưng vẫn kịp nhớ được câu ngạn ngữ của Nhật: "Khôn ngoan không đợi tuổi. Dại dột chẳng có thời." Tri thức của bất cứ ai, về bất cứ lĩnh vực gì cũng rất đáng trân trọng và mình chưa nắm được thì phải học mà.
Nếu vậy chú cho phép cháu nói thẳng nhen, đừng có giận Shiroi à, chú giận con gái, chú lỗ ráng chịu đó.

Bài thơ này của chú phạm hai lần lỗi KHỔ ĐỘC, ở câu 2 và câu 6, không kể các lỗi nhỏ khác.

Thơ đường

Khen ai khéo vẽ cái thơ đường
Bó chữ buộc câu chặt khác thường
Xuyên suốt bốn phần đâu có tỏ
Đối nhau hai cặp đó không tường
Vần niêm trên dưới gieo cần lựa
Bằng trắc dọc ngang viết phải lường
Làm mất thời gian, xài chửa sướng
Bác nào ấy hộ để em thương.

Hà Nội – 5/2009
Thái Thanh Tâm

Làm thơ, ý thơ là quan trọng nhất, ý thơ của chú rất tròn trịa trong 56 chữ. Nhưng muốn thơ dễ nhớ, dễ cảm xúc, dễ đi sâu vào lòng người, trong thơ phải có "nhạc".
Cái lợi điểm của Tiếng Việt là có 8 thanh, tự nó có nhạc rồi. Biết vận dụng sẽ làm bài thơ tuyệt vời.

KHỔ ĐỘC là khó đọc, phạm lỗi này chỉ là khiến câu thơ trúc trắc, nhưng khiến người đọc ngượng ngập, đọc không qua câu thơ - điều này không có nghĩa là ý tứ bài thơ không hay, chú đừng hiểu lầm ý Shiroi.

Rất nhiều các cao thủ chơi thơ Đường Luật phạm vào lỗi này. Nếu tránh được thì nên tránh.

Thí dụ câu thứ 2, chú có thể viết như vầy nè, chú có thể chọn chữ khác vừa ý của chú hơn. Shiroi nghĩ thay thành chữ "ràng", ý nghĩa không khác hơn bao nhiêu, cho nên không đáng để mình hy sinh âm điệu câu thơ:

Bó chữ ràng câu chặt khác thường


Ngoài ra, trong trang thơ này, có hai bài cũng bị lỗi KHỔ ĐỘC :

Kêu trời, khẽ bẩm: đâu bằng được
Hỏi đất, nhẹ thưa: chẳng có hay


Chi tiêu tiện tặn lo tan mật
Vay mượn quáng quàng để cưỡi mây
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Shiroi

Nếu Shiroi có lời nào không đúng, cho Shiroi xin lỗi trước, Shiroi gởi bài "dâng trà" luôn.

Bài này Shiroi theo đúng bảng chính luật, không sử dụng nhất tam ngũ bất luận.
Các chú đọc chơi cho vui nhen.


http://i944.photobucket.com/albums/ad285/Y-Nhi/Hoa/081012tra.jpg

Dâng trà

Múc suối đầu nguồn bắc lửa pha (1)
Sen hương dịu ngát ấm men ngà
"Cao trường" đổ bẩn châm bình lại  (2)
"Hạ nhập" lan mùi tỏa sắc ra (2)
Rót nước thơm nồng tình thiếu phụ  (3)
Dâng chung kính cẩn nghĩa thanh trà (4)
Tao nhân đối ẩm gìn dư vị
Khói nhẹ ru hồn vọng gió xa

th - Shiroi
09/09/2009



(1) Vua Tống Huy Tông trong Ðại quan trà luận có phân loại nước rất rõ ràng: "Sơn thuỷ thượng, giang thuỷ trung, tĩnh thuỷ hạ". Tức là nước pha trà ngon nhất là nước đầu nguồn suối, nhì là nước sông và thứ ba là nước giếng khơi.
Tột bực có cụ Nguyễn Tuân với cách hứng nước sương trên lá sen buổi sớm.
(2) Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà.
(3) Từ xưa, các tiền nhân sành sỏi nghệ thuật uống trà, đã từng nói: Trà có nhiều nước. Nước đầu tiên là nước thiếu nữ, thanh khiết, ngọt ngào. Nước thứ hai là nước thiếu phụ, đượm đà nồng nàn, sâu thẳm. Đó mới thực sự là ngon nhất trong một ấm trà. Dư vị trong cổ họng cứ đọng lại... không chịu tan đi.
(4) Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu.
Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Shiroi đã viết:
Dâng trà

Múc suối đầu nguồn bắc lửa pha
Sen hương dịu ngát ấm men ngà
"Cao trường" đổ bẩn châm bình lại  
"Hạ nhập" lan mùi tỏa sắc ra
Rót nước thơm nồng tình thiếu phụ  
Dâng chung kính cẩn nghĩa thanh trà
Tao nhân đối ẩm gìn dư vị
Khói nhẹ ru hồn vọng gió xa
@Shiroi
-------------
Xin lỗi đã sửa vì thấy không phù hợp....
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

CHÍNH KHÍ CA
Nước nhỏ mà ta đánh thắng Tây!
Điện Biên tướng giặc cúi đầu đây
Ba Đình lời ngọc rền trong gió,
Như Nguyệt tiếng xưa vọng thấu mây.
Đất nhuốm máu xương sách sử đó
Trời vương linh khí nước non này.
Ngàn năm oanh liệt nêu gương sáng
Con cháu dựng xây thật vững ngay.
              QT xin mạo muôi vài dòng cùng huynh đài,xin góp ý thẳng thắn để tiến bộ hơn,Kính
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Shiroi

Chằn tinh Shrek đã viết:
Shiroi đã viết:
Dâng trà

Múc suối đầu nguồn bắc lửa pha
Sen hương dịu ngát ấm men ngà
"Cao trường" đổ bẩn châm bình lại  
"Hạ nhập" lan mùi tỏa sắc ra
Rót nước thơm nồng tình thiếu phụ  
Dâng chung kính cẩn nghĩa thanh trà
Tao nhân đối ẩm gìn dư vị
Khói nhẹ ru hồn vọng gió xa
@Shiroi
-------------
Tất cả những ý trên đều đúng...tương đối! Nhưng thật ra, vạn sự chẳng có gì tuyệt đối cả! Thơ bị cho là "khổ độc" thì thường người ta chỉ chú trọng ở năm từ vần. TD: Ra vần: Ôi, thôi, môi, trôi, vôi...chẳng hạn. Ngoài ra, vận dụng 1,3,5 bất luận là chuyện rất bình thường. Ngay các cụ xưa cũng thường dùng mà người ta vẫn đọc và nhớ vanh vách. Thí dụ áng thơ bất hủ: Qua đèo Ngang của nữ sĩ TQ. Ngay câu thứ 2 bà đã vận dụng triệt để. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa....Những từ vừa nêu của bạn chẳng có gì là nghiêm trọng cả...Ngẫm kỹ thì tất cả đều nằm trong luật. Ta tôn trọng luật là quý rồi. Đừng đòi hỏi gì hơn...(Nếu muốn bắt lỗi cho thật chính xác như bạn vừa nêu. Thì nên xem lại cặp đối: Đổ bẩn, lan mùi vì bẩn là một danh động từ còn mùi là một danh tĩnh từ đấy!)
Không cần nói ra, cũng biết chắc rằng không phải bạn không biết điều ấy! Nhưng vì kẹt ở bài thơ đã có từ VỊ ở cuối câu thứ 7 nên bạn không thể nào đem ghép vào chữ đổ vị nên đành phải khiên cưỡng ghép chữ bẩn vào đây! Vì chữ bẩn này mà vô tình đã ...phá nát cái...thanh tao của một bài thơ nói về...TRÀ!
-----------------------------------------------------------------------

CHUA CHÁT ĐẮNG CAY ĐỜI ĐỦ CẢ

Canh chua đủ vị cất công pha
Tuyệt hảo đâu do đựng chén ngà
Phá cách ngồi xơi trên chiếu, trõng
Chơi ngông đứng húp chốc mền, ra
Cay xè nấc cục như chiêu tửu
Đắng nghét hà hơi tựa nhẩm trà
Giọng chõi gần đây. Ồ! tiếng nhạc!
Vạn hoa kiếng đổi. Vẳng lời xa .

hiii, Shiroi đã đoán biết Schrek tự ái rất cao, chỉ nội khái niệm chữ "Thơ Đường", hay "thơ Đường Luật" mà Schrek vẫn "không muốn hiểu", nên Shiroi đã không muốn nói ra khi lần đầu vào đây.

Thí dụ mà Shrek đưa ra cho thấy thật sự Shrek đã không nắm vững được "Lỗi Khổ Độc".
Bởi vì câu thơ của BHTQ hoàn toàn không phạm khổ độc. Bà chỉ sử dụng cách bất luận thôi. Sử dụng "nhất tam ngũ bất luận" không có nghĩa là phạm khổ độc.
Shrek chỉ cần coi kỹ lại các bài thơ. Đâu phải chỗ nào bất luận là Shiroi bảo khổ độc đâu.
Shiroi chưa hề nói "Lỗi khổ độc" là phạm luật. Chỉ phạm vào âm điệu thôi. Lỗi khổ độc là một lỗi nằm trong kỹ thuật làm thơ Đường Luật.

Các bài thơ của BHTQ, không có bài nào phạm vào lỗi này cả.

Còn sử dụng cách "bất luận" là chuyện thường trong khi làm thơ ĐL.
Shiroi không sử dụng "bất luận" trong một số bài thơ mà Shiroi làm, chỉ vì đây là một đòi hỏi của bản thân mình khi cầm bút viết một bài thơ ĐL nào đó với sự tôn trọng người mà Shiroi muốn tặng bài thơ đó thôi.

Còn như Shrek bắt lỗi Shiroi như vậy thì mới đúng là... kỳ lạ đó.
Danh từ là danh từ.

Trong bài thơ của Shiroi, Câu 7 là một câu ý tưởng "tự do", không bị hạn hẹp ở cách nấu trà, nên không vì chữ "dư vị" mà Shiroi xài chữ "BẨN". Ở địa vị này, chữ "BẨN" đúng là một danh từ.
Người pha trà đổ bỏ nước nhất, vì muốn đổ bỏ đi "BẨN", không phải đổ bỏ đi VỊ. Ý nghĩa hoàn toàn khác nhau !


Shiroi ngừng ở đây, không muốn tranh cãi hơn. Shiroi vốn không phải muốn chê bai người khác mà chỉ vì cảm tình với chú Thái Thanh Tâm, nên mới trả lời thôi.
Còn Shrek muốn cùng nhau học hỏi (trong đó đương nhiên có Shiroi), để cùng nhau mỗi ngày một tiến bộ hơn, hay chỉ vì bấy nhiêu đó đã tự mãn thì đó là chuyện của Shrek.

Cám ơn bài thơ hoạ "tá vận" của Shrek.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối